Tiểu luận Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

 

LỜI NÓI ĐẦU 2

 

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 3

I. Giới thiệu về Cục Xúc tiến thương mại 3

1. Nhiệm vụ, quyền hạn 3

2. Cơ cấu tổ chức 5

3. Các hoạt động của Cục Xúc tiến thương mại 6

II. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU 7

1. Tổng quan về ngành Công nghiệp gỗ 7

1.1. Quy mô, năng lực sản xuất 7

1.2. Thị trường 7

1.3. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu 9

2. Thị trường đồ gỗ EU 10

2.1. Quy mô thị trường gỗ EU 10

2.2. Những định chế và đòi hỏi của thị trường EU 12

2.2.1. Các quy định thuế quan và hạn ngạch 12

2.2.2. Các quy định áp dụng cho hàng rào phi thuế quan 12

2.2.3. Xu hướng tiêu dùng hàng gỗ 14

3. Một số khó khăn của DN xuất khẩu 15

3.1. Khó khăn về tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại 15

3.2. Khó khăn về nguyên liệu 16

3.3. Khó khăn về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng 17

III. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 19

1. Về tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại 19

2. Về nguyên liệu 19

3. Về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng 20

 

KẾT LUẬN 22

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

 

PHỤ LỤC: CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VỀ ĐỒ GỖ TẠI EU 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c ngoài. Đào tạo kỹ năng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và kỹ năng tác nghiệp kinh doanh. Hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài phát triển kinh doanh tại Việt nam. Hợp tác song phương và đa biên với các Tổ chức Xúc Tiến Thương Mại ở nước ngoài và các Tổ chức quốc tế. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU Tổng quan về ngành Công nghiệp gỗ Quy mô, năng lực sản xuất Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu ét khối gỗ tròng mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất). Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc… Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Thị trường Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… để tái xuất khẩu sang một nước thứ ba, đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại, các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong nhà, hàng ngoài trời… đến các mặt hàng dăm gỗ. Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên tục tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD và ước lên tới 2.4 tỷ USD năm 2007 và ước tính 6 tháng đầu năm 2008 đạt 1.365 triệu USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2007. Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống (cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế về kinh doanh, thương mại hoàn thiện, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản và Cộng hòa Liên bang Nga. Theo Báo cáo Ngành hàng gỗ của Vietrade, khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc  sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị. Thị trường xuất khẩu gỗ Việt Nam Thị trường Năm 2006 (USD) Năm 2005 (USD) 2006 so với 2005 (USD) (%) Mỹ 744.083.385 566.968.429 177.114.956 31,2% Nhật Bản 286.799.143 240.873.378 45.925.765 19,1% Anh 135.686.710 114.928.625 20.758.085 18,1% Trung Quốc 94.067.697 60.341.237 33.726.460 55,9% Pháp 83.854.795 74.202.159 9.652.636 13,0% Đức 69.973.469 75.311.341 -5.337.872 -7,1% Hàn Quốc 65.718.820 49.678.170 16.040.650 32,3% Ôxtrâylia 54.473.083 41.865.008 12.608.075 30,1% Đài Loan 50.306.111 40.627.003 9.679.108 23,8% Hà Lan 45.660.037 45.443.004 217.033 0,5% Canada 33.474.367 17.597.598 15.876.769 90,2% Bỉ 29.184.297 24.905.053 4.279.244 17,2% Tây Ban Nha 28.012.019 33.732.510 -5.720.491 -17,0% Italia 23.269.791 21.902.078 1.367.713 6,2% Đan Mạch 19.401.660 16.324.924 3.076.736 18,8% Thụy Điển 18.801.771 15.296.538 3.505.233 22,9% Ai Len 16.690.938 8.502.528 8.188.410 96,3% New Zealand 15.514.146 14.047.949 1.466.197 10,4% Malaysia 15.135.527 11.329.180 3.806.347 33,6% Phần Lan 10.981.520 7.866.224 3.115.296 39,6%   Nguồn: Thương mại, Vinanet Các sản phẩm gỗ xuất khẩu Có thể chia các sản phẩm gỗ xuât khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính: Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn ghế, vườn, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu… làm hoàn toàn từ gỗ hoặc kết hợp với các vật liệu khác như sắt, nhôm, nhựa… Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn ghế, giường tủ, giá kê sách, đồ chơi, ván sàn… làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết hợp với các vật liệu khác như da, vải… Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm bàn, ghế, tủ… áp dụng các công nghệ chạm, khắc, khảm. Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh như gỗ keo, gỗ bạch đàn… Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là bàn ghế ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu là đồ dùng trong nhà làm từ gỗ mềm. Thị trường đồ gỗ EU Quy mô thị trường gỗ EU Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rất hấp dẫn. Đây là một thị trường thống nhất, cho phép hàng hóa, vốn, dịch vụ và con người có thể di chuyển một cách tự do giữa các nước thàh viên. EU còn là một thị trường rộng lớn của 27quốc gia thành viên với dân số khoảng 456,4 triệu người. Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của các nước EU từ 2001-2005 Đơn vị tính: Triệu EUR/1.000 tấn 2001-2005, Triệu Eurro / 1,000 tấn 2001 2003 2005 Bình quân Thay đổi hàng năm (%) Giá trị Sản lựong Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị EU (27 thành viên) 4,646 10,629 4,356 10,954 5,202 12,353 3% Italy 820 1,822 809 2,166 862 2,061 1% Anh 670 814 610 856 707 895 1% Pháp 566 1,111 495 961 576 975 0% Tây Ban Nha 493 1,568 445 1,266 534 1,262 2% Bỉ 419 594 378 629 510 757 5% Hà Lan 447 650 427 705 509 778 3% Đức 454 949 416 1,044 462 926 0% Ireland 102 121 99 124 150 163 10% Bồ Đào Nha 186 695 131 330 141 333 -7% Đan Mạch 78 77 77 100 117 121 11% Ba Lan 63 487 64 512 100 1,108 12% Hy Lập 73 178 72 201 87 162 4% Thụy Điển 43 105 35 112 76 431 15% Slovenia 44 254 55 316 67 453 12% Hungary 38 289 62 532 64 501 14% Áo 82 466 73 388 64 219 -6% Lithuania 10 103 23 138 58 406 53% Latvia 4 76 18 163 33 290 73% Phần Lan 16 56 21 142 29 230 17% Cộng hòa Séc 21 74 25 74 22 52 2% Nguồn : Eurostat (2006) Đứng trên góc độ nhóm sản phẩm, gỗ xẻ chiếm vị trí hàng đầu với 38,3% trong tổng lượng nhập khẩu gỗ của EU, tiếp đến là đồ gỗ cho các công trình xây dựng (03,8%), gỗ thô (13,1%), ván sợi (7,9%), ván dăm (6%) và gỗ dán bề mặt (5,1%). Nếu xét nguồn hàng nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của EU từ các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thì kim ngạch nhập khẩu chiếm 17% năm 2005, với các quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Hà Lan (26%), Italia (24%), Pháp (23%)… Dưới đây là thị phần thị trường gỗ nhập khẩu của một số nước thuộc EU: Nước nhập khẩu vào EU Trung Quốc (12%), Indonesia (6%), Việt Nam (4%), Malaysia (2%), Ấn Độ (1%), Brazil (1%), Thái Lan (1%), Thổ Nhĩ Kỳ (1%), Croatia(1%) Đức Trung Quốc (7%), Indonesia (4%), Việt Nam (4%), Bosnia và Herzegovina (1%), Brazil (1%), Ấn Độ (1%), Malaysia (1%), Thái Lan (1%), Thổ Nhĩ Kỳ (1%) Anh Trung Quốc (22%), Việt Nam (6%), Indonesia (5%), Malaysia (4%), Brazil (2%), Ấn Độ (2%), Thái Lan (1%), Thổ Nhĩ Kỳ (1%) Pháp Trung Quốc (8%), Indonesia (6%), Việt Nam (5%), Brazil (2%), Ấn Độ (2%), Malaysia (1%), Croatia (1%) Hà Lan Indonesia (17%), Trung Quốc (13%), Việt Nam (6%), Brazil (3%), Malaysia (2%), Ấn Độ (1%), The Philippines (1%), Croatia (1%), Thailand (1%), Thổ Nhĩ Kỳ (1%) Bỉ Indonesia (12%), Trung Quốc (10%), Việt Nam (4%), Ấn Độ (1%), Malaysia (1%), The Philippines (1%), Thái Lan (1%) Italy Trung Quốc (11%), Indonesia (10%), Việt Nam (4%), Ấn Độ (4%), Thái Lan (3%), Croatia (2%), Malaysia (1%), Ai Cập (1%) Nguồn: Eurostat 2006 Những định chế và đòi hỏi của thị trường EU Các quy định thuế quan và hạn ngạch Nói chung, toàn bộ hàng đồ gỗ bao gồm gỗ nguyên liệu và sản phẩm từ gỗ đều phải chịu thuế nhập khẩu vào thị trường Châu Âu tùy thuộc vào sản phẩm và nước xuất xứ. Nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu từ các nước đang phát triển, Liên minh Châu Âu vận hành biểu thuế ưu đãi GSP nhằm giảm thuế cho các nước đang phát triển và miễn thuế cho các nước chậm phát triển. Ngoài ra, thuê sgiá trị gia tăng (VAT) cho hàng gỗ khá cao, phổ biến khoảng từ 15-25% tùy theo từng nước. Các quy định áp dụng cho hàng rào phi thuế quan Các tiêu chuẩn về chất lượng:  Việc nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường Liên minh Châu Âu đều phải chịu một số quy định cấm các chất nguy hiểm độc hại ví dụ như các chất Creosote và Asecmic dùng để xử lý gỗ bị cấm ở toàn Châu Âu, đồng thời đưa Borax vào danh mục chất gây nguy hiểm cho người sử dụng (Thụy Điển), riêng Đức và Hà Lan cấm cả chất formaldehyde. Quy định cho các sản phẩm xây dựng vào Châu Âu: Các sản phẩm gỗ phục vụ xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu về. Độ bền sản phẩm Khả năng chịu lửa Bảo vệ môi trường, sức khỏe và vệ sinh An toàn khi sử dụng Chống ồn Tiết kiệm năng lượng Giữ nhiệt Các tiêu chuẩn cụ thể: Ủy ban Châu Âu về tiêu chuẩn hóa (CEN) đang phát triển các tiêu chuẩn Châu Âu được sử dụng trong ngành xây dựng. Một trong những vấn đề đối với ván sàn là nhãn CE chứng nhận chất lượng được bắt đầu từ tháng 10/2003 ở Châu Âu. Kể từ tháng 4/2004, toàn bộ ván sàn giao thương ở Châu Âu bắt buộc phải được dán nhãn CE. Ban chỉ đạo sản phẩm xây dựng đã buộc các sản phẩm ván sàn phải đáp ứng các tiêu chuẩn Châu Âu, bao gồm độ bền, an toàn, chịu lửa và chống ồn. Để đạt được các tiêu chuẩn này các nhà sản xuất buộc phải chứng minh quy cách sản phẩm của họ đạt đụơc tiêu chuẩn này. Sau khi được một bên thứ ba kiểm tra và xác nhận thì nhà sản xuất mới được dùng nhãn CE. Ngoài ra, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) cũng phát triển tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 9001 và ISO 9004 áp dụng cho việc quản lý chất lượng trong qúa trình sản xuất. Các nhà nhập khẩu EU thường rất đề cao tiêu chuẩn chất lượng này. Nhãn mác chất lượng quốc gia: Ở một số nước, hàng có chất lượng cao thường có nhãn mác đặc biệt và là thành viên của tổ chức đồ nội thất quốc gia. Những nhãn mác này nằm bảo vệ quyền lợi khách hàng về chất lượng và dịch vụ tin cậy. Các vấn đề về an toàn sức khỏe, xã hội và môi trường: Bên cạnh các quy định pháp lý, các nàh sản xuất gỗ phải đối đầu với các quy định khác. Người mua ở Châu Âu muốn thêm thông tin về sản phẩm từ nhà sản xuất, ví dụ như về các điều kiện về môi trường và xã hội tại khu vực này không phải là quy định pháp lý nhưng các nhà xuất khẩu nên cân nhắc những vấn đề này để tạo lợi thế cạnh tranh. Về môi trường, một hệ thống chứng nhận quản lý môi trường nổi tiếng là ISO 14000, ISO 14001. Các nhà xuất khẩu có thể dùng các chứng nhận này như là một công cụ xúc tiến thị trường rất tốt tại Châu Âu. Đối với các vấn đề về an toàn và sức khỏe, các nhà hóa chất có thể gây ung thư như dầu creosote bị cấm, riêng ở Đức và Hà Lan còn cấm thêm cả chất formaldehide trong bảo quản gỗ. Nhãn mác và đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ an toàn, đóng gói cần phải là sản phẩm thân thiện với môi trường. Nói chung, người mua sẽ đòi hỏi yêu cầu đóng gói cho các sản phẩm bán hoàn thiện. Cách đóng gói không chỉ để nhận diện trong quá trình vận chuyển mà còn phải xác dịnh rõ số lượng, cân nặng, loại gỗ và loại hàng. Ngoài ra, người xuất khẩu cần biết rằng người nhập khẩu sẽ phải chịu chi phí rất lớn để xử lý rác thải đóng gói, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh cho người xuất khẩu. Nhà xuất khẩu nên đóng gói bằng các chất liệu có thể tái chế hoặc tốt nhất là người nhập khẩu có thể dùng lại để bao gói hàng tại thị trường của nước họ. Vì các quy định về moi trường ở Châu Âu có thể thay đổi nên người xuất khẩu nên tham khảo ý kiện người nhập khẩu về các yêu cầu và các quy định mới nhất liên quan đến việc đóng gói. Xu hướng tiêu dùng hàng gỗ Theo những nghiên cứu thị trường của Cục Xúc Tiến Thương Mại, một trong những sản phẩm từ gỗ mà hiện nay được người tiêu dùng EU ưa chuộng là đồ nội thất. Như chúng ta đã biết, dân số Châu Âu gồm nhiều người cao tuổi. Nhóm người cao tuổi là một mảng thị trường được các nhà xuất khẩu rất quan tâm. Sau khi con cái của họ chuyển ra ở riêng, họ thường thích trang trí lại nội thất trong nhà. Họ là những người có nhiều thời gian và tiền bạc để chi tiền hơn là những nhóm tuổi khác. Sức tiêu thụ gỗ phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp xây dựng nên liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế. Một xu hướng nữa là sự gia tăng các hộ độc thân vì ly hôn nhiều hơn, các nữ/nam công chức độc thân và các người già độc thân nhiều hơn. Điều này khiên diện tích nhà cửa, căn hộ và các phòng có xu hướng thu nhỏ lại và xu hướng gia tang đồ nội thất đa chức năng với kích cỡ nhỏ hơn. Ở Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, các hộ gia đình độc thân và hộ gia đình chỉ có hai người chiếm khoảng 2/3 tổng số hộ gia đình và có xu hướng gia tăng. Nói chung, những người trẻ thường thích trang trí hơn là những người già. Ở hầu hết các nước trong khối EU, người tiêu dùng có yêu cầu cao về chất lượng. Chất lượng tốt cũng như sự tiện dụng là những yếu tố vô cùng quan trọng. Mặc dù chất lượng được quan tâm nhưng giá cả cũng là yếu tố thiết yếu. hầu hết các nước EU đều có sự cạnh tranh về giá cả giữa các nhà bán lẻ, riêng ở Na Uy thì sự cạnh tranh này ít hơn. Người tiêu dùng thông tin trước với nhau bằng Internet và thấu hiểu các thông tin mới nhất về mẫu mã, nãn mác, giá cả và dịch vụ. Ngoài ra, người tiêu dùng rất quan tâm đến nhãn mác FSC (chứng chỉ rừng) đảm bảo rằng đồ nội thất được làm từ nguồn nguyên liệu bền vững, nguyên liệu có lợi cho môi trường. Ở Đức, đây là một yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Dưới đây là một số xu hướng tiêu dùng đồ gỗ nội thất. Đồ nội thất đa chức năng, linh hoạt và tiện dụng: ví dụ như các mặt hàng có thể dùng dùng với nhiều chức năng như ghế ngồi, ghế ngả để nằm; hệ thống phòng khách và hệ thống tường…. Phong cách lịch sự và tối giản lược: Chất lượng tốt (gỗ cứng) kết hợp với các màu sắc, crôm, thủy tinh, hoa văn kiểu Barốc, hoặc sử dụng họa tiết in ấn. Ở Na Uy, người ta gọi đó là phong cách “đơn giản mà lịch sự”. Các loại đồ trang trí nội thất cổ điển được thiết kế lại sao cho phù hợp với giới trẻ. Các loại đồ trang trí nội thất hiện đại thường dùng trang trí đơn giản, hình khối nhưng có xu hướng mềm mại hơn, có mọt số đường uốn thích hợp với trang trí lịch sự. Một xu hướng mới đó là ghế, trường kỷ, ghế tựa, tủ và bàn nhỏ có chân nhỏ làm bằng gỗ hoặc kim loại. Một số khó khăn của DN xuất khẩu Khó khăn về tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại Ngoài những nguyên nhân khách quan như chính sách của EU đối với Việt Nam mới được hình thành, đang trong quá trình hoàn thiện, nhận thức về thị trường EU của doanh nghiệp chưa đầy đủ, việc sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng chưa đa dạng, chưa chuyên sâu, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng còn yếu. Những quốc gia thuộc EU chưa có nhiều thông tin về hàng hóa Việt Nam, ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta cũng thiếu thông tin, chưa nói là không cập nhật được thông tin ngay ở thị trường mà doanh nghiệp đã xuất khẩu. Đã xảy ra những vấn đề trên là do các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư cho chiến lược chất lượng sản phẩm gắn liền với xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Ý thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến thương mại chưa cao, giới thiệu quảng bá hàng hóa của các doanh nghiệp nước ta nói chung, doanh nghiệp ngành nông nghiệp nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khả năng thu thập thông tin, phân tích thị trường của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp còn rất hạn chế. Các nghiên cứu sâu về thị trường EU đối với ngành hàng mới chỉ được triển khai có tính chất đơn lẻ, chưa được tập hợp thành các tài liệu tham khảo. Cục Xúc Tiến Thương Mại cũng thường xuyên giúp các doanh nghiệp tham gia vào các hội chợ, triển lãm về hàng gỗ ở nước ngoài nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia không nhiều. Nếu tổ chức được hội chợ hàng gỗ của Việt Nam tại nước ngoài thì cơ hội gặp gỡ với các đối tác nước ngoài và quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam sẽ nhiều hơn. Ngoài ra, tuy Vietrade có những nghiên cứu, báo cáo ngành hàng, xuất bản những ấn phẩm cung cấp thông tin về thị trường gỗ nói riêng và thị trường các ngành hàng khác của EU nói chung nhưng thường chỉ mang tính chất lưu hành nội bộ và và hầu nhưa chưa đến được với các doanh nghiệp. Khó khăn về nguyên liệu Theo Báo cáo ngành hàng của Cục Xúc Tiến Thương Mại, nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Nếu như năm 1990 Việt Nam khai thác bình quan 1,8 triệu m3 khối gỗ một năm thì từ năm 2000 đến nay khai thác bình quân 300.000 m3 gỗ rừng tự nhiên. Để bù đắp lại mức thiếu hụt nguyên liệu, hàng năm Việt Nam nhập khoảng trên 1.000.000 m3 gỗ các loại để sản xuất hàng xuất khẩu. Ước tính hàng năm Việt Nam phải nhập tới 80 % nguyên liệu gỗ. Cho đến nay, nguồn gỗ nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là từ Malaysia (60 triệu USD), Lào (36 triệu USD), Campuchia (29 triệu USD), Indonesia (18 triệu USD).. Song thực tiễn nhiều năm qua đã chỉ ra: các quốc gia có rừng tự nhiên trong khu vực như Indonesia, Myanmar, Lào, Campuchia… ngày càng hạn chế tối đa việc khai thác xuất khẩu gỗ do nguồn tai nguyên rừng ngày càng cạn kiệt và do tác động từ các khuyến cáo của các tổ chức quốc tế. Hơn thế nữa, thế giới trong xu thế quản lý rừng thương mại đã có hàng loạt biện pháp, trong đó biện pháp hữu hiệu nhất là quản lý bằng hệ thống chứng chỉ được cấp với rừng trồng và được thế giới công nhận như hệ thống FSC (forest Stewardship Council) với 28 triệu ha; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với 103 triệu ha và Hội đồng chứng nhận rừng Châu Âu Pan (Pan European Forest Certification Council) với 43 triệu ha. Kim ngạch nhập khẩu gỗ của Việt Nam từ các nước/khu vực Đơn vị tính: 1.000 USD Thị trường Năm 2007 (USD) Năm 2006 (USD) Năm 2007 so với 2006 USD (%) Malaysia 30.096.353 27.974.351 2.122.002 7,6 Lào 18.700.681 11.710.746 6.989.935 59,7 Trung Quốc 18.523.025 9.169.403 9.353.622 102,0 Cămpuchia 17.680.202 12.266.578 5.413.624 44,1 Mỹ 16.880.863 9.726.107 7.154.756 73,6 Thái Lan 14.653.971 7.671.927 6.982.044 91,0 New Zealand 10.627.791 5.643.282 4.984.509 88,3 Brazil 10.531.946 4.703.336 5.828.610 123,9 Đài Loan 8.178.090 4.587.209 3.590.881 78,3 Myanma 7.322.227 5.223.032 2.099.195 40,2 (Nguồn: Báo cáo ngành hàng gỗ - Vietrade) Năm 2006, chúng ta nhập trên 4, 5 triệu m3 gỗ các loại như gỗ tròn, gỗ xẻ, ván nhân tạo... Với số lượng lớn như vậy, Doanh nghiệp phải đi rất nhiều nước như Đông Nam á: Lào, Myanma, Malaysia...; khu vực Châu úc, Châu Phi, Nam Mỹ. Vì phải đi nhiều nơi nên  Doanh nghiệp phải đối mặt với các hệ thống luật khác nhau của mỗi quốc gia. Một số quốc gia yêu cầu phải có chứng chỉ rừng, nhiều quốc gia thì không; có nước thì cho bán gỗ tròn, có nước thì cấm; có quốc gia lại rất khắt khe trong việc xử lý vệ sinh an toàn như nấm mốc, côn trùng... Mặt khác, các Doanh nghiệp của ta thường nhỏ, thiếu vốn lưu động nên không nhập khối lượng lớn được. Vì phải đi mua gom nguyên liệu nên đối với Doanh nghiệp là  rất tốn kém, mất thời gian. Khó khăn về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng Để xuất khẩu được các sản phẩm gỗ vào EU, sản phẩm gỗ xuất khẩu phải đáp ứng một số quy định như sau. Về bộ Quy định sản phẩm, gồm có trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC, nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt hại cho người sử dụng. Kế đến, quy định kiểm soát các chất nguy hiểm có thể có trong sản phẩm, như: cadmium, PCP bị hạn chế dư lượng, các chất amiăng, PCB, PCT bị cấm, hóa chất gây thủng tầng ozôn (bị cấm từ 2015) và cho kiểm soát theo chế độ đặc biệt khắt khe làm từ gỗ gụ, thông Chilê, gỗ hồng sắc của Braxin. Song song đó là các yêu cầu khá chặt chẽ về bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đây là quy định chung cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu vào EU. Ngoài ra, EU cũng đang có nhiều yêu cầu để bảo vệ người lao động, bảo đảm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, các yêu cầu về điều kiện môi trường, như: sản xuất thân thiện với môi trường, nhãn sinh thái và đặc biệt là chương trình phát triển bền vững diện tích rừng. Theo đó, các doanh nghiệp được đòi hỏi phải có chứng chỉ rừng FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng quản lý rừng quốc tế), yêu cầu chỉ được khai thác rừng trồng, rừng không có nguy cơ bị diệt chủng, phải bảo đảm đa dạng sinh học, chức năng phòng hộ đồng thời phải có biện pháp nâng cao thu nhập của người lao động nghề rừng. Những tiêu chuẩn chất lượng này đã được các nước sử dụng một phần như rào cản trong thương mại quốc tế, đồng thời, làm hạn chế khả năng cạnh tranh bởi những quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ góp phần bảo hộ cho các doanh nghiệp nước nhập khẩu khỏi phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước xuất khẩu và như vậy, giảm sự cạnh tranh trên thị trường. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng các hệ thống và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế do nhiều điều kiện như khó khăn vè công nghệ, đội ngũ cán bộ, chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này. Thêm vào đó, việc áp dụng những tiêu chuẩn này đòi hỏi một nguồn kinh phí không phải là nhỏ đối với doanh nghiệp, do đó, sẽ lại kéo thêm chi phí sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh về giá bán. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Về tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại Tiếp cận thông tin thị trường và xúc tiến thương mại không chỉ là khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ mà còn là khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung của Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa vào việc khai thác, tìm hiểu thông tin thị trường, qua đó, nắm bắt được thị hiếu, xu hướng người tiêu dùng… từ đó, nghiên cứu, phát triển sản phẩm của mình cho phù hợp. Các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu các quy định pháp lý, tập quán của các thị trường xuất khẩu… Về phía Nhà nước, cần tăng cường công tác thông tin cho các doanh nghiệp. Bởi một trong những vấn đề chính mà các doanh nghiệp Việt Nam hay gặp phải trong việc đẩy mạnh xuất khẩu là việc thiếu các thông tin về thị trường nói chung hay là việc thiếu các thông tin về việc áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc về chất lượng hàng hoá đối với các sản phẩm của họ khi muốn xâm nhập vào thị trường. Điều này có thể thực hiện thông qua việc các đại diện thương mại tại các nước, các tổ chức xúc tiến thương mại tăng cường việc giới thiệu, quảng bá về thị trường cũng như xây dựng hệ thống tư vấn, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang một thị trường nào đó. Xây dựng hệ thống các kho ngoại quan tại các thị trường trọng điểm không chỉ giúp tăng lượng hàng xuất khẩu mà còn giúp hàng Việt Nam vượt được các rào cản chất lượng và tăng độ tin cậy đối với các bạn hàng. Về nguyên liệu Giải pháp cho vấn đề về nguyên liệu gỗ, trước tiên, trong ngắn hạn, để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ giảm được những ảnh hưởng do biến động giá gỗ nguyên liệu, các doanh nghiệp cần nghiên cứu, thống nhất tập trung đầu mối để tận dụng lợi thế của khách hàng lớn thay vì chia rẽ; và "Các doanh nghiệp hoặc hiệp hội nên đứng ra làm việc này với sự hỗ trợ của nhà nước. Công ty đầu mối (không có sự can thiệp của nhà nước) cần được tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU.doc
Tài liệu liên quan