Tiểu luận Tìm hiểu quy định về người không được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 trong mối liên hệ với Điều 669 Bộ luật Dân sự

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI THỪA KẾ VÀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN: 3

1. Người thừa kế: 3

1.1. Khái niệm người thừa kế: 3

1.2. Điều kiện của người thừa kế: 3

1.3. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: 4

2. Người không được quyền thừa kế di sản: 5

2.1 Người bị truất quyền hưởng di sản: 5

2.2 Người không được hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 6

II. NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 643 BLDS 2005. 7

1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản. 8

1.1 Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản: 8

1.2. Hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản 9

1.3. Hành vi xâm phạm nghiêm trộng đến danh dự nhân phẩm của người để lại di sản: 10

2. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản: 11

3. Hành vi cố ý giết người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng: 14

3.1. Người thừa kế khác: 14

3.2. Hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng: 15

4. Người có hành vi lừa dối cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản: 16

4.1. Hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngă cản người để lại di sản trong việc lập di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản 16

4.2. Hành vi giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy bỏ di chúc nhằm hưởng mọt phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí của người lập di chúc: 17

III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 643 VỚI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 669 BLDS. 20

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3400 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu quy định về người không được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 trong mối liên hệ với Điều 669 Bộ luật Dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúc không có hiệu lực hay vô hiệu một phần, khi người thừa kế trong di chúc từ chối hưởng di sản hoặc đã chia tài sản theo di chúc mà vẫn còn thì di sản còn lại đó được chia theo pháp luật họ vẫn có thể được hưởng theo pháp luật. Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Việc truất quyền thừa kế này phải được ghi rõ trong di chúc là truất quyền thừa kế của ai hoặc không cho ai hưởng di sản. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc ( quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005) vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế (bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu tài sản được chia theo pháp luật) cho dù người đó đã bị người lập di chúc truất quyền hưởng di sản. Họ chỉ không được hưởng di sản nếu từ chối nhận di sản hoặc rơi vào một trong các trường hợp quy định taị Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 (bị pháp luật tước quyền thừa kế). Người không được hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005: Theo Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 thì phạm vi người không được quyền hưởng di sản chỉ là những người bị pháp luật tước quyền thừa kế do đã có hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản và những người thừa kế khác, có những hành vi không xứng đáng với bổn phận của mình, người có hành vi như vạy không xứng đáng hưởng di sản ngưởi để lại thừa kế, không có quyền hưởng thừa kế theo pháp luật. Đây là những người bị kết án vì một trong các hành vi quy định tại điểm a, c Khoản 1 Điều 643 (hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người để lại di sản, hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó, hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó được hưởng) hoặc thực hiện một trong các hành vi quy định tại điểm b, d Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005, cho dù không bị kết án về những hành vi này (hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di chúc trong việc lập di chúc, giả mào di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí của người để lại di sản. Những người này đáng lẽ được hưởng di sản của người để lại di sản vì họ là người thừa kế của người để lại di sản (vì họ thuộc diện và hàng thừa kế theo pháp luật của người đẻ lại di sản hoặc đã được người để lại di sản lập di chúc cho họ được hưởng thừa kế hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự) nhưng vì có những hành vi nêu trên nên họ bị pháp luật tước quyền thừa kế. Tuy nhiên nhằm tôn trọng ý chí cua người để lại di sản nên những người nói trên vẫn được hưởng di sản “nếu người để lại di sản đã biết hành vi của họ mà vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc” (theo Khoản 2 Điều 643 Bộ luật dân sự 2005). Đối với những người không được hưởng di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 họ chỉ đương nhiên không được hưởng di sản nếu di sản được chia theo pháp luật, họ vẫn có quyền hưởng phần di sản được chia theo di chúc nếu người để lại di chúc đã biết hành vi của họ mà vẫn để lại tài sản cho họ trong di chúc. Khi xác định suất thừa kế theo pháp luật để tính phần thừa kế cho người những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự họ không là tham số trong số chia để tính nhân suất. Như vậy, những người không được quyền hưởng di sản theo nghĩa rộng bao gồm những người bị truất quyền hưởng (trừ những người được hưởng thừa kế theo Điều 669 Bộ luật Dân sự 2005) di sản và bị tước quyền hưởng thừa kế. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết ta chỉ nghiên cứu những trường hợp bị tước quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005. II. NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 643 BLDS 2005. Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản: a) Người bị kết án vì hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án vì hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng mooyj phần hpawcj toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di chúc trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toan bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. …” 1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản. 1.1 Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe người để lại di sản: Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người để lại di sản là hành vi tước đoạt tính mạng người để lại di sản một cách trái pháp luật bằng mọi hình thức, dù với bất cứ động cơ hay mục đích gì, kể cả khi được sự đồng ý, yêu cầu của nạn nhân hay khi đó chỉ là hành vi chống trả quyết liệt nhưng vượt quá giới hạnh phòng vệ chính đáng. Hành vi tước đoạt tính mạng người khác là hành vi có khả năng hiện thực gây ra cái chết đối với họ, được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, dưới các dạng chủ yếu như: đánh, đấm, đá, đâm, chém, xô đẩy, đầu độc, bóp cổ, bịt mặt, miệng, mũi, dìm xuống nước,… (các dạng hành động), bỏ mặc cho đến chết (dạng không hành động); còn có thể thực hiện thông qua hành động của người không có năng lực hành vi hình sự (việc xúi giục người dưới 14 tuổi thực hiện hành vi giết người, lúc này hành vi xúi giục đó sẽ được coi là hành vi giết người); với công cụ phương tiện thực hiện tội phạm khác nhau: dao, súng, gậy côn, tuýp, thuốc độc,… Về mặt chủ quan, hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản phải được thực hiện với lỗi cố ý, nghĩa là người phạm tội nhận thức dược rõ hành vi vi phạm của mình là nguy hiểm có thể gây hậu quả chết người nhưng vẫn mong muốn (cố ý trực tiếp) hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp). Như vậy nếu hành ví trên chỉ là hành vi vô ý làm chết người (Điều 98,99 BLHS) hoặc vô ý gây thương tích thì nười phạm tội cũng không bị tước quyền thừa kế tài sản của người bị họ vô ý làm chết hoặc vô ý gây thương tích. Cũng chỉ có thể tước quyền thừa kế của người có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản nếu người có hành vi xâm phạm đã bị kết án về hành vi đó bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Cơ sở để tước quyền hưởng di sản của người thừa kế có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận hành vi phạm tội bằng một bản án hình sự trong đó kết án họ về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác theo BLHS 1999 (các Tội giết người Điều 93, Tội giết con mới đẻ Điều 94, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 95, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Điều 96, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Điều 104, Tội gây cố ý thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Điều 105, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 106 Bộ luật Hình sự 1999) và bản án đó chỉ được coi là căn cứ để tước quyền hưởng di sản của người khi đã có hiệu lực pháp luật, bởi lẽ “Không ai có thể bị coi là có tội nếu chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực của tòa án” (Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự 2004). 1.2. Hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản Hành vi ngược đãi là hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ đối với người thân, người lệ thuộc mình thông qua hững hành vi như đánh đập, chửi mắng, nhục mạ, bỏ mặc, giam hãm, bắt lao động quá nặng nhọc, không cho học hành,… trong khi bản thân người ngược đãi có đật đủ điều kiện để đối xử tốt hơn. Hành vi hành hạ là hành vi đối xử tàn ác gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người khác, đôi khi là sự xúc phạm, làm nhục đối với người lệ thuộc vào mình khiến họ bị giày vò, đau khổ; hành hạ xảy ra thường xuyên và có tính chất nghiêm trọng hơn hành vi ngược đãi. Về mặt chủ quan, những người thực hiện hành vi trên đương nhiên có lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp vì bản tha người có hành vi hành hạ, ngược đãi khi thực hiện những hành vi đó đã nhận thức rõ hành vi của mình, thấy được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra. Cấu thành tội phạm không đòi hỏi hai hành vi trên phải gây thương tích hoặc tổn sức khỏe cho người khác với tỉ lệ thương tật bao nhiêu mà chỉ quy định hành vi ngược đãi, hành hạ phải có tính chất nghiêm trọng. Tuy nhiên ở mức độ nào những hành vi nói trên bị xem là nghiêm trọng thì pháp luật chưa có quy định bằng văn bản cụ thể. Dù vậy, theo pháp luật quy định thì người có hành vi ngược đãi, hành hạ người để lại di sản chỉ bị tước quyền hưởng di sản thừa kế khi hành vi đó đã bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Vì vậy,cần phải hiểu rằng khi những hành vi nói trên thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm và đã bị kết án thì hành vi đó đã hàm chứa tính chất nghiêm trọng. Nghĩa là bằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự và kết án hành vi nói trên, bản án hình sự kết án người có hành vi ngược đãi, hành hạ người để lại di sản đã xác định tính nghiêm trọng của hành vi đó và là cơ sở để quyết định người có hành vi trên không được hưởng di sản. 1.3. Hành vi xâm phạm nghiêm trộng đến danh dự nhân phẩm của người để lại di sản: Hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác thường thông qua việc dùng lời lẽ, hành vi, văn bản, hình ảnh bịa đặt mang tính chất chửi mắng, thóa mạ, miệt thị, sỉ nhục, xâm phạm; loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xâm phạm , hạ thấp danh dự, gây tổn thương nghiêm trọng hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Về mặt trách nhiệm hình sự, hành vi trên có thể cấu thành tội làm nhục người khác (Điều 121) hoặc tội vu khống (Điều 122) và nếu có hành vi vu khống, làm nhục đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc chữa bệnh cho mình thì còn thuộc trường hợp tăng nặng của khung hình phạt. Cơ sở để tước quyền thừa kế của người có hành vi xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản là một bản án đã có hiệu lực pháp luạt kết án về hành vi trên. Tóm lại, điểm a Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: người thừa kế có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản và đã bị kết án về một trong các hành vi đó thì bị tước quyền thừa kế của người mà họ đã xâm phạm. Nếu người thừa kế chỉ bị kết án về tội hành vi vô ý làm chết người để lại di sản thì vẫn được hửng thừa kế của chính người đã bị người thừa kế gây ra cái chết đó. 2. Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản: Nuôi dưỡng là sự chăm lo về vật chất giữa người này với người khác cho dù họ có cùng chung sống hay không. Người thừa kế bị coi là có hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng là người được Luật Hôn nhân và Gia đình xác định có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng họ không thực hiện nghĩa vụ đó. Theo quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 của nước ta thì người thừa kế được xác định là người có nghĩa vụ cấp dưỡng người để lại thừa kế trong những trường hợp sau đây: Thứ nhất, người để lại thừa kế là cha, mẹ của họ. Tại Khoản 2 Điều 36 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã quy định: “Con có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ”. Theo quy định này thì bổn phận của con phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp, bất luận tình trạng kinh tế, sức khỏe của cha mẹ như thế nào. Thứ hai, người để lại thừa kế là con của họ. Nếu như nghĩa vụ của con là phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ trong mọi trường hợp, hoàn cảnh thì cha mẹ chỉ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con khi con chưa thành iên hoặc con chưa thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi sống bản thân mình (Khoản 1, Điều 36, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000). Cha mẹ luôn là người thừa kế theo pháp luật đối với di sản do con để lại nhưng cha mẹ sẽ không được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của con nếu cha mẹ không thực hiện việc nuôi dưỡng con đó nằm trong tình trạng nói trên. Ngược lại, một người chỉ có thể lập di chúc định đoạt tài sản khi đã có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc trên mười lăm tuổi dù chưa đủ mười tám tuooit nhưng có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Vì vậy, cha mẹ có thể là người thừa kế theo di chúc của con trong ba trường hợp: Người con đó đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, người con đó đã tròn mười lăm tuổi, người con đó đã thành niên nhưng bị tàn tật (không bị mất năng lực hành vi dân sự). Trong đó cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con (người để lại di sản) trong hai trường hợp sau. Vì vậy chỉ có thể tước quyền hưởng di sản theo di chúc của cha mẹ trong hai trường hợp này nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ nuôi dưỡng. Thứ ba, người để lại thừa kế theo di chúc là anh, chị hoặc em của họ. Theo quy định của Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì anh, chị em có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con. Phạm vi anh chị em ruột bao gồm những người có quan hệ huyết thống trực hệ cùng một đời (anh, chị, em cùng cha cùng mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ; anh, chị, em cùng mẹ khác cha). Như vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng của anh, chị, em (người thừa kế theo di chúc) đối với người để lại thừa kế khi người này nằm trong tình trạng trên, đồng thời họ là người chưa thành niên (tròn mười lăm nhưng chưa đủ mười tám tuổi) hoặc là người bị tàn tật nhưng không bị mất năng lực hành vi. Thứ tư, người để lại thừa kế là ông, bà của họ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cũng đã xác định cháu có nghĩa vụ phụng dưỡng ông, bà (theo Khoản 2 Điều 47). Vì vậy, nếu người thừa kế theo di chúc là cháu mà không thực hiện nghĩa vụ này sẽ không được quyền hưởng di sản theo di chúc mà ông, bà xác định. Thứ năm, người để lại thừa kế là cháu của họ. Ông, bà nội, ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng nuôi mình và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình, đồng thời cũng không có cha mẹ, anh, chị, em có thể nuôi dưỡng (Khoản 1 Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình). Vì thế, nếu người để lại thừa kế là cháu nằm trong tình trạng trên mà ông, bà là người thừa kế nhưng không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng thì họ không được quyền hưởng di sản của cháu. Nếu người cháu có đủ năng lực hành vi để lập di chúc và trong di chúc đó ông bà được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng sau đó người cháu lại lam vào tình trạng cần được nuôi dưỡng và ông bà là người có nghĩa vụ đó nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ thì ông bà cũng không có quyền được hưởng di sản theo di chúc của người cháu. Thứ sáu, người để lại di chúc là vợ hoặc chồng của họ. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 không xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa vợ chồng mà chỉ xác định nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau giữa họ khi ly hôn. Giữa vợ và chồng phải tồn tại quan hệ hôn nhân hợp háp hoặc hôn nhân thực tế được pháp luật thừa nhận. Trong trường hợp vợ, chồng đã ly hôn bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì bên còn lại không là người thừa kế theo pháp luật mà chỉ có thể là người thừa kế theo di chúc. Nếu sau khi ly hôn bên có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ thì sẽ không được hưởng thừa kế theo di chúc của bên còn lại sau khi người đó chết. Những người được xác định là có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản chỉ không có quyền hưởng di sản thừa kế khi sự vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng bị coi là nghiêm trọng. Nhưng tính chất nghiêm trọng đó lại chưa được pháp luật quy định cụ thể bởi điểm b Khỏan 1 Điều 143 BLDS lại không quy định hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản phải bị kết án bởi một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Trên thực tế chúng ta thấy rằng tính nghiêm trọng ở đây có thể do không được nuôi dưỡng, cấp dưỡng mà người để lại di sản ốm đau, lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Như vậy, theo điểm b Khoản 2 Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2005 người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản sẽ không có quyền hưởng di sản của người để lại di sản cho dù hành vi vi phạm này không bị kết án. 3. Hành vi cố ý giết người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng: 3.1. Người thừa kế khác: Người thừa kế khác là: _ Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người để lại di sản _ Không có con cháu để thừa kế thế vị hoặc có con, cháú nhưng thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản _ Nếu là người thừa kế theo pháp luật thì là người cùng hàng với người thừa kế có hành vi giết hoặc thuộc hàng trên của người thừa kế đó hoặc là người mà người đó có quyền thế vị. 3.2. Hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế khác có quyền được hưởng: Chỉ có thể tước quyền thừa kế của người có hành vi xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác, do đó các hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người thừa kế khác cho dù có bị kết án cũng không làm ảnh hưởng đến quyền hưởng di sản của người thừa kế. Hành vi cố ý xâm phạm tính mạng của người thừa kế khác là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng người thừa kế khác một cách trái pháp luật, là hành vi khách quan cấu thành tội phạm các tội giết người (tương tự như hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người để lại di sản). Nhưng hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác đòi hỏi phải với mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản của người để lại di sản , khi đó người có hành vi trên mới bị pháp luật tước quyền thừa kế. Người có hành vi vô ý làm chết người thừa kế khác hoặc đã thực hiện hành vi đe dọa giết người thừa kế khác hoặc đã thực hiện hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế khác được hưởng thì cho dù đã bị kết án vì những hành vi đó người này cũng không bị tước quyền thừa kế. Tuy niên trên thực tế vẫn có những trường hợp người thừa kế giết người thừa kế khác nhưng không phải để chiếm đoạt di sản mà nhằm mục đích cho người thân của mình được hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản thì cũng cần tước quyền thừa kế của những người này. Cơ sở để tước quyền thừa kế của người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác cũng giống như trường hợp hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người để lại di sản, hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác cũng phải là hành vi cố ý và bijkeets án bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật, có nghĩa là nếu người có hành vi trên không bị kết án vì hành vi đó thì không bị tước quyền hưởng di sản. Tuy nhiêm, việc tước bỏ quyền thừa kế của người có hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác phải xem xét đến động cơ, mục đích của người này có nhăm mục đích chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế bị xâm phạm tính màng được hưởng hay không. Người có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác với mục đích chiếm đoạt di sản không những chỉ bị tước quyền hưởng di sản của người để lại thừa kế mà còn bị tước quyền hưởng di sản của người thừa kế khác đó (nếu bản thân người có hành vi xâm phạm tính mạng người thừa kế khác cũng chính là người thừa kế theo pháp luật hoăc theo di chúc của người mà mình có hành vi xâm phạm tính mạng). 4. Người có hành vi lừa dối cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản: Trong năm hành vi liệt kê tại điểm d Khoản 1 Điều 143 Bộ luật Dân sự 2005 thì ba hành vi đầu (lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người lập di chúc trong việc lập di chúc) sẽ dẫn đến các trường hợp chia di sản theo pháp luật ( vì di chúc vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần), hai hành vi (sửa chữa, hủy di chúc) sau sẽ làm phát sinh tranh chấp trong một vụ án thừa kế theo di chúc. 4.1. Hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngă cản người để lại di sản trong việc lập di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 646 Bộ luật Dân sự 2005); một trong số những điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp là khi “người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép,…” (điểm a Khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự 2005). Như vậy khi người thừa kế có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc, khi di chúc được lập dưới sự tác động của người khác thì di chúc đó không còn là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của người để lại di sản nên không còn hiệu lực nữa, điều này sẽ làm phát sinh các trường hợp thừa kế theo pháp luật. Người có hành vi lừa dối người để lại di sản trong việc lập di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản sẽ bị tước quyền hưởng di sản của người để lại di chúc. Hành vi lừa dối ở đây có thể thực hiện bằng hành động như việc cố ý dùng những mưu mô, thủ đoạn, lời lẽ giả dối, cung cấp thông tin sai sự thật khiến người lập di chúc tin vào thông tin này và lập di chúc trái với ý nguyện thật sự của mình; đó cũng có thể thông qua việc không hành động là im lặng khi biết mà không nói lên sự thật nhằm mục đích để người lập di chúc định đoạt tài sản theo hướng có lới cho mình hoặc cho người khác theo ý mình. Người có hành vi lừa dối không được hưởng di sản nếu di sản chia theo pháp luật nếu người này là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Nhưng nếu quy định như vậy, nếu người lừa dối không nhằm mục đích cho mình hưởng di sản mà mục đích để cho người khác hưởng thừa kế thì người có hành vi lừa dối không bị tước quyền hưởng di sản. Hành vi cưỡng ép, ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc là hành vi tác động đến tâm lý, tinh thần của người để lại di sản buộc họ phải lập di chúc định đoạt tài sản trái với ý nguyện đích thực của mình. Trong trường hợp này nếu người thừa kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của di chúc thì sẽ bị tước quyền thừa kế khi chia di sản theo pháp luật (do di chúc vô hiệu). 4.2. Hành vi giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy bỏ di chúc nhằm hưởng mọt phần hoặc toàn bộ tài sản trái với ý chí của người lập di chúc: Pháp luật thừa kế quy định chỉ có người lập di chúc mới có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc (Điều 662 Bộ luật Dân sự 2005) nên những người khác không có quyền này và nếu trường hợp những hành vi trên nhằm mục đích hưởng di sản thì sẽ bị tước quyền hưởng di sản của người lập di chúc _ Hành vi giả mạo di chúc là việc lập di chúc theo ý chí của mình nhằm thay thế di chúc của người để lại di sản hoặc khiến người khác tưởng lầm rằng người lập di chúc có để lại di chúc. _ Hành vi sửa chữa di chúc là hành vi thay đổi, phủ nhận (sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của di chúc, quy định thêm một số vấn đề mà người để lại di sản đã lập trong di chúc trái với ý chí của người đó khi còn sống thường là với mục đích nhăm có lợi cho người sửa di chúc. Với mục đích nhằm hưởng kỷ phần di sản nhiều hơn so với phần di sản mà người lập di chúc đã định đoạt cho mình hoặc nhằm hưởng toàn bộ di sản của người lạp di chúc nên người cho dù đã có tên trong di chúc thừa kế vẫn thực hiện hành vi nói trên. Đây là hành vi xâm phạm đến ý chí tự nguyện của người lập di chúc và xâm phạm quyền lợi hợp pháp của những người thừa kế khác. Vì thế người có hành vi này sẽ bị tước bỏ quyền hưởng di sản. _ Hành vi hủy di chúc là hành vi dùng các thủ đoạn (xé, đốt, vứt…) tác động đến di chúc khiens di chúc củ người để lại di sản không còn tồn tại, bị phá hủy hoàn toàn, không còn nguyên vẹn, không thể phục hồi được trạng thái ban đầu. Thông thường người có hành vi hủy di chúc là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nhưng họ không có tên trong số những người được hưởng di sản theo di chúc hoặc bị người lập di chúc truất quyền thừa kế. Vì vậy, họ hủy di chúc nhằm để việc thừa kế được giải quyết theo pháp luật và họ sẽ được hưởng kỷ phần theo luật định. Ngoài ra, người thừa kế theo di chúc chỉ thực hiện hành vi hủy di chúc của người để lại di sản trong trường hợp người để lại di sản cho họ hưởng phần di sản thừa kế ít hơn so với phần di sản mà họ được hưởng nếu di sản được chia theo pháp luật. Trong trường hợp này họ hủy di chúc nhằm hưởng phần di sản thừa kế nhiều hơn. Cơ sở để tước quyền thừa k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn- Lý luận chung về người thừa kế và người không được hưởng di sản.doc
Tài liệu liên quan