Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay

Theo 1 cuộc điều tra của trang báo điện tử dantri.com.vn về hiệu quả làm việc của hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật, có đến 934/1326 (chiếm 70,4%) ý kiến cho rằng các hoạt động đó hoạt động yếu kém. Đây là thực trạng đáng báo động về chất lượng công tác phòng, chống vi phạm pháp luật hiện nay.

Đã ai tự hỏi tại sao số người vi phạm luật giao thông ngày một tăng lên, đã ai hỏi tại sao Vê-đan vô tư xả nước thải chưa qua xử lý hàng chục năm liền mà không bị xử lý, đã ai hỏi tại sao đại úy Vũ Xuân Trường – đội trưởng đội phòng chống ma túy Bộ Công an lại cầm đầu đường dây buôn bán ma túy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất đó là sự quản lí lỏng lẻo của cơ quan chức năng, sự thiếu kiên quyết trong xử lý, là chế tài xử phạt quá nhẹ nhàng, là sự thoái hóa, biến chất của một số người trong hàng ngũ nhà nước Trong luận án của thầy Phái cũng có ví dụ về việc cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng lại không bảo vệ dân, khi dân kiện “quan” thì dân nắm chức phần thua, là chuyện nực cười kiểu châu chấu đá xe con số đưa ra là các vụ “quan” bị dân kiện chỉ có 2% được đưa ra xét xử và hầu hết dân thua kiện (năm 2002).

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Để tìm hiểu nguyên nhân thực trạng vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, trước hết ta cần phải hiểu thế nào là pháp luật và thế nào là vi phạm pháp luật. - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. - Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thực tế vấn đề vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, tình hình phạm tội đang ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn… Báo cáo 6 tháng đầu năm 2008, cả nước xảy ra 25.741 vụ tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, tăng 728 vụ so với cùng kỳ năm 2007. Có 18.816 vụ phạm tội về trật tự xã hội được điều tra khám phá, đạt tỷ lệ 73,1%, bắt giữ, xử lý 25.102 đối tượng, triệt phá 1.975 băng nhóm lưu manh chuyên nghiệp - 6.585 đối tượng (228 ổ nhóm cưỡng đoạt, 239 ổ nhóm cướp giật, 30 ổ nhóm lừa đảo, 881 ổ nhóm trộm cắp). Phát hiện, bắt 3.288 vụ cờ bạc, 15.467 đối tượng; 386 vụ mại dâm, xử lý 1.715 đối tượng... phát hiện 5.900 vụ phạm tội kinh tế, tham nhũng và môi trường, thiệt hại 855 tỷ đồng (giảm 50 vụ so với cùng kỳ), trong đó tham ô 125 vụ; cố ý làm trái 172 vụ; lừa đảo 117 vụ; buôn lậu 3.642 vụ; buôn bán hàng cấm 252 vụ; các loại tội phạm xâm phạm tài nguyên, môi trường 352 vụ... (theo vietnamnet.vn) Một vài con số thống kê đơn giản đủ làm cho chúng ta giật mình về thực trạng tội phạm hiện nay, vậy nguyên nhân do đâu mà tình hình vi phạm pháp luật lại tiến triển phức tạp như vậy, chúng ta hãy xem ý kiến của những người trong cuộc về vấn đề này: - Bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Hồng Anh cho biết: “Nguyên nhân khách quan là do mặt trái của hội nhập, nhiều lĩnh vực quản lý bị buông lỏng, tạo sơ hở cho tội phạm lợi dụng. Bên cạnh đó, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, một bộ phận nhân dân qua quá trình đô thị hóa không còn đất sản xuất; tình trạng đình công, lãn công gia tăng,… khiến tình hình vi phạm, tội phạm có điều kiện phát triển phức tạp. Nguyên nhân khác là một số địa phương chưa quan tâm đúng mức tới việc phòng chống tội phạm và vi phạm. Vẫn còn nhiều địa phương làm chưa tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc triển khai một số chính sách pháp luật về đất đai, đền bù,... cũng còn chưa tốt, hơn nữa là thái độ chưa tích cực của một bộ phận cán bộ ở cơ sở dẫn đến tình trạng một số nơi mất trật tự, an toàn xã hội.”(Báo cáo trước Quốc hội về công tác tư pháp chiều 23/10/2008) - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng Ngô Thị Minh, kể lại: "Đi đến các trường giáo dưỡng, chúng tôi gặp những trường hợp đau lòng. Các em nói không có nơi vui chơi, không có hoạt động lành mạnh, thời gian rảnh rỗi không biết làm gì nên tụ tập, chơi bời, lêu lổng”. Nguyên nhân được chỉ ra là "do mặt trái của kinh tế thị trường", do "văn hóa phẩm, băng đĩa ngoài luồng không lành mạnh và Internet", đặc biệt là do thiếu giáo dục, sự quan tâm của gia đình và các tổ chức đoàn thể… Qua đó, chúng ta thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay, nó phụ thuộc vào nhiều ý kiến chủ quan của từng người cũng như các yếu tố khác. Có người chia nguyên nhân vi phạm pháp luật làm 4 nhóm: nhóm nguyên nhân kinh tế, nhóm nguyên nhân xã hội, nhóm nguyên nhân con người và nhóm những nguyên nhân khác; có người chia làm 2 loại: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Dù chia theo quan điểm nào thì cũng có ưu điểm và nhược điểm. Với kiến thức được học trong năm đầu, theo em nguyên nhân vi phạm pháp luật có thể chia làm 3 nhóm nguyên nhân sau: nguyên nhân kinh tế - xã hội, nguyên nhân nhà nước và nguyên nhân con người. 1. Nhóm nguyên nhân kinh tế - xã hội: Kinh tế-xã hội là các nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp lên con người, Kinh dịch viết: ‘thời thế tạo anh hùng, hoàn cảnh tạo con người”. Chính vì vậy, hoàn cảnh kinh tế, xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp hành pháp luật của con người. 1.1. Nguyên nhân kinh tế: Kinh tế là một yếu tố quan trọng, liên quan đến mọi góc cạnh của đời sống con người. Sự phát triển kinh tế của một quốc gia vì vậy cũng đóng vai trò chi phối hành vi của con người, bên cạnh những tác động tích cực ta còn nhận thấy rõ ảnh hưởng tiêu cực của nó lên vấn đề vi phạm pháp luật. - Ảnh hưởng của nền kinh tế bao cấp: Kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập nhưng dư âm của nền kinh tế tập trung bao cấp vẫn còn đè nặng lên một bộ phận người dân. Ta có thể nhận thấy rõ ở không ít người suy nghĩ và lối sống theo kiểu bao cấp vẫn còn tồn tại, suy nghĩ làm ít muốn hưởng nhiều khiến cho con người ta nảy sinh nhiều tiêu cực trong hành động, bên cạnh đó là cách làm việc của cán bộ nhà nước vẫn còn mang nặng tính hành chính, thủ tục, thái độ quan liêu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ dẫn đến tình trạng hối lộ và đưa hối lộ… chẳng ai còn lạ gì với việc muốn làm nhanh các thủ tục như làm sổ đỏ hay xin cấp giấy phép kinh doanh phải qua bao nhiêu “cửa” và mỗi “cửa” đều tốn không ít “chi phí”… tư tưởng đó vô hình chung trở thành một nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp cho các loại cò môi giới nhà đất, công chứng và các thủ tục hành chính. - Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường: Nhắc đến nguyên nhân vi phạm pháp luật thì ảnh hưởng của sự pháp triển kinh tế là một vấn đề không thể bỏ qua. Kinh tế thị trường pháp triển dẫn đến mong muốn làm giàu nhanh của con người,các thủ đoạn làm ăn phi pháp, tội phạm kinh tế trở nên phổ biến như vụ PMU18, thủy cung Thăng Long….. không ít người đã dùng mọi thủ đoạn để làm giàu bất kể phạm pháp hay dẫm đạp lên người khác để tiến thân như vụ giết chết 6 người ở Quảng Ninh vì tranh chấp than đã gây xôn xao trong dư luận suốt thời gian qua. Vì lợi nhuận có nhiều doanh nghiệp đã bất chấp hậu quả, không quan tâm đến an toàn của người lao động (vụ nổ hầm lò Quảng Ninh hôm 8/12, 95% doanh nghiệp khai thác than không đạt tiêu chuẩn về an toàn lao động… ), hay lợi ích của người tiêu dùng (sữa nhiễm Melanin gây mất lòng tin và hoang mang trong người tiêu dùng, rau ô nhiễm, hàng lậu, chất bảo quản…) - Ảnh hưởng của nền kinh tế cạnh tranh: Chính sự phát triển nhanh của kinh tế đã dẫn đến sự cạnh tranh, ganh đua (có thể công khai, có thể ngấm ngầm) lành mạnh hoặc không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân. Việc ganh đua không lành mạnh có thể dẫn đến những việc làm phi pháp như làm giả chứng từ (ở một số doanh nghiệp) hay lấy cắp bí mật kinh doanh của đối thủ… Trong thời gian gần đây chúng ta đang đối mặt với một hiện tượng mới đó là việc đánh cắp ý tưởng hay công trình nghiên cứu của người khác để tiến thân, lên chức hay bán ý tưởng của người khác để kiếm tiền…đó cũng là một hành động phi pháp. Năm 2000, hai tác giả nguyên là nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nhật và một tác giả người Nhật công bố bài báo có tựa đề là “Ship’s optimal autopilot with a multivariate auto-regressive exogenous model” trong hội nghị về ứng dụng tối ưu hóa tại Nga. Đến năm 2004 bài báo đó được xuất hiện trong một hội nghị cũng về ứng dụng tối ưu hóa tại Nhật nhưng với một tựa đề na ná “An optimal ship autopilot using a multivariate auto-regressive exogenous model” với 10 tác giả từ Việt Nam! Điều khó tin là 99% câu chữ, 100% các số liệu, thậm chí hình con tàu Shioji Maru trong bài báo năm 2004 lấy nguyên vẹn từ bài báo năm 2000. 1.2 Nguyên nhân xã hội: Theo quan điểm triết học Mác-Lênin; “…bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.”, chính vì thế không thể phủ nhận tác động của yếu tố xã hội đến việc vi phạm pháp luật. Có rất nhiều nguyên nhân vi phạm pháp luật do xã hội nhưng chủ yếu là những nguyên nhân tiêu cực sau: - Mặt trái của kinh tế thị trường: Kinh tế thị trường pháp triển kéo theo một loạt những hệ quả trong đó có tỉ lệ vi phạm pháp luật gia tăng. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng yếu tố tự do của kinh tế thị trường để phạm pháp bằng nhiều mánh lới, thủ đoạn tinh vi. Bên cạnh đó “mặt trái của kinh tế thị trường” cũng góp phần làm gia tăng tỉ lệ tội phạm ở thanh thiếu niên, bắt nguồn từ sự du nhập những luồng văn hoá không lành mạnh từ sách báo và internet… Sự phát triển của máy móc thay thế con người, lao động không có tay nghề sinh ra thất nghiêp hoặc thu nhập thấp dẫn đến tình trạng “túng quá hóa liều”. - Vấn đề dân số: Theo thống kê, dân số Việt Nam năm 2008 là 86 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và cứ mỗi năm dân số nước ta tăng thêm gần một tỉnh. Trời sinh voi nhưng không sinh cỏ, người sinh ra nhiều dẫn đến vấn đề lương thực, vấn nạn thất nghiệp. Chính điều này làm cho các tệ nạn xã hội gia tăng nhanh chóng và tình hình tội phạm gia tăng đáng kể. - Vấn đề giáo dục: Xã hội thay đổi đã tác động không nhỏ đến giới trẻ, tình hình phạm tội của trẻ vị thành niên ngày càng gia tăng là do một phần lỗi không nhỏ của giáo dục. Nguyên nhân bố mẹ mải mê chạy theo đồng tiền, tạo cho con cái thói quen tiền là tất cả.Nguyên nhân là do căn bệnh thành tích tồn tại cố hữu trong giáo dục khiến cho trẻ làm quen với gian lận quá sớm. Nguyên nhân là do khoảng cách giữa thế hệ trẻ-già đã quá khác xa nhau…Thực trạng trẻ vị thành niên nạo phá thai, không tìm nổi lý tưởng sống trong môi trường vật chất quá thừa…chán đời, rồi cướp giật, đâm chém nhau chỉ vì một ánh mắt….đạo đức của giới trẻ bị đi xuống, pháp luật có nghĩa lý gì với chúng? - Khoảng cách giàu nghèo: Xã hội càng phát triển thì phân hoá giàu nghèo càng lớn. Giàu càng giàu, nghèo càng nghèo, những người nghèo chỉ lo kiếm ăn cho qua ngày cũng đủ vất vả nói chi đến việc được học hành tử tế. Vậy là lại thất nghiệp. Có câu “nhàn cư vi bất thiện”, vì mưu sinh, vì tồn tại có nhiều người sẵn sàng làm những việc phạm pháp. Rồi trộm cắp, lừa đảo, buôn bán trái pháp luật với mong muốn đổi đời. Hơn nữa khoảng cách giàu nghèo còn là nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và xung đột, đánh nhau, vì ghen ghét mà có thể dẫn đến những hậu quả chết người… 1.3 Nguyên nhân hậu WTO: Việt Nam gia nhập WTO, đó là một điều đáng mừng vì với xu thế hiện nay, muốn phát triển không thể không có sự hội nhập. Gia nhập WTO, mừng đấy nhưng cũng lo nhiều, chính việc gia nhập WTO dẫn đến phát sinh nhiều mối quan hệ mới, phức tạp và khó kiểm soát hơn, có thể kể đến như sau: + Không ít những thế lực thù đich, phản động mượn danh lá cờ hội nhập, tuyên truyền, xuyên tạc về Đảng và nhà nước Việt Nam, kích động nhân dân nổi loạn, vi phạm pháp luật. + Cơ chế thông thoáng khiến cho tội phạm là người nước ngoài gia tăng, khó quản lý. Hàng loạt những vụ lừa đảo, ăn cắp của người nước ngoài, vụ Kim Ki Jong người Hàn Quốc giết người đốt xác, hàng loạt người Nam Phi di cư và ngủ vạ vật ở công viên, chờ sơ hở là trôm cắp…. + Tội phạm trên Internet gia tăng, các hoạt động lừa đảo, rửa tiền đã và đang diễn ra rất tinh vi..Văn hóa phẩm không lành mạnh phát tán rộng rãi, ảnh hưởng không nhỏ đến thế hệ trẻ của đất nước.. 2. Nguyên nhân nhà nước: Đây là những nguyên nhân vi phạm pháp luật mà trách nhiệm phần lớn là của nhà nước, là một trong những nguyên nhân chúng ta không thể không nhắc tới, khi mà chúng ta đang phải chấp hành pháp luật nhưng pháp luật lại không đầy đủ , nhiều kẽ hở và thiếu đồng bộ, không những thế, một bộ phận người thi hành pháp luật cũng có trình độ không cao hay tư cách không tốt, công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, phổ cập pháp luật đến mọi người dân chưa được nâng cao đến tầm quan trọng vốn có của nó. 2.1 Sự bất cập trong hệ thống pháp luật hiện hành: Thực tế hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, dù đã nhiều lần Quốc hội sửa đổi và bổ sung nhưng đa phần luật đều được ban hành chậm hơn so với thực tế nên phần nhiều đều bị động và khó khả thi.. chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính toàn diện, tính khách quan và tính toàn diện của hệ thống luật pháp. Sự bất cập của pháp luật có thể hiểu do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu thứ nhất đó là trình độ lập pháp ở nước ta còn yếu, cán bộ làm luật còn thiếu và mặt bằng chuyên môn chưa cao. Thứ hai là do xã hội phát triển, các mối quan hệ mới liên tục nảy sinh, pháp luật không theo kịp và không thể đáp ứng được thực tế. Sự bất cập của pháp luật được thể hiện trong các ý chính như sau: - Pháp luật còn nhiều lỗ hổng và chưa thể hiện tính toàn diện: Hiện nay, trước tình hình hội nhập và nền kinh tế thị trường được đẩy mạnh, pháp luật được ban hành chậm hơn thực tế nên dẫn đến tình trạng buộc phải vi phạm pháp luật nếu không muốn bị thiệt hay khó khăn trong công tác xử lý: VD: +Sự chưa hoàn thiện về pháp luật sở hữu trí tuệ gây thiệt thòi cho nhiều doanh nghiệp trong nước…( nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên hay võng xếp Duy Lợi) + Sự chưa quy định rõ ràng về việc mua bán, trả nợ bằng cổ phiếu trong luật thương mại gây nên việc khó khăn trong công tác xử lý ( Vụ trả nợ bằng cổ phiếu giữa công ty TNHH Thanh Ngọc vàPISICO Bình Định với số tiền lên đến 173.761,02 USD năm 2003) - Pháp luật đã được ban hành nhưng chưa chặt chẽ, có nhiều kẽ hở: VD: Điều 140 Bộ luật hình sự có đoạn: +) Người nào lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 (mức phạt tù cao nhất là 3 năm) +) Chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 (Có mức phạt tù từ 2 đến 7 năm) Câu hỏi đặt ra là với số tiền chiếm đoạt là đúng 50 triệu, người chiếm đoạt sẽ bị xử lý như thế nào? - Hệ thống pháp luật chồng chéo giữa các cơ quan ban ngành, văn bản cấp trên và cấp dưới ban hành thiếu nhất quán, không có sự đồng bộ, nhất quán, dẫn đến người thực hiện hiểu sai, lách luật… 2.2. Sự quan liêu trong hệ thống thực thi pháp luật và quản lý lỏng lẻo của các cơ quan có thẩm quyền: Theo 1 cuộc điều tra của trang báo điện tử dantri.com.vn về hiệu quả làm việc của hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật, có đến 934/1326 (chiếm 70,4%) ý kiến cho rằng các hoạt động đó hoạt động yếu kém. Đây là thực trạng đáng báo động về chất lượng công tác phòng, chống vi phạm pháp luật hiện nay. Đã ai tự hỏi tại sao số người vi phạm luật giao thông ngày một tăng lên, đã ai hỏi tại sao Vê-đan vô tư xả nước thải chưa qua xử lý hàng chục năm liền mà không bị xử lý, đã ai hỏi tại sao đại úy Vũ Xuân Trường – đội trưởng đội phòng chống ma túy Bộ Công an lại cầm đầu đường dây buôn bán ma túy? Chỉ có một câu trả lời duy nhất đó là sự quản lí lỏng lẻo của cơ quan chức năng, sự thiếu kiên quyết trong xử lý, là chế tài xử phạt quá nhẹ nhàng, là sự thoái hóa, biến chất của một số người trong hàng ngũ nhà nước… Trong luận án của thầy Phái cũng có ví dụ về việc cơ quan bảo vệ pháp luật nhưng lại không bảo vệ dân, khi dân kiện “quan” thì dân nắm chức phần thua, là chuyện nực cười kiểu châu chấu đá xe… con số đưa ra là các vụ “quan” bị dân kiện chỉ có 2% được đưa ra xét xử và hầu hết dân thua kiện (năm 2002). Chính những điều này làm cho người dân coi thường pháp luật, mất niềm tin vào pháp luật và từ đó việc vi phạm pháp luật là điều dễ hiểu. 2.3 Chưa chú trọng vào công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật: Đây là điều mà ai cũng biết, muốn cho người dân chấp hành đúng pháp luật trước hết phải cho họ biết và hiểu pháp luật. Điều này nói thì dễ nhưng hãy nhìn vào thực trạng tuyên truyền và giáo dục ở nước ta: thống kê năm 2006,cả nước có 81.300 công chức xã. Trong số này có 0,1% chưa biết chữ, 2,4% có trình độ tiểu học, 21,5% THCS và 75% THPT. Công chức đến chữ không biết thì làm sao có thể nói họ hiểu luật, điều này cũng giải thích cho con số 27,5% công chức không am hiểu luật, 80% người dân nông thôn không biết luật. (số liệu báo an ninh thủ đô ngày 07/11/2008) Điều này kéo theo một thực trạng khá nguy hiểm, ở thế kỉ 21 này,tình trạng “tảo hôn”vẫn xảy ra. vẫn còn tồn tại tục lệ “cướp vợ”. vẫn còn tục lệ giết người vì “Giàng bảo thế, thằng này bị con ma nó nhập vào, không cứu được”…Cách đây không lâu, 40.000km cáp quang dưới biển bị người dân cắt đem bán, số tiền thiệt hại lên đến hàng chục tỉ đồng, tất cả là do không hiểu biết pháp luật… Học sinh cấp III vẫn mù tịt về pháp luật, khi mà cơ sở thông tin nước nhà còn chưa cao, giáo dục pháp luật không được đưa vào chương trình giảng dạy… chương trình pháp luật ở bậc đại học thì cưỡi ngữa xem hoa, qua loa đại khái, ai cũng coi luật là một vấn đề khô khan thì làm sao có thể tiếp thu nó? Việc tuyên truyền không đạt được hiệu quả chính vì chưa được chú ý đúng mức, chưa có sự đầu tư lâu dài của nhà nước, tuyên truyền chưa đúng đối tượng, chưa mang tính thiết thực và xa rời thực tế. Chúng ta phải hỏi tại sao khi bật tivi, bật đài thấy chương trình pháp luật, lập tức người dân tắt tivi hoặc đổi sang kênh khác. Để khắc phục được tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật không phải là chuyện một sớm một chiều, cần biến việc tuyên truyền pháp luật thành phổ cập pháp luật cho người dân, để làm được điều này cần có sự quan tâm và sự phối hợp nhiều hơn nữa giữa các cơ quan chức năng có thẩm quyền. 3. Nhóm nguyên nhân con người: Trong các mối quan hệ xã hội, con người luôn là trung tâm đồng thời là chủ thể của mọi hành vi. Ta có thể kể ra nhiều lý do khiến tình trạng vi phạm pháp luật ở nước ta ngày càng gia tăng, nhưng nói gì thì nói, con người luôn là nguyên nhân đóng vai trò tiền đề của mọi vi phạm pháp luật. Thăm dò dư luận cho thấy 77% ý kiến cho rằng ý thức con người là nguyên nhân chính gây nên tình trạng vi phạm pháp luật (báo công an nhân dân quý III năm 2008). Điều này chỉ có thể giải thích là do sự nhận thức yếu và ý thức kém của chủ thể trong việc chấp hành pháp luật. 3.1. Nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật: Lý do vi phạm pháp luật mà lỗi thuộc về con người trước tiên phải kể đến đó là sự không biết hay hiểu biết quá ít về pháp luật của người dân hiện nay: - Thiếu hiểu biết do mặt bằng dân trí nước ta còn thấp: Điều này được thể hiện đầu tiên ở trình độ dân trí của Việt Nam chỉ xếp thứ 6 trong khu vực và thậm chí chưa được xếp hạng trên thế giới. Ở những vùng dân trí thấp, đừng nói đến việc hiểu pháp luật mà ngay cả việc đến trường cũng là một điều xa xỉ. Không hiểu pháp luật thì vi phạm là điều tất yếu. Nếu không có biện pháp khắc phục thì với tình trạng này, việc người dân vi phạm pháp luật do bị lợi dụng vì thiếu kiến thức luật pháp sẽ ngày càng nhiều và đem lại những hậu quả đáng tiếc (chống phá nhà nước, buôn lậu, bị lừa làm giám đốc công ty ma…) - Thiếu hiểu biết do không đủ chín chắn: Điều này được chứng minh bởi thực trạng tội phạm ngày càng được trẻ hóa, tình trạng vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên gia tăng, ngoài một phần lớn trách nhiệm của gia đình, nhà trường thì nhận thức cũng đóng vai trò quan trọng. Tuổi trẻ nông nổi không tự suy xét được hậu quả của những việc mình làm nên dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Đôi khi các em thực hiện hành vi mà không hề biết đó là hành vi phạm tội hay bị lợi dụng làm những việc phạm pháp… 3.2. Ý thức chấp hành pháp luật chưa cao: Với cá nhân em, việc vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết thực sự đáng thương hơn đáng giận. Nhưng những người nhận thức pháp luật lại không phải là nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm pháp luật, họ chỉ là một phần rất nhỏ so với những người biết mà vẫn vi phạm – vi phạm do ý thức chấp hành pháp luật quá kém. - Đạo đức xã hội đang xuống cấp: Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến ý thức chấp hành pháp luật ngày càng kém.Vấn đề đạo đức đi xuống đang là một đề tài nóng và được quan tâm đặc biệt của xã hội. Càng ngày lối sống và hành vi đi ngược lại với đạo đức của xã hội, trái pháp luật càng trở nên phổ biến. Từ những vụ bạo hành gia đình, chồng giết vợ, con giết cha…đến những vụ hiếp dâm trẻ em mà thủ phạm lại là những người tri thức được học hành tử tế, không ít người có địa vị xã hội hẳn hoi…Vấn đề đạo đức được nhắc tới trên mọi lĩnh vực từ giáo dục, y tế đến báo chí, truyền thông…Việc những cầu thủ trong đội tuyển quốc gia Việt Nam bán độ, đi ngược lại giá trị đạo đức, là hành động phản bội tổ quốc nhưng nếu đặt nó trong xã hội đồng tiền là trên hết, đạo đức có nghĩa lý gì?. Lối sống hưởng thụ trụy lạc khiến cho nhiều người cố tình quên đi sự tồn tại của pháp luật. Dùng tiền để thoả mãn những nhu cầu, dục vọng cá nhân,thực trạng mua quan bán tước, chạy bằng mua điểm, tha hoá, biến chất...ngày một phổ biến hơn. Tình trạng tham nhũng, đưa và nhận hối lộ đang diễn ra ngày càng nhiều dưới những hình thức ngày một tinh vi mặc cho nhà nước có kêu gọi chống tham nhũng, chống sao khi đạo đức không còn? Pháp luật lúc đó có răn đe họ được hay không? - Ý thức chấp hành pháp luật kém: Lý do quan trọng nhất chính là sự coi thường, bất chấp pháp luật của một số người dân. Sự coi thường pháp luật, bất chấp pháp luật bắt nguồn từ nhiều loại đối tượng. Họ có thể là người có tiền, có quyền, tin rằng tiền có thể mua được mọi thứ, đổi trắng thành đen nên pháp luật cũng chẳng có gì đáng sợ. Họ có thể là những người không ít học, dân giang hồ, thái độ bất cần đời, trại giam là nhà, pháp luật cũng chỉ đến thế, vào tù rồi lại ra, ra rồi lại vào..đôi khi họ quen với việc vi phạm pháp luật hơn là sống lương thiện. Họ cũng có thể là mỗi chúng ta, chỉ cần một cái tặc lưỡi mà vượt đèn đỏ, không đội MBH hay đi ngược đường ( chiều thứ ba ngày 23/12/2008, trong 2 tiếng đồng hồ từ 14h đến 16h đứng trước cổng trường Đại học Luật Hà Nội, bắt gặp 3 sinh viên không đội MBH, 37 sinh viên đi sai làn đường quy định, 7 sinh viên kẹp ba). chỉ cần như vậy thôi là chúng ta đã đứng vào hàng ngũ vi phạm pháp luật do ý thức kém - Khi tình cảm vượt trên ý chí: Đó là những phút nóng giận, bồng bột, sự cả giận mất khôn khiến cho một con người dù có những nhận thức và ý thức rất đầy đủ về pháp luật cũng thực hiện những hành vi phạm tội. Không thiếu những trường hợp bi kịch gia đình chồng giết vợ vì nóng giận nhất thời, vì vợ làm chết một con gà… chỉ vì một lời kích bác, một phút bốc đồng, vì sĩ diện cũng gây nên tai nạn thương tâm. Khi tình cảm tiêu cực chi phối con người, nó làm con người trở nên mù quáng, mất hết lương tri và gây hại cho xã hội. Những trường hợp vi phạm pháp luật đó không phải vì họ không có khả năng nhận thức và ý thức pháp luật mà chỉ là một phút không làm chủ được bản thân họ đã vô tình bước qua ranh giới pháp luật. Kết luận: Thời sự của đài truyền hình Việt Nam tối 19/8/2008 có đưa tin về việc giáo dục thế hệ trẻ của Indonexia: “Muốn sau này đất nước không tham nhũng, từ bây giờ hãy giáo dục những đứa trẻ thật thà”, câu nói này đã được chứng minh bằng cách Indonexia tăng số giờ giáo dục đạo đức ở các cấp bậc học. Nhìn thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay, phần lớn sống không có lý tưởng và mục đích mặc dù điều kiện vật chất đầy đủ, thừa thai, các blog kêu chán đời mọc len như nấm, rồi thì chụp ảnh nuy, đua xe, vũ trường, sàn nhảy…tương lai Việt nam đấy sao? Báo chí truyền thông chỉ biết chỉ trích, họ có biết nguyên nhân vì đâu? Khi người lớn mải miết chạy theo vật chất, khi đạo đức xã hội đi xuống..đừng trách giới trẻ, người lớn trước hết hãy là tấm gương sáng đã, xã hội đừng chỉ biết chỉ trích, hãy đặt ra định hướng cho giới trẻ. Còn giới trẻ cũng nên tự xem xét lại bản thân, hãy sống cho ra sống, tìm hiểu pháp luật để không vi phạm nó, hãy biết kiềm chế mình, em tin vào tương lai của Việt Nam, tin vào giới trẻ Việt Nam. Việc xác định nguyên nhân không phải là việc làm cho vui, xác định nguyên nhân vi phạm pháp luật là để chúng ta có được cách giải quyết đúng, nâng cao được hiệu quả công tác phòng chống vi phạm pháp luật ở nước ta. Với những nguyên nhân đã đưa ra ta thấy: để khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật trước hết phải do chính bản thân mỗi con người, phải rèn luyện cho mình một sự hiểu biết và kỹ năng sống và làm việc theo pháp luật. Sau đó là nhiệm vụ của nhà nước: hoàn thiện và phổ biến luật pháp đến từng người dân, nâng cao công tác quản lý, nâng cao phẩm chất đạo đức của hàng ngũ cán bộ thi hành pháp luật, kỷ cương phép nước phải nghiêm minh, có quy định các chế tài xử lý cụ thể và mọi con người phải bình đẳng trước pháp luật. Danh mục các tài liệu tham khảo: Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật- ĐH Luật HN- 2008 Giáo trình Lý luận chung về nhà nước pháp luật- Khoa Luật ĐH Quốc gia- 2005 Nội dung cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật- Chủ biên: Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long- 2008 Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật- Nguyễn Văn Động- 2008 Luận văn thạc sĩ luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở VN hiện nay- Bùi Xuân Phái, ĐH Luật HN- 2001 Báo An ninh thủ đô 07/11/2008 Báo Công an nhân dân tháng 12/2008 Ngoài ra còn những số liệu lấy trên các website: vietnamnet.vn, dantri.com.vn, vnexpress.com.vn, nclp.org.vn, … Cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô đã giúp em hoàn thành bài tập này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu nguyên nhân vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.doc
Tài liệu liên quan