Tiểu luận Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy Tiếng Anh ở THPT: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

I.1 Lý do khách quan 3

I.2 Lý do chủ quan: 4

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4

IV. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

IV.1 Khách thể nghiên cứu 5

IV.2 Đối tượng nghiên cứu 5

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

V.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: 5

V.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THPT 6

I. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 6

I.1 Phương pháp: 6

I.2 Phương pháp dạy học: 6

I.3 Các đặc điểm cơ bản của phương pháp dạy học 7

I.4 Phân loại các phương pháp dạy học 7

I.5 Hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống 9

I.5.1 Nhóm phương pháp dạy học dùng lời 9

I.5.2 Nhóm phương pháp dạy học trực quan 12

I.5.3 Nhóm các phương pháp thực hành 12

I.6 Một số phương pháp dạy học hiện đại 13

I.6.1 Dạy học giải quyết vấn đề: 13

I.6.2 Dạy học theo nhóm nhỏ 13

I.6.3 Dạy học theo dự án 14

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH 15

II.1 Một số phương pháp dạy học tiếng Anh 15

II.1.1 Phương pháp Ngữ pháp – Dịch 15

II.1.2 Phương pháp tự nhiên (hay trực tiếp) 16

II.1.3 Phương pháp Nghe – Nói 19

II.1.4 Phương pháp Giao tiếp 21

III. MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH 24

III.1 Bản chất của việc đổi mới PPDH tiếng Anh: 24

IV. VAI TRÒ MỚI CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG LỚP HỌC NGOẠI NGỮ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH BẬC THPT 27

I. TỔ CHỨC KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 27

II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐƯỢC KHẢO SÁT . 27

II.1 Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của trường được khảo sát 27

III. NGUYÊN NHÂN: 34

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP 35

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 37

I. KẾT LUẬN 37

II. KHUYẾN NGHỊ 39

II.1 Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 39

II.2 Với trường THPT 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 8791 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng sử dụng phương pháp giảng dạy Tiếng Anh ở THPT: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Ưu điểm và nhược điểm Các thành viên cùng có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến. Có thể thay đổi cấu trúc của các nhóm, tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Tạo cơ hội để hội họp các ý kiến và quan điểm khác nhau, giúp quá trình giải quyết vấn đề. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. Một hoặc hai thành viên của nhóm có thể trội hơn thì các thành viên khác có thể bị co lại. PP này tốn nhiều thời gian để có sự tham gia của tất cả thành viên. Không phù hợp với lớp đông sinh viên. Dạy học theo dự án Dạy học theo dự án gọi tắt là dạy hoc dự án (DHDA) được hiểu như một phương pháp dạy học hướng HS đến việc tiếp thu tri thức và kĩ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình huống, được gọi là một dự án (project) mô phỏng môi trường các em đang sống và sinh hoạt. Ưu điểm và nhược điểm HS là người chịu trách nhiệm chính của việc học và tự xây dựng kiến thức của mình Thiết lập mối liên hệ với cuộc sống ở ngoài môi trường lớp học. Hướng đến các vấn đề của thế giới thật. Phát triển kĩ năng sống Tạo điều kiện cho nhiều phong cách học khác nhau được triển khai Nhiệm vụ học đến được với tất cả HS Công nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình học tập Tuy nhiên, dạy học theo dự án cần có các điều kiện như phương tiện và điều kiện dạy và học, tốn thời gian và đôi khi việc giải quyết dự án không gắn với nội dung môn học trong chương trình dạy. Tóm lại: Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là vạn năng vì vậy trong quá trình dạy học, người giáo viên phải vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp dạy học tiếng Anh Một số phương pháp dạy học tiếng Anh Phương pháp Ngữ pháp – Dịch Phương pháp Ngữ pháp – Dịch (Grammar – Translation Method) hay còn gọi là phương pháp Truyền thống được áp dụng mạnh mẽ ở Việt Nam vào những năm 1970 cho đến tận những năm 1990. Về bản chất, theo PP này, chương trình tập trung chủ yếu vào phát triển kĩ năng đọc hiểu, học thuộc lòng từ vựng, dịch văn bản, viết luận (composition) và phân tích ngôn ngữ (học để nắm chắc quy tắc ngôn ngữ). Quy trình thực hiện: Các bài khóa (texts) được biên soạn và chia ra thành từng đoạn ngắn. Việc giảng giải quy tắc ngôn ngữ là cơ bản. HS được học về ngữ pháp rất kĩ trên cơ sở các hiện tượng ngữ pháp cơ bản được rút ra từ các bài khóa. Để kiểm tra sự thông hiểu về nội dung bài khóa (nội dung văn hóa, đất nước học nói chung) và các quy tắc ngôn ngữ, HS bắt buộc phải dịch các bài khóa sang tiếng mẹ đẻ. HS không được phép mắc lỗi ngôn ngữ, nếu có phải sửa ngay. Ưu điểm: HS được rèn luyện rất kĩ về ngữ pháp và tiếp thu lượng từ vựng khá lớn. HS nắm được tương đối nhiều các cấu trúc câu cơ bản, thuộc lòng các đoạn văn hay hoặc bài khóa mẫu. HS có thể đọc hiểu nhanh các văn bản. Hạn chế: Không giúp HS “giao tiếp” được. Hoạt động chủ yếu trong lớp là người thầy- thầy giảng giải, nói nhiều; HS thụ động ngồi nghe và ghi chép, không có ý kiến phản hồi hoặc không tham gia giao tiếp (nói) với thầy và bạn bè. Hoạt động dạy học chỉ diễn ra một chiều - HS hoàn toàn bị động, không có cơ hội thực hành giao tiếp trong lớp; khả năng sáng tạo và đặc biệt kĩ năng nói của HS bị hạn chế. Một số lưu ý: Ở chừng mực nào đó, GV vẫn có thể áp dụng Phương pháp Truyền thống, ví dụ: khi muốn kiểm tra sự hiểu chính xác về một văn bản (đoạn văn, câu thơtrong bài đọc hiểu) hoặc một cấu trúc câu phức tạp khác với cấu trúc câu trong tiếng Việt, GV có thể yêu cầu HS dịch sang tiếng Việt. Việc kiểm tra sự thông hiểu qua hoạt động dịch không nên tiến hành thường xuyên vì sẽ tạo thói quen cho HS phải tư duy qua tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) trước khi phát ngôn. Như vậy sẽ cản trở sự lưu loát (fluency) của HS trong giao tiếp. Việc đánh giá kết quả học tập của HS thông qua các hoạt động trả lời các câu hỏi về nội dung các bài khóa; dịch các bài khóa, các đoạn văn trích (dịch sang tiếng Việt, và dịch ngược sang tiếng Anh); thực hành các bài tập ngôn ngữ máy móc (thường là luyện tập các mẫu câu). GV giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học, có nhiệm vụ chuẩn bị bài khóa, câu hỏi và các bài tập ngữ pháp, giảng giải qui tắc ngôn ngữ. HS được yêu cầu tập đọc bài khóa, học thuộc lòng từ vựng, các đoạn văn mẫu và giải thích một cách tường minh hiện tượng ngữ pháp. Phương pháp tự nhiên (hay trực tiếp) Vào cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển tới trình độ cao, chủ nghĩa đế quốc đã lan tràn khắp thế giới do đó nhu cầu giao lưu mọi mặt giữa các nước, khu vực ngày càng tăng và càng thâm nhập vào nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là trong giới kinh doanh thương mại. Tình hình đó đòi hỏi ngày càng nhiều người nhanh chóng nắm được những ngoại ngữ thông dụng nhất để làm phương tiện phục vụ đời sống hàng ngày, chứ không chỉ dừng lại những giáo lí, những thông tin sách vở như trong nhiều thế kỉ trước. Phương pháp dạy-học ngoại ngữ cổ truyền của phương Đông và phương Tây đều không thỏa mãn được những đòi hỏi bức thiết của thời kì mới. Qua thực tiễn giao tiếp hàng ngày giữa những cư dân nhiều dân tộc trong các cộng đồng xã hội ở chính quốc, cũng như các nước phụ thuộc, người ta nhận thấy việc học tập tiếng nước ngoài (trước hết là tiếng Anh và tiếng Pháp) qua con đường tiếp xúc tự nhiên, trực tiếp có hiệu quả thiết thực hơn trước. Từ đó các nhà giáo dục ngoại ngữ đề xuất một phương pháp dạy-học mới đó là Phương pháp Tự Nhiên hay Trực Tiếp. Về bản chất: mô phỏng con đường hình thành ngôn ngữ ở trẻ con, kể cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng nước ngoài. Mục đích của phương pháp này đối lập lại các phương pháp truyền thống, lấy tiếng nói sinh động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày làm đối tượng chiếm lĩnh chủ yếu (nên người ta thường gọi là học sinh ngữ) chứ không phải các văn bản viết như trước nữa. Để đảm bảo thực hiện triệt để mục đích, yêu cầu nêu trên, người ta đề ra một số luận điểm có tính nguyên tắc như: Bắt chước trực tiếp tiếng nói tự nhiên của người nước ngoài. Loại trừ tiếng mẹ đề ra khỏi quá trình dạy học, tuyệt đối cấm phiên dịch trong giờ học. Tạo tình huống học tập bằng các đồ dùng và thao tác trực quan để giải thích ý nghĩa của từ ngữ và nội dung câu nối. Tăng cường luyện tập thực hành (bắt chước máy móc), tránh giải thích lí thuyết ngôn ngữ dài dòng. Quy trình thực hiện: Liên tưởng ngữ nghĩa tiếng Anh một cách trực tiếp thông qua vật minh họa, hình ảnh, hoặc sự diễn đạt bằng điệu bộ. HS được nói nhiều bằng tiếng Anh.Ngữ pháp được giảng dạy theo phương pháp qui nạp. Sử dụng từ vựng trong những câu chưa hoàn chỉnh. Ngôn ngữ là “nói”, không phải “viết”. Vì vậy, HS học tiếng Anh thông dụng hằng ngày. Từ vựng được nhấn mạnh nhiều hơn ngữ pháp. Kỹ năng cơ bản là kỹ năng nói. Kỹ năng đọc và viết dựa trên kỹ năng nói, phát âm được chú trọng ngay từ ban đầu. HS tự sửa lỗi của mình bất kì khi nào có thể. Ưu điểm: Phù hợp để áp dụng trong các trường tư thục có khả năng tài chính để mời các giáo viên người bản xứ. Cung cấp những phương thức học tiếng Anh hứng thú thông qua các hoạt động. Phương pháp này có hiệu quả trong sự phát triển tốt kĩ năng nghe và nói đối với những người mới học, đặc biệt là HS tiểu học vì trẻ em có khả năng bắt chước tốt. Hạn chế: Yêu cầu chi phí cao để trả cho lớp học với số lượng HS nhỏ, quan tâm được từng cá nhân HS và nghiên cứu chuyên sâu, không phù hợp với các trường công có số lượng HS lớn trong một lớp học, ngân quỹ hạn chế và sự đào tạo giáo viên. Phụ thuộc nhiều vào giáo viên. GV phải thành thạo tiếng Anh vào khéo léo sử dụng tiếng Anh để diễn giải ý nghĩa mà không sử dụng tiếng Việt. Luyện tập thực hành mang tính máy móc không có tính hệ thống. HS không đủ tài năng không thể tạo được sự liên tưởng trực tiếp giữa các tình huống và cụm từ nước ngoài. Phương pháp này thực sự đã làm đổi mới cách dạy, học ngoại ngữ và mang lại hiệu quả cụ thể, thiết thực so với phương pháp ngữ pháp - phiên dịch và từ ngữ - phiên dịch, do đó nó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi tại nhiều nước ở châu âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Tuy nhiên dần dần phương pháp trực tiếp cũng bộc lộ những nhược điểm rất lớn cả trên cơ sở lí thuyết (ngôn ngữ học, tâm lí học, xã hội học), lẫn kết quả thực tiễn, mà về sau các nhà giáo học pháp một mặt vẫn thừa kế những điểm mạnh, mặt khác từng bước khắc phụ những điểm yếu cơ bản để đưa ngoại ngữ vào giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ có chất lượng cao hơn. Từ đó xuất hiện những trường phái giáo học pháp ngoại ngữ tự nhiên (trực tiếp) như phương pháp nghe - nói, phương pháp nghe - nhìn v.v... Phương pháp Nghe – Nói Về bản chất: Phương pháp Nghe - Nói (Audiolingual Method or Audio-Oral Method) nhấn mạnh vào việc dạy kĩ năng nói và kĩ năng nghe trước kĩ năng đọc và kĩ năng viết. Như vậy, khác với phương pháp Ngữ pháp – Dịch, phương pháp này đáp ứng đúng mục tiêu cần đạt của người học là hình thành và phát triển cả bốn kĩ năng, nhưng ưu tiên phát triển nói, nghe trước đọc và viết.Việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được thực hiện xen lồng trong quá trình dạy học. Phương pháp Nghe-Nói ngăn cấm việc dùng tiếng mẹ đẻ trong lớp; khuyến khích tối đa dùng tiếng Anh trong quá trình dạy học. Quy trình thực hiện: Luôn luôn nhấn mạnh phát triển hai kĩ năng nói và nghe là chủ yếu.Việc dạy học thông qua thực hành cấu trúc câu (structures) và qua các bài tập ứng dụng, người học tự phát hiện và tìm hiểu những điểm giống nhau (so với tiếng mẹ đẻ) về cấu trúc câu, cách phát ngôn và đưa ra các qui tắc ngôn ngữ. Yêu cầu người học bắt trước mẫu do người dạy cung cấp, ví dụ: các bài/mẩu đối thoại mẫu (dialogues) có chứa cấu trúc câu hoặc hiện tượng ngôn ngữ cần truyền đạt. HS luyện tập mẫu đó thực chất là hình thành một thói quen ngôn ngữ theo các hình thức như: hỏi và trả lời về bài đối thoại mẫu, thực hành thêm một số bài tập cấu trúc (thay thế, bổ sung, chuyển đổi). Phương pháp này đòi hỏi GV chú ý sửa lỗi cho HS (lỗi phát âm, lỗi cấu trúc). Các bài đối thoại mẫu cần phải chuẩn mực, các bài nghe cần được luyện tập kết hợp với thực hành nói. Sau khi đã lĩnh hội tài liệu bằng khẩu ngữ, HS tiếp tục luyện tập để hình thành và phát triển kĩ năng đọc và kĩ năng viết. Ưu điểm: Phương pháp này có hiệu quả đối với những người mới học, đặc biệt là HS tiểu học hoặc HS ở đầu cấp THCS. HS cảm thấy phấn khởi và tự tin khi được nghe và tập bắt chước theo giáo viên, ví dụ: HS làm theo lệnh của GV hoặc hát các bài hát tiếng Anh đơn giản. Hạn chế: Đối với HS có trình độ cao việc học theo phương pháp này sẽ nhàm chán nếu không có sự điều chỉnh phương thức dạy học cần thiết. HS áp dụng những gì đã được lĩnh hội trong lớp học vào thực tiễn giao tiếp ngôn ngữ là khó. Các em không thể vận dụng các hình thức ngôn ngữ (các mẫu lời nói) được luyện tập trên lớp một cách tự nhiên vì tuy HS có khả năng nghe hiểu, nhớ và bắt chước (nói theo) ngay tại chỗ trong lớp học, song các em cũng rất chóng quên và cảm thấy bị “tắc” khi gặp tình huống tương tự trong giao tiếp thực; tức là không diễn đạt được những gì định nói mặc dù sau một thời gian dài học tập. Tuy nhiên, HS có thể nghe và nói thuần thục nếu các em được rèn luyện trong môi trường ngoại ngữ (language environment) mà điều kiện này bị hạn chế ở các trường học THPT. Một số lưu ý: Lớp học không nên quá đông (không quá 35 HS/lớp). Giờ học nên được tiến hành ở các phòng học tiếng có thiết bị nghe chuẩn; hoặc GV cần chuẩn bị băng cát-sét/ đĩa CD ghi âm các bài đối thoại mẫu có chất lượng cao để đảm bảo cho HS có thể nghe hiểu và thực hành nói đạt hiệu quả. Đối với HS tiểu học hoặc HS đầu cấp THCS, GV nên chuẩn bị nhiều tranh ảnh để tạo tình huống giao tiếp; chú ý tổ chức các hoạt động ngôn ngữ khác nhau như: trò chơi, câu đố để gây không khí thoải mái trong học tập cho các em. Phương pháp Giao tiếp Phương pháp Giao tiếp (Communicative Approach) hay còn gọi là Đường hướng Giao tiếp được xem như phương pháp dạy học ngoại ngữ phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Hầu hết các giáo trình, SGK phổ thông tiếng Anh ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam đều được biên soạn dựa theo quan điểm giáo học pháp của Phương pháp Giao tiếp. Phương pháp này do các nhà ngôn ngữ ứng dụng người Anh phát triển hoàn toàn khác biệt với phương pháp dựa trên nền tảng ngữ pháp của Phương pháp Truyền thống. Về bản chất: Phương pháp Giao tiếp nhấn mạnh vào mục tiêu của việc học ngôn ngữ - đó là năng lực giao tiếp (communicative competence). Người ta coi năng lực ngôn ngữ là khả năng bẩm sinh của mọi con người bình thường. Để giao tiếp được, phương pháp này đòi hỏi phải tính đến phương diện xã hội, văn hóa của ngôn ngữ, các điều kiện xã hội của quá trình sản sinh ngôn ngữ, và tính đến ngôn ngữ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, phương pháp Giao tiếp còn chú ý tới phương diện nghĩa của ngôn ngữ, hay nói một cách khác cần lưu ý tới ý định giao tiếp (intention of communication). Khái niệm này về sau các nhà ngôn ngữ gọi là chức năng ngôn ngữ (language function). Như vậy, theo Phương pháp Giao tiếp ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư duy mà còn là phương tiện giao tiếp. Mục đích cuối cùng của người học ngoại ngữ không chỉ tiếp thu và nắm chắc kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cần phải đạt được năng lực (khả năng) giao tiếp; tức là phát triển được tất cả 4 kĩ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) và sử dụng được ngôn ngữ để giao tiếp. Quy trình thực hiện: Xuất phát từ bản chất của Phương pháp Giao tiếp, tài liệu giảng dạy theo đường hướng này cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu giúp người học có thể thực hiện được các chức năng ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như xin phép, đề nghị, yêu cầu ai đó làm việc gì; mô tả sự vật; bày tỏ sự quan tâm, thích thú hoặc không thích v.v. Để giao tiếp hiệu quả, người học cần phải sử dụng các hình thức ngôn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp (situations), trong đó yêu cầu người tham gia giao tiếp phải thể hiện được ý định giao tiếp (intention) thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau (tasks). Tiến trình giảng dạy diễn ra theo 5 bước: Giới thiệu ngữ liệu (presentation). Thực hành bài tập (Exercises). Hoạt động giao tiếp (Communicative activities). Đánh giá (Evaluation). Ưu điểm: Phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ: đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ nhằm rèn luyện kĩ năng giao tiếp hoàn chỉnh. Đặc biệt Phương pháp Giao tiếp coi hình thành và phát triển bốn kĩ năng giao tiếp như nghe, nói, đọc và viết là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học. Các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp là phương tiện, điều kiện hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp.Vì vậy, phương pháp Giao tiếp thực sự giúp cho HS có khả năng sử dụng được tiếng Anh để giao tiếp. Hạn chế: Phương pháp Giao tiếp nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển 4 kĩ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết trong quá trình dạy học, trong đó kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) không được quan tâm một cách thích đáng. Kết quả là một số HS cảm thấy khó có thể “giao tiếp” vì HS làm sao có thể nghe, nói, đọc, viết được một khi các em không nắm chắc hệ thống qui tắc ngôn ngữ. Mặt khác, theo quan điểm của phương pháp này, quan hệ giữa ý định giao tiếp (bao gồm các hành động lời nói hay là các chức năng ngôn ngữ học được) và hiện thực là quá phức tạp, không rõ ràng. Nói một cách khác, người ta khó có thể lựa chọn các phát ngôn theo chức năng phù hợp với nhu cầu giao tiếp thực tế đa dạng và rất phức tạp. Một số lưu ý: GV giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện. HS đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học; tức là phải phát huy cao độ tính tích cực của các em trong luyện tập thực hành.Ở trường THCS (lớp 8 và 9), HS cần tập trung rèn luyện sâu từng kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Muốn thực hiện được, cá nhân HS phải tích cực và tự giác tham gia thực hành, không sợ mắc lỗi, và cần lưu ý rằng độ lưu loát ngôn ngữ (fluency) trong giai đoạn này là rất quan trọng. Điều kiện tối thiểu để HS thực hành kĩ năng ngôn ngữ là mỗi lớp học không quá đông (khoảng 35 HS/lớp); có đầy đủ thiết bị nghe nhìn như máy cát-sét, băng/đĩa CD, tranh tình huống. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập nên nhấn mạnh vào 4 kĩ năng, và một phần nhỏ kiến thức ngôn ngữ. Kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ luôn luôn được ưu tiên trong bất kì hình thức nào. Khi vận dụng Phương pháp Giao tiếp, GV cần lưu ý: Giảm thiểu tối đa thời gian nói trên lớp của GV, tăng thời gian sử dụng ngôn ngữ cho HS. Dạy học theo phương pháp gợi mở: GV chỉ gợi mở và dẫn dắt để HS tự tìm ra lời giải đáp hoặc con đường đi của mình. Động viên tất cả kiến thức sẵn có về văn hoá, xã hội cũng như ngôn ngữ của HS trong luyện tập ngôn ngữ. Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của HS. Chấp nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp HS học tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè. Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập (product) mà còn chú trọng đến cả quá trình (process) luyện tập và phương pháp học tập của HS. Phương pháp Giao tiếp đòi hỏi người học phải sử dụng các hình thức ngôn ngữ thích hợp với tình huống giao tiếp (situations), trong đó yêu cầu người tham gia giao tiếp phải thể hiện được ý định giao tiếp (intention) thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau (tasks). Điều quan trọng là HS được luyện tập và có thể vận dụng vào các tình huống giao tiếp tương tự. MỘT SỐ Ý TƯỞNG VỀ ĐỔI MỚI PPDH Bản chất của việc đổi mới PPDH tiếng Anh: Hiện nay các nứơc phát triển như Canada, Anh, Mỹ, Úc đã và đang áp dụng phương pháp thực hành giao tiếp (CLT : communivative Language Teaching), lấy người học làm trung tâm (Learner - centered learning) là phương pháp chủ đạo để giảng dạy Tiếng Anh cho người nước ngoài. Với tình hình thực trạng về PPDH tiếng Anh, nghiên cứu để tìm ra phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiệu quả là tất yếu, vì vậy việc luôn luôn nâng cao trình độ chuyên môn và đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm cần thiết và thường xuyên. Có nhiều cách hiểu khác nhau về PPDH, trong mỗi cách hiểu nhấn mạnh một vài khía cạnh nào đó, phản ánh sự phát triển nhận thức về bản chất của PPDH ở một thời kỳ xác định. Trong bối cảnh hiện nay, toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới PPDH theo hướng "Phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh". Bất kể trường nào cũng có thể học cách đổi mới PPDH nếu hiểu rõ về bản chất của quá trình đổi mới PPDH tiếng Anh sau đây: Đổi mới PPDH tiếng Anh nhằm thực hiện yêu cầu của mục tiêu chương trình. Đổi mới PPDH tiếng Anh: tăng sự hoạt động chủ động, tích cực của học sinh. Đổi mới PPDH tiếng Anh không nhất thiết phải có phương tiện dạy học hiện đại. Đổi mới PPDH tiếng Anh: đa dạng về phương pháp song không phải là thay cái cũ bằng cái mới. Đổi mới PPDH tiếng Anh phải được tổ chức chặt chẽ tuy nhiên không cầu toàn Muốn đổi mới PPGD giáo viên dạy ngoại ngữ cần nắm vững định nghĩa : học ngoại ngữ là gì. “Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng, trong đó kiến thức thì phải học, kỹ năng thì phải rèn.” Vậy nhiệm vụ của giáo viên ngoại ngữ không chỉ biết cách truyền đạt kiến thức cho người học mà còn phải biết cách rèn các kỹ năng ( nghe , nói, đọc, viết ) cho người học. VAI TRÒ MỚI CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TRONG LỚP HỌC NGOẠI NGỮ THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP Để đáp ứng mục đích học ngoại ngữ ngày nay của người học: học ngoại ngữ là để giao tiếp, người giáo viên cần phải chấp nhận một vai trò mới : là người tạo điều kiện thuận lợi (facilitator) cho quá trình học của người học.Theo Harmer (2004), vai trò này thể hiện ở ba vai trò: là người nhắc (promoter), là nguồn tham khảo (resource) và là người bảo học (tutor). Trong bài viết này, tác giả muốn nhấn mạnh đến vai trò làm facilitator của giáo viên ở trong lớp học ngoại ngữ; giáo viên thực hiện vai trò đó như thế nào ở ba giai đoạn dạy kỹ năng thực hành tiếng: nghe-nói-đọc- viết. Khác với quan điểm dạy truyền thống là áp đặt cho học sinh , học sinh phải học theo những mẫu câu mà giáo viên cho là cần thiết và học bắt chước là cách học được cho là an toàn nhất, quan điểm dạy giao tiếp với vai trò mới- “facilitator” của người giáo viên cho phép người học được sáng tạo, tự do bày tỏ ý của mình bằng thứ tiếng mà họ đang học. Những gì học trò nói ra được viết ra được là thật, là mang một nội dung thông báo nhất định. Nói tóm lại, chỉ có thực hiện thật tốt vai trò là người tạo điều kiện thuận lợi (facilitator), giáo viên mới thực sự giúp học sinh phát huy được khả năng sẵn có hoặc đã có rồi thì phát triển tốt hơn nữa trong quá trình học của các em sao cho các em có thể đạt được mục đích cuối cùng của mình là giao tiếp thành công bằng thứ tiếng mình đã và đang học. Đổi mới PPDH là cuộc cách mạng mới trong giảng dạy tiếng Anh, khái niệm về PPDH theo phương pháp giao tiếp thực hành, lấy người học làm trung tâm chưa được sử dụng phổ biến ở nuớc ta. Bài tiểu luận này đã giới thiệu sơ lược về khái niệm của PPDH dạy học mới và nêu ra một số đặc điểm về vai trò người giáo viên trong triển khai sự đổi mới PPDH nói chung và PPDH tiếng Anh nói riêng. Những vấn đề trình bày nêu trên, một mặt làm cơ sở lý luận cho phần tiếp theo trong tiểu luận, mặt khác sẽ giúp ích giáo viên trường THPT thêm kiến thức khi triển khai “sự thay đổi” phục vụ việc thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT trong giai đoạn hiện nay. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH BẬC THPT Tổ chức khảo sát việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông Sau khi trình bày sơ lược về khái niệm tổng quát về phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tiếng Anh và đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh và vai trò mới của giáo viên; tiểu luận xin trình bày việc tổ chức khảo sát việc sử dụng các PPDH tiếng Anh: Thực hiện điều tra, khảo sát tại: trường THPT Thống Nhất A tại khu phố 4 – Thị trấn Trảng Bom – Huyện Trảng Bom - Tỉnh Đồng Nai. Số phiếu khảo sát học sinh, phát ra: 120 phiếu; thu về: 112 phiếu Phiếu khảo sát được phát ra và thu về ngày 18/05/2009 trong giờ ra chơi tại trường THPT Thống Nhất A gồm lớp 10ª10, 11ª2, 12ª2, 12ª7 và 12ª8. Ngoài phiếu hỏi, người khảo sát đã trực tiếp tiến hành phỏng vấn thầy Trần Xuân Tiếu là Hiệu phó đồng thời là giáo viên tiếng Anh, cô Đỗ Thị Hồng Nhung và cô Hồ Thị Thu Trang là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Thống Nhất A. Thực trạng việc sử dụng phương pháp dạy học tiếng Anh ở các trường Trung học phổ thông được khảo sát Đội ngũ giáo viên tiếng Anh của trường được khảo sát Về trình độ đào tạo: theo kết quả phỏng vấn trực tiếp thầy hiệu phó Trần Xuân tiếu đồng thời là giáo viên bộ môn Anh văn của trường thì 100% giáo viên tiếng Anh của trường ở trình độ cử nhân. So với mặt bằng của cả nước thì tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ được đào tạo của giáo viên tiếng Anh ở trường này cao hơn tỷ lệ chung. Về trình độ đào tạo của giáo viên ngoại ngữ trong cả nước như sau: 75,4% giáo viên ngoại ngữ của trường trung học cơ sở có bằng tốt nghiệp cao đẳng ngoại ngữ trở lên và 97,3% giáo viên ngoại ngữ của trường THPT có bằng tốt nghiệp đại học. Về độ tuổi: theo kết quả thống kê của thầy Trần Xuân Tiếu trường không có giáo viên có độ tuổi dưới 30, tỉ lệ giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 40 là 50%, từ 40 đến 50 là 40% và 10% trên 50 tuổi. Về thâm niên giảng dạy: cũng theo kết quả thống kê của thầy Trần Xuân Tiếu thì tổ Anh văn của trường có 10% giáo viên có thâm niên dưới 10 năm, tỷ lệ giáo viên có thâm niên từ 10 – 20 năm là 50%, trên 20 năm là 40%. Về phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của giáo viên giảng dạy tiếng Anh TT Nội dung Hoàn toàn đồng ý (%) Đồng ý (%) Lưỡng lự (%) Không đồng ý (%) Hoàn toàn không đồng ý (%) 1 Giáo viên ra - vào tiết học đúng giờ 41 47 6 4 2 2 Nội dung bài giảng đảm bảo so với cấu trúc sách giáo khoa 18 60 13 4 5 3 Giáo viên sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong quá trình giảng dạy học phần (như thuyết trình; đàm thoại, gợi mở, tranh luận; đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; ...) 36 35 18 8 3 4 Giáo viên áp dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau (như lên lớp lý thuyết; làm bài tập, thực hành; tổ chức học tập theo nhóm; ...) 29 50 8 8 5 5 Việc giải đáp những thắc mắc của sinh viên trong giờ học thỏa đáng 33 40 18 9 0 6 Giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hỗ trợ giảng dạy 13 20 30 21 16 7 Phong thái diễn giảng của giáo viên lôi cuốn HS 34 32 19 8 7 8 Kiến thức cơ bản của bài học được giáo viên trình bày chính xác 39 40 9 3 9 9 Giáo viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 20 48 21 8 3 10 Giáo viên sử dụng nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 16 49 26 6 3 11 Việc đánh giá kết quả học tập của HS của giáo viên là khách quan, khoa học 30 40 22 5 3 12 Giáo viên cập nhật và mở rộng kiến thức liên quan đến bài học 34 42 16 8 0 13 Giáo viên trình bày bài giảng dễ theo dõi, dễ hiểu 30 43 16 8 3 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7996.doc
Tài liệu liên quan