Tiểu luận Tình hình và kết quả công tác quan hệ quốc tế của ngành giáo dục và đào tạo trong 10 năm đổi mới

Liên quan đến các dự án quốc tế, xin kiến nghị các cơ sở cần chú ý chuẩn bị đội ngũ cán bộ đủ năng lực để tranh thủ được nhiều dự án và triển khai có hiệu quả. Thực tế cho thấy rõ nếu ở dự án nào ta cửe được cán bộ có trình độ cao tham gia làm việc với các chuyên gia nước ngoài, t hì dự án đó ta có quyền chủ động cao hơn, bình đẳng hơn, đồng tiền dự án đó được sử dụng có hiệu quả hơ nhiều và chất lượng chuyên gia cũng tốt hơn. Nhân đây, chúng tôi cũng xin kiến nghị lãnh đạo các cấp: một mặt ta tích cực tìm thêm các nguồn tài trợ mới, nhưng một mặt khác thông qua nghiệp vụ tài chính và thanh tra giáo dục để kiểm tra thật thường xuyên và chặt chẽ khâu chi tiêu ở các dự án, các chương trình Nhiều đơn vị đã làm tốt nhưng vẫn còn một số nơi tỏ ra lỏng lẻo ở khâu này.

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình và kết quả công tác quan hệ quốc tế của ngành giáo dục và đào tạo trong 10 năm đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m: Situation, issues, policies", 1993; Vietnam Education and training Diretory" 1995) và hỗ trợ các cơ sở trong QHQT (Hướng dẫn về QHQT trong Giáo dục và Đào tạo" 1996). - Sự năng động, sáng tạo trong QHQT của các Sở Giáo dục Đào tạo, các trường ĐH, CĐ, THCN - DN, các Vụ, Viện… và của các giáo sư, các nhà khoa học có uy tín quốc gia và quốc tế cao, của cán bộ giảng dạy, các bộ quản lý, cán bộ làm công tác QHQT… là cơ sở rất quan trọng bảo đảm thành công và hiệu quả của công tác này. 1.2. Những kết quả chính của công tác quan hệ quốc tế Ngành Giáo dục và đào tạo trong10 năm đổi mới: Tính đến hết năm 1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã có quan hệ và hợp tác chính thức với 69 nước, 19 tổ chức quốc tế và 70 tổ chức phi chính phủ. Có thể nói rằng, trong số các thành tựu của GD - ĐT qua 10 năm đổi mới cổ phần đóng góp quan trọng của mang QHQT. Nó đã góp phần khắc phục các khó khăn về nguồn lực của ngành, đồng thời cũng tạo điều kiện để GD - ĐT Việt Nam vươn lên theo kịp và hội nhập với giáo dục khu vực và thế giới. Cũng thông qua QHQT ta có thể giới thiệu với bạn bè, đồng nghiệp các nước những thành tích nổi bật của GD - ĐT nước nhà để làm tăng thêm uy tín của CHXHCN Việt Nam trên trường quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế quan trọng, các đại diện ưu tú của nền giáo dục. Việt Nam (từ các g iáo sư, nhà giáo xuất sắc, các nhà khoa học có uy tín cao, các cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm cho đến các em học sinh đạt huy chương vàng tại các cuộc thi Olypic quốc tế về toán, tin học, vật lý...) đã có tiếng nói làm rạng rỡ thêm khuôn mặt Việt Nam. Cũng một phần nhờ HTQT mà trong mấy chục năm qua ta đã xây dựng được các hướng đào tạo, NNKH và triển khai ứng dụng mạnh để phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới và CNH - HĐH đất nước. Đó là một số mũi nhọn trong khoa học cơ bản, khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, nông lâm, điện tử- viễn thông, vật liệu mới, tự động hoá, y - dược môi trường… Cần phải nói rằng, ngay trong những tháng khi ta gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, cũng như hiện nay, một mặt tiếp nhận hỗ trợ quốc tế, một mặt khác ta luôn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế của mình, ví dụ dưới hình thức gửi chuyên gia giáo dục và ở một mức độ nhất định có viện trợ không hoàn lại. Gửi LHS đi đào tạo nước ngoài Như phần trên đã nói, do những thay đổi to lớn ở Liên Xô cũ và các nước XHCN cũ ở Đông Âu, số lượng LHS Việt Nam được cử đi học tập ở ngoài nước (theo học bổng được thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các nước) giảm nhiều ở các năm 1990 - 1992 và từ 1993 bắt đầu tăng lên, nhưng chưa thể nào bằng con số LHS trong những năm trước 1990. Cũng do chủ trương của chúng ta, ưu tiên gửi nhiều Nghiên cứu sinh SĐH hơn là sinh viên ĐH, nên cũng từ 1993 đến nay số LHS SĐH tăng nhanh hơn LHS ĐH. Xin nêu các số liệu thống kê sau đây về NCS đi học nước ngoài. Năm 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Đại học 847 783 973 751 606 43 73 140 150 150 155 Sau ĐH 1200 1215 1099 388 307 545 631 870 848 932 999 Tổng số 2047 1998 2072 1139 913 588 704 1010 998 1082 1154 Như vậy, trong 10 năm từ 1987 đến 1998 ta đã cử 13.700 LHS đi học nước ngoài và phân bố theo khu vực địa lý như sau: Liên Xô - Đông Âu 53,29%, Tây Bắc Âu 30,6%, úc - New Zealand 6,8%, Châu á 6,7%. Mỹ - Canada 0,9%, Châu Phi - Mỹ Latin 0,32%. Gần đây LHS của ta chủ yếu được gửi đi học tập ở những nước sau đây: úc, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan (AIT), ấn Độ, Mỹ... Có thể nói bằng viện trợ không hoàn lại, úc là nước đã và đang cung cấp cho Việt Nam nhiều học bổng dài hạn nhất: từ 150 đến 200 suất/ năm, trong đờt 1/3 đến 1/2 cho sinh viên đại học (4 năm) và từ 1/2 đến 2/3 cho đào tạo SĐH (2 năm). Từ năm học 1997 - 1998, theo đề nghị của ta, phía Bạn đã dành 20 học bổng (trong tổng số 150) cho mảng dạy nghề và tỷ lệ này sẽ dần dần được tăng lên trong các năm tới. Bạn đã dùng một phần ba số viện trợ không hoàn lại hàng năm của mình để duy trì số học bổng này vì rất coi trọng vấn đề đào tạo nguồn lực cho Việt Nam. So với các nước khác thì úc là nước phối hợp khá tốt với ta trong cả quá trình thông báo học bổng, tuyển chọn và đào tạo LHS, có chú ý các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, nhằm phục vụ có hiệu quả cho chiến lược phát triển GD- ĐT, khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Sau úc phải kể đến Pháp là nước nhận nhiều LHS Việt Nam. Mặc dù con số LHS đi học ở Pháp cao, nhưng loại ngắn hạn và học tiếng Pháp chiếm phần nhiều và cách thức tuyển chọn của Pháp khác, qua nhiều bộ, nhiều ngành, nhiều địa phương cho nên Bộ GD - ĐT cũng không biết hết quản lý được hết số LHS đi học nước này. Theo thống kê của bạn, từ năm 1990 đến 1997, Pháp cung cấp gần 3.000 học bổng ngắn và dài hạn, riêng hai năm vừa qua, có khoảng 1.000 người đi học tập tại tại Pháp. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ ta thì từ năm 1991 đến 1996, chỉ có 30 LHS và ĐH và 47LHS SĐH đi học tập dài hạn Pháp và trung bình mỗi năm có khoảng 70 thực tập sinh tiếng pháp với thời hạn từ 3 đến 9 tháng. Gần đây, một hình thức du học mới du học tự túc hoặc bán tự túc, bắt đầu hình thành và phát triển. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm vừa qua có khoảng 5.500 LHS du học tự túc làm thủ tục từ các trung tâm qua bộ GD - ĐT. Số đi theo các con đường khác ở các bộ, ngành, các địa phương khác ta không được báo cáo và do đó không nắm được. Du học tự túc là một hình thức du học đáng khuyến khích theo chủ trương xã hội hoá giáo dục mà nhiều nước đều áp dụng. Tuy nhiên, từ chủ trương đúng, chúng ta phải quản lý chặt chẽ đảm bảo chất lượng cho loại hình du học mới này. Để làm việc đó, Bộ GD - ĐT đã soạn thảo và sẽ sớm ban hành bản quy chế về mở các văn phòng tư vấn du học tự túc. "Du học tại chỗ" cũng là một hình thức đào tạo mới nhiều triển vọng, liên kết giữa các trường, các viện của ta và các đối tác nước ngoài, tiến hành đào tạo toàn thời gian hoặc bán thời gian tại Việt Nam (sandwich) chủ yếu là đào tạo ở bậc SHĐ, các thầy giáo Việt Nam và nước ngoài phối hợp với nhau trong giảng dạy. Hình thức đào tạo này đang được triển khai tại AIT - CV, trường ĐHKTQD Hà Nội: CFVG, Dự án SIDA của Thuỵ Điển, ĐHQG Hà Nội; với úc, Mỹ; trường ĐHBK Hà Nội; với Sigapore, ITIMS; trường ĐH kỹ thuật, với úc và ĐHNL: với Pháp; trường ĐHKT TP. HCM chương trình Fulright, ĐHQT TP HCM, Trung tâm đào tạo SEAMEO (tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước khu vực Đông Nam á) Trung tâm đào tạo SEAMEO (tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước khu vực Đông Nam á) tại TP Hồ Chí Minh… và một số cơ sở khác. Tiếp nhận các dự án quốc tế. Trong 10 năm vừa qua, cùng với ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục và sự đóng góp của cộng đồng thông qua xã hội giáo dục, các dự án quốc tế đã hỗ trợ một phần cho ngành chúng ta, từ Trung ương đến địa phương, từ cơ sở vật chất đến quy trình đào tạo, từ giáo dục mầm non đến SĐH. Theo thống kê sơ bộ, trong vòng 10 năm qua, ngành ta đã tiếp nhận 86 dự án quốc tế lớn nhỏ. Có điều cần phải chú ý là nếu là đến 80 - 90 % ngân sách giáo dục (NSGD) phải dùng để trang trải lương, học bổng và xây dựng cơ bản, thì phần lớn tiền từ các dự án quốc tế lại có thể dùng để đào tạo chuyên gia, mua sắm trang thiết bị hiện đại, hoá chất và để cải tiến chương trình, giáo trình, sách giáo khoa… Tính đa dạng của các dự án quốc tế mà chúng ta nhận được thể hiện ở nhiều khía cạnh: các nhà tài trợ có thể là các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ; các mục tiêu rất đa dạng, phong phú và trị giá dự án cũng rất khác nhau: có dự án hàng chục triệu USD khéo dài 3 - 4 năm, có dự án chỉ vài chục ngàn USD nhưng lại giải quyết những vấn đề thiết thực và cụ thể cho ngành. Nói chung 86 dự án quốc tế trong 10 năm qua đã hỗ trợ Bộ ta thực hiện các mục tiêu quan trọng sau đây: - Góp phần nghiên cứu tổng thể và hoạch định chiến lược GD - ĐT Việt Nam, ví dụ: Báo cáo của dự án VIE/89/022 (1990 - 1992) do UNDP và UNESCO tài trợ là một tài liệu quan trọng cung cấp số liệu thống kê và tư vấn chiến lược quan trọng cho các chuyên gia giáo dục Việt Nam và quốc tế trong những năm qua. - Góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu, thông tin khoa học cho các cơ sở. - Góp phần nâng cao chất lượng GD - ĐT bằng nhiều hình thức nâng cao trình độ chuyên môn cho CBGD và NCKH, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc học khác hư từ mầm non, phổ thông, THCN - DN đến CĐ, ĐH, SĐH. Phânt ích 86 dự án quốc tế ta nhận được kết quả phân bố như sau: * Xét theo các cấp bậc học: Mầm non và tiểu học 42,3% trung học 16,8%, THCN - DN 6,1%, ĐH, và SĐH 28,14% và nghiên cứu tổng quan, quản lý 6,1%. * Xét theo mục tiêu đầu tư: đào tạo cán bộ và sư phạm 17,4% hỗ trợ các cấp, bậc học39,6% phòng ốc và thiết bị 32,3% đánh giá tổng quan 2,9%, nghiên cứu khoa học và các loại 7,8%. Vì có tất cả là 86 dự án quốc tế, do đó chúng tôi chỉ xin nêu làm ví dụ một vài dự án lớn, điển hình có liên quan đến nhiều cơ sở. Đối với giáo dục tiểu học có 3 dự án lớn mà hầu hết 61 tỉnh, thành 9 phố trong cả nước đều có tham gia. Đó là chương trình hợp tác Việt Nam - UNICEF (2 - 3 triệu USD/ năm). Dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (75 triệu USD) và dự án xây dựng các trường tiểu học vùng bão bằng viện trợ ODA của Nhật Bản (cả 4 giai đoạn là 83 triệu USD). Có hai dự án dạy nghề lớn, một do CHLB Đức tài trợ tại trường ĐH sư phạm kỹ thuật Thủ Đức (ĐHQG TP HCM), 7,5 triệu USD và một do Hàn Quốc tài trợ tại trường KTCN Hà Nội và trường KT Cơ - Điện Quy nhơn (5 triệu giai đoạn là 23 triệu USD) và Hà Lan (MHO, 8,2 triệu USD). Ngoài ra còn rất nhiều đơn vị từ mầm non, tiểu học, trung học, THCN - DN, cao đẳng, ĐH, SĐH đã có nhiều cố gắng trong QHQT để tiếp nhận được các chương trình và dự án quốc tế. Những thành tích đó là rất đáng biểu dương, nhưng chúng tôi không thể nếu hết ra ở đây. Đoàn ra, đoàn vào Cũng tương tự như việc cử LHS đi học nước ngoài, trong các năm 1991 - 1992 số đoàn/ người ra giảm hẳn, nhưng từ đầu năm 1995 tăng lên nhanh, nhất là từ 7/ 95 đến nay. Riêng dự án tiểu học vay vốn của Ngân hàng Thế giới trong năm 1997 đã cử hơn 800 cán bộ quản lý tiểu học từ Trung ương đến địa phương đi tập huấn công tác quản lý ở các nước trong khu vực. Trong những năm cuối thập kỷ 80, hàng năm Bộ ta đón khoảng 400 lượt khách quốc tế, đến năm 1995 là 1.500 lượt và năm 1996 là 2.400 lượt. Trong đó có 40% vào để trao đổi, hợp tác NKCKh và đào tạo, còn lại 60% số khách vào để giao lưu và tham gia các hoạt động văn hoá, giáo dục. Một vài cơ sở trong thời gian để giao lưu và tham gia các hoạt động văn hoá, giáo dục. Một vài cơ sở trong thời gian vừa qua đã để xảy ra những sơ suất, sai sót đúng ra không đáng có trong việc làm thủ tục. Điều này cần phải đựơc rút kinh nghiệm và khắc phục một cách nghiêm túc. Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế Trong 5 năm gần đây, hàng năm ngành GD - ĐT đăng cai tổ chức trung bình 20 - 25 hội nghị/ hội thảo quốc tế quan trọng có quy mô lớn, đó là chưa kể rất nhiều hội nghị/ hội thảo quốc tế có quy mô nhỏ hơn do các đơn vị tổ chức. Có ba loại hội nghị/hội thảo chỉnh: Hội nghị lớn do các tổ chức quốc tế chủ trì, Việt Nam đăng cai; ví dụ như Hội nghị Bộ trưởng Đại học và Nghiên cứu khoa học các nước nói tiếng Pháp (CONFEMER), Hội nghị của các nhà giáo dục Châu á - Thái Bình Dương (SEAPREAMS), Hội nghị SEAMEO - BIOTROP; loại thứ 2 thường do ta chủ trì có mời khách quốc tế; loại thứ 3 gồm các hội nghị/ hội thảo nhỏ hơn phục vụ các đề tài hoặc các dự án cụ thể. Điều quan trọng là khi tham dự hội nghị/ hội thảo quốc tế các nhà khoa học, giáo dục và quản lý nước ta có dịp rất tốt tiếp xúc và trao đổi với các đồng nghiệp quốc tế các nhà khoa học, giáo dục và quản lý nước ta có dịp rất tốt tiếp xúc và trao đổi với các đồng nghiệp quốc tế để có thêm thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Ngược lại, các bạn nước ngoài cũng có điều kiện tốt để tìm hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam qua đó tăng thêm hiểu biết, thiện cảm về Việt Nam và hợp tấc có hiệu quả hơn. Vừa qua, một vài đơn vị đã có sơ suất trong thủ tục xin phép và tổ chức hội nghị/ hội thảo quốc tế và chúng tôi cũng đã trực tiếp trao đổi với các đơn vị này để rút kinh nghiệm. Tiếp nhận giáo viên tình nguyện Số giáo viên tình nguyện từ các nước Anh, Mỹ, Pháp, Canađa, úc, Nhật, Bỉ… vào Việt Nam ngày một tăng, chủ yếu là các giáo viên dạy tiếng Anh, Pháp, Nhật.. Hầu hết họ đều là giáo viên giàu nhiệt tình, sẵn sàng đi dạy ở các thành phố nhỏ và những nơi xa xôi. Trong lúc ta đang thiếu giáo viên dạy ngoại ngữ, nhất là ở các địa phương, t hì các giáo viên tình nguyện được hoan nghênh. Tuy nhiên, còn một số ít giáo viên có chất lượng sư phạm thấp vì chưa được tuyển chọn cẩn thận trước lúc gửi sang Việt Nam. Cũng xin đề nghị các cơ sở, các địa phương phối hợp thường xuyên với các cơ quan của Bộ nội vụ để quản lý chặt chẽ các giáo viên tình nguyện, nhất là những người có biểu hiện lồng các mục đích khác vào việc dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã soạn thảo và sẽ ban hành quy chế quản lý các giáo viên tình nguyện nước ngoài. Tiếp nhận LHS nước ngoài vào học tập tại Việt Nam Khi vai trò và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tăng lên cùng với các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, thì số khách vào thăm, làm việc và số LHS vào học tập, nghiên cứu ở Việt Nam cũng tăng lên rất nhanh. Nếu trước đây LHS thường đến từ các nước như Liên Xô cũ và các nước XHCN cũ, Trung Quốc, Lào và Camphuchia, thì nay ngày càng có thêm LHS từ các nước ASEAN, Đông á , úc, EU, Bắc Mỹ.. Hai Đại học Quốc gia, trường ĐH ngoại ngữ Hà Nội, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội… là các trường có nhiều LHS nước ngoài. Việc thu hút LHS các nước đến Việt Nam học tập cần phải được xem là một hướng quan trọng, không chỉ vì ta có thêm ngoại tệ, mà còn vì mục đích hội nhập của GD Việt Nam vào khu vực quốc tế. Nhưng để tăng thêm sức hấp dẫn của GD Việt Nam đối LHS các nước, chúng ta phải chú ý xây dựng một số trung tâm đủ mạnh tại các địah ọc lớn để dạy tiếng Việt, Việt Nam học và các ngành học đặc thù khác mà bạn cần. Cử chuyên gia ra nước ngoài giảng dạy và làm công tác viên Hợp tác chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo bắt đầu từ năm 1961 (với Ghi - Nê) và phát triển tại nhiều nước, nhiều ngành với số lượng lớn vào những năm từ 195 đến 1994. Việt Nam đã cử chuyên gia các ngành khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật, dạy tiếng việt ở các bậc sau ĐH, HĐ, Trung học kỹ thuật, trung học phổ thông, dạy nghề. Tuyệt đại đa số chuyên gia tập trung ở các nước Châu Phi như Algiêri, Ăngôla, Côngô, Madagascar, Môzămbic, Lào, Campuchia và đã có gần 3.000 lượt chuyên gia giảng dạy tại các nước này. Ngoài ra, có một số không nhiều lắm dạy tiếng việt ở các nước Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Mỹ, Thuỵ Điển, Đức, Ba Lan, Nga, Hugari, Tiệp Khắc… khoảng 300 cán bộ là chuyên gia hợp lý kỹ thuật tại Thái Lan, Libi, Bungari, Hungari Tiếp Khác, các nước khác và 60 người lao động làm việc tại các nước Libi, Irắc. Cho phép nước ngoài mở các cơ sở đào tạo tại Việt Nam Trong 10 năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng về đa dạng hoá các loại hình đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị và được Chính phủ cho phép mở một số cơ sở đào tạo quốc tế với nhiều hình thức khá phong phú ở các bậc học khác nhau từ mầm non đến SĐH, ví dụ: 7 trường phổ thông quốc tế dành cho con em người nước ngoài tại Việt Nam mà một số cơ sở đào tạo quốc tế SĐH như AIT - CV, ITIMS, CFVG và các cơ sở khác ở một số đại học. Thanh thủ sự ủng hộ của người Việt Nam ở nước ngoài cho GD - ĐT Xuất phát từ quan điểm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn xã hội, cần phải huy động mọi nguồn lực của xã hội kể cả sự hỗ trợ của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các sở GD - ĐT, các trường đại học, viện nghiên cứu đã mời nhiều tri thức Việt Nam ở nước ngòai về giảng bài, trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo và NCKH. Nhiều người rất có tâm huyết muỗn hỗ trợ ngành GD - ĐT. Trong những năm gần đây, với sự giúp đỡ của Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc gặp gỡ với trí thức Việt Nam ở nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm chuyên môn. Việc tranh thủ sự hỗ trợ của người Việt Nam ở nước ngoài để tăng thêm nguồn lực cho GD - ĐT trong nước là rất quan trọng. II. Phương hướng công tác QHQT trong 5 năm tới và vài kiến nghị cụ thể Hiện nay trong tương lai khi mà sự hợp tác và cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới ngày càng mạnh mẽ thì việc định ra một chiến lược cho công tác QHQT ngành GD - ĐT là rất cần thiết. Như Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã khẳng định: "muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh GD - ĐT phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển bền vững" Ngành GD - ĐTđứng trước những thử thách và khó khăn mới, những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Chính vì vậy, công tác QHQT càng trở nên quan trọng, góp phần vào sự nghiệp phát triển của ngành và mở rộng hợp tác giáo dục đào tạo với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Tuy nhiên cần lưu ý đến sự thay đổi trong phương thức giúp đỡ của quốc tế đối với nước ta, từ viện trợ mang tính nhân đạo sẽ chuyển sang viện trợ phát triển, có nghĩa là cả hai phía đối tác cần phải có những tiềm năng nhất định. Theo tinh thần của Nghị quyết TƯ2 khoá VIII, quán triệt sâu sắc phương châm giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng QHQT, động viên cao độ nguồn lực trong nước và thanh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, trên cơ sở những đánh giá về tình hình và kết quả công tác QHQT của ngành ta đã trình bày ở trên, bộ GD - ĐT đề ra một số phương hướng chính cho công tác QHQT trong những năm tới như sau: 2.1. Tạo thêm nguồn lực cho DG - ĐT thông qua QHQT Chúng tôi cho rằng, để cải cách và xây dựng nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến vào thế kỷ 21 cần: tăng nhanh ngân sách Nhà nước cho giáo dục, thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, tăng cường xã hội hoá giáo dục và đẩy mạnh quan hệ quốc tế để bổ sung thêm nguồn lực cho GD - ĐT và sớm hội nhập khu vực và quốc tế. Vì ta còn nghèo, cho nên trước mắt chưa thể tăng nhanh được ngân sách Nhà nước cho DG - ĐT và đóng góp của nhân dân, của xã hội cho giáo dục. Nếu làm tốt công tác QHQT thì ta có thêm một nguồn tài chính cho giáo dục. 1. Kiến nghị dành ưu tiên nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho GD - ĐT để xây dựng một số trường phổ thông các cấp ở những vùng khó khăn, một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm ở các bậc phổ thông, ĐH, SĐH, CĐ và THCN - DN và tận dụng mọi hình thức hợp tác song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi hành chính phủ để tăng cường đầu tư cho ngành. Nếu thật cần thiết có thể vay thêm vốn nước ngoài để thực hiện các mục tiêu cấp bách và quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực cho CNH - HĐH. Tất nhiên khi đi vay ta phải tính toán rất chi tiết và cẩn trọng. Qua thực tế xây dựng và phát triển của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.. ngoài các nguồn viện trợ quốc tế, họ đều phải dành một phần không nhỏ từ ngân sách Nhà nước hoặc đi vay nước ngoài để thực hiện các chương trình, mục tiêu trọng điểm của giáo dục. Liên quan đến các dự án quốc tế, xin kiến nghị các cơ sở cần chú ý chuẩn bị đội ngũ cán bộ đủ năng lực để tranh thủ được nhiều dự án và triển khai có hiệu quả. Thực tế cho thấy rõ nếu ở dự án nào ta cửe được cán bộ có trình độ cao tham gia làm việc với các chuyên gia nước ngoài, t hì dự án đó ta có quyền chủ động cao hơn, bình đẳng hơn, đồng tiền dự án đó được sử dụng có hiệu quả hơ nhiều và chất lượng chuyên gia cũng tốt hơn. Nhân đây, chúng tôi cũng xin kiến nghị lãnh đạo các cấp: một mặt ta tích cực tìm thêm các nguồn tài trợ mới, nhưng một mặt khác thông qua nghiệp vụ tài chính và thanh tra giáo dục để kiểm tra thật thường xuyên và chặt chẽ khâu chi tiêu ở các dự án, các chương trình… Nhiều đơn vị đã làm tốt nhưng vẫn còn một số nơi tỏ ra lỏng lẻo ở khâu này. 2. Mở rộng hợp tác và tranh thủ hỗ trợ của các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ĐH, NCKH và quản lý, công nhân lành nghề, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Mặt khác, cần chú trọng đến việc tham khảo quy trình, chương trình đào tạo ở các bậc học khác nhau ở các nước tiên tiến. Cần xây dựng chiến lược dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam một cách có hệ thống, từ tiểu học đến trung học lên đại học và sau đại học theo quan điểm đa ngôn ngữ của UNESCO và khi đó ta mới có điều kiện để đa phương hoá, đa dạng hoá QHQT. 3. Cần có chiến lược và chính sách quốc gia rõ ràng và mạnh dạn về việc cử sinh viên đi du học nước ngoài, quản lý lúc đang học và sử dụng lúc về nước để tranh việc học xong không về nước, không phục vụ. Sau khi học tập, ai chưa về hoặc không về nước thì phải áp dụng theo quyết định số 957/QĐ - TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng chính phủ, ai còn ở lại làm thuê phải nộp thuế thu nhập. Bằng cách đó để có thêm ngân sách cho giáo dục trong nước. Những người đã được đào tạo ở những ngành nghề mũi nhọn thực sự cần thiết c ho quốc gia thì nhất thiết phải về nước phục vụ. Ta nên dành từ 2 đến 7 triệu USD/ năm từ NSNN để chủ động cử sinh viên đi du học các ngành đặc biệt quan trọng và cần thiết ở bất cứ nước nào mạnh về ngành này, kể cả Mỹ, Nhật Bản, EU.. chỉ có như thế ta mới thực hiện được ý đồ chiến lược của mình. (Nên tham khảo chính sách du học của mọt vài nước điển hình). 4. Khuyến khích các cơ sở trong toàn ngành, liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài để cùng đào tạo, NCKH và triển khai ứng dụng vào công nghệ và sản xuất, để vừa nâng cao chất lượng đào tạo vừa có thêm ngân sách phục vụ trở lại cho đào tạo, NCKH và nâng cao đời sống cán bộ. Để khuyến khích các đơn vị lao động sản xuất (LĐXD) trong nhà trường và ở các tỉnh, có nước người ta đã miễn thuế hoàn toàn trong 3 năm đầu cho các cơ sở và đối với một số ngành công nghệ mũi nhọn thì miễn thuế hoàn toàn. 5. Tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học, cao đẳng, THCN - DN các cơ sở GD - ĐT các trường phổ thông có chất lượng cao tham gia các hiệp hội mang tính đặc thù trong khu vực và quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tư liệu, trao đổi giáo viên, cán bộ, sinh viên, học sinh nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, NCKH và tính đến việc ký kết tương đương bằng cấp với khu vực và trên thế giới. 6. Tiếp tục tổ chức thêm nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế, các cuộc gặp gỡ có tính chất chuyên môn ở trong nước và tổ chức các đợt tham quan, khảo sát dự hội nghị ở nước ngoài để cán bộ ta được tham dự, nhất là các cán bộ ở các cơ sở địa phương, nhưng phải chú ý đến chất lượng chuyên môn và việc triển khai các kết quả sau đó. 7. Việc động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo người Việt Nam ở nước ngoài có thể về nước tham gia liên doanh, liên kết với ngành để tăng thêm nguồn lực cho GD - ĐT, NCKH là rất quan trọng và cần thiết. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ sớm hoàn tất và trình chính phủ để ba hành các quy định chung về việc mở các trường quốc tế (từ mầmnon đến sau đại học) ở Việt Nam, về hoạt động của các văn phòng đại diện các tổ chức giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, về quản lý các giáo viên tình nguyện nước ngoài tại Việt Nam, về tên gọi bằng tiếng Anh, tiếng Pháp của các cơ sở đào tạo và NCKH trong toàn ngành. 9. Chú ý đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, chuyên viên làm QHQT về chuyên môn, nghiệp vụ bằng ngoại ngữ. Kiện toàn và tăng cường bộ máy làm công tác QHQT từ Bộ đến các cơ sở, kịp thời nhắc nhở tổ chức, những cá nhân là người Việt Nam hay người nước ngoài, nếu tổ chức đó, người đó có những biểu hiện tiêu cực, cố ý làm sai nguyên tắc trong công tác QHQT. 10. Tiếp tục phân cấp quản lý công tác QHQT, tăng cường vai trò chủ động của các cơ sở, nhưng vẫn bảo đảm chức năng quản lý nhà nước của Bộ về công tác này. 2.2. Định hướng quan hệ và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế 1. Tăng cường quan hệ và hợp tác giáo dục đào tạo với các nước ASEAN và láng giềng. Đây là khu vực cód thể chưa hỗ trợ ta được nhiều về kinh phí (nhấtlà trong cuộc khủng hoảng tiền tệ hiện nay) nhưng nhiều kinh nghiệm hay về giáo dục ta có thể học tập, trao đổi để từng bước hội nhập và tính đến vấn đề tương đương bằng cấp từ khu vực ra thế giới. Tăng cường vai trò của Việt Nam trong SEAMEO và Tiểu ban Giáo dục của ASEAN (ASCOE) nhất là trong bối cảnh Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 1998 tại Hà Nội. Khi so sánh về mặt chuyên môn với các đồng nghiệp trong khu vực, chúng tôi có nhận xét sơ bộ như sau: Các nhà khoa học và giáo dục Việt Nam tỏ rõ khả năng tư duy sắc bén và có trình độ cao về mặt lý thuyết, nhất là trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, nhưng khi triển khai ứng dụng phần nào còn có những hạn chế. Tại các hội nghị, hội thảo và các khoá đào tạo tổ chức tại Việt Nam và khu vực, những người Việt Nam tham dự tỏ ra có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, được đồng nghiệp trong khu vực và quốc tế tín nhiệm. Về mặt Tiếng Anh và sử dụng tin học, vẫn còn một số anh chị em chúng ta gặp khó khăn. Nếu dần dần khắc phục được điểm yếu này thì cán bộ của chúng ta sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức mới hơn và có thể thamgia thảo luận bình đẳng hơn với các bạn quốc tế. Và cũng đã đến lúc chúng ta không chỉ lo việc cử người đi giảng bài báo cáo, điều khiển hội nghị toàn thể hoặc các t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28348.doc
Tài liệu liên quan