Tiểu luận Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát triển thẻ ở Việt Nam

LỤC MỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ THẺ 2

Lịch sử hình thành của thẻ 2

Những tấm thẻ đầu tiên trên thế giới 2

Quá trình thẻ thanh toán vào Việt Nam 2

Phương thức thanh toán bằng thẻ và tính ưu việt của nó 4

 

PHẦN 2 TÌM HIỂU VỀ THẺ DEBIT CARD 7

Khái niệm thẻ Debit Card 7

Đặc điểm thẻ Debit Card 7

Tính năng thẻ Debit Card 8

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ 8

PHẦN 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH THẺ 10

Những tiêu chí đánh giá chất lượng thẻ thanh toán 10

Lợi ích nhận được từ việc phát triển thẻ thanh toán 12

Những kiến nghị và giải pháp phát triển thẻ thanh toán ở việt nam 13

Đối với khối chủ thể các ngân hàng cung cấp 13

Đối với khối chủ thể các tổ chức chấp nhận thanh toán thẻ 16

Đối với khối chủ thể các cơ quan chức năng nhà nước 17

Lời kết 19

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát triển thẻ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán hiện đại, thúc đẩy các ngân hàng thương mại tiếp tục phát triển mảng dịch vụ thanh toán áp dụng công nghệ cao như dịch vụ homebanking, internet banking, mobile banking… Dự kiến đến cuối năm 2010 toàn thị trường đạt mức phát hành 15 triệu thẻ, trong đó 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng tự chọn v.v. lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ. Phấn đấu đến năm 2020 con số này đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Trong thời gian tới, thị trường thẻ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh, là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và lợi nhuận cho các tổ chức trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng. Phương thức thanh toán bằng thẻ và tính ưu việt của nó. cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dựng thành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa…, có rất nhiều hình thức TTKDTM trong đó có loại hình thẻ. Thẻ rất tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, xong ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trong các giao dịch thương mại, dịch vụ, đặc biệt là giao dịch có giá trị và khối lượng lớn. Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến một số bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình anh ninh quốc gia. Các bất lợi và rủi ro trên đây là vấn đề xảy ra với bất kỳ quốc gia nào, song với các nước mà thanh toán bằng tiền mặt còn ở mức phổ biến trong xã hội, tình hình sẽ càng phức tạp và khó kiểm soát hơn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa thanh toán điện tử và thanh toán truyền thống là thông qua các phương tiện điện tử, loại bỏ hầu hết việc giao nhận giấy tờ và việc ký truyền thống thay vào đó là các phương pháp xác thực mới. Dùng phương pháp mới để xác nhận đúng người có quyền ra lệnh thanh toán mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Lợi ích lớn nhất là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Các giao dịch qua kênh điện tử có chi phí vận hành rất thấp. Chi phí chủ yếu là đầu tư ban đầu, trong điều kiện công nghệ phát triển nhanh chi phí đầu tư cũng giảm đáng kể. Doanh nghiệp không cần phải đầu tư nhân sự, địa điểm và các chi phí lưu chuyển hồ sơ cho việc giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với phương pháp truyền thống. Thông thường giao dịch tại quầy cho một khách hàng chuyển tiền mất khoảng chưa đầy 15 phút, không kể thời gian đi lại và chờ đợi nhưng giao dịch trên Internet, Mobile hoặc qua hệ thống thẻ chỉ qua một vài thao tác đơn giản trong một vài phút. Với thanh toán điện tử, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng. Việc không phải mang theo nhiều tiền mặt, giảm thiểu rủi ro mất tiền, tiền giả, nhầm lẫn… sẽ giảm bớt được việc thiếu minh bạch so với giao dịch bằng tiền mặt. PHẦN 1 Tìm Hiểu Về Thẻ Debit Card Khái Niệm Thẻ Debit Card Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuôc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch đợc khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. Đặc điểm thẻ Debit Card Thẻ Ghi nợ - Debit Card (DC) là loại thẻ được phát hành dựa trên việc ghi nợ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ. Do đó, việc đầu tiên để được phát hành thẻ là bạn phải làm thủ tục mở 1 tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Và cũng chính đặc điểm này mà DC còn có chức năng chuyển khoản từ TK tiền gửi của người này sang TK người khác và một số chức năng khác mà CC (Credit Card )không có. Với khái niệm như trên, điểm khác biệt so với CC là DC không hề có hạn mức tín dụng mà hạn mức sử dụng chính là số tiền bạn hiện có trong tài khoản tiền gửi của bạn. Do mục đích chủ yếu của PC là phương tiện thanh toán không dùng thương mại nên thường các NH sẽ cho phép bạn dùng DC để thanh toán tiền mua hàng cho tới khi tài khoản của bạn chỉ còn số dư tối thiểu (hiện nay đa số các NH ở VN qui định số dư tối thiều trong tài khoản tiền gửi từ 0 – 100.000 VNĐ), nhưng chỉ cho rút tiền mặt từ máy ATM trong giới hạn nhất định mặc dù có thể số dư tài khoản của bạn còn rất lớn (ở Việt Nam hiện nay hạn mức rút tiền mặt từ máy ATM cho DC là 10.000.000 – 20.000.000/ngày, tùy ngân hàng và tùy loại thẻ). Tại VN hiện nay, Debit card cũng có 2 loại là Debit card quốc tế và Debit card nội địa. Debit card quốc tế có các thương hiệu như: Visa Debit Card, Visa Electron Card, MasterCard Dynamic, MasterCard Electronic, Master MTV Debit Card, … Debit card nội địa là tất cả các loại thẻ mà chúng ta thường gọi là thẻ ATM (thật ra do thói quen chứ tên này không chính xác, như đã trình bày thì có nhiều loại thẻ có thể sử dụng tại máy ATM) do các ngân hàng phát hành với chính thương hiệu của ngân hàng đó, ví dụ : VCB Connect 24, Đông Á, Techcombank, Inconbank, BIDV, Agribank, … Do chưa có tiếng nói chung nên thẻ ATM ở Việt Nam hiện nay còn tình trạng thẻ ATM của ngân hàng này có thể không rút được tiền tại máy ATM của ngân hàng khác (hiện nay bước đầu đã có 1 số liên minh của các Ngân hàng Việt Nam về thẻ ATM). Việc này gây ra nhiều lãng phí xã hội như phải phát hành nhiều thẻ, đầu tư nhiều máy ATM do mỗi ngân hàng phải tự đầu tư máy, phát triển cơ sở vật chất. Tính năng thẻ Debit Card bạn có thể thanh toán offline tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, v.v. Có thể thanh toán online nhưng số lượng site hay shop online chấp nhận loại thẻ này hạn chế hơn thẻ credit. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thẻ Thứ nhất, đại đa số người dân Việt Nam có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hàng ngày bởi họ cho rằng tiền mặt là phương tiện thanh toán này đơn giản và thuận tiện nhất. Thứ hai, cổng thanh toán trực tuyến chỉ chấp nhận các loại thẻ thanh toán quốc tế như VISA card, Master Card… Trong khi đó, theo thống kê, trong số hơn 20 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam thì chỉ có 20% có thẻ ghi nợ và 1% có thẻ tín dụng tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Tâm lý sợ rủi ro Theo các chuyên gia của ngành ngân hàng, việc người tiêu dùng Việt đã quá quen và lệ thuộc vào tiền mặt, cũng như tâm lý "sờ tận tay, nhìn tận mắt" mới yên tâm đã khiến cho thanh toán phi tiền mặt gặp rất nhiều khó khăn khi áp dụng vào đời sống. Có một thực tế là dù nhiều công ty đã tiến hành trả lương cho công nhân, nhân viên qua ATM, nhưng chỉ vài phút sau khi có lương, các nhân viên đã ùa ra quầy ATM để rút sạch tiền, với lý do "để tiền trong tài khoản ngân hàng thì... không yên tâm." Còn quá ít dịch vụ Ngoài thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn quá lớn, người dân không thích sử dụng thanh toán qua ATM còn do các dịch vụ trên Internet Banking, Mobile Banking hiện vẫn chưa thực sự đa dạng, công tác quảng bá của nhà băng về dịch vụ lại khá ít nên không thu hút được sự quan tâm nhiều của khách hàng. Thách thức bảo mật thẻ: Đặc biệt, khi một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc... đang tích cực chuyển sang loại thẻ thông minh theo chuẩn EMV có độ bảo an cao hơn, những kẻ tội phạm giả mạo thẻ đang có xu hướng chuyển hoạt động sang địa bàn Việt Nam, vì tuyệt đại đa số người Việt Nam đang sử dụng thẻ từ (loại thẻ dễ bị làm giả.) Đứng trước nguy cơ này, nhiều ngân hàng Việt Nam dường như vẫn "bình chân như vại". Cũng đã có một số trường hợp kiện cáo vì bị mất tiền từ thẻ ATM. Có thể trong một số trường hợp, lỗi thuộc về phía khách hàng nhưng cách giải quyết của nhiều ngân hàng nhiều khi chưa "thấu tình đạt lý". Đa phần trong các vụ kiện này, người sử dụng bị thua kiện vì ngân hàng luôn "nắm đằng chuôi". Công việc trang bị kiến thức bảo mật thẻ cho khách hàng dường như chỉ được thực hiện một cách qua loa và thiếu sự quan tâm đúng mức. Với những bất cập trong hệ thống thanh toán ATM của mình, đa phần các ngân hàng sử dụng biện pháp "mũ ni che tai". Còn người sử dụng, nếu không may mắc phải, thì cũng đành than trời và dặn nhau "Thôi đành tự bảo trọng!". Dù sao đi nữa, người tiêu dùng Việt Nam cũng đã quen dần với việc sử dụng một trong những phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng - thẻ ATM PHẦN 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH THẺ 1. Những tiêu chí đánh giá chất lượng thẻ thanh toán Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu thanh toán và các tiện ích ngân hàng càng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, đối với mỗi quốc gia mỗi hệ thống ngân hàng, vấn đề phát triển mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn được đặc biệt quan tâm. Nó vừa là thước đo vừa là cơ sở điều kiện để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế, giúp các ngân hàng đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá sản phẩm dịch vụ và hội nhập kinh tế quốc tế. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mới và tiến bộ trong xã hội. Đây là một sản sẩm của hệ thống ngân hàng thời kỳ hội nhập. Ra đời vào năm 1949 tại Hoa Kỳ, tới năm 1993, thẻ thanh toán chính thức có ra đời ở Việt Nam do ngân hàng Vietcombank phát hành, Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam). Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng. Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế mạnhh nhất cả nước, nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa mạnh mẽ, tại đây, sự phát triển của thẻ thanh toán đã có những bước tiến vượt trội. Tuy nhiên, nhận định một cách khách quan, vẫn còn nhiều vướng mắc. Thẻ thanh toán vẫn chưa được phục vụ người tiêu dùng đúng như mục đích ra đời của nó. Vấn đề đặt ra là thẻ thanh toán cần phải đạt được những gì thì mới có thể hoàn thiện và phát triển đúng với tiềm năng của nó. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán, thẻ thanh toán hoàn thiện thì phải vượt trội hơn những phương tiện thanh toán trước nó. Như vậy trước hết, nó phải có được những ưu điểm của những phương tiện thanh toán trước đó. Thẻ thanh toán có thể đảm bảo chức năng thanh toán một cách gọn nhẹ, nhanh chóng. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ, một phương tiện thanh toán hoàn thiện phải đảm bảo một tính năng quan trọng, nhóm xin gọi tính năng này là độ thông dụng. Độ thông dụng của phương tiện thanh toán là mức độ chấp nhận phương tiện thanh toán đó, được đánh giá qua hoạt động sử dụng phương tiện thanh toán của người của người sở hữu phương tiện thanh toán đó. Thẻ thanh toán muốn hoàn thiện phải đảm bảo độ thông dụng của nó. Muốn như vậy nó phải đảm bảo lợi ích của các khối chủ thể có liên quan khiến cho các bên đều vui vẻ trong tiến trình phát triển thẻ thanh toán. Đối với khối chủ thể người tiêu dùng, thẻ thanh toán phải là phương tiện thanh toán hữu hiệu, đảm bảo khả năng thanh toán ở mức cao, tức là phải đảm bảo thanh toán nhanh, gọn, thuận tiện mà không làm thiệt hại gì dến lợi ích khác của chủ thẻ. Cụ thể hơn, thẻ thanh toán phải đảm bảo thanh toán bất kỳ nơi đâu, và bất kỳ nơi nào, chi phí cho việc giao dịch ở mức thấp nhất có thể (thậm chí có thể bằng 0). Tiêu chuẩn này cũng có nghĩa là thẻ thanh toán phải có hệ thống thanh toán, giao dịch rộng và tốt hay là có nhiều điểm giao dịch và chất lượng dịch vụ đảm bảo. Điều này phụ thuộc vào tổ chức cung cấp thẻ. Bên cạnh đó, để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, thẻ thanh toán phải đảm bảo và phát huy những tiện ích của nó mà người dân đánh giá là vượt trội như nhỏ gọn, thời gian thanh toán nhanh, an toàn trong việc nắm giữ tiền... và đảm bảo khắc phục những bất cập mà nó đang mang theo. Đối với khối chủ thể các tổ chức cung cấp thẻ là các ngân hàng. Thẻ thanh toán phải đem được lợi nhuận về cho ngân hàng. Chúng ta đều biết, việc phát triển thẻ thanh toán đòi hỏi phải đầu tư cơ sở vật chất ban đầu rất tốn kém, nếu khả ăng thu hồi vốn không có hoặc quá thấp, không thể bù đắp những lợi ích mà ngân hàng từ bỏ để tập trung cho phát triển thẻ thì việc cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán của các ngân hàng là vô nghĩa nếu không nói là ngốc nghếch. Để đảm bảo điều này mà không thiệt hại dến lợi ích từ phía người sử dụng yêu cầu thẻ thanh toán phải thu hút được nhiều người sử dụng, một vài người có thể không đem lại lợi nhuận hoặc chỉ đem lại lợi nhuận rất thấp về cho ngân hàng nhưng với số lượng người sử dụng lớn thì sẽ là nguồn lợi khổng lồ cho các ngân hàng. Đối với các khối chủ thể là tổ chức chấp nhận thanh toán bằng thẻ, thẻ thanh toán phải đem lại lợi ích cho doanh ngiệp thông qua doanh thu bán hàng. Việc thanh toán bằng thẻ phải đảm bảo doanh thu của doanh nghiệp không được thấp hơn khi than toán bằng tiền mặt. Muốn vậy, thời gian thanh toán bằng thẻ phải nhanh và cách thanh toán phải gọn, và phải kích thích tiêu dùng. Đối với khối chủ thể là các cơ quan nhà nước, thẻ thanh toán phải đảm bảo chức năng kiểm soát vĩ mô của các cơ quan này. Thông qua thẻ thanh toán, các cơ quan nhà nước biết có thể biết được lượng tiền lưu thông trong thị trường, từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh. Thẻ thanh toán không được chưa đựng khả năng lạm phát cao như tín tệ (tiền mặt cũng là tín tệ). Có thể tóm lược rằng, tiêu chí đánh giá chất lượng thẻ thanh toán chính là độ thông dụng của thẻ so với các phương tiện thanh toán khác. Xác định độ thông dụng của thẻ thanh toán ta dựa vào 4 tiêu chí sau : Khả năng đem lại lợi ích cho người sử dụng gồm có: sự nhỏ gọn, tính an toàntrong việc nắm giữ tiền, hệ thống thanh toán rộng. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt Khả năng đem lại lợi ích cho tổ chức cung cấp đó là sự thu hút người sử dụng để thu lợi nhuận từ số đông. Khả năng đem lại lợi ích cho tổ chức chấp nhận thanh toán đó là thời gian thanh toán nhanh và tiêu thu hàng hóa nhiều. Khả năng đem lại lợi ích cho các cơ quan nhà nước đó là khả năng cung cấp thông tin vaì khả năng kìm hãm lạm phát. 2. Lợi ích nhận được từ việc phát triển thẻ thanh toán Đối với chủ thẻ Việc thanh toán nhanh, gọn, thuận tiện giúp giảm đáng kể một số chi phí như chi phí đi lại, tiết kiệm đáng kể thời gian giao dịch. Mặt khác, việc cầm 1 tầm thẻ trong tay sẽ an toán hơn việc bạn cầm 1 lượng tiền mặt lớn khi có nhu cầu giao dịch lớn. Thuận tiện hơn trong việc giao dịch đườn dài. Bạn có thể đặt hàng đường dài và thanh toán bằng cách chuyển khoản. Ngoài ra, bạn có thể hưởng mức lãi suất với số tiền trong thẻ, mặc dù lãi suất nhận được rất thấp do đây là lãi suất tiền gửi vô thời hạn nhưng tỷ suất lợi nhuận của việc này vẫn cao hơn việc bạn nắm giữ tiền mặt trong người mà không làm gì cả. Nếu bạn có cơ hội đầu tư có thể sinh lợi cao hơn, bạn vẫn có thể yên tâm đầu tư vì thẻ thanh toán cũng không ràng buộc tài sản của bạn trong tài khoản thẻ. Đối với ngân hàng Ngân hàng có thể thu lợi từ phí giao dịch. Nhưng không nên quá lạm dụng chúng, thẻ thanh toán cung cấp cho ngân hàng một khoản vốn vay khổng lồ với mức lãi suất rất thấp. Khi sử dụng thẻ, ít ai rút hết tiền mặt ra giữ bên ngoài và giữ thẻ không có giá trị trong ví.ví dụ TP.HCM hiện có hơn 3 triệu thẻ làm một phép tính đơn giản mỗi người chỉ để lại trong thẻ 10000 đồng, như vậy số vốn vay mà ngân hàng có được là hơn 30 tỷ đồng, số tiền không nhỏ chút nào. Đối với các tổ chức chấp nhận thanh toán Thẻ thanh toán với những tiện ích của nó giúp cho các đại lý không quá mất thời gian cho việc thanh toán của khách hàng, sử dụng thẻ thanh toán cũng giúp thích thích tiêu dùng, đem lại nguồn doanh thu cho các tổ chức này Đối với các cơ quan chức năng nhà nước Thẻ thanh toán là công cụ giúp các cơ quan chức năng nhà nước có thể theo dõi một số biến đông của nền kinh tế để đề ra các biện pháp quản lý vĩ mô, thông qua số lượng tài khoản, giá trị trong tài khoản, sự những thay đổi trong hệ thông tài khoản có thể giúp cơ quan chức năng có thể nắm bắt tình hình. Ngoài ra, vấn đề kiểm soát lượng tiền mặt trong lưu thông hàng hóa cũng là vấn đề đau đầu của khối chủ thể các cơ quan này, việc sử dụng thẻ cũng giúp làm giảm đáng kể lượng tiền mặt lưu thông trong thi trường giúp hạn chế khả năng lạm phát và cũng thuận tiện hơn cho nhà nước trong việc đối phó với những biến động của nền kinh tế mà lạm phát là một ví dụ. 3. Những kiến nghị và giải pháp phát triển thẻ thanh toán Mặc dù phát triển thẻ thanh toán như một xu thế tất yếu trong xu hướng phát triển của Việt Nam, tuy nhiên để hoạt động thanh toán thẻ mang lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế cần phải có những giải pháp hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thẻ thanh toán. Sau đây là một số giải pháp cần thiết đối với thị trường thẻ thanh toán trong giai đoạn hiện nay   3.1. Đối với khối chủ thể các ngân hàng cung cấp Đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng Tiến sĩ Lê Thị Kim Nhung trong bài “nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ ngân hàng” mạng lưới máy ATM, POS còn quá ít so với số lượng khách hàng”... ... “Bình quân tại Việt Nam  hiện nay mật độ phân bố máy là 23.000 người/ 1 máy ATM hoặc POS trong khi đó tại Singapore là 2638 người/ máy”. Có thể hiểu, sự phát triển của hệ thống thanh toán thẻ Việt Nam mớ chỉ đi theo chiều rông chứ chưa có chiều sâu. Số lượng thẻ phát hành ra trong những năm qua tăng nhanh một cách chóng mặt nhưng việc sử dụng thẻ, ứng dụng thẻ vào trong cuộc sống sinh hoạt thì tốc độ lại rất chậm chạp. Việc phát triển thẻ đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư hệ thống cơ sở vật chất ban đầu khá tốn kém và điều này khiến các ngân hàng e dè. Tuy nhiên, ngân hàng quên một điều, thẻ thanh toán cũng là một loại hàng hóa. Hơn nữa, loại hàng hóa này ra đời để đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội tiến bộ. Số liệu thống kê cho thây một lượng lớn người dân hài lòng với thẻ thanh toán, có nghĩa là người dân đã sẵn sàng cho việc sử dụng thẻ, vấn đề ở đây là nằm ở phía các ngân hàng cung cấp dịch vụ này.Nếu như các ngân hàng đảm bảo cho việc sử dụng thẻ thanh toán được thực hiện thì lợi ích mà các ngân hàng nhận được sẽ cao hơn nhiều so với phí tổn ban đầu mà ngân hàng bỏ ra do hưởng lợi ích từ số đông người sử dụng. Đặc biệt là các ngân hàng phải quan tâm phát triển đồng bộ để giảm thiểu sự chênh lêch trong phát triển thẻ .Các ngân hàng phải nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Liên kết các ngân hàng Hệ thống thanh toán của các ngân hàng còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu tốn kém khá nhiều chi phí. Với thực lực hiện nay của các ngân hàng hiện nay, các ngân hàng có thể mở rộng hệ thống thanh toán bằng cách tận dụng hệ thống cơ sở vật chất của nhau. Các ngân hàng không nên vì mục tiêu đảm bảo lợi nhuận của mình mà hạn chế việc liên kết với nhau. Thực tế, việc đảm bảo hệ thống thanh toán tốt sẽ thu hút người tiêu dùng sử dụng thẻ. Các ngân hàng cùng nhau phát triển vẫn tốt hơn việc phát triển không đồng bộ. Các ngân hàng có thể đảm bảo lợi ích của mình bằng một số loại phí, loại phí nhóm đề xuất không phải là phí thu từ khách hàng. Việc thu phí từ khách hàng tạo ra sự phản cảm tử phía khách hàng và hạn chế sự phát triển của thẻ. Phí thu do ngân hàng yêu cầu liên kết trả cho ngân hàng được yêu cầu liên kết dựa vào lợi nhuận mà ngân hàng đó thu được từ hoạt động thanh toán thẻ. Như vậy, các ngân hàng cùng nhau chia sẽ lợi nhuận từ khách hàng, ngân hàng yêu cầu liên kết tận dụng hệ thống thanh toán của ngân hàng được yêu cầu liên kết và đồng thời đóng góp một phần lợi ích cho các ngân hàng được yêu cầu liên kết. Nếu tiến hành thực hiện liên kết các liên minh này sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thẻ. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo lợi ích cho chủ thẻ. Bên cạnh việc tìm kiếm thu hút khách hàng, các ngân hàng phải tập trung để giữ những khách hàng có sẵn. Trên thực tế, chất lượng dịch vụ thẻ đã khiến cho nhiều khách hàng phải phàn nàn. Thực trang đang điễn ra đó đang làm mất niềm tin của khách hàng, một loại hàng hóa không chiếm được lòng tin của khách hàng thì hàng hóa đó không có khả năng phát triển. Các ngân hàng phải đảm bảo cho khách hàng sử dụng thực hiện được mục đích sử dụng thẻ của mình. Hình 3.1 :Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu trong buổi hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2009 của NH Công Thương Việt Nam ngày 11/01/2009, tại Hà Nội (Nguồn: Vietinbannk) Hình 3.2 :Họp báo về Banking 2009 sáng 10/4/2009 tại Hà Nội. (Ảnh: Tr. Anh). (Nguồn:Vietnamnet.vn, vnecon.com) Cụ thể, khi thẻ chưa phát triển chức năng thanh toán như hiện nay, các ngân hàng phải đảm bảo mục tiêu cất giữ tiền và mục tiêu chuyển khoản cho các chủ thẻ. Không được để các tình trạng, khách hàng rút tiền máy hết tiền, hoặc khi khách hàng chuyển khoản thanh toán mà phải chờ 2, 3 ngày người nhận mới nhận được tiền... Đảm bảo vấn đề an ninh tài khoản thẻ Vấn đề an ninh của thẻ thanh toán cũng rất bức xúc đối với người dân. Việc đảm bảo tính an ninh của thẻ cũng là một yếu tố đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Hiện tại, một số ngân hàng đã bắt đầu cung cấp thẻ thông minh EMV, EMV là chuẩn thẻ thanh toán có gắn chip điện tử do 3 liên minh thẻ lớn nhất thế giới là Europay, Master Card và Visa đưa ra. So với các loại thẻ từ hiện nay, khả năng hoạt động như một máy tính cho phép thẻ chip có độ an toàn cao hơn bởi khả năng chống lại các hành vi dò (skimming) hay sao chép nội dung thông tin. Khi thực hiện thanh toán, thẻ chip sẽ gửi thêm một thông báo mật nhằm xác minh mỗi giao dịch, khiến tội phạm không thể đánh cắp thông tin để làm thẻ giả, đây là một loại thẻ chíp có tính an toàn rất lớn, các ngân hàng nên chú ý để tập trung phát triển. Ngoài ra, nếu như chúng ta liên kết với Bộ Công an cấp cho mỗi người dân một tấm thẻ thanh toán mang đầy đủ chức năng của một chứng minh thư và như vậy vấn đề an ninh trong thanh toán được thắt chặt hơn đồng thời việc quản lý con người của cơ quan công an cũng dễ dàng hơn. Tiến hành các hoạt động để người dân biết đến thẻ thanh toán. Theo số liệu nghiên cứu của nhóm thì mức độ quan tâm hiểu biết của người dân về thẻ thanh toán còn ở mức độ khá thấp. Các ngân hàng phải giải quyết bất cập trên. Thẻ thanh toán cũng như một loại hàng hóa, đây là một loại hàng hóa mà khách hàng có sự suy tính trước khi sử dụng. Các ngân hàng phải phổ biến các kiên thức về thẻ cho người dân, phải có hoạt động Marketing và PR phù hợp để người dân biết đến, sử dụng và trung thành với phương tiện thanh toán này. Các hoạt động quảng cáo trên tivi, đài, báo, internet có tác dụng lớn trong việc kích thích người dân tìm hiểu về thẻ, cũng có thể thông qua các hoạt động tài trợ, hoặc cử các chuyên viên đến địa điểm cụ thể để hướng dẫn người dân cách sử dụng thẻ và cho người dân biết lợi ích từ hoạt động thanh toán thẻ, hoạt động này tạo được lòng tin khá cao đối với khách hàng. Các ngân hàng cũng nên cử nhân viên đến các địa điểm cụ thể để làm thẻ cho người dân vì nhiều người ngại đi làm thẻ, ngân hàng phải chủ động phục vụ khách hàng. Các ngân hàng cũng nên kết hợp với các tổ chức khác để kết hợp tính năng thẻ trong những giấy tờ quan trọng của người dân chẳng hạn như thẻ nhân viên hay thẻ sinh viên... Chủ động tìm kiếm, liên kết với các đại lý thanh toán để nâng cao chức năng thanh toán của thẻ. Các máy thanh toán POS của các ngân hàng cũng đã có mặt trên thị trường nhưng hầu hết là ở các cửa hàng lẻ. Tại đây nhu cầu chi tiêu của người dân chưa thực sự gắt gao. Tâm lý tiêu dùng tại các đại lý này vẫn là tiền mặt là trên hết. xu hướng mua hàng tiêu dùng, sinh hoạt tại các cửa hàng, siêu thị. Đặc biệt là các siêu thị ngày càng cao. Bởi sự an toàn thực phẩm; giá cả hợp lý và hàng hoá đáng tin cậy... đã thu hút nhiều người dân thành phố mua sắm phổ biến hơn tại các siêu thị trong những năm gần đây. Hơn nữa, nếu sử dụng thẻ để thanh toán trong lĩnh vực mua bán tại siêu thị, cửa hàng... thì chắc chắn sẽ làm thay đổi hẳn tư duy, thói quen

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu thẻ Debit Card và giải pháp phát triển thẻ Debit Card.doc
Tài liệu liên quan