Tiểu luận Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập

MỤC LỤC

• LỜI MỞ ĐẦU: 3

• MỤC LỤC:. 4

• THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP:. .5

I/ Thực trạng thuế XNK ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO:. .6

• Tổng quan:. . .6

• Những chính sách của Nhà nước:. .6

• Những mặt tích cực: . .7

• Những mặt hạn chế:. . 8

• Sơ hở trong chính sách ưu đãi và miễn giảm thuế của Nhà nước: 8

• Khâu quản lý khai báo và thu thuế còn chưa hiệu quả:.10

• Mức thuế suất còn khá cao :. . 11

• Một số cải cách về thuế XNK trên tiến trình gia nhập WTO:. .12

II/ Những đổi mới thuế XNK sau khi Việt Nam gia nhập WTO:. . .20

• Đổi mới trong các chính sách của Nhà nước:. .20

• Khung thuế xuất nhập khẩu 2008:. . .23

• Thành công của những đổi mới:. . .28

• Những mặt còn hạn chế trong các chính sách đổi mới:. .30

• Ví dụ về thuế nhập khẩu ô tô có ảnh hưởng đối với tiêu dùng: .34

III/ Thuế XNK ở Việt Nam trong tương lai sẽ như thế nào?. 44

• KẾT LUẬN:. . 48

 

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10424 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Thời kỳ thứ ba: từ sau khủng hoảng đến nay, chính phủ đã có những điều chỉnh có tính chủ động hơn để khắc phục khủng hoảng và tránh đồng Việt Nam bị định giá quá cao. Chính sách tỷ giá như trên đã có tác động tích cực đến ngoại thương, đặc biệt đối với lĩnh vực xuất khẩu. Đồng tiền đã được định giá ngày càng sát với giá trị thực của nó. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái như hiện nay vẫn cần phải có sự điều chỉnh hơn nữa, tiến tới tự do hoá tỷ giá trong giai đoạn sớm nhất. Hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu cho nông nghiệp: Hiệp định nông nghiệp của WTO yêu cầu các nước phải giảm các hình thức trợ cấp bóp méo thương mại. Hiệp định nông nghiệp của WTO đã chia trợ cấp thành 4 nhóm: trợ cấp hộp xanh lơ, trợ cấp hộp xanh lá cây, trợ cấp hộp vàng và trợ cấp hộp đỏ. Trợ cấp thuộc diện hộp xanh lơ và xanh lá cây là các biện pháp trợ cấp được phép mà không phải chịu sự điều chỉnh. Trợ cấp hộp vàng ảnh hưởng đến thương mại, phải ràng buộc và cam kết điều chỉnh. Trợ cấp hộp đỏ bị cấm và phải loại bỏ khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Ở Việt Nam, trợ cấp hộp vàng trước kia được sử dụng để hỗ trợ nông phẩm thông qua Quỹ bình ổn giá. Gần đây, Quỹ này được đổi tên là Quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Tổng trợ cấp tính gộp hàng năm của Việt Nam trong thời kỳ 1996-1998 là khoảng 1.644,84 tỷ VND. Gạo, đường, thịt lợn, bông, gia súc, gia cầm, dứa là những đối tượng được hưởng những khoản trợ cấp này. Tuy nhiên, lượng tiền hỗ trợ này của Việt Nam được WTO coi là thấp, chưa cần phải cắt giảm trong giai đoạn hiện nay. Bảng 1: Mức thưởng theo kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng năm 2002 Mặt hàng Mức thưởng (đ/USD) Mặt hàng Mức thưởng (đ/USD) Gạo các loại 180 Cà phê nhân 220 Thịt lợn sữa 280 Cà phê hoà tan, cà phê bột 100 Thịt lợn miếng 900 Rau quả hộp 400 Thịt gia súc, gia cầm 100 Rau quả tươi, sấy khô và sơ chế 100 Chè 220 Lạc nhân 100 Hạt tiêu 100 Hạt điều 100 Thủ công mỹ nghệ 100 Hàng mây tre lá 100 Đồ nhựa 100 Hàng cơ khí 100 Việt Nam vẫn đứng trước những khó khăn lớn về thuế XNK cần giải quyết. Trong chính sách phát triển kinh tế theo định hướng xuất khẩu, Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn. Tốc độ tăng trưởng XNK trong giai đoạn 1991-2000 là 18,4%, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của GDP 2,6 lần. Xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm đã qua chế biến tăng nhanh (từ 8% năm 1991 lên 31,4% năm 2002). Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu được dựa vào việc khai thác các nguồn lực tương đối dễ dàng, cần ít vốn đầu tư, hoặc cần đến vốn đầu tư của bên ngoài (FDI), và gắn liền với việc phát triển nông nghiệp, nông thôn như gạo, cà phê, thuỷ sản, dệt may, dầu thô, điện tử... Tuy nhiên, trong thực tế, mô hình thương mại của Việt Nam trong thời gian qua có xu hướng nghiêng về thay thế nhập khẩu. Nhà nước đã khuyến khích đầu tư phát triển các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu và đa số các dự án FDI được phê duyệt là giành để sản xuất các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa. Năm 1997, số ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu được nhà nước tập trung đầu tư là 11 ngành, trong khi số ngành công nghiệp hướng vào xuất khẩu là 3 ngành. 9 tháng đầu năm 2002, con số này tương ứng là 18 ngành và 2 ngành. Năm 2002, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt 5,1%/năm trong khi tăng trưởng nhập khẩu đạt 10,8%/năm. Trong xu thế giá cả thế giới ngày càng giảm sút, xuất khẩu hàng hoá của Việt nam có nguy cơ càng sản xuất nhiều càng thua lỗ nặng. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ lệ khá lớn cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến mô hình thương mại của Việt nam trong thời gian qua. Xu hướng bảo hộ mậu dịch đi ngược với định hướng chiến lược trong thời gian qua có nguy cơ đẩy Việt Nam đi vào thua thiệt khi tiến hành tự do hoá thương mại theo quy định của WTO. Bảng 2: Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu với tăng trưởng kinh tế (%) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Xuất khẩu 33,2 26,6 1,9 23,3 25,5 3,8 5,1 Nhập khẩu 36,6 4,0 -0,8 2,1 33,2 3,4 10,8 GDP 9,34 8,15 5,76 4,77 6,79 6,8 7,0 Nguồn: Niên giám thống kê 2002 Ngoài ra, mức thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam còn cao. Điều này có tác dụng bảo hộ các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp non trẻ trong nước, tuy nhiên đã làm cho biểu thuế của Việt Nam phức tạp, chồng chéo, khó quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trốn thuế, lậu thuế. Ngoài ra, việc áp dụng tính giá tính thuế tối thiểu như hiện nay của Việt Nam chưa phù hợp với những quy định của WTO. Hiện tại, chúng ta vẫn sử dụng các công cụ phi thuế quan như cấm, tạm ngưng, hạn ngạch, chỉ tiêu, giấy phép không tự động, phụ thu ... và những công cụ này sẽ phải cắt giảm và tiến tới xoá bỏ khi gia nhập WTO. II/ Những đổi mới thuế XNK sau khi Việt Nam gia nhập WTO Đổi mới trong các chính sách của Nhà nước: Thực hiện các chính sách về thương mại hàng hóa: thương mại không phân biệt đối xử, tự do hóa thương mại, cạnh tranh công bằng, chính sách minh bạch và một số ngoại lệ. Về thương mại không phân biệt đối xử, thực hiện đối xử tối huệ quốc (MFN) tức là đối xử bình đẳng giữa hàng hóa xuất khẩu từ các nước thành viên WTO liên quan đến thuế xuất, nhập khẩu, thuế nội địa, qui định liên quan đến XNK và bán hàng trong nước. (Ngoại lệ: Khu vực mậu dịch tự do, GSP).Chính sách đối xử quốc gia (NT): đối xử bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu tương tự về chính sách thuế nội địa, các qui định liên quan đến bán hàng trong nước. Về tự do hóa thương mại, cấm áp dụng hạn chế định lượng XNK (VD: cấm nhập khẩu, hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu tùy ý. Sau khi gia nhập WTO, không được tăng thuế nhập khẩu lên cao hơn mức đã ràng buộc ở Biểu cam kết thuế. Về thương mại công bằng, cấm áp dụng trợ cấp dựa vào thành tích xuất khẩu hoặc sử dụng hàng nội địa thay cho hàng nhập khẩu; áp dụng thuế đối kháng khi hàng nhập khẩu được trợ cấp gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu; áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu được bán phá giá gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra còn có các biện pháp tự vệ và những quy định về doanh nghiệp thương mại Nhà nước. Thực hiện những cam kết đa phương và những cam kết về việc mở cửa thị trường: cam kết cắt giảm thuế quan, cam kết về hạn ngạch thuế quan, cam kết mở của thị trường dịch vụ,… Trước hết là cam kết về quyền kinh doanh XNK, quy định: Doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như doanh nghiệp và cá nhân VN kể từ khi gia nhập (trừ một số trường hợp cụ thể); được đăng ký quyền XNK tại VN mà không cần có hiện diện; có quyền nhập khẩu (không bao gồm quyền phân phối) tức là được nhập khẩu hàng hóa và bán cho doanh nghiệp, cá nhân có quyền phân phối ở Việt Nam. Về thuế nội địa, Việt Nam cam kết: trong vòng 3 năm kể từ khi gia nhập WTO: áp dụng một mức thuế tuyệt đối hoặc phần trăm thuế TTĐB thống nhất với rượu trên 20 độ cồn, một mức thuế phần trăm thuế TTĐB với bia. Về hạn chế số lượng hàng nhập khẩu, cam kết: không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu; xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với xe máy phân khối lớn (31/5/2007), ô tô cũ sản xuất 5 năm trở lại nhưng đánh thuế nhập khẩu cao, thuốc lá điếu, xì gà, các sản phẩm chứa phần mềm mã hóa lưu thông rộng rãi trên thị trường; chỉ kiểm duyệt nội dung văn hóa phẩm ở lô hàng nhập khẩu đầu tiên. Về việc xác định trị giá tính thuế nhập khẩu, áp dụng Hiệp định về xác định trị giá tính thuế của WTO (CVA) kể từ khi gia nhập: lấy giá trị để tính thuế nhập khẩu theo giá trị giao dịch thực tế; bỏ bảng giá tối thiểu,… Chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, bãi bỏ trợ cấp nông nghiệp (về trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hóa). Đối với các đặc khu kinh tế: tuân thủ các nguyên tắc của WTO và cam kết về trợ cấp bị cấm, thuế nội địa, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại trong các đặc khu này: các doanh nghiệp sẽ không cần phải đáp ứng các điều kiện về xuất khẩu hay tỷ lệ nội địa hóa khi đầu tư vào các khu này; hàng hóa khi nhập vào và xuất ra khỏi các khu này sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định (về thuế, về thủ tục hải quan v.v.) theo đúng các quy định của WTO và cam kết của Việt Nam. Những cam kết về thuế quan: những điều chỉnh về biểu thuế nhập khẩu MFN, cắt giảm thuế quan theo ngành (cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của một ngành); áp dụng hạn ngạch thuế quan với nông sản (dưới mức hạn ngạch: thuế suất thấp, trên mức hạn ngạch: thuế suất cao), bảo đảm việc áp dụng, phân bổ và quản lý hạn ngạch thuế quan một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân thủ theo đúng các quy định của WTO. Khung thuế xuất nhập khẩu 2008: Theo Bộ Tài chính, hiện nay các nước ASEAN đã xây dựng và thống nhất áp dụng Danh mục AHTN 2007 làm cơ sở để xây dựng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. VN cũng đã áp dụng Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới từ ngày 1/1/2008. Theo đó, Biểu khung thuế xuất khẩu mới được xây dựng nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu hạn chế xuất khẩu những sản phẩm thô, khuyến khích sử dụng nguyên liệu để tái chế và về cơ bản vẫn giữ nguyên khung thuế suất với hầu hết các nhóm hàng chịu thuế. Khung thuế suất trần của một số nhóm hàng được điều chỉnh tăng lên là dầu mỏ (từ 0-8% lên 0-20%); than đá (từ 0-5% lên 0-20%); quặng kim loại (từ 0-3%; 0-5% và 5-20% lên thành 0-20%) nhằm định hướng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô và tập trung cho sản xuất trong nước là chính. Các mặt hàng được giảm thuế suất trần và sàn là nhóm hàng phế liệu sắt thép (từ 30-40% xuống 10-30%); phế liệu kim loại màu (từ 40-50% xuống còn 10-40%) để phù hợp với cam kết gia nhập WTO. Trên cơ sở Biểu khung thuế nhập khẩu gồm 1.221 nhóm mặt hàng hiện hành, Bộ Tài chính đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi với 10.680 dòng thuế chi tiết và theo cam kết WTO, VN ràng buộc với toàn bộ biểu thuế này. Hầu hết các mặt hàng thuộc nhóm có thuế suất cam kết thấp hơn mức trần, chỉ một số mặt hàng có mức cam kết thấp hơn mức thuế sàn của khung thuế suất. Do đó, Biểu khung thuế nhập khẩu ưu đãi mới sẽ giảm mức thuế suất trần khung của 1.149 nhóm hàng (chiếm 94%) để phù hợp với cam kết WTO và những nhóm hàng mà mức khung thuế suất hiện hành đang cao hơn nhiều so với thực tế áp dụng. Giảm mức thuế suất sàn khung của 202 nhóm hàng (chiếm khoảng 16,5% trong Biểu khung) để thực hiện cam kết gia nhập WTO và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu trong điều kiện thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời góp phần giảm thuế đầu vào đối với những nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Mức sàn khung của 1.019 nhóm hàng khác vẫn được giữ nguyên. Cũng theo Bộ Tài chính, biểu khung thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng để đảm bảo phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta cần phải sửa đổi. Trước hết, vì theo cam kết gia nhập WTO, hầu hết các mức thuế của những mặt hàng trong Biểu thuế NK ưu đãi đều thấp hơn mức trần của khung và nhiều mặt hàng có mức thuế suất cam kết thấp hơn mức sàn của khung. Do đó, để phù hợp với cam kết, chúng ta phải hạ các mức thuế suất trần và sàn. Thứ hai, từ năm 2008, VN phải thực hiện Danh mục Biểu thuế chung ASEAN mới (AHTN 2007) đã được các nước xây dựng trên Hệ thống mô tả và mã hàng hóa HS2007 của Tổ chức Hải quan thế giới, trong đó mô tả của nhiều nhóm mặt hàng đã được thay đổi so với Danh mục biểu thuế mà chúng ta đang áp dụng. Ngoài ra, Biểu khung thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi mới cũng được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo thực hiện chính sách bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện và thời hạn; ổn định khung thuế suất đối với những nhóm mặt hàng đang được thực hiện có hiệu quả và phù hợp với cam kết quốc tế. Tháng 5/2008, Bộ Tài chính cân nhắc phương án giảm thuế nhập khẩu từ mức 15% xuống 5 hoặc 0% đối với mặt hàng xăng dầu phục vụ lĩnh vực hàng không, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà vận chuyển trong bối cảnh giá thế giới không ngừng tăng cao. Theo Bộ Tài chính, giá nhiên liệu thế giới liên tục tăng cao trong thời gian qua khiến các hãng vận tải hàng không như Vietnam Airlines, Pacific Airlines... bị lỗ trên các chuyến nội địa. Trong khi đó thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu phục vụ hàng không vẫn giữ nguyên thuế suất nhập khẩu 15% trong nhiều năm qua. Một quan chức Bộ Tài chính cho hay trong lúc Chính phủ yêu cầu các đơn vị này tiếp tục giữ giá vé, đồng thời khống chế mức giá trần cho các trục bay nội địa là 1,7 triệu đồng, giảm thuế nhiên liệu đầu vào là việc làm tốt nhất có thể nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Các mức thuế đang được xem xét và ban hành trong thời gian sớm nhất. Tháng 6/2008, Bộ Công Thương có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế nhập khẩu đối với xe máy phân khối lớn, mỹ phẩm, điện thoại di động và rượu. Riêng mặt hàng ôtô con được đề nghị nâng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 50% lên 60-70%. Đối với mặt hàng mỹ phẩm, Bộ Công Thương cho biết, hiện nay kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này không lớn, khoảng 27 triệu USD trong qúy I, tăng trên 17% so với cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, đây là nhóm hàng đã có sản xuất trong nước, không phải là hàng tiêu dùng thiết yếu, không khuyến khích nhập khẩu. Vì vậy, Bộ Công Thương đề nghị điều chỉnh thuế đối với mỹ phẩm bình thường sẽ tăng từ 15-30% lên 20-40%; chế phẩm dùng cho tóc tăng từ 15-32% lên 30-35%; chế phẩm dùng cho răng, miệng có tăng từ 30% lên 40%. Đối với điện thoại di động, theo Bộ Công Thương, quý I, kim ngạch nhập khẩu điện thoại di động khoảng 273 triệu USD, trong đó trên 50% nhập khẩu từ Trung Quốc (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%), khoảng 17% nhập khẩu từ các nước ASEAN và Hàn Quốc (thuế suất ưu đãi đặc biệt 5%), trên 31% còn lại được nhập khẩu từ các nước khác với mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành 5%. Với tốc độ nhập khẩu hiện nay, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này cả năm 2008 có thể lên đến 1,2-1,3 triệu USD. Việc hạn chế nhập khẩu mặt hàng này gặp khó khăn do đã cam kết dành ưu đãi thuế quá mạnh (0% và 5%) cho một số thị trường hết sức cạnh tranh là Trung Quốc và Hàn Quốc. Để hạn chế nhập khẩu từ các thị trường còn lại với thị phần khoảng 30%, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi từ mức 5% hiện hành lên 8% là mức trần cam kết theo lộ trình trong WTO. Ngày 4/8/2008, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã gửi công văn mời các doanh nghiệp và hiệp hội tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi khung thuế xuất khẩu. Dự thảo này do Bộ Tài Chính đưa ra. Theo đó, tăng mức trần thuế xuất khẩu hàng loạt mặt hàng như gạo, dầu thô, sắt thép... để khi cần thiết thì Bộ Tài Chính có thể áp dụng mức thuế trần mới. Đồng thời, nhiều mặt hàng hiện không chịu thuế xuất khẩu sẽ được đưa vào biểu thuế này để đánh thuế như phân bón, một số khoáng sản, vàng bạc... Mức sàn thuế xuất khẩu hầu như không thay đổi. Ngày 6/10/2008, Bộ Tài chính đã quyết định giảm thuế xuất khẩu thép xuống 5%, áp dụng cho các tờ khai hải quan kể từ ngày 7/10/2008. Theo Quyết định  số 84/2008/QĐ-BTC về việc sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng sắt thép không hợp kim của biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành ngày 6/10, thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắt, thép thuộc phân nhóm 7204.50.00.00 và thuộc các nhóm 7206 và 7207 từ 10% (quy định tại Quyết định số 64/2008/QĐ-BTC ngày 1/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) được điều chỉnh xuống còn 5%. Thành công của những đổi mới Đầu tiên phải nói đến chính là vị thế thành viên WTO sẽ giúp chúng ta tăng cường trao đổi thương mại, tăng lượng FDI (đầu tư nước ngoài) chảy vào Việt Nam. Nếu nhập khẩu tăng sẽ dẫn đến việc làm giảm, còn xuất khẩu tăng kéo theo số lượng việc làm được tạo ra sẽ nhiều hơn và Việt Nam cần có chính sách tăng cường xuất khẩu, tận dụng những cơ hội mà WTO mang lại. Ngoài ra, xét trên một khía cạnh nào đó, thì nhập khẩu cũng đóng vai trò như một động lực không kém phần quan trọng tạo thêm nhiều việc làm mới. Nhập khẩu là kênh nhập đầu vào cho nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của chúng ta. Trên thực tế, ngành dệt may và da giày, hai ngành thu hút rất nhiều lao động hiện phải nhập 70% đến 80% nguyên liệu, nếu không có số nguyên liệu này, họ không thể hoạt động, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu và tất yếu công nhân sẽ bị đẩy ra đường. Bên cạnh đó ta còn nhập khẩu nhiều loại máy móc vật tư, tạo tiền đề cho nhiều ngành doanh nghiệp sản xuất phụ tùng thay thế hàng nhập khẩu. Nếu nhập khẩu hiệu quả sẽ góp phần nuôi dưỡng nền kinh tế. Thứ hai, gia nhập WTO chúng ta có thể thâm nhập vào thị trường nông sản thế giới (có kim ngạch tới 548 tỷ USD/ năm). Nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất, nhiều hàng rào phi thuế quan sẽ được bãi bỏ. Người nông dân nước ta cũng sẽ được lợi từ việc chuyển đổi các bí quyết công nghệ nhằm năng cao hiệu quả sản xuất. Công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia sẽ được du nhập vào nước ta. Mức tăng trưởng xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam đã đạt mức 4,3% hàng năm, dự kiến kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản sẽ đạt tới 9-19 tỷ USD vào năm 2010. Gia nhập WTO nông dân sẽ được tiếp cận thị trường nhiều hơn do nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trên thế giới. Nông dân sẽ biết được từng lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu, khi nào mặt hàng nào có thuế bằng 0% để định hướng phát triển theo tinh thần cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ đem lại cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản, từ đó mà nâng cao được năng lực cạnh tranh của các sản phẩm. Dưới sức ép của luồng hàng nhập khẩu mạnh mẽ, các doanh nghiệp chế biến hàng nông lâm thủy sản buộc phải phấn đấu vươn lên để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Thứ ba, việc gia nhập WTO giúp ta được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thứ tư, thị trường xuất khẩu sẽ ngày càng được ổn định do có nhiều thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường. Chúng ta có thể dự báo được thị trường cho hàng xuất khẩu dài hạn trong tương lai và tạo ra mối quan hệ thương mại chắc chắn hơn, góp phần tạo thuận lợi cho việc hoạch định các chính sách về đầu tư và phát triển sản xuất công - nông nghiệp, giảm thiểu những rủi ro trong thương mại quốc tế. Những mặt còn hạn chế trong các chính sách đổi mới Thứ nhất, việc giảm thuế suất nhiều mặt hàng gây ảnh hưởng lớn tới nguồn thu của chính phủ từ thuế. Kể từ khi làm đơn gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi chính sách thuế quan trong thương mại hàng hoá, trong đó có hàng hoá công nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của WTO. Là thành viên chính thức WTO, Việt Nam sẽ phải tiến hành giảm thuế quan và ràng buộc tất cả các dòng thuế (mức trung bình của các nước đang phát triển là 12,3%). Đồng thời phải dỡ bỏ các hàng rào phi thuế (hạn ngạch, giấy phép, các thủ tục hải quan, trợ cấp, đầu mối, tiêu chuẩn kỹ thuật...) trong một thời hạn nhất định, tuỳ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể theo cam kết. Ước tính sơ bộ, tác động trực tiếp từ việc cắt giảm thuế suất và phí theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ làm tổng thu thuế nhập khẩu vào ngân sách giảm đến 10%. Ngân sách nhà nước hiện nay phụ thuộc vào ba khoản thu chủ yếu: xuất nhập khẩu (chiếm 25% ngân sách); thu từ xuất khẩu dầu thô (cũng khoảng 25%); còn lại là thu nội địa. Nhưng khoản thu thứ ba này cũng đang giảm dần do chính sách thuế liên tục được thay đổi để thực hiện các cam kết với WTO.Tính toán của ngành tài chính cho thấy ảnh hưởng giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ vào khoảng 308,9 triệu Đôla Mỹ trong khoảng năm năm sau khi gia nhập WTO. Con số này tương đương 4.800 tỉ đồng, tức Việt Nam sẽ bị giảm thu khoảng 1.000 tỉ đồng mỗi năm (tương đương 6-10% số thu thuế nhập khẩu hàng năm). Ngoài ra, mối lo ngại trên còn được “nhân đôi” khi việc cắt giảm thuế và tham gia các khu vực mậu dịch tự do sẽ ảnh hưởng đến ngân khố Việt Nam nặng hơn so với các nước có điều kiện tương đương Việt Nam (25% so với 13% ở nước khác).  Bên cạnh đó, số thu từ kinh tế quốc doanh cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Tại hội nghị ngành tài chính mới diễn ra gần đây, Bộ Tài chính cho biết thu ngân sách sáu tháng đầu năm chỉ đạt 48,8% kế hoạch so với 53,3% năm 2005 và 54,6% năm 2004. Tính đến ngày 30-6-2006, nợ thuế và nợ phạt thuế nội địa đã lên đến khoảng 3.600 tỉ đồng, trong đó có tới 1.420 tỉ không có khả năng thu được. Nợ thuế XNK khoảng 2.700 tỉ đồng, trong đó 800 tỉ không có khả năng thu hồi. Trong khi đó, theo kế hoạch Bộ Tài chính trình Chính phủ, dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2007 phải phấn đấu đạt trên 22% so với GDP. Thứ hai, việc cắt giảm mức thuế quan sẽ làm cho lượng hàng hoá nhập khẩu tràn vào Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chuẩn bị trước tinh thần này, không nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm thì doanh nghiệp Việt Nam ngay cả trong ngành có lợi thế trước đây cũng có thể thất bại ngay trên chính sân nhà. Khi ta gia nhập WTO với việc thay đổi mức thuế suất, ngành dệt may cũng phải đương đầu với sức cạnh tranh mạnh mẽ từ nước ngoài. Hiện thuế nhập khẩu vải là 40%, sản phẩm may mặc là 50%. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, mức thuế đối với sản phẩm may mặc sẽ giảm xuống còn 15%. Các doanh nghiệp trong nước không tránh khỏi mệt mỏi đối phó với hàng nhập khẩu từ nhiều nước khác, nhất là hàng giá rẻ của Trung Quốc. Thiết bị lạc hậu dẫn đến chất lượng vải trong nước không ổn định, khiến các doanh nghiệp may trong nước không dám đặt hàng và bắt buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu. Hậu quả khả năng cạnh tranh giảm sút so với các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Giá gia công hàng Trung Quốc rẻ hơn của Việt Nam từ 10-15% do nguồn nguyên phụ liệu trong nước rẻ. Thuận lợi về chi phí thấp nay lại cộng thêm sự thông thoáng của thuế quan khiến cho hàng nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam. Thị trường nông nghiệp của các nước phát triển vẫn được bảo hộ cao sự duy trì các biện pháp trợ cấp được ngụy trang khéo (các biện pháp trợ cấp được phép sử dụng); thị trường dệt may vẫn chịu sự chi phối của các hạn ngạch và thời gian xoá bỏ các hạn ngạch là rất dài. Các nước WTO sẽ áp dụng những quy định chặt chẽ hơn về trợ cấp xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu với hàng nông sản. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho Việt Nam, bởi ta đang trợ cấp xuất khẩu 4 mặt hàng gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả đóng hộp, và đang mở rộng sang những mặt hàng khác. Trên lĩnh vực công nghiệp nặng, do thuế xuất khẩu còn ở mức cao nên việc xuất khẩu ra nước ngoài bị chững lại. Do tiêu thụ thép chậm, tồn kho sản phẩm lớn, các công ty cán thép tạm ngừng mua phôi, các công ty sản xuất phôi thép không bán được ở trong nước nhưng cũng không thể xuất khẩu để thu hồi vốn vì thuế suất thuế xuất khẩu tới 20%. Một số công ty đã ngừng sản xuất từ đầu tháng 9/2008 như Việt Ý, Natsteel, Vạn Lợi hoặc sản xuất cầm chừng như Việt Hàn, Việt Nhật, Hòa Phát, Thép Việt ... Việc điều chỉnh thuế tăng cao và quá nhanh nhưng khi hạ thì rất dè dặt sẽ đưa doanh nghiệp sản xuất phôi thép đến chỗ bế tắc, buộc phải dừng sản xuất vì không thể giải quyết được khó khăn tài chính. Thứ ba, những thay đổi trong thuế XNK còn đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản,…dẫn đến chảy máu tài nguyên quốc gia. Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải tuân theo Thỏa thuận chung về trợ cấp và các biện pháp chống phá giá (GASCM) liên quan đến xóa bỏ chế độ hai giá (giá nội địa và giá quốc tế) mang tính phân biệt. Khi đó nếu Việt Nam có trợ giá hoặc tăng thuế xuất khẩu những mặt hàng có nguồn gốc từ tài nguyên không phục hồi nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên quốc gia thì cũng dễ dẫn đến vi phạm thỏa thuận này. Đến lúc đó, thuế suất xuất khẩu sẽ giảm và tạo điều kiện thuận lợi để những tài nguyên quý giá của quốc gia chảy ra nước ngoài. Hơn nữa, cơ chế thuế quan thông thoáng làm nảy sinh ý nghĩ rằng cơ hội buôn bán không minh bạch gia tăng. Đây chính là thuận lợi cho buôn lậu khoáng sản, gỗ và nhiều tài nguyên quý giá khác. Nạn buôn lậu đang nổi lên tình trạng khai thác và xuất lậu quặng than đi Trung Quốc ở một số tỉnh phía bắc như Cao Bằng, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc..., trong đó đặc biệt là tình hình xuất lậu than đi Trung Quốc đang diễn ra phổ biến trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh... Tương tự, mỗi ngày hàng chục tấn quặng mangan được khai thác ở Cao Bằng và chuyển lậu qua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL7900I M7902 2727846U.doc
Tài liệu liên quan