Tiểu luận Tìm hiểu vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và việc kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới hiện nay

Kinh tế quốc doanh thiết lập tràn lan trong tất cả các ngành. Về pháp lý TLSX cũng thuộc sở hữu toàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt TLSX & sản phẩm làm ra nhưng thực tế thì người lao động chỉ là người làm công ăn lương, chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng & chất lượng lao động của từng cá nhân đã đóng góp. Do đó chế độ công hữu về TLSX cùng với ông chủ của nó trở thành hình thức, vô chủ, chính quyền (bộ, ngành chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu là người có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ với kết quả hoạt động của mình.

Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người có quyền định đoạt phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi.

Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế tập trung ở hai lực lượng chính: lực lượng sản xuất của doanh nghiệp nhà nước (thường gọi là quốc doanh, thuộc thành phần kinh tế nhà nước); lực lượng sản xuất ngoài quốc doanh (thường gọi là dân doanh, thuộc kinh tế tư nhân).

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và việc kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin trong công cuộc đổi mới hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không hiểu thực chất lý luận, chỉ thuộc câu chữ lý luận và do đó cũng không thể hiểu được bản chất và cũng thể vận dụng được lý luận để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn mới nảy sinh. Nếu có vận dụng thì cũng không sát với thực tế, không phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, lý luận phải kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận suông, tức bệnh giáo điều. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Lý luận cũng như cái tên để bắn.Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên” “ Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực tế là lý luận suông. Dù được xem hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một hòm đựng sách”. Người đã so sánh một cách sáng tạo về lý luận và thực tiễn với những hình ảnh cụ thể. Đúng vậy, nếu không biết cách vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đã học hỏi được thì chẳng khác nào những thứ đó là vô dụng. Thời gian học tập, nghiên cứu của chúng ta liệu có nên để lãng phí một cách vô ích như vậy? Do đó, khi đã có kiến thức thì nên vận dụng những tri thức đó vào thực tiễn, có như vậy chúng ta mới có thể hiểu được cặn kẽ, thấu hiểu một cách sâu sắc vấn đề. Đồng thời, trong quá trình vận dụng có thể tìm ra những thiếu sót để lấp đầy những lỗ hổng kiến thức của chúng ta. Mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn còn biểu hiện ở chỗ, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận. Để tìm hiểu xem tư duy con người có đạt đến trình độ chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người phải chứng minh chân lý. Nhận thức khoa học còn có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic. Nhưng tiêu chuẩn logic không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn, và xét đến cùng, nó cũng phụ thuộc vào thực tiễn. Qua những nhận định ở trên, chúng ta thấy rằng, để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều có hiệu quả thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận. Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực tiễn để làm giàu lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành giáo điều. Đồng thời thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò mẫm, vấp váp, hay chệch hướng. Như vậy thì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều cũng không còn chỗ đúng. Chính vì vậy, trong bất cứ công việc nào, dù lớn hay bé, cũng cần phải biết áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo lý luận, kiến thức vào thực tiễn thì mới có thể thành công được. Câu 2: Tìm hiểu mâu thuẫn cơ bản ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội? Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Đầu tiên là cải tạo những thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa theo hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đồng thời tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo, đối với những nước kém phát triển, còn phải phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật mà thiếu nó thì không thể có chủ nghĩa xã hội. Thời kì quá độ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tình hình lịch sử cụ thể của mỗi nước, nhất là vào trình độ xuất phát ban đầu. Trong thời kì đó, việc tiến hành cải tạo xã hội ở từng nước có thể sử dụng những hình thức và phương pháp cụ thể riêng biệt phù hợp với những điều kiện lịch sử, dân tộc, kinh tế, chính trị và văn hoá của mỗi nước. Ở Việt Nam, sau 1975, cả nước bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ. Cương lĩnh đã khẳng định tính tất yếu của thời kì quá độ, đề ra những phương hướng cơ bản và những định hướng lớn về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại trong thời kì đó. Cương lĩnh cũng chỉ rõ, thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường. Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kì quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá… phù hợp làm cho Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Theo Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đầu tiên đối với điều kiện bên trong phải có Đảng cộng sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với điều kiện bên ngoài, cần có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản. Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới”. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Bởi vì phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Loài người đã phát triển qua các hình thái kinh tế- xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên và hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn hình thái kinh tế- xã hội trước nó. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế- xã hội nói trên đều tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm nhiều ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ và thị trường, đang cố gắng điều chỉnh trong chừng mực nhất định quan hệ sản xuất để thích nghi với tình hình mới, nhưng không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này không những không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xã hội hóa lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Đồng thời,phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ... đồng thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgíc cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với mọi quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia ; do điều kiện xuất phát riêng  của mỗi quốc gia quy định. Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Khi cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên vẫn còn tồn tại. Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân. Hồ Chí Minh chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam, đó là từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đây là vấn đề mới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp với Việt Nam. Mâu thuẫn cơ bản trong thời kì quá độ là mâu thuẫn giữa 1 bên phải tiến lên xây dựng 1 chế độ xã hội mới có “ công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến” với 1 bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta”. Ban đầu dựa theo kinh nghiệm của Liên Xô và Trung Quốc, Hồ Chí Minh dự đoán chỉ trong vòng mấy kì ngắn hạn thì sẽ hoàn thành nhưng sau đó kế hoạch được điều chỉnh “ xây dựng CNXH là 1 cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài.” Người đã xác định đây không chỉ đơn giản là một công việc mà là một cuộc chiến gian nan, cần phải bền bỉ chiến đấu không kém gì với chiến trận. Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên CNXH đó là phải xây dựng nền tảng vật chất kỹ thuật của CNXH, vừa cải tạo kinh tế cũ, vừa xây dựng kinh tế mới, mà xây dưng là chủ yếu và lâu dài. Trước tiên, cần phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật cho CNXH, xây dựng tiền đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng cho CNXH.Đồng thời cần cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo và xây dựng, trong đó xây dựng là trung tâm, là nội dung cốt lõi, lấy làm lâu dài. Tính chất phức tạp và khó khăn được chủ tịch HCM lí giải: Đây là 1 cuộc cách mạng làm đảo lộn mọi mặt của đời sống xã hội cả LLSX, QHSX,KTTT, là 1 công việc mới mẻ đối với Đảng ta, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm. Chính vì vật cần phải xác định một cách đúng đắn, không được chủ quan. Câu 3: Là học sinh, sinh viên, anh (chị) đã làm gì để thực hiện nguyên lý giáo dục: “Học đi đôi với hành”? Từ xưa tới nay học là việc không thể xem thường, nhưng hành cũng không thể bỏ qua, chỉ khi biết kết hợp dung hòa giữa chúng thì ta mới có thể thành công . Nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành” là một phương châm hoàn toàn đúng đắn Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, là nhìn nhận và tiếp nhận những cái sẵn có.Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. Học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học là cả một quá trình tích lũy lâu dài, kiến thức là bao la, việc học không bao giờ là đủ. Từ khi mới sinh ra, chúng ta được học ăn, học nói. Sau này lớn hơn thì học lễ nghi, chữ nghĩa. Kiến thức của nhân loại là vô cùng tận, không có ai có thể nắm bắt hết được. Do đó, học là việc của cả một đời người. Học mọi nơi mọi lúc, học không ngừng nghỉ. Nhưng học thế nào để có kiến thức thật sự, có ích cho bản thân, cuộc sống thì phải nhờ tới “hành”.Học thuộc khía cạnh của lí thuyết , lí luận .Còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống.Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một .Hành vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. Bác Hồ từng nói “lý luận phải đi chung với thực tiễn nếu không lý luận có hay đến mấy cũng sẽ trở thành lý luận suông”. Chỉ khi thực hành thì việc học mới có giá trị, mới phát huy được hết những lợi ích của nó. Có hành thì chúng ta có thể kiểm chứng lại lý thuyết và chỉnh sửa những điều chưa đúng, và hơn thế nữa đó còn là cơ hội tuyệt vời cho chúng ta tích lũy những kinh nghiệm sống cho bản thân mà việc học không thể cung cấp cho ta được.Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả.Học mà không hành thì vô ích. Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học. Sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học. Học ở nhà trường, gia đình, xã hội. Học thầy, học bạn, học ở mọi nơi mọi chốn ,“đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Trong tình hình đất nước đang trên đà phát triển thì việc lại càng được xem trọng.Người ta coi trọng kiến thức, bằng cấp.Đó cũng là lí do vì sao mà lối học vẹt, học vì điểm lại ngày càng phổ biển trong học đường. thiếu thực hành nên kĩ năng sống và các vấn đề cơ bản cuộc sống mà học sinh lại không biết, và hầu như là lúng túng trước những tình huống bất ngờ xảy ra.Có những người rất thành công là bởi vì họ biết kết hợp một cách tinh tế giữa học và hành.Hành động sẽ mang lại thành công cho chúng ta,và việc học là chỗ dựa, là cơ sở cho hành.Thực tiễn là cơ sở của lý thuyết và chính lý thuyết soi sáng lại cho thực tiễn. Là học sinh, sinh viên ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chơi.Không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành . Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao. CHƯƠNG 3: CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Câu 1: Từ nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hãy làm rõ đường lối đổi mới của nước ta hiện nay trên lĩnh vực kinh tế? Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tri thức, năng lực, kỹ năng kinh nghiệm của họ tạo ra một sức sản xuất trong sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và thói quen lao động.Lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó có tính lịch sử. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó người lao động giữ vai trò quyết định, công cụ lao động thể hiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Ngày nay, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Những thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, nhanh chóng, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển mạnh mẽ. Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan. Quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển lực lượng sản xuất Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.  Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập xung đột từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại”, quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự, lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, nước ta đi lên CNXH. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, lực lượng sản xuất bị kiềm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà ngay khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ và có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.  Thực tế lực lượng sản xuất nước ta còn thấp kém lại phát triển không đồng đều, cho nên cần phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Để xây dựng phương thức sản xuất XHCN, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH. Từng bước xã hội hóa XHCN, quá trình đó không phải bằng gò ép, mà được thực hiện từng bước thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần, chủ nghĩa tư bản nhà nước, các hình thức hợp tác,… để dần dần hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, trong đó, kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò là nền tảng. Chúng ta chỉ bỏ qua những gì của xã hội cũ không còn phù hợp, thực hiện chủ trương chuyển hóa cái cũ thành cái mới theo định hướng XHCN. Trong quá trình lãnh đạo xã hội đẩy mạnh phát triển kinh tế Đảng ta đang vận dụng quy luật sao cho quan hệ sản xuất luôn luôn phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, trên thực tế Đảng và Nhà nước ta đang từng bước điều chỉnh quan hệ sản xuất cả tầm vĩ mô và vi mô, đồng thời coi trọng việc đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất.  Hiện nay Đảng ta đang lãnh đạo đất nước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Muốn làm tốt trọng trách này, thì phải tạo điều kiện cho bản thân nền kinh tế, trong đó thành phần kinh tế tư nhân là một thành phần rất năng động, hiệu quả. Có điều kiện này thì Đảng mới có thể có thêm kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cụ thể để lãnh đạo thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó chính là làm cho lực lượng sản xuất phát triển.  Trong tiến trình lãnh đạo và quản lý đất nước của Đảng và Nhà nước ta trong suốt mấy chục năm qua thực tiễn đã cho thấy những mặt được cũng như những những mặt còn hạn chế trong quá trình nắm bắt và vận dụng các quy luật kinh tế cũng như quy luật quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất vào thực tiễn ở nước ta, với đặc điểm của nước ta là Nước nông nghiệp, nghèo nàn, lạc hậu, lực lượng sản xuất thấp kém, con trâu đi trước cái cày đi sau, trình độ quản lý thấp cùng với nền sản xuất nhỏ tự cấp, tự túc là chủ yếu. Mặt khác Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh, nhiều năm bị đế quốc Mỹ bao vây cấm vận nhiều mặt, nhất là về kinh tế. Do vậy lực lượng sản xuất chưa có điều kiện phát triển.  Sau khi giành được chính quyền, trước yêu cầu xây dựng CNXH trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển, Nhà nước ta đã dùng sức mạnh chí trị tư tưởng để xóa bỏ nhanh chế độ tư hữu, chuyển sang chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể, lúc đó được coi là điều kiện chủ yếu, quyết định, tính chất, trình độ xã hội hoá sản xuất cũng như sự thắng lợi của CNXH ở nước ta. Song trong thực tế cách làm này đã không mang lại kết quả như mong muốn, vì nó trái quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, đã để lại hậu quả là: Đối với những người sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ..) thì tư hữu về TLSX là phương thức kết hợp tốt nhất giữa sức lao động và TLSX. Việc tiến hành tập thể nhanh chóng TLSX dưới hình thức cá nhân bị tập trung dưới hình thức sở hữu công cộng, người lao động bị tách khỏi TLSX, không làm chủ được qúa trình sản xuất, phụ thuộc vào lãnh đạo HTX, họ cũng không phải là chủ thể sở hữu thực sự dấn đến TLSX trở thành vô chủ, gây thiệt hại cho tập thể.  Kinh tế quốc doanh thiết lập tràn lan trong tất cả các ngành. Về pháp lý TLSX cũng thuộc sở hữu toàn dân, người lao động là chủ sở hữu có quyền sở hữu chi phối, định đoạt TLSX & sản phẩm làm ra nhưng thực tế thì người lao động chỉ là người làm công ăn lương, chế độ lương lại không hợp lý không phản ánh đúng số lượng & chất lượng lao động của từng cá nhân đã đóng góp. Do đó chế độ công hữu về TLSX cùng với ông chủ của nó trở thành hình thức, vô chủ, chính quyền (bộ, ngành chủ quản) là đại diện của chủ sở hữu là người có quyền chi phối, đơn vị kinh tế mất dần tính chủ động, sáng tạo, mất động lực lợi ích, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng lại không ai chịu trách nhiệm, không có cơ chế giàng buộc trách nhiệm, nên người lao động thờ ơ với kết quả hoạt động của mình.  Đây là căn nguyên nảy sinh tiêu cực trong phân phối, chỉ có một số người có quyền định đoạt phân phối vật tư, vật phẩm, đặc quyền đặc lợi. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế tập trung ở hai lực lượng chính: lực lượng sản xuất của doanh nghiệp nhà nước (thường gọi là quốc doanh, thuộc thành phần kinh tế nhà nước); lực lượng sản xuất ngoài quốc doanh (thường gọi là dân doanh, thuộc kinh tế tư nhân). Con người không thể tự ý lựa chọn quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng một cách chủ quan duy ý chí. Sở hữu vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, là hình thức xã hội có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất. Chính vì vậy, mỗi loại hình, hình thức sở hữu chưa thể mất đi khi chúng còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và cũng không thể tùy tiện dựng lên, hay thủ tiêu chúng khi lực lượng sản xuất không đòi hỏi. Do vậy, khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải tính đến sự biến đổi phức tạp từ quan hệ sản xuất, trong đó trực tiếp là chế độ sở hữu. Quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Do vậy, tất yếu phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chưa thể đặt vấn đề xoá ngay mọi hình thức bóc lột. Chỉ đến khi trình độ xã hội hóa sản xuất phát triển cao mâu thuẫn với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thì khi ấy mới có điều kiện chín muồi thực hiện cuộc cách mạng xây dựng xã hội không còn bóc lột. Chúng ta không thể thủ tiêu chế độ sở hữu ngay lập tức được mà chỉ có thể thực hiện dần dần, và chỉ khi nào đã tạo được một lực lượng sản xuất hiện đại, xã hội hóa cao độ với năng suất lao động rất cao thì khi đó mới xoá bỏ được chế độ tư hữu.  Đất nước chúng ta đang thực hiện nhất quán nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, mục đích là phải sản xuất ra thêm nhiều giá trị thặng dư. Vấn đề bóc lột hay không bóc lột thể hiện trong quan hệ phân phối. Bình đẳng trong phân phối được thực hiện dưới những hình thức cụ thể như thế nào là tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đối với đất nước của chúng ta, đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường hợp với xu thế của thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta. Tuy nhiên, chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nên phải trải qua nhiều khâu trung gian (thời kỳ quá độ). Điểm nổi lên là kinh tế của chúng ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu … vì vậy khâu trọng yếu mà chúng ta phải xây dựng đó là phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu vai trò của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn CM Việt Nam Vì sao trong công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta cần phải kiên trì chủ nghĩa Mác- .doc