Tiểu luận Tìm hiểu về hoạt động du lịch của Việt Nam

Du lịch phát triển là điều kiện tốt để bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống,

Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa ở một số khu vực. Cụ thể: các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống; để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống bị lôi ra trình diễn một cách thiếu tự nhiên, không chuyên nghiệp hoặc làm trò cười cho du khách, cộng với việc các mặt hàng truyền thống được sản xuất cẩu thả làm méo mó giá trị chân thực, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hóa bản địa; các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu dễ bị hủy hoại, lại phải chịu thêm tác động của khách du lịch tới thăm; các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng ở địa phương.

 

doc20 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 12181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về hoạt động du lịch của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp dẫn, ngành du lịch đang cố gắng nhằm tạo ra thuận lợi để ngày càng nhiều du khách có dịp khám phá các điểm đến của non nước Việt Nam. Thách thức Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt nên nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành. Du lịch Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các nước du lịch phát triển trong khu vực, bộc lộ rõ nét các hạn chế về chất lượng phục vụ, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu nhưng giá cả du lịch lại cao; cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 4 triệu lượt. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 2.078.954 lượt. Tuy nhiên, số lượng khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thậm chí là quá kém so với thế giới và khu vực. Thiếu nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch một cách trầm trọng, ấy là chưa kể đến trình độ, kĩ năng chuyên môn của nguồn nhân lực này. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu vừa yếu trong kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ, hiểu biết kiến thức về văn hóa – xã hội, tâm lí khách hàng. Trong đó trình độ ngoại ngữ là yếu nhất, năm 2006, 32% lao động dịch vụ trực tiếp biết tiếng Anh ở mức độ khác nhau, tiếng Pháp 3,2%; Trung Quốc 3,6%; hướng dẫn viên ở 2 thị trường khá lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc chưa tương xứng. Ngành du lịch Việt Nam mới bắt đầu hội nhập, vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nhất là các đơn vị lữ hành dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc và trở thành “người làm thuê” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đa phần các doanh nghiệp du lịch nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, nên khi hòa mình vào sân chơi mới cùng thế giới, các doanh nghiệp phải gánh trên vai áp lực nặng nề. Luật du lịch Việt Nam vừa mới được ban hành và có hiệu lực, do vậy Luật chưa thể “đáp ứng” được so với tình hình thực tế luôn thay đổi. Thủ tục hành chính và hệ thống hạ tầng yếu kém vẫn là rào cản với các nhà đầu tư bất động sản du lịch. Ông Macr Townsend, giám đốc điều hành CBRE Việt Nam nhận định: “Xét về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, Việt Nam hiện nay vẫn chưa bằng BaLi cách đây 28 năm”. Một nhà đầu tư khác cho biết: “Chúng tôi mất khoảng 3 – 6 tháng để chờ duyệt hồ sơ đăng kí đầu tư, rồi 3 năm để mua được đất, sau đó thì thêm vài năm nữa để chờ đợi quá trình giải tỏa mặt bằng, đền bù,… để có được đất “sạch”. Quá trình này quá mệt mỏi!”. Cộng với việc lãi suất ngân hàng Việt Nam cao nhất nhì thế giới cũng là một bất lợi cho các nhà đầu tư. Những đợt quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại các thị trường ngoài nước ít có hiệu quả do thiếu trọng tâm và quá trình khảo sát, nghiên cứu thị trường trước đó chưa liên tục, ít đổi mới, sáng tạo về hình thức, do vậy dễ chìm khuất, không gây ấn tượng; sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn, “thô” thì có mà “tinh” thì không. Ngành du lịch chưa khai thác hết tiềm năng của điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa. Nguy cơ hủy hoại môi trường và cảnh quan du lịch cao nếu không có sự quan tâm đúng mức và những biện pháp quản lí có hiệu quả từ phía nhà nước. Đầu tư du lịch một cách tràn lan, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ làm theo ý mình mà không xin ý kiến chuyên gia, khiến khách du lịch thất vọng. Các doanh nghiệp làm du lịch chỉ quan tâm đến lợi ích mà họ có được, thiếu ý thức, hiểu biết, kém năng động, chỉ có xu hướng moi tiền khách mà không thích cung cấp hay phục vụ. Du lịch Việt Nam bên cạnh những cái thiếu đã nêu, gặp phải một cái thiếu cơ bản của nền kinh tế là: Vốn – thiếu vốn, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam không đủ năng lực tài chính, dẫn đến khả năng khai thác thị trường trong nước, khu vực và thế giới còn yếu. Việt Nam phát triển du lịch như thế nào? 45 năm đầu phát triển (1960 – 2005) Được Đảng và nhà nước xác định là “Một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” với mục tiêu: “Phát triển mạnh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực”, du lịch Việt Nam trong 45 năm đầu phát triển tuy còn non trẻ nhưng hoạt động khá sôi nổi. Nhìn chung, giai đoạn từ tháng 10/1992 trở về trước, hệ thống tổ chức bộ máy ngành Du lịch chưa thực sự định hình, trong 32 năm (1960 - 1992) đã có 6 lần chuyển đổi. Vì vậy sự chỉ đạo trực tiếp của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương xuống các tỉnh, thành phố và doanh nghiệp mất tính liên tục và kế thừa dẫn đến tình trạng lỏng lẻo, hiệu quả kinh doanh không cao và ngành du lịch tụt hậu so với du lịch các nước có điều kiện tương đồng. Trước thực tế đó, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, ngày 17/10/1992, Chính phủ đã có Nghị đinh số 05/CP thành lập lại Tổng cục Du lịch; tiếp đó có Nghị định số 20-CP, ngày 27/12/1992 và Nghị định số 53-CP, ngày 07/8/1995, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch. Nhờ ổn định và từng bước được kiện toàn về tổ chức, du lịch nước ta mới khởi sắc và phát triển. Bênh cạnh đó, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch giai đoạn 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch để điều chỉnh các quan hệ Du lịch ở tầm cao hơn; khẳng định một lần nữa vị thế của ngành Du lịch ngay từ trong đường lối, chính sách và thể chế. Lực lượng kinh doanh du lịch phát triển mạnh, thích nghi dần với cơ chế mới, từng bước làm ăn có hiệu quả: Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của cả 6 thành phần kinh tế (nhà nuớc; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước; 100% vốn nước ngoài). Tính đến năm 2005, cả nước đã có khoảng 6.000 cơ sở kinh doanh lưu trú; 399 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 203 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn, 124 doanh nghiệp nhà nước, 63 doanh nghiệp cổ phần, 8 liên doanh và 2 doanh nghiệp tư nhân. Trong 5 năm (2001 – 2005), Chính phủ đã cấp 2.146 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch ở các khu du lịch trọng điểm. Cùng với đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế trong nước, ngành Du lịch đã thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến năm 2005 cả nước có 190 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 4,64 tỷ USD, ở 29 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bảng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời kỳ 1995 – 2004 Năm 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Thời kỳ 1995- 2004 Số dự án 24 02 04 25 13 15 83 Vốn (Triệu USD) 1.381,2(3) 22,8 10,3 174,2 239 111,17 1.938,67 (3) Tính đến năm 1995 Nguồn: Tổng cục Du lịch Công tác xúc tiến quảng bá được chú trọng hơn: Đã thành lập Cục Xúc tiến Du lịch; tính chuyên nghiệp được nâng dần; chất lượng tổ chức các sự kiện tốt hơn. Tổng cục Du lịch đã chủ động phối hợp với Hàng không Việt Nam, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Văn hóa – Thông tin, các cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh truyền hình, tổ chức nhiều sự kiện xúc tiến du lịch ở nước ngoài. Với nỗ lực mở rộng hợp tác quốc tế, Du lịch Việt Nam đã ký và thực hiện tốt 26 hiệp định hợp tác du lịch song phương với các nước là thị trường du lịch trọng điểm và trung tâm giao lưu quốc tế, tăng cường hợp tác du lịch với các nước khác; ký Hiệp định hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, hợp tác hành lang Đông – Tây, hợp tác sông Mêkông – sông Hằng, hợp tác ASEAN, APEC, hợp tác trong Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA), trong Tổ chức Du lịch thế giới (WTO)…; có quan hệ bạn hàng với 1.000 hãng của 60 nước và vùng lãnh thổ. 45 năm phát triển, du lịch đã đạt và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, lượng khách du lịch hàng năm tăng, nhiều năm vượt chỉ tiêu đề ra. Từ năm 1990 đến 2005, lượng khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình năm trên 20%) Bảng 2 Số lượng khách du lịch hàng năm Chỉ tiêu 1990 1995 2000 2001 2002 2003(4) 2004 Khách quốc tế (triệu lượt) 0,25 1,35 2,14 2,33 2,62 2,43 2,93 Khách nội địa (triệu lượt) 1,0 6,9 11,2 11,7 13,0 13,5 14,5 (4) Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS nên các chỉ tiêu du lịch giảm so với năm 2002. Năm 2004 chỉ tiêu tăng trưởng du lịch đã phục hồi và vượt mức trước SARS Nguồn: Tổng cục Thống kê Từ đó, Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội, năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng thì đến năm 2004, con số đó đã là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần. Riêng năm 2005, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song hoạt động du lịch vẫn diễn ra sôi động: ngành Du lịch đón được khoảng 3,43 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch 7% và tăng 17% so với năm 2004; Khách du lịch nội địa đạt trên 16 triệu lượt người, vượt chỉ tiêu 7% và tăng 11% so với kế hoạch năm 2004. Tóm lại, trong giai đoạn này, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các cấp, các ngành, cùng với sự hưởng ứng của nhân dân và hỗ trợ quốc tế, du lịch Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, từng bước hội đủ điều kiện của một ngành kinh tế mũi nhọn. Từ 2006 đến nay Sau khi Luật du lịch được thông qua và Việt Nam gia nhập WTO thì du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du lịch quốc tế, tiếp tục thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, quyền lợi hội viên. Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, đồng thời tham gia đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu là kinh doanh ăn uống ở các nước láng giềng, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ. Việc Tổng cục du lịch được nâng lên cấp Bộ, mở ra cho du lịch Việt Nam một tương lai mới. Năm 2006 là năm đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 – 2010, du lịch Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng như: Năm du lịch quốc gia 2006 với chủ đề “Quảng Nam: một điểm đến, hai di sản thế giới”, tổ chức thành công Hội nghị bộ trưởng du lịch trong khuôn khổ APEC, Festival Huế, … Mức tăng trưởng tăng 20%, ước khoảng 36 nghìn tỷ đồng, lượng khách quốc tế ước đạt 3,6 triệu lượt, tăng 3% so với năm 2005. Các thị trường chính đưa khách đến Việt Nam: Hàn Quốc tăng 29,4%; Nhật Bản tăng 14,3%; Mỹ tăng 16,8%; Canada tăng 15%; Đức tăng 10,6%. Năm 2007 được coi là năm thành công của du lịch Việt Nam: lượng khách du lịch đến với Việt Nam mục đích đơn thuần là du lịch tăng 26%, khách thương mại 16%, khách thăm người thân tăng 9%, khách đến với mục đích khác giảm 10%. Tổng cộng khách du lịch quốc tế đạt 4,2 triệu lượt (tăng 18% so với năm 2006) cụ thể, lượng khách Tây Âu: Pháp tăng 42%, Đức tăng 32%, Anh xấp xỉ 28%; thị trường Đông Bắc Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tổng lượng khách 1,2 triệu lượt chiếm 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế. Khách nội địa tăng 9,7% so với năm 2006 (19,2 triệu lượt). Trong năm, nhiều hoạt động du lịch đã được diễn ra: Năm Du lịch quốc gia Thái Nguyên với chủ đề “Về thủ đô gió ngàn – chiến khu Việt Bắc”, tổ chức thành công hội nghị bộ trưởng 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia bên lề hội chợ du lịch quốc tế tại TPHCM, lần đầu tiên du lịch Việt Nam được quảng bá chính thức trên kênh truyền hình CNN, Vịnh Hạ Long được nhiều người bình chọn vào nhóm “kì quan thiên nhiên thế giới”, Festival Hoa Đà Lạt được tổ chức thành công. Thu nhập xã hội về du lịch ước đạt 56 nghìn tỷ đồng (tăng 9,8%), đưa mức tăng trưởng du lịch lên từ 16% lên 18% đổi với khách quốc tế, 11% với khách trong nước Năm 2008, Ngành du lịch tiếp tục phát triển, nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên lượng khách quốc tế có phần chững lại. Khách du lịch đến Việt Nam vì công việc tăng mạnh (trên 34% so với cùng kì năm 2007), lượng khách đến với mục đích du lịch tăng nhẹ (2,71% so với cùng kì năm 2007). Du khách tại các thị trường gần như Philippine, Trung Quốc vẫn chọn Việt Nam làm điểm điến. Tuy nhiên một số thị trường xa lại có xu hướng giảm xuống, trong đó: Hàn Quốc tăng 0,49%; Tây Ban Nha giảm 9,4%; Italia giảm 8,8%; Pháp giảm 2,5%; Hà Lan giảm 26% (so với cùng kì năm 2007). Trong 9 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế ước đạt 3,3 triệu lượt, tăng 5,8% so với cùng kì năm 2007. Năm 2008, ngành du lịch Việt Nam tổ chức nhiều sự kiện đặc sắc, hấp dẫn: năm Du lịch quốc gia “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, chương trình “Du lịch về cội nguồn 2008” tổ chức tại Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai, Festival Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, lần đầu tiên cuộc thi hoa hậu hoàn vũ thế giới được tổ chức tại Nha Trang – Khánh Hòa và cuộc thi hoa hậu du lịch Việt Nam được tổ chức tại TPHCM,… Các loại hình du lịch chủ yếu ở Việt Nam Du lịch sinh thái: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, các vườn quốc gia,… Du lịch khảo sát, mạo hiểm, thể thao: đỉnh Phan Xi Păng, dãy Lang Biang (Đà Lạt), thác Bản Dốc (Cao Bằng), biển Nha Trang,… Du lịch truyền thống dân tộc, lịch sử văn hóa, nghệ thuật: phố cổ Hội An, cung đình Huế, các làng nghề truyền thống,… Du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi, giải trí: Đà Lạt, Vũng Tàu,… Du lịch kinh doanh Du lịch tổng hợp nhiều mục đích tùy theo nhóm khách. Tác động của du lịch Đối với kinh tế Chưa có con số thống kê chính thức nhưng chắc chắn ngành công nghiệp không khói này đã đem lại hàng triệu việc làm cho người lao động. Với đà tăng trưởng xấp xỉ 20% trong những năm gần đây, doanh thu của toàn ngành ước tính đạt khoảng 30 ngàn tỷ đồng/năm. Một dẫn chứng cụ thể là lượng ngoại tệ thu được từ chi tiêu của khách quốc tế năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2006 đạt 2,85 tỷ USD, năm 2007 đạt 3,33 tỷ USD. Qua đó du lịch Việt Nam đã đóng góp 3,7% vào tổng sản phẩm xã hội. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của rất nhiều ngành, nghề: hàng không, giao thông đường bộ, khách sạn, thủ công mỹ nghệ,… Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất nước. Khi khu vực nào đó trở thành một điểm du lịch, du khách từ mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, sử dụng công nhân có tay nghề cao. Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng mà không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, đồng thời kích thích sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên du lịch cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực, rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là của những người mà thu nhập của họ không liên quan đến du lịch. Đối với môi trường Sự phát triển nhanh chóng của du lịch thời gian qua đã góp phần tích cực vào sự ổn định và bền vững của môi trường. Du lịch phát triển làm tăng hiệu quả sử dụng quỹ đất nhờ sử dụng đất còn trống hoặc đất sử dụng không hiệu quả; giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế; đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kĩ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng; bảo tồn và tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại các điểm du lịch. Ngoài ra du lịch còn góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục môi trường – một vấn đề mà thế giới đang hết sức quan tâm. Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định: tại nhiều khu vực do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh vượt ngoài khả năng và nhận thức nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của môi trường và thiên nhiên, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước; phát triển du lịch còn làm tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng vốn đã rất hạn chế; các hệ sinh thái và môi trường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương,… Đối với văn hóa Du lịch phát triển là điều kiện tốt để bảo tồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, nghệ thuật, vật thể và phi vật thể, văn hóa thủ công mỹ nghệ, trang phục, phong tục truyền thống,… Hoạt động du lịch cũng gây những tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa ở một số khu vực. Cụ thể: các giá trị văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng dân cư trên các vùng núi cao thường khá đặc sắc nhưng rất dễ bị biến đổi do tiếp xúc với các nền văn hóa xa lạ, do xu hướng thị trường hóa các hoạt động văn hóa, do mâu thuẫn nảy sinh khi phát triển du lịch hoặc do tương phản về lối sống; để thỏa mãn nhu cầu của du khách, vì lợi ích kinh tế to lớn trước mắt nên các hoạt động văn hóa truyền thống bị lôi ra trình diễn một cách thiếu tự nhiên, không chuyên nghiệp hoặc làm trò cười cho du khách, cộng với việc các mặt hàng truyền thống được sản xuất cẩu thả làm méo mó giá trị chân thực, làm sai lệch hình ảnh của một nền văn hóa bản địa; các di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ thường được xây dựng bằng các vật liệu dễ bị hủy hoại, lại phải chịu thêm tác động của khách du lịch tới thăm; các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn với các hoạt động tín ngưỡng ở địa phương. Đối với xã hội Đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường sức sống cho người dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Khi đi du lịch, mọi người có điều kiện tiếp xúc, gần gũi nhau hơn, tăng thêm tình đoàn kết và vốn sống. Những chuyến tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Du lịch còn đóng góp rất lớn cho các họat động xã hội. Bản chất của hoạt động du lịch là giao lưu, tiếp xúc giữa các cá thể, cộng đồng có thế giới quan không phải luôn luôn đồng nhất. Quá trình giao tiếp này cũng là môi trường để các ảnh hưởng tiêu cực thâm nhập vào xã hội một cách nhanh chóng như: nạn nghiện hút, mại dâm, trộm cướp,… Do có cách nhìn nhận về đạo đức khác nhau, một số du khách không thấy những hành động, cử chỉ, cách ăn mặc,… của mình là không phù hợp với phong tục truyền thống của cư dân nơi đến du lịch, điều này sẽ tác động xấu đến nhận thức của giới trẻ. Đối với an ninh, chính trị Trước hết phải khẳng định du lịch là chiếc cầu nối hòa bình giữa các dân tộc trên thế giới. Hoạt động du lịch giúp cho các dân tốc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trị văn hóa của đất nước bạn. Tất nhiên không phải không có những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch về mặt an ninh trật tự và an toàn xã hội. Du lịch là con đường mà các thế lực phản động thường hay sử dụng để tuyên truyền, kích động. Đội lốt du khách, có những kẻ đã thâm nhập sâu vào nước đến để móc nối, xây dựng cơ sở. CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN Những điều chưa đạt được Quá trình quy hoạch phát triển du lịch chưa được giám sát và điều chỉnh, đặc biệt là quy hoạch quản lí tài nguyên. Hiện nay đang có tình trạng mạnh ai nấy làm, chỗ nào cũng thấy cần làm du lịch, do lợi ích nhiều mặt và to lớn của du lịch nên các địa phương đều tung ra làm du lịch. Quy hoạch du lịch bị chồng lấn, giằng xé bởi những quy hoạch khác: quy hoạch khai thác cá, quy hoạch cảng, quy hoạch tài nguyên,… Rõ ràng, nếu quy hoạch du lịch không triển khai thì chẳng ảnh hưởng gì đến các quy hoạch khác nhưng nếu những quy hoạch ấy không làm ngay thì sẽ ảnh hưởng đến doanh thu du lịch và ảnh hưởng cả môi trường tự nhiên và xã hội. Hiện nay, chúng ta có đội ngũ 800.000 lao động trực tiếp và gián tiếp trong ngành. Mục tiêu khiêm tốn mà ngành thông qua là 1,4 triệu lao động vào năm 2010. Nhưng 50% nguồn nhân lực hiện tại lại chưa được đào tạo, chưa có kĩ năng nghiệp vụ. Chất lượng sản phẩm du lịch đến nay vẫn rất “đơn giản”, thiếu sự đầu tư trong việc tạo ra các sản phẩm đặc thù để tạo dấu ấn cho du khách. Du lịch Việt Nam có tiềm năng rất lớn, các sản phẩm du lịch đa phần còn hoang sơ, chưa bị biến dạng, chưa bị ô nhiễm như những nước có nền du lịch phát triển ồ ạt. Thế nhưng, những nguy cơ ấy đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Vấn đề quảng bá xúc tiến cho du lịch trong những năm gần đây đã được chú trọng, nhưng hiệu quả không cao. Ngay đến bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có một văn phòng đại diện quốc gia nào về du lịch ở nước ngoài. Hoạt động quảng bá mới chỉ dừng lại ở mức tham gia các liên hoan, hội chợ và tổ chức các chương trình xúc tiến riêng lẻ chứ chưa có những chiến dịch dài hơi, đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng về nội dung với sự tham gia tổng lực của nhiều ngành như một số nước trong khu vực đã và đang thực hiện. Chính vì vậy, có những liên hoan, lễ hội diễn ra khá lãng phí do không mang lại hiệu quả quảng bá như mong muốn. Hiện Việt Nam vẫn chưa có một công trình du lịch nào đáng tầm cỡ để thu hút khách, cộng với sự đầu tư không chú trọng đến tính lâu dài nên lượng khách du lịch quốc tế quay lại Việt Nam lần 2 chỉ đạt 30%. Bãi biển đầy rác, nhà vệ sinh kém chất lượng, những kẻ móc túi, ăn xin, người bán hàng rong có những hành động thiếu văn hóa như chèo kéo, chửi bới,… Chính những điều này đã tạo ra hiện tượng “một đi không trở lại” của khách du lịch. Thực tế đang có hiện tượng người nước ngoài đưa khách nước họ đi du lịch Việt Nam mà không thông qua đơn vị làm du lịch nước ta, thậm chí họ còn tự hướng dẫn cho khách. Hiện tượng này xảy ra một phần do công tác quản lí còn lỏng lẻo, bên cạnh thủ tục hành chính rườm rà. Các công ty du lịch vẫn tồn tại kiểu kinh doanh thiếu lành mạnh, chưa có sự đồng nhất giá cả gây tâm lí nghi ngờ, hoang mang cho khách. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ của nhân viên chưa tốt, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà thiếu để tâm đúng mức đến chất lượng. Người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Ngân sách của chính phủ Việt Nam dành cho chiến dịch quảng bá du lịch thực ra rất nhỏ so với số tiền mà chính phủ các nước như Thái Lan, Ấn Độ dành cho hoạt động quảng bá du lịch đất nước họ. Việt Nam có bảo vệ sự “bền vững” của các cảnh đẹp thiên nhiên hay các công trình kiến trúc, nhưng sự bảo vệ này còn nhiều bất cập và chưa toàn diện. Chẳng hạn như đỉnh Phanxipang, nóc nhà Đông Dương, đang bị xuống cấp do du lịch không kiểm soát nổi tại đây. Hay như Hà Nội, chính quyền thành phố đang cố gắng dừng xây dựng mới và sửa sang làm phá vỡ các nét đẹp kiến trúc xưa của các khu phố cổ. Du lịch Việt Nam đang bùng nổ, nhưng cơ sở hạ tầng của Việt Nam thực sự là một bài toán khó, có thể giết chết các dự án du lịch. Trong bảng xếp hạng về du lịch và giao thông của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Việt Nam đứng thứ 96 trong tổng số 130 nước. Nhưng nếu quản lí đúng, việc đổ xô đến của du khách sẽ dẫn đến phải có ngân sách để cải thiện đường sá, hệ thống xe lửa và sân bay, điều này sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế đất nước. Theo Thông tấn xã Việt Nam, tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước hiện nay đều chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và đầu tư vào đó món tiền không nhỏ. Nhưng việc tổ chức nhiều sự kiện du lịch hàng năm mang lại lợi nhuận không là bao, trong khi môi trường và các giá trị văn hóa chưa được giữ gìn, phát huy đúng mức, thậm chí còn bị xâm hại. Du lịch Việt Nam vốn chưa đảm bảo tốt cho việc giải trí của khách mà chỉ lo đến chỗ ăn, chỗ ngủ. Ví dụ như khách phải làm gì để giết thời gian cho đến 12 giờ đêm, thay vào đó là tổ chức lửa trại hoặc cách vui chơi tập thể vào các buổi tối. Giải pháp Về phía nhà nước Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành du lịch, tổ chức tốt việc thực hiện pháp lệnh du lịch, tạo môi trường pháp lí cho việc quản lí hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư, phát triển du lịch phù hợp với tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế của các nước. Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng tại các địa bàn trọng điểm du lịch, các khu du lịch quốc gia, các điểm du lịch có tiềm năng phát triển du lịch ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở khai thác các tiềm năng và thế mạnh mà từng vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương, kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước, các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch theo chủ trương xã hội hóa. Sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hóa, cho thuê, bán, khoán,… doanh nghiệp nhà nước. Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: hội chợ, triển lãm,… và các phương tiện thông tin đại chúng khác để xúc tiến du lịch phù hợp với định hướng bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quảng bá du lịch đạt hiệu quả. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Liên kết các trường đại học, cao đẳng dạy nghề để quy hoạch mạng lưới đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, làm part-time. Thí điểm mô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN- Tìm hiểu về hoạt động du lịch của Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan