Tiểu luận Thuê tài chính – Lý thuyết và thực tiễn

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 6

PHẦN 1: LÝ THUYẾT 7

1.1. Khái niệm về thuê tài chính ( Finance Lease) 7

1.1.1. Khái niệm 7

1.1.2. Đối tượng tham gia 8

1.2. Bản chất của cho thuê tài chính 9

1.2.1. Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng 9

1.2.2. Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn 10

1.3. Nhận biết một hợp đồng thuê tài chính 10

1.3.1. Theo ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế IASC 10

1.3.2. Theo quy định của Việt Nam 11

1.4. So sánh thuê tài chính và thuê vận hành 12

1.5. Các hình thức thuê tài chính điển hình 14

1.5.1. Bán và tái thuê 14

1.5.2. Thuê mua giáp lưng 18

1.5.3. Thuê mua trả góp ( Lease- Purchase Arrangement) 22

1.5.4. Thuê mua bắc cầu ( Leveraged Lease Contract) 25

1.6. Lợi ích của cho thuê tài chính 27

1.6.1. Đối với nền kinh tế 27

1.6.2. Đối với bên cho thuê 28

1.6.4. Đối với bên đi thuê 28

1.7. Hạn chế và nguyên nhân 31

1.7.1. Hạn chế 31

1.7.2. Nguyên nhân 32

PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TIỄN 33

2.1. Thuê tài chính ở các doanh nghiệp Việt Nam 33

2.1.1. Thực trạng 33

2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân 35

2.1.3. Giải pháp 37

2.2. Thực trạng cho thuê tài chính ở các ngân hàng 40

2.2.1. Thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng ở Việt Nam 40

2.2.2. Nguyên nhân của thực trạng thuê tài chính tại các ngân hàng thương mại 43

2.3. Giải pháp cho tình hình thuê tài chính tại các ngân hàng thương mại 44

KẾT LUẬN 47

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuê tài chính – Lý thuyết và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp rất dễ tiếp cận. Nhược điểm - Bên cho thuê thường chịu toàn bộ rủi ro, nếu bên đi thuê không thực hiện hợp đồng chỉ còn cách thu lại tài sản. - Phạm vi hoạt động hẹp, chi phí sử dụng hình thức này cao so với các hình thức tín dụng khác. 1.5.2. Thuê mua giáp lưng Định nghĩa Thuê mua giáp lưng là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê. Doanh nghiệp A muốn thuê tài sản nhưng ko đủ tín nhiệm với bên cho thuê. Doanh nghiệp A phải thông qua bên cho thuê thứ hai để thuê đc tài sản của bên cho thuê thứ nhất (với sụ đồng ý của bên cho thuê). Các trường hợp áp dụng thuê mua giáp lưng. a. Thuê mua giáp lưng thường được áp dụng khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng tài sản đó nữa nhưng chưa kết thúc thời hạn thuê mua. Với sự chấp thuận, đồng ý của bên Cho thuê thì họ sẽ cho thuê lại với đối tượng thứ ba (vì hợp đồng ko được huỷ ngang). Như vậy đảm bảo nhu cầu thanh toán được tiền lại ko huỷ ngang hợp đồng Theo Nghị định 64/CP quy định: thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. NĐ16/CP ngày 02/05/2001.T heo Điều 17 của Nghị định 16/CP thì Hợp đồng cho thuê tài chính là thoả thuận thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản khác theo những quy định tại Điều 1 của Nghị định này, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các bên. Hợp đồng cho thuê tài chính phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Hợp đồng phải ghi rõ việc xử lý tài sản khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn. Bên cho thuê và bên thuê không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, trừ những trường hợp nêu tại điều 27 Nghị định 16/CP. b. Áp dụng khi bên thuê thứ hai không được độ tin tưởng cao đối với bên cho thuê tài chính. * Điều kiện để bên thuê được thuê máy móc thiết bị và các loại động sản khác dùng cho sản xuất kinh doanh dưới dạng Hợp đồng cho thuê tài chính, đó là: - Đối với pháp nhân: + Phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam. + Có tình trạng tài chính lành mạnh. + Có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm hiện đại hoá và hợp lý sản xuất. + Có những đảm bảo thích hợp cho tài sản thuê, khi tổ chức tín dụng yêu cầu, tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh. - Đối với thể nhân, hộ sản xuất: ngoài một số điều kiện được quy định đối với doanh nghiệp, thể nhân, hộ sản xuất phải có hộ khẩu cùng địa bàn với tổ chức tín dụng. * Đánh giá khách hàng thuê: - Xem xet về năng lực pháp lý của bên thuê. - Uy tín của bên thuê trên thương trường. - Khả năng kinh doanh của bên thuê. - Tinh hình tài chính. - Kế hoạch sử dụng tài sản thuê. - Kế hoạch tài chính kinh doanh. Các bước trong cho thuê giáp lưng” Bên cho thuê và bên đi thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê. Bên đi thuê thứ nhất và bên đi thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê. Bên cho thuê, hoặc bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê thứ hai . Bên đi thuê thứ hai trả tiền thuê cho bên thuê thứ nhất. Bên đi thuê thứ nhất trả tiền thuê cho bên cho thuê. Quyền và nghĩa vụ của các bên cho thuê và đi thuê Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai. Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký kết với người cho thuê ban đầu. a. Người cho thuê: - Cho thuê tài sản và nhận tiền thuê. - Các quyền lợi và nghĩa vụ khác như trong thỏa thuận thuê mua thuần. b. Người thuê thứ nhất: Thuê tài sản từ người cho thuê. Cho người thứ hai thuê lại tài sản. Không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với rủi ro thiệt hại đối với tài sản. Nhận tiền thuê từ người thuê thứ hai và trả tiền thuê cho người cho thuê. c. Người thuê thứ hai: Thuê tài sản từ người thuê thứ nhất. Trả tiền thuê cho người thuê thứ nhất Trong thỏa thuận thuê mua thuần. 1.5.3. Thuê mua trả góp ( Lease- Purchase Arrangement) Khái niệm Tín dụng thuê mua trả góp là một hình thức mua trả góp tài sản trong một khoảng thời gian từ 1 tới 5 năm, được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và cả không có thế chấp. Nhưng trong hầu hết mọi giao dịch, tín dụng thuê mua trả góp là một hình thức tài trợ vốn cho các doanh nghiệp không có thế chấp. Các bước tiến hành Tiến hành thiết lập hợp đồng với chủ tài sản- là nhà chế tạo hay định chế tài chính. Thoả thuận này cho phép công ty thanh toán tiền mua thiết bị làm nhiều kỳ, vào những thời điểm được ấn định trước và mỗi lần trả một phần giá trị của tài sản cùng tiền lãi. Nếu công ty tuân thủ, hoàn tất các điều khoản của hợp đồng vào thời điểm kết thúc, chủ tài sản sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho người mua. Khi hợp đồng có hiệu lực người mua phải trả ngay cho nhà tài trợ một khoản tiền chiếm từ 25% đến 30% giá trị của tài sản, phần còn lại sẽ trả góp theo quy định. Trong suốt thời gian thuê mua, người thuê được áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh nhằm đảm bảo lịch trình thanh toán theo hợp đồng. Hình thức tài trợ này có nguồn gốc từ những biện pháp khuyến mại của các công ty chế tạo lớn nhằm đẩy mạnh việc bán sản phẩm của họ. Trong giai đoạn đầu, người bán thường giao quyền sở hữu cho người thuê ngay khi hợp đồng có hiệu lực. Nhưng biện pháp này đem lại cho người bán quá nhiều rủi ro, nên sau này người bán thường giữ lại quyền sở hữu đối với thiết bị, thay vì nhận vật thế chấp của người mua và hình thức bán trả góp trở thành khá tương đồng với thuê tài chính. Đây là một phương thức tài trợ khá đặc biệt của tín dụng thuê mua. Ví dụ thuê mua trả góp xe - Thời hạn thuê mua tối đa: 5 năm - Trả trước tối thiểu: 20% - Đăng ký xe mang tên công ty cho thuê tài chính và được chuyển đổi thành tên khách hàng sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua. - Doanh nghiệp thuê mua trả góp cần chuẩn bị: + Giấy phép thành lập + Đăng kí kinh doanh + Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể khách hàng có thể chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác liên quan( báo cáo thuế 2 năm gần nhất, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng) Ưu, nhược điểm của hình thức thuê mua trả góp Ưu điểm Thuận lợi chính của hình thức tăng vốn này là người thuê( hay người mua) có thể có ngay tài sản để sử dụng trong hoạt động sản xuất mà không phải trả ngay những khoản tiền lớn. Mặt khác, những chi phí trả cho nhà tài trợ theo phương thức khấu hao nhanh làm giảm lợi nhuận hàng năm do đó có tác dụng giúp doanh nghiệp hoãn thuế lợi tức trong những năm trả góp. Nhược điểm Bất lợi chính đối với doanh nghiệp mua tài sản theo hình thức này là chi phí để được tài trợ khá cao do công ty không được hưởng phần chiết khấu như mua tài sản bằng tiền mặt. Nếu công ty không thực hiện được đúng tiến độ thanh toán, thì có nguy cơ bị mất quyền sở hữu tài sản vào đúng thời điểm kết thúc hợp đồng, mà đó là một món lời lớn đối với công ty bởi số tiền chuyển giao quyền sở hữu chỉ mang tính tượng trưng. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường có cạnh tranh, nhiều nhà kinh doanh cho thuê đã có sáng kiến hấp dẫn khách hàng bằng cách, tuy yêu cầu trả trước một phần vốn tài trợ ngay kỳ đầu tiên, nhưng chỉ trích một tỷ lệ nhất định để trả nợ, phần còn lại được coi là khoản tiền gửi của khách hàng. Tiền lãi từ khoản tiền gửi này sẽ được khấu trừ vào phí thuê mỗi kỳ do đó làm giảm chi phí của người thuê và vẫn đảm bảo an toàn cho sự giao dịch. Người bán ( người cho thuê) Người mua ( người thuê) - Chuyển giao quyền sử dụng cho người mua. - Nhận các khoản tiền trả góp với mức lãi suất tài trợ khá cao. - Bán được tài sản với mức rủi ro thấp. - Chuyển giao quyền sở hữu tài sản sau khi nhận đủ tiền trả góp. - Trả khoản tiền ban đầu chiếm khoảng 1/4- 1/3 giá trị tài sản. - Khấu hao tài sản phù hợp với lịch trình thanh toán. - Trả tiền mua tài sản với giá tương đương ở thời điểm kết thúc hợp đồng. - Nhận quyền sở hữu tài sản khi hợp đồng đáo hạn. 1.5.4. Thuê mua bắc cầu ( Leveraged Lease Contract) Khái niệm Thuê mua bắc cầu là một hình thức đặc biệt của thuê tài chính chỉ mới được phổ biến trong thời gian gần đây, xuất phát từ thực tế là các công ty Leasing có những hạn chế về nguồn vốn không đủ khả năng tự tài trợ cho khách hàng. Theo thể thức thuê mua này, người cho thuê đi vay để mua tài sản cho thuê- từ một hay nhiều người cho vay nào đó. Các bước tiến hành Người cho vay được hoàn trả tiền đã cho vay từ các khoản tiền thuê, thường do người thuê trực tiếp chuyển trả theo yêu cầu của người cho thuê. Sau khi trả hết món nợ vay, những khoản tiền thuê còn lại sẽ được trả cho người cho thuê. Theo luật pháp của một số quốc gia khoản tiền vay này không được vượt quá 80% tổng giá trị của tài sản tài trợ. Vật thế chấp cho khoản vay này là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà người thuê sẽ trả trong tương lai. Về phía người thuê, không có sự khác biệt trong mối quan hệ giao dịch với người cho thuê so với phương thức thuê mua thuần. Ưu, nhược điểm của hình thức thuê mua bắc cầu Ưu điểm Hình thức thuê mua này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng tài trợ ra khỏi phạm vi nguồn vốn của người cho thuê. Được sử dụng trong những giao dịch thuê mua đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn, chẳng hạn thuê nua một máy bay thương mại, tàu du lịch hoặc một tổ hợp sản xuất chuyên ngành lớn, ….. Nhược điểm Phạm vi hoạt động hẹp, chi phí sử dụng hình thức này cao hơn so với các hình thức khác. Nếu không thực hiện được đúng tiến độ thanh toán, thì có nguy cơ bị mất quyền sở hữu tài sản vào đúng thời điểm kết thúc hợp đồng. Người cho vay Người cho thuê Người thuê - Cấp tín dụng trung và dài hạn chiếm phần lớn giá trị tài sản cho thuê. - Nhận tiền trả nợ vay bằng tiền thuê do người thuê trả theo yêu cầu của người cho thuê. - Khoản cho vay được bảo đảm bằng tài sản và tiền thuê. - Sở hữu chủ tài sản cho thuê và nhận được sự miễn giảm thuế. - Mượn phần lớn giá trị tài sản và bảo đảm khoản nợ vay bằng cả tài sản cùng các khoản tiền cho thuê nó. - Trả nợ bằng tiền thuê tài sản, phần tiền thuê vượt số tiền vay được giữ lại. - Trả tiền thuê tài sản cho người cho thuê. - Ngoài ra không có sự khác biệt so với hình thức thuê mua thuần. 1.6. Lợi ích của cho thuê tài chính 1.6.1. Đối với nền kinh tế Trong bất cứ xã hội nào, nền kinh tế nào mà tìm được phương thức để người có vốn và người cần vốn gặp nhau hiệu quả, tối ưu thì xã hội đó, nền kinh tế đó sẽ phát triển. Bản chất của hoạt động cho thuê tài chính là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính cũng là một bộ phận của thị trường vốn, thị trường này diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính trung dài hạn theo những phương thức giao dịch nhất định. Như vậy, cho thuê tài chính hay thị trường cho thuê tài chính đã một góp một phần để giải quyết bài toán về vốn cho nền kinh tế. Cho thuê tài chính gắn chặt với việc trang bị và đổi mới máy móc, công nghệ và mở rộng sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất của các ngành công nghiệp vừa vào nhỏ thuộc khu vực dân doanh. Phát triển tốt thị trường cho thuê tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất của doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế. Đặc biệt thông qua hình thức cho thuê tài chính có thể thu hút một lượng vốn lớn từ dân cư qua các hình thức huy động vốn trung dài hạn hoặc liên doanh với nước ngoài để tạo ra kênh dẫn vốn từ bên ngoài vào cho nền kinh tế. 1.6.2. Đối với bên cho thuê Đối với bên cho thuê, việc ra đời và áp dụng phương thức tài trợ cho thuê tài chính không phải là loại hình thay thế các phương thức tài trợ cổ điển như cho vay trung và dài hạn bằng tiền, mà nó là hình thức tài trợ bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các định chế tài chính mở rộng khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đứng trên góc độ người cho thuê phương thức tài trợ này có một số lợi ích so với loại tài trợ khác như sau: Bên cho thuê với tư cách là sở hữu chủ về mặt pháp lý, vì vậy họ được quyền quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Trong trường hợp bên đi thuê không thanh toán tiền thuê đúng hạn thì bên cho thuê được thu hồi tài sản, đồng thời buộc bên đi thuê phải bồi thường các thiệt hại. Trong trường hợp bên đi thuê bị phá sản thì tài sản cho thuê tài chính không bị phát mãi, bên cho thuê thu hồi lại được. Đối tượng tài trợ được thực hiện dưới dạng tài sản cụ thể gắn liền với mục đích kinh doanh của  bên đi thuê, vì vậy mục đích sử dụng vốn được đảm bảo, từ đó tạo tiền đề để hoàn trả tiền thuê đúng hạn. 1.6.4. Đối với bên đi thuê Trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản khi vay vốn ở các ngân hàng thì việc có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã mở ra nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Ví dụ như: Ở Mỹ, người ta cho thuê xe hơi, máy bay, xe tải, tàu hoả, hoang tàu thuỷ và tàu thuỷ, máy vi tính, máy photocopy, máy fax,…Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Hiện nay, Vietnam Airlines đã thuê máy bay của TEAC, AirFrance,… Tuy nhiên vấn đề đặt ra là mặc dù có mặt đã lâu nhưng thực sự cho thuê tài chính là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Ít doanh nghiệp hiểu được rằng cho thuê tài chính là hình thức tài trợ tín dụng thông qua cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh. Đặc trưng của phương thức này là - đơn vị cho thuê là chủ sở hữu tài sản sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê, tức là người sử dụng tài sản được quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Điều này cũng nói lên việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản làm đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng. Thông thường đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo ( thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên. Ngoài ra, các công ty cho thuê tài chính có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản đó nếu doanh nghiệp thiếu vốn lưu động do đã tập trung vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Loại hình này rất thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vì với ưu điểm không phải thế chấp tài sản, các doanh nghiệp khi thuê tài chính không bị vướng thủ tục thế chấp tài sản nếu phải vay vốn ở các ngân hang Hoạt động cho thuê tài chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ, các doanh nghiệp có mức độ tín nhiệm thấp có được cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết để sử dụng. Thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay vì bớt được thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh. Giúp cho bên đi thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh, như ngành công nghiệp máy tính chẳng hạn. Hoạt động cho thuê tài chính sẽ tạo khả nâng dự trữ các nguồn tín dụng cho tương lai của doanh nghiệp cũng như giúp doanh nghiệp vượt qua được những giai đoạn khó khăn về tài chính trước mắt. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để kinh doanh. Bên cạnh đó một ưu điểm vô cùng quan trọng nữa của hình thức cho thuê tài chính đó là lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế. Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế. 1.7. Hạn chế và nguyên nhân 1.7.1. Hạn chế Thứ nhất, chủ thể tham gia thị trường CTTC chiếm một tỷ lệ rất thấp trong thị trường vốn (mới chỉ có 13 công ty CTTC); chưa có thói quen sử dụng dịch vụ CTTC( Nếu ở các nước đang phát triển, tỷ trọng của thị trường CTTC so với thị trường tín dụng vào khoảng từ 15 đến 20% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này chưa đạt tới 2%. Như vậy, cứ 100 doanh nghiệp thì chưa đến 2 doanh nghiệp sử dụng những tiện ích của CTTC) Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên (được thực hiện cuối năm 2007 ) đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại... Thứ hai, phương thức cho thuê và tài sản cho thuê chưa đa dạng, phong phú; tăng trưởng CTTC chưa tương xứng với tiềm năng. Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. 1.7.2. Nguyên nhân Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, biểu hiện ở quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, quy định về đối tượng khách hàng thuê tài chính, khoản 10 và khoản 11 Điều 20 của Luật các Tổ chức tín dụng. Hoạt động kinh doanh còn khá nhiều rủi ro, môi trường kinh tế đang có những tác động không thuận chiều với sự phát triển của hoạt động CTTC. Định giá tiền thuê, lãi suất cho thuê cao hơn so với các loại hình tài trợ vốn khác; phương pháp tính trả tiền thuê chưa linh hoạt. Năng lực cạnh tranh, quản lý kinh doanh của bên đi thuê chưa thích ứng với môi trường kinh tế nhiều biến động làm cho việc sử dụng tài sản thuê không có hiệu quả, vi phạm hợp đồng thuê tài chính. Mặt khác, quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều bất cập, sơ hở dẫn đến lừa đảo gây thiệt hại về tài chính cho công ty CTTC. Chưa hình thành thị trường mua bán máy móc, thiết bị đã qua sử dụng tại Việt Nam. Thủ tục vẫn còn nhiều công rườm rà. PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TIỄN 2.1. Thuê tài chính ở các doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1. Thực trạng Vấn đề vốn để khởi sự doanh nghiệp luôn là sự đau đầu của bất kỳ ai muốn bước chân vào thương trường. Bạn không có sẵn vốn để đầu tư vào những yếu tố như máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, tin học, viễn thông và các động sản khác ... hoặc để dành vốn vào mục đính kinh doanh khác. Cho thuê tài chính sẽ là kênh tín dụng hữu hiệu giúp bạn giải quyết những khó khăn đó. Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... Tại Việt Nam nghiệp vụ cho thuê tài chính hay còn gọi là tín dụng thuê mua đã được ngân hàng NN-VN cho áp dụng thí điểm bởi quyết định số 149/QĐ - ngân hàng5 ngày 17/5/1995. Đến ngày 02/05/2001, chính phủ đã ban hành Nghị định 16/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính. Trước đây, ở nước ta một số thiết bị với số vốn lớn mà trong nước không thể sản xuất được như máy bay, tàu thuỷ có trọng tải lớn, chúng ta đã áp dụng phương thức này với các nhà sản xuất hoặc nhà cho thuê nước ngoài. Cho đến nay đã có hàng chục công ty cho thuê tài chính ra đời và hoạt động. Qua thời gian thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam cho thấy những lợi ích mà nghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại là rất lớn, nó làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu tư dài hạn vào máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận với thiết bị và công nghệ hiện đại; cho thuê tài chính tỏ ra rất thích hợp đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây chuyền công nghệ sản xuất các doanh nghiệp mới thành lập. Có thể nói, cho thuê tài chính là một thị trường đầy tiềm năng ở nước ta. Song một sự thật là nghiệp vụ cho thuê tài chính chưa phát triển ngang tầm với những ưu thế vốn có của nó. Còn nhiều bất cập trong cơ chế chính sách và điều hành thực tiễn, còn bế tắc trong thị trường đầu ra. Chủ thể tham gia: Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2008 thì chỉ có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động chính thức trên thị trường thuê mua ở Việt Nam Vốn điều lệ của các công ty cho thuê tài chính trung bình chỉ khoảng 150 tỷ. Các chủ thể có nhu cầu thuê tài chính trên thị trường cho thuê tài chính là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh,... và cá nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, thực tế thì khách hàng đi thuê chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải và xây dựng. Hàng hóa trên thị trường cho thuê tài chính: Thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Hiện nay, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế. Máy móc, thiết bị của một ngành khác được tài trợ bằng phương thức thuê tài chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế. Đánh giá thực trạng hàng hoá CTTC tại Việt Nam: Chiến lược khách hàng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, thị trường đầu ra ổn định, có khả năng quản lý và tiềm năng phát triển tốt. Việc đầu tư dưới hình thức CTTC ngày càng được mở rộng ở tất cả các lĩnh vực như giao thông vận tải, xây dựng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, bệnh viện, nông nghiệp,…Tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị… có chất lượng và mức độ công nghệ có trình độ trung bình, dây chuyền công nghệ cao và máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến còn chiếm một tỷ trọng thấp trong hoạt động cho thuê của các công ty CTTC. Các công ty CTTC chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản. Phương thức cho thuê tài chính: Tuy có nhiều phương thức giao dịch cho thuê tài chính nhưng trên thị trường cho thuê tài chính Việt Nam hiện nay phổ biến có 3 phương thức: Phương thức giao dịch CTTC 3 bên. Phương thức giao dịch CTTC 2 bên. Phương thức giao dịch mua và cho thuê lại Giá cả cho thuê tài chính: Giá cả CTTC hiện nay thường cao hơn so với các loại hình tín dụng khác, chưa hấp dẫn được các khách hàng thuê. Lãi suất CTTC cao hơn so với lãi suất cho vay trung dài hạn từ 20% đến 25% và cao hơn 10% nếu tài sản được mua sắm trực tiếp từ nhà sản xuất. 2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân Hạn chế Thứ nhất, chủ thể tham gia thị trường CTTC chiếm một tỷ lệ rất thấp trong thị trường vốn; chưa có thói quen sử dụng dịch vụ CTTC. Theo một cuộc khảo sát ngẫu nhiên (được thực hiện cuối năm 2007 ) đối với 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau thì hơn 70% số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính; gần 20% hoàn toàn không biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu cho thuê tài chính như hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ cho thuê tài chính, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ cho thuê tài chính mang lại... Thứ hai, phương thức cho thuê và tài sản cho thuê chưa đa dạng, phong phú; tăng trưởng CTTC chưa tương xứng với tiềm năng. Giá cho thuê (gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm...) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp... thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Nguyên nhân Môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ, biểu hiện ở quy định lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, quy định về đối tượng khách hàng thuê tài chính, khoản 10 và khoản 11 Điều 20 của Luật các Tổ chức tín dụng. Hoạt động kinh doanh còn khá nhiều rủi ro, môi trường kinh tế đang có những tác động không thuận chiều với sự phát triển của hoạt động CTTC. Định giá tiền thuê, lãi suất cho thuê cao hơn so với các loại hình tài trợ vốn khác; phương pháp tính trả tiền thuê chưa li

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tiểu luận môn Quản trị tài chính doanh nghiệp- Thuê tài chính – Lý thuyết và thực tiễn.doc
Tài liệu liên quan