Tiểu luận Thực trạng và giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Lời nói Đầu 1

Phần 1 3

I. Sự cần thiết khách quan hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam: 3

1. Kinh tế thị trường – quá trình hình thành và phát triển: 3

2.Sự cần thiết khách quan hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. 4

3. Tác dụng to lớn của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. 6

II. Các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường: 7

1. Thị trường hàng hóa – sức lao động ( thị trường lao động ). 7

2. Thị trường hàng hóa – dịch vụ: 10

3. Thị trường vốn: 12

4. Thị trường khoa học – công nghệ (KH – CN): 13

Phần 2 16

I. Thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường: 16

1. Lý luận chung về phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam 16

2. Các giai đoạn của quá trình phát triển đồng bộ các loại thị trường ởViệt Nam: 17

II. Những biện pháp nhằm phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam: 19

1. Các Biện pháp: 19

2. Vai trò của sinh viên trường đại học kinh tế quốc dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam: 22

Kết luận chung. 23

Tài liệu tham khảo: 24

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưng bởi cơ chế giá cả do các quy luật kinh tế quyết định. Chính điều này tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế. Do vậy để tồn tại được trong nền kinh tế thị trường buộc họ phải đổi mới kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào sản xuất để giảm chi phí đầu vào tăng chất lượng hàng hóa, cũng theo đó mà lực lượng sản xuất phát triển. Để thúc đẩy quá trình sản xuất của tổ chức doanh nghiệp mình buộc các chủ thể phải nắm bắt được thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó biết mình cần sản xuất cái gì? Khối lượn là bao nhiêu và chất lượng là ra sao? Vì thế nền kinh tế thị trường kích thích tính năng động sáng tạo của các chủ thể kinh tế, kích thích việc nâng cao chất lượng cải tiến mẫu mã cũng như phát triển khối lượng hàng hóa và dịch vụ cung cấp trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội đồng thời phát huy được tiềm năng lợi thế của từng vùng, của đất nước và mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Sự ra đời và phát triển kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất tạo điều kiện ra đời sản xuất lớn có tính xã hội hóa cao đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi hình thành đội ngũ cán bộ có trình độ, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Nếu như trước năm 1986 cơ chế quan liêu bao cấp đã khiến cho nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn còn khó khăn hơn. Thì sau năm 1986 việc chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã giúp nước ta bước đầu khai thác được tiềm năng trong nước, thu hút vốn đầu tư và khoa học, trang thiết bị từ nước ngoài tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thực tiễn đã chứng minh cho ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta ngày một tăng và ổn định ( gần 7% ). Về cơ bản nền kinh tế hàng hóa nước ta phát triển qua 3 giai đoạn tương ứng với 3 giai đoạn phát triển cuả lực lượng sản xuất là sản xuất hàng hóa giản đơn, kinh tế thị trường tự do và kinh tế thị trường hiện đại. Không thể không chấp nhận một thực tế rằng nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển bởi lẽ cơ sở vật chất còn lạc hậu, nền kinh tế ít nhiều vẫn còn tàn dư của cơ chế tự cấp tự túc. Tuy nhiên Đảng và nhà nước ta đã biết rút ra những kinh nghiệm quý báu từ những thất bại của các nước đi trước mà điển hình là Liên xô trước đây để xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng XHCN theo kiểu rút ngắn. Con đương này đã sớm bộc lộ những ưu điểm to lớn đối với sự phát triển kinh tế nói riênng và xã hội nói chung. II. Các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường: Thị trường được hiểu là lĩnh vực trao đổi, lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Nó là một yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội, nối sản xuất với tiêu dùng. Là nơi giao tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. ở Việt Nam trong thời kì quá độ hiện nay tồn tại bốn loại thị trường chính: Thị trưòng hàng hóa – sức lao động; thị truờng hàng hóa dịch vụ; thị trường vốn và thị trường khoa học công nghệ. 1. Thị trường hàng hóa – sức lao động ( thị trường lao động ). a.Khái niệm. Thị trường hàng hóa – sức lao động ( TTLĐ) Là một cơ chế họat động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau. Hay nói một cách chi tiết hơn TTLĐ là những quan hệ pháp lý giữa người lao động và người thuê lao động. b. Thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay – đặc điểm và xu hướng. Quá trình hình thành thị trường lao động ở Việt Nam là một quá trình lâu dài, từng bước chuyển đổi từ hệ thống lao động tập trung sang thị trường. Hiện nay thị trường lao động Việt Nam mới chỉ đạt được bước đi ban đầu trên con đường giải phóng khỏi những tồn đọng từ hệ thống kinh tế mệnh lệnh hành chính trước đây. Nó mang một số đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất: Hiện nay ở nước ta cung về sức lao động đang vượt quá cầu và còn tiếp tục vượt trong tương lai, điều này đã gây ra một áp lực rất lớn về việc làm trong dân cư. Hàng năm cung sức lao động tăng từ 3,2 % đến 3.5%. Thế nhưng lực lượng lao động lại có trình độ chuyên môn không đầy đủ vì vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đã trở thành vấn đề cấp bách, then chốt để tăng chất lượng và khả năng cạnh tranh của sức lao động trên thị trường lao động. Đó là một bất cập lớn giữa quy mô và cấu trúc: “cung – cầu” sức lao động trên thị trường lao động. Thứ hai: Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt khi đất nước ta tiến hành cải cách triệt để. Vì cùng với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế chúng ta phải tổ chức lại lao động cho phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế mới, điều này tất yếu dẫn đến hiện tượng và xu thế đẩy lao động tách khỏi việc làm và làm cho bộ phận lớn lao động trở nên dư thừa, trước hết là trong khu vực quốc doanh. Trong quá trình chuyển dịch này chúng tavừa thiếu đội ngũ lao động có trình độ và công nhân lành nghề, lại vừa thừa đội ngũ lao động phổ thông, không có chuyên môn. Mặc dù ở Việt Nam ta cải cách nền kinh tế đã diễn ra gần 20 năm và đã có những chuyển biến rất tích cực về cơ cấu kinh tế ( tính theo GDP), thế nhưng cơ cấu lao đông trong các ngành lại gần như không có sự thay đổi hoặc diễn ra vô cùng chậm chạp bởi một số nguyên nhân như: nhà nước chưa có một chiến lược và cơ cấu đầu tư có hiệu quả. Chưa có định hướng phát triển công nghiệp một cách hợp lí (đầu tư về sử dụng vốn hơn là sử dụng lao động…). Thêm vào đó là sự mất cân đối giưa các nguồn lực, khan hiếm về vốn, sử dụng và quản lí đất đai kém hiệu quả, trình độ thấp kém của nguồn nhân lực. Thứ ba: hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm như các công ty nghiên cứu tâm lí, trung tâm tư vấn, giới thiệu thông tin… chỉ mới được hình thành và phân bố chưa rõ ràng, chưa được đảm bảo trang bị vật chất cần thiết và tổ chức quản lí chưa có tính hệ thống. Điều đó không đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sức lao động và chỗ làm. Đối với Việt Nam, tính cơ động của sức lao động theo nghề nghiệp và lãnh thổ còn rất hạn chế, phần lớn dân cư chưa sẵn sàng cho cuộc sống và lao động trong điều kiện thị trường. Nước ta xuất phát từ một nền nông nhiệp lạc hậu, tác phong của người dân còn mang nặng tính nông nghiệp. Những điều này làm lao động Việt Nam chưa thực sự thích nghi với cuộc sống hiện đại. Thứ tư: Nguồn lao động Việt Nam phân bổ rất bất hợp lí, có tới gần 80% lao động ở nông thôn trong khi việc làm ở đây còn ít do vậy tỉ lệ người thất nghiệp có thể lên tới 30%. Điều này tất yếu dẫn đến sự di dân từ nông thôn ra thành phố kiếm việc, làm tăng lượng cung về sức lao động hơn nữa lượng lao động này không có trình độ chuyên môn nên họ luôn sẵn sàng làm việc với giá nhân công rẻ mạt. Chính điều đó càng làm tăng thêm sự tiêu cực trong cạnh tranh trên thị trường lao động. Thứ năm:Mâu thuẫn giữa nhu cầu việc làm rất lớn với trình độ tổ chức quản lí nhà nước trong lĩnh vực việc làm còn nhỏ hẹp, hạn chế, chưa phù hợp với cơ chế mới . Thêm vào đó là những bất cập trong chính sách và cấu trúc đầu tư, cùng với việc sọan thảo chiến lược đổi mới công nghệ không đầy đủ và sự chậm chạp trong dịch chuyển kinh tế đang chuyển đổi kéo theo sự mất cân đối nghiêm trọng trong cấu trúc việc làm ở Việt Nam. Trong khi ngành công nghiệp rừng, khai thác hải sản, du lịch và dịch vụ có khả năng phát triển rất lớn thì chúng ta lại không thể biến khả năng đó thành hiện thực vì thiếu vốn, cơ sở hạ tầng yếu kém. Ngược lại ở khu vực miền núi và đồng bằng sông Cửu Long đang thiếu hụt nhân lực thì việc di dân đến đó lại còn hạn chế. Cho dến nay nhà nước vẫn chưa có một chính sách khuyến khích thật sự hợp lí cho kinh tế gia đình, lĩnh vực sản xuất phi vật chất…hoặc hầu như những chính sách hỗ trợ việc làm không đến được với các doanh nghiệp tư nhân. Thứ sáu: Nhìn chung hiện nay mức tiền công lao động ở Việt Nam còn rất thấp. Trong khi mức lương trung bình của người lao động Inđônêxia vào khoảng 60 USD/tháng, ở Thái Lan là 180 USD/ tháng thì ở Việt Nam con số này mới dừng lại ở 25-35 USD/ tháng. Thêm vào đó lại là sự phân hóa ngày càng tăng giữa các vùng lãnh thổ trên cả nướctheo các chỉ số phát triển kinh tế. Điều này đã gây ra những bất ổn định trong chính trị. Như vậy thị trường lao động ở Việt Nam đang hình thành và phát triển trên nền tảng thị trường lao động thế giới. Tuy còn nhiều bất cập nhưng chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường chúng ta có thể xây dựng được một thị trường lao động Việt Nam ổn định và phát triển. 2. Thị trường hàng hóa – dịch vụ: Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay thị trường hàng hóa dịch vụ nước ta không ngừng biến đổi cả về chất và lượng. Thể hiện ở một số đặc điểm sau: Thứ nhất: hiện nay thị trường hàng hóa – dịch vụ đã được thống nhất trong toàn quốc và bước đầu hình thành với các cấp độ khác nhau. Từ khi đổi mới đảng và nhà nước ta đã thực hiện chính sách tự do hóa thương mại. Chính điều này đã xóa bỏ hịên tượng ách tắc trong lưu thông hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Đồng thời chúng ta có thể khai thác được những tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp. Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn tới việc hình thành các trung tâm thương mại – cửa ngõ giao lưu hàng hóa, dịch vụ, trung tâm phân luồng hàng hóa, dịch vụ, đòn bẩy thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Thứ hai: cũng như các loại thị trường khác, thị trường hàng hóa – dịch vụ cũng có đủ các thành phần kinh tế, đông đảo thương nhân và các hình thức sở hữu khác nhau. Các đơn vị kinh tế nhà nước chi phối 70%- 75% khâu buôn bán, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20% -21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ bán lẻ. Hệ thống hợp tác xã tuy vẫn giữ được vai trò ở nông thôn và khu vực miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. Đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, tư thương, tiểu thương. Hơn nữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm khoảng 3% tổng mức lưu thông hàng hóa và dịch vụ bán lẻ. Thứ ba: mối quan hệ cung cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đã có sự thay đổi cơ bản từ chỗ thiếu hụt sang trạng thái đủ và dư thừa. Điều này là tất yếu. Vì cùng với sự phát triển chung của nhân loại thì lực lượng sản xuất nước ta cũng không ngừng phát triển. Điều đó làm tăng năng suất lao động và đương nhiên khối lượng hàng hóa tạo ra cũng theo đó mà tăng lên. Nhiều mặt hàng trước đây phải nhập khẩu thì nay ta đã tự sản xuất đủ và có thể xuất khẩu như gạo, đường, xi măng…Quá trình thương mại hóa đã đem lại sự cởi trói cho các nhu cầu. Nhu cầu đa dạng và thu nhập của người dân tăng lên làm cho thị trường hàng hóa dịch vụ phát triển mạnh mẽ.Từ chỗ dịch vụ chỉ là một hoạt động yểm trợ bán hàng đã trở thành địa hạt của nàh đầu tư kinh doanh. Thứ tư: thị trường hàng hóa- dịch vụ bước đầu đã có sự thông thương với thị trường quốc tế, thị trường quốc tế đã có sự phát triển cả về lượng và chất. Đó là tín hiệu đáng mừng với nền kinh tế nước nhà, nó tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh Việt Nam. Đồng thời cũng tạo ra áp lực, nguy cơ lớn cho sản xuất và kinh doanh. Đảng và nhà nước ta có chủ trương mở cửa hội nhập, thực hiện AFTA/CEPT, tham gia các tổ chức APEC và WTO vào năm 2006. Điều này tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Chúng ta đã có quan hệ với 221 nước và vùng lãnh thổ của cả 5 châu lục. Xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 70 nước. Quy mô xuất khẩu ngày một tăng, tốc độ kim ngạch xuất khẩu luôn giữ ở mức cao. Năm 2000 tăng 25,5% so với năm 1999. Mặt hàng xuất khẩu được mở rộng về danh mục chủng loại và chất lượng. Chúng ta đã tạo được danh tiếng trên thị trường thế giới ở một số mặt hàng. Thứ năm: nhà nước ta đã có sự đổi mới trong quản lí vĩ mô đối với thị trường và thương mại.Từ cơ chế can thiệp, kiểm tra, kiểm soát thị trường là chủ yếu chuyển sang cơ chế tác động gián tiếp và tạo môi trường chính sách cho kinh doanh. Chúng ta đã xây dựng được hệ thống pháp lí an toàn, bình đẳng cho các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Bộ máy quản lí nhà nước về thị trường thương mại đã được sắp xếp lại theo hướng tinh giảm và hiệu quả.Các thủ tục hành chính gây cản trở, phiền hà cho việc kinh doanh liên tục được bãi bỏ. Dù những đổi mới trên đây còn chậm chạp và chưa đáp ứng được yêu cầu nhưng đã có những tác động tích cực đối với quá trình phát triển và hội nhập. Thứ sáu: Tuy vậy thị trường hàng hóa - dịch vụ ở nước ta hiện nay vẫn đang còn tồn tại những ách tắc và mâu thuẫn lớn như trình độ phát triển còn thấp, về cơ bản mới manh nha, phân tán và nhỏ bé.Tình trạng gian lận và buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn đang là một nỗi lo lớn của đất nước. Thị trường nông thôn và miền núi còn kém, chưa phục vụ đủ nhu cầu của người dân. Thị trường xuất khẩu chưa ổn định, khả năng cạnh tranh còn kém trên thị trường thế giới…Thực tế hiện nay nước ta vẫn là một nước nhập siêu. Trong khi tỉ lệ xuất khẩu hàng tinh chế còn ở mức rất thấp thì con số đó với hàng thô lại tăng cao do ta chưa có cơ sở hạ tầng để phát triển công nghiệp chế biến. Tuy vậy về cơ bản chúng ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện có hiệu quả thị trường hàng hóa – dịch vụ. 3. Thị trường vốn: Vốn là một nhu cầu cấp thiết của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là đối với một nước kinh tế nghèo đang bước đầu phát triển như Việt Nam. Vì vậy việc phát triển thị trường vốn trở thành một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của nước ta hiện nay. Hệ thống tín dụng, ngân hàng không ngừng được mở rộng. Cho tới nay tín dụng ngắn hạn chiếm khoảng 60% tỉ trọng tín dụng trong nền kinh tế. Hạt nhân của thị trường tiền tệ Việt nam là thị trường ngân hàng hình thành năm 1994 tại Hà Nội với chức năng cho vay ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng, bù đắp thiếu hụt vốn tạm thời, thực hiện thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước. Từ năm 1997, phần lớn các giao dịch vốn giữa các ngân hàng được thực hiện trực tiếp. Tháng 5/2002 hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng đã bắt đầu vận hành là tiền đề phát triển và mở rộng hệ thống thanh toán điện tử hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.Tham gia hệ thống này có 200 chi nhánh của 50 tổ chức thành viên, trung bình mỗi ngày xử lí 9000 – 10.000 lệnh thanh toán với tổng số tiền khoảng 5.000 tỉ đồng.Tuy nhiên hình thức này chưa được thực hện trên qui mô toàn quốc. Số phiên giao dịch còn quá ít ( chỉ từ 1-2 phiên/ngày), tốc độ thanh toán bù trừ còn chậm, thiếu nhiều điều kiện về cơ sở pháp lí, hạ tầng công nghệ thông tin… Một thị trường vốn tại Việt nam là thị trường chứng khoán (TTCK). thị trường này khai trương và hoạt động vào tháng 7/2000 do vậy vẫn còn đang trong tình trạng thử nghiệm chưa có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế. Do TTCK còn non yếu, thêm vào đó thị trường tiền tệ cũng rất sơ khai nên mối quan hệ giữa hai thị trường này hết sức mờ nhạt. Vốn trung và dài hạn được cung ứng chủ yếu từ các ngân hàng thương mại ( chiếm trên 60%), còn lại là vốn tự có của dianh nghiệp. Hàng năm chúng ta có thể huy động được vốn đầu tư phát triển lên tới 30.000 tỷ đồng, đưa tỷ trọng nợ của chính phủ lên khoảng 50% GDP vào năm 2005. Nhờ huy động được nguồn vốn lớn mà chúng ta có thể xây dựng được cơ sở hạ tầng, đồng thời nâng cao năng lực quản lí nợ của chính phủ. Như vậy việc phát triển thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay đang là một nhu cầu cấp bách không những đối với việc phát triển kinh tế mà còn trong việc giảm bớt chia sẻ ghánh nặng về vốn trung, dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4. Thị trường khoa học – công nghệ (KH – CN): Cũng như các loại thị trường khác thị trường khoa học – công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành của nền kinh tế thị trường nước ta. Đảng và nhà nước đã có chủ trương chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ thích hợp. Bởi vậy từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Sản phẩm khoa học công nghệ là loại sản phẩm đặc thù không giống như các loại hàng hóa thông thường khác. chi phí để sản xuất ra nó thường rất cao hơn nữa sản phẩm được đưa vào sử dụng thường không phát huy hiệu quả ngay mà cần có thời gian để kiểm nghiệm …Từ những đặc điểm đó có thể xem xét tình hình tạo lập và phát triển thị trường khoa học công nghệ trên những mặt sau. Qua số liệu thống kê đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ của các ổ chức sản xuất, chủ yếu là các doanh nghiệp và các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp cho thấy : các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có chi phí đổi mới công nghệ hiện chỉ đạt mức 0.2-0.3% tổng doanh thu hàng năm của họ. Tại thành phố HCM, mức đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 10 triệu USD /năm ; doanh nghiệp có vốn nước ngoài khoảng 1200 triệu USD/năm nhưng có tới 95-99.95% là công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. những con số này chưa thể phản ánh được thị trường khoa học công nghệ ở nước ta trong những năm qua. Do vậy hiện nay vẫn chưa có một con số chung về kết quả hoạt động thị trường khoa học công nghệ hằng năm. Về chương trình chuyển giao khoa học công nghệ trên địa bàn miền núi và nông thôn : trong những năm 1998-2002 nước ta đã đầu tư chuyển giao khoa học công nghệ cho vùng nông thôn khoảng 313 tỷ đồng với 224 dự án. tại các địa phương, nhiều hoạt động nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đến các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã được tiến hành. ở Bình Định, đầu tư cho khoa học công nghệ tăng dần từ 1.2%/năm vào năm 1996 lên 2% vào năm 2000, 3% vào năm 2003 trên tổng chi ngân sách thường xuyên. nhiều địa phương có chính sách mời chào các nhà khoa học ở địa phương và trong cả nước tham gia. ở Thái Nguyên đang thí điểm mô hình “đốm lửa”. Theo mô hình này sẽ có một dự án hoặc chương trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trên địa bàn tỉnh với qui mô thường là một xã. Tỉnh Kon Tum đã triển khai các dự án xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại Đắc Sao. Ngoài ra chúng ta còn có các chợ khoa học công nghệ và thiết bị kĩ thuật. Hình thức tạo lập thị trường này đã được thành phố HCM tổ chức 12 lần, trung tâm khoa học công nghệ Quốc gia tổ chức 4 lần vào các năm 1994,2000,2001,2002. Thêm vào đó, thị trường khoa học công nghệ còn tự phát đối với các đơn vị và các cá nhân khác. Không chỉ có các cơ quan, các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp mà các sáng chế khoa học công nghệ còn được một số tổ chức cá nhân tạo ra và chuyển giao. Đó là các máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại địa bàn. Ngày nay cùng với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin thì Đảng và Nhà nước ta cũng có các chủ trương và chính sách đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công cuộc CNH-HĐH đất nước do vậy thị trường công nghệ thông tin nước ta đã được định hình và phát triển liên tục với tốc độ cao tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng của nó. Phần 2 Thực trạng và giải pháp phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế mở, vận động theo những qui luật vốn có của nền kinh tế thị trường như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh …Kết hợp với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. I. Thực trạng phát triển đồng bộ các loại thị trường: 1. Lý luận chung về phát triển đồng bộ các loại thị trường ở Việt Nam Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường với đầy đủ các loại thị trường : thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường công nghệ, thị trường đất đai, thị trường hàng hóa dịch vụ. Các thị trường này vừa độc lập với nhau lại vừa liên hệ với nhau trong hệ thống thị trường. Sự độc lập tương đối của các thị trường đòi hỏi sự cân bằng mới và ăn khớp với nhau. Vấn đề ở đây là để cân bắng tự phát hay chủ động điều tiết để có sự ăn khớp hợp lý. Vai trò tạo điều kiện và chủ động điều tiết của nhà nước để tạo sự đồng bộ ăn khớp và hợp lực các hệ thống thị trường là đặc biệt quan trọng. Sự đồng bộ các loại thị trường là vấn đề ăn khớp về mức độ hay cấp độ phát triển thị trường. Về phương diện lịch sử thị trường, có 3 cấp độ phát triển sau : Cấp độ thị trường cổ điển : đây là dạng thức của thị trường mà ở cùng một không gian, thời gian, địa điểm 3 yếu tố người mua, người bán và hàng hóa xuất hiện đồng thời với nhau. Cấp độ thị trường phát triển: ở dạng thức này hàng hóa không nhất thiết phải xuất hiện đồng thời với người mua, người bán. Với dạng thức thị trường này, tính hiện hữu của thị trường không nhìn thấy được. thị trường trải rộng cả không gian và thời gian. Cấp độ thị trường hiện đại : ở dạng thức này thị trường chỉ xuất hiện hoặc người bán hoặc người mua. Người trung gian xuất hiện làm các công việc giao dịch và thương mại là các sở giao dịch chứng khoán, giao dịch thương mại …Đặc trưng của thị trường hiện đại là các hình thức dịch vụ phong phú và phát triển rất cao. Về lịch sử, thị trường lần lượt trải qua 3 cấp độ phát triển như trên. Song đối với mỗi quốc gia, mỗi khu vực thì có thể không diễn ra tuần tự như vậy. Hiện nay ở các nước phát triển thì cấp độ thị trường hiện đại chiếm ưu thế phổ biến. Còn đối với Việt Nam có thể nói, cấp độ thị trường cổ điển là phổ biến và ở chừng mực nào đó thì cấp độ thị trường phát triển đã có sức chi phối lớn đến thị trường, còn cấp độ thị trường hiện đại thì mới đang ở giai đoạn khởi phát. Một vấn đề nữa của việc phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp nhịp nhàng, cân đối và tạo lực cho việc phát triển kinh tế xã hội. Từng loại thị trường cũng như hệ thống thị trường trong nền kinh tế quốc dân là một chỉnh thể thống nhất, không bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Nhà nước tạo môi trường và điều kiện để phát triển sản xuất hàng hóa, tạo cơ sở cho thị trường phát triển, đồng thời điều tiết thị trường bằng các công cụ quản lý vĩ mô. Sự ra đời các loại thị trường và khả năng đồng bộ của chúng do trình độ và yêu cầu sản xuất xã hội quyết định. Hay nói một cách khác là nó mang tính khách quan. Mọi sự tác động duy ý chí sẽ tạo ra thị trường ngầm mà nhà nước không thể quản lý được 2. Các giai đoạn của quá trình phát triển đồng bộ các loại thị trường ởViệt Nam: ở nước ta nền kinh tế thị trường xuất hiện đồng thời với công cuộc đổi mới toàn diện từ năm 1986 đến nay. Quá trình phát triển của nó trải qua 3 giai đoạn sau. a. Giai đoạn trước năm 1986. Từ năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, bắt đầu bứơc vào công cuộc đổi mới xây dựng CNXH. Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, đồng thời lại chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại, tuy chúng ta đã có những cố gắng trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, từng bước xác lập quan hệ sản xuất mới, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội: phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y tế, thiết lập, củng cố chính quyền trong cả nước…song nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng khó khăn. Trình độ trang thiết bị khoa học công nghệ trong sản xuất vẫn còn thấp, cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế văn hóa xã hội lạc hậu, mất cân đối…Thêm vào đó khủng hoảng xã hội diễn ra nhiều năm làm cho nền sản xuất càng chậm và bất ổn định, lạm phát lên đến 774.7% năm 1986. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Từ nghị quyết hội nghị của ban chấp hành trung ương khóa VI (1979) các quan hệ hàng hóa tiền tệ đã được chấp nhận nhưng mới chỉ ở mức độ thứ yếu. Đó là do quá nhiều thập kỉ tư tưởng kinh tế xã hội chủ nghĩa còn mang nặng thành kiến về quan hệ hàng hóa và cơ chế thị trường. Mặt khác là do chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình dập khuôn máy móc, giáo điều, chủ quan, duy ý chí .Bộ máy nhà nước quá cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả. Những sai lầm đó đã kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển, cuộc cải cách kinh tế bị đẩy lùi. b. Giai đoạn từ 1986 đến 1990. Trước tình hình nền kinh tế nước nhà đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, đại hội Đảng VI đã đưa ra những tư tưởng đổi mới nhưng chưa đi ngay vào đời sống. Nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn trong những năm đầu. Từ sau năm 1989 các biện pháp nhự xóa bỏ chế độ tem phiếu, mở rộng quan hệ thị trường… đã thực sự đi vào cuộc sống và chuyển biến rõ rệt làm cho nền kinh tế có nhiều khởi sắc. Trong giai đoạn 1986 – 1990 đầu tư xã hội tư bản là 12.5% GDP, tăng trưởng kinh tế bình quân là 3.9%, kim nghạch xuất khẩu đạt 23tỷ USD/ năm. Lạm phát đã giảm xuống còn 67.1% vào năm 1990. c. Giai đoạn 1991 – 2000. ở thời kì này các biện pháp của kế hoạch 1989 – 1990 đã thực sự được áp dụng, điều này đã giúp chúng ta đổi mới cơ cấu mạnh mẽ và đã phát huy tác dụng vào những năm 1991 – 1995. Đại hội đảng VI với những chính sách như phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nứơc định hướng xã hội chủ nghĩa. Những quyết sách ấy được đưa ra trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc, trong bối cảnh hội nhập quốc tế không thuận lợi….đã làm tăng thêm sức mạnh cho quá trình chuyển đổi kinh tế góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt 2.8%, lạm phát đã ổn định ở mức thấp (23.4%/ năm). d. Giai đọan từ 2001 đến nay. Nền kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10920.doc
Tài liệu liên quan