Tiểu luận Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 68,73 tỷ USD, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu là 32,55 tỷ USD, giảm 12,8% và nhập khẩu là 36,18 tỷ USD, giảm 31,2%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 10 ước đạt 4,75 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46,3 tỷ USD, bằng 78,5% kế hoạch năm và giảm 13,8% so với cùng kỳ (tương đương giảm 7,43 tỷ USD).

ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tháng 10 tăng 3,2% so với tháng 9 chủ yếu do đơn giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng tăng trừ chè, sắn và các sản phẩm của sắn. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm nhiên liệu và khoáng sản tháng 10 tăng 1,9% về lượng và tăng 11,8% về trị giá so với tháng 9 chủ yếu do lượng của một số mặt hàng trong nhóm tăng và giá dầu thô tăng. Kim gnạch xuất khẩu của nhóm công nghiệp chế biến tháng 10 tăng nhẹ 0,1% so với tháng 9. Thị trường xuất khẩu tháng 10 vào hầu hết các châu lục đều tăng so với tháng 9: Châu á tăng 4,5%, Châu Âu tăng 5,2% (trong đó EU tăng 4,7%), Châu Đại dương tăng 4,6%.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2001 - 2006 dù xuất khẩu liên tục tăng trưởng vượt kế hoạch nhưng nhìn chung vẫn còn những điểm yếu vốn đã tồn tại nhiều năm vẫn chưa được khắc phục. Tỷ trọng xuất khẩu hàng nông-lâm-thuỷ sản còn lớn; hàng chế biến chủ yếu vẫn là hàng gia công. Chính vì vậy, giá trị gia tăng thực thu về thấp. Bên cạnh đó, do tỷ trọng xuất khẩu hàng nông - lâm - thuỷ sản lớn nên tăng trưởng xuất khẩu của nước ta không ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động giá cả trên thị trường thế giới, mà hầu hết là biến động bất lợi. Trong nhóm hàng nông lâm thủy sản, xuất khẩu thủy sản và gạo vẫn là 2 mặt hàng chủ lực nắm giữ kim ngạch xuất khẩu hàng đầu. Xuất khẩu thủy sản Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các năm gần đây: 2000 là 1,47 tỷ USD; 2001 là 1,8 tỷ USD; 2002 là 2 tỷ; 2003 là 2,2 tỷ; 2004 là 2,4 tỷ; 2005 là 2,7 tỷ và 2006 là 3,36 tỷ USD. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản ước đạt hơn 3,36 tỷ USD, vượt hơn 400 triệu USD so kế hoạch năm; tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt hơn 3,7 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng chiếm hơn 1,7 triệu tấn. Trong năm nay, thuỷ sản đứng thứ 4 trong số 9 mặt hàng có mặt ở câu lạc bộ 1 tỷ USD của Việt Nam. Bộ Thuỷ sản phấn đấu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2007. Xuất khẩu gạo Lượng gạo xuất khẩu năm 2001 là 3,7 triệu tấn, năm 2002 là 3,2 triệu tấn, năm 2003 là 3,8 triệu tấn, năm 2004 là 4,1 triệu tấn. Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,34 tỉ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn. Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3 chỉ tiêu số lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới. So với năm 2004, lượng gạo xuất khẩu tăng gần 1,2 triệu tấn (25%), kim ngạch tăng trên 400 triệu USD (45%) và giá cả tăng 48 USD/tấn (15%). Đây là năm thứ 17 Việt Nam liên tục xuất khẩu gạo, là năm thứ 3 đạt lượng gạo xuất khẩu trên 4 triệu tấn, năm thứ 2 đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD; và giữ vững vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo (vượt qua Ấn Độ). Năm 2005, gạo Việt Nam đã xâm nhập được vào các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ. Ở thị trường Nhật Bản, năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 90.000 tấn gạo thơm, tăng 60% so với năm trước và giá cũng cao hơn. Những tháng đầu năm 2007, lần thứ hai thắng thầu xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản với số lượng 28.000 tấn. Có được kết quả đó là do chất lượng gạo Việt Nam đã đạt 579 tiêu chuẩn khắt khe thay cho 250 tiêu chuẩn trước đây. Giá gạo xuất khẩu bình quân năm 2005 đạt 275 USD/tấn so với 232 USD/tấn năm 2004 và 188,2 USD/tấn năm 2003. Nét đặc biệt quan trọng đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của xuất khẩu gạo Việt Nam thời kỳ 2001-2006 là, tính ổn định cao trong điều kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, và năm sau cao hơn trước. Lượng gạo xuất khẩu bình quân trong thời kỳ này là 3.706 nghìn tấn/năm, so với 1.734 nghìn tấn/năm thời kỳ 1991-1995 và 3.663 nghìn tấn thời kỳ 1996-2000. Năm 2006 so với năm 1989, lượng gạo xuất khẩu gấp 3,57 lần, giá gạo tăng 63 USD/tấn (267-204 USD) và kim ngạch tăng gấp 7 lần (1.340/189 triệu USD). Kết quả đó đã được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Khác với các nước trong khu vực, sản xuất nông nghiệp nói chung và lúa nói riêng ở Việt Nam phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh. Kết quả sản xuất và xuất khẩu gạo còn có tác dụng tăng thu nhập của nông dân trồng lúa hàng hóa do giá gạo trong nước tăng cao. Nhóm hàng công nghiệp chế biến : Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 – 2005 Hàm lượng xuất khẩu Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng (%) 1985 2000 2005 1985 - 1990 1990 - 1995 1995 - 2000 2000-2005 1. Ngành chế biến dựa vào nguồn tài nguyên 74 17,6 17,8 21 23 5 4,8 2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các cấu kiện, công nghệ trung bình 21,7 77 76,0 34,3 102 20 18 3. Công nghệ cao, sử dụng nhiều vốn 3,9 5,4 6,2 40 62,2 2,4 3,7 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 5 năm 2001-2006 đạt 17,1%/năm. Trong số 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD thì có 5 mặt hàng công nghiệp. Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp đạt 75,8%, trong đó công nghiệp chế biến đạt trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung, nhóm hàng công nghiệp chế biến đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như: mặt hàng dệt may đạt 6,2 tỷ USD, tăng 28%; mặt hàng giày dép đạt 3,7 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005. Năm 2006, EU đã áp đặt thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng chuyển dịch thị trường xuất khẩu vào Mỹ, do đó kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; sản phẩm gỗ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 25%; Hàng điện tử, vi tính và linh kiện đạt 1,65 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì sự chậm thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần tỷ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và cải thiện cán cân thanh toán. Nếu phân tích cơ cấu xuất khẩu của nước ta có tính đến cả mức độ giá trị tăng thêm, có thể thấy, tỷ trọng các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng rất thấp, chỉ chiếm gần 30% (năm 2006). Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có sự chuyển biến song tốc độ còn chậm. Tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến (công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) còn quá khiêm tốn, trong khi hàng sơ chế và khoáng sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhìn chung, chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, xét về dài hạn, tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng cao như hiện nay. 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu của việt nam sau khi gia nhập WTO Nền kinh tế Việt Nam những tháng đầu tiên sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2007 đạt 7,7%, là mức cao nhất kể từ năm 2001 đến nay, và dự báo tăng trưởng cả năm 2007 sẽ vượt mức kế hoạch 8,5%. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động đầu tiên đến một số lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 2.2.1. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO đến 2007 2.2.1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu (ĐVT: triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng số Nhập siêu 2006 39.605 44.410 84.015 4.805 8 tháng đầu năm 2007 31.218 37.632 68.850 6.414 Nếu như trong năm 2006 cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD, nhập khẩu 44,4 tỷ USD, cán cân thương mại nghiêng về nhập khẩu, ta nhập siêu 4,8 tỷ USD thì chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt trên 27 tỷ USD trong khi nhập siêu đến con số 5 tỷ USD. Tính chung 8 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu 6,4 tỷ USD hàng hóa. Theo dự báo của bộ Công Thương, con số nhập siêu đến cuối năm 2007 có thể lên đến 8 tỷ USD. Về cơ cấu nhập khẩu năm 2006 khoảng 70% là hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, các mặt hàng khác chiếm 30% thì trong 7 tháng đầu năm 2007 kim ngạch XNK vẫn chủ yếu nguyên vật liệu phụ vụ sản xuất như máy móc thiết bị dụng cụ, phụ tùng ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng tới 46,4% so với cùng kỳ; 2.2.1.2 Thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: từ nguồn lực, chung loại, chất lượng hàng hóa, giá cả xuất khẩu, công tác quảng cáo, tiếp thị,…đến thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu là yếu tố quan trọng, bởi nó tác động đến hầu hết các yếu tố khác và sự tăng tưởng của tổng kim ngạch XNK. Dưới đây là diễn biến các thị trường xuất khẩu từ đầu năm 2007 đến nay. Mỹ là nước nhập khẩu của VN nhiều nhất, chiếm 19,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng chủ yếu vào thị trường này là dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ. VN đang ở vị thế xuất siêu. Tuy nhiên do bị giám sát chương trình bán phá giá giám sát nên ảnh hưởng dến xuất khẩu trong thời gian tới. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới(sau Mỹ) của VN và lớn nhất ở châu Á, chủ yếu xuất khẩu sang đây là: thủy sản nhưng gần đây dừng lại do dư quá nhiều lượng kháng sinh cho phép. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng VN lớn thứ tư thế giới. Trong quan hệ XNK với TQ, VN liên tục ở vị trí nhập siêu và nhập siêu từ TQ ngày càng tăng. Singapore là thị trường nhập khẩu nhiều hàng hóa của VN, đứng hàng thứ 6 trên thế giới. Tuy nhiên, nhập siêu của VN từ Singapore rất lớn, dứng thứ 2 sau TQ. Indonesia là thị trường nhập khẩu của VN đứng hàng thứ 8 trên thế giới, chủ yếu là xuất khẩu gạo từ VN. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu của VN đứng thứ 9 trên thế giới, tuy nhiên trong quan hệ buôn bán Việt-Hàn, VN luôn ở vị thế nhập siêu. Campuchia là thị trường nhập khẩu của VN đứng thứ 11 trên thế giới, VN có vị thế xuất siêu trong quan hệ buôn bán với Campuchia Thái Lan trong quan hệ buôn bán với Thái Lan, VN ở vị thế nhập siêu Hồng Kông là thị trường nhập khẩu của VN đứng thứ 20 trên thế giới, VN ở vị thế nhập siêu. Đài Loan trong quan hệ buôn bán với Thái Lan, VN ở vị thế nhập siêu Qua những kết quả ở trên, ta thấy quan hệ buôn bán của VN với các nước châu Á trong những tháng qua: quy mô lớn nhất trong các châu lục, tăng chậm nhất so với châu lục khác: VN nhập siêu lớn nhất ở châu lục này Châu Á là thị trường nhập khẩu nhiều nhất của VN, chiếm trên 45% tổng kim ngạch XNK của VN.Tuy nhiên tỉ trọng xuất khẩu vào thị trường này đang giảm dần do xuất khẩu vào thị trường này tăng thấp hơn tốc độ tăng chung. EU là thị trường nhập khẩu lớn của VN, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trong đó: Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Úc là chủ yếu. 2.2.1.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (ĐVT: triệu USD) Mặt hàng 8 tháng đầu năm 2007 So với cùng kỳ 2006 Dầu thô 5.091 -11.80% Dệt may 5.084 29.60% Da giày 2.725 14.30% Thủy sản 2.361 14.10% Gạo 1.154 12.10% Cà phê 1.414 90.80% Cao su 799 -1.60% Hạt tiêu 178 20.20% Chè 71 4.40% Hạt điều 396 24.20% Sản phẩm gỗ 1.499 24.30% (nguồn: báo Saigon Times và Tổng Cục Thống Kê) Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2007 (sau khi gia nhập WTO) dầu thô xuất khẩu giảm 4.8% về số lượng, giá đầu thô cũng giảm khoảng 18USD/tấn làm cho kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm 11.80% so với năm ngoái (trước khi gia nhập WTO) Kéo kim kim ngạch xuất khẩu chung cả nước xuống thấp. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác đều có tín hiệu khả quan như: cà phê, tiêu, điều, dệt may và các sản phẩm gỗ. trong đó cà phê tăng mạnh do nhu cầu và giá cà phê trên thế giới đang có xu hướng tăng mạnh. 2.2.1.4 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu (ĐVT: TRIỆU USD) Mặt hàng 8 tháng đầu năm 2007 So với cùng kỳ 2006 Máy móc, thiết bị 6.212 51.40% Xăng dầu 4483 6.4% Sắt thép 2.310 65.00% Điện tử, linh kiện 1.784 42.50% Vải 2.598 34.30% NVL dệt, may da 1.407 7.6% Gỗ 669 41.10% Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2007 đạt 32,2 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ 2006. Đa số các mặt hàng nhập khẩu tăng so với nam 2006. trong đó nhập khẩu xăng dầu thăng 12%, sắt thép tăng 24,3%, phân bón tăng 14%, máy móc thiết bị tăng 42,2%, vải tăng 32%, tân dược tăng 22,5%. Về thị trường nhập khẩu 5 đối tác lớn nhất xuất khẩu hàng hóa vào VN là Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật và Hàn Quốc. 2.2.2 Giai đoạn 2008-2009 2.2.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Năm 2008 Đã xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng lo ngại khi nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất những tháng cuối năm giảm, sức ép từ hàng tiêu dùng nước ngoài. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 62,9 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007 Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm hàng nông sản chiếm 16,3%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các loại hàng hoá đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới tăng. Trong các thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2008, Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007 với 5 mặt hàng chủ yếu (chiếm tỷ trọng 76% tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này) gồm: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản. Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang thị trường ASEAN tuy có giảm trong các tháng cuối năm, nhưng ước tính cả năm vẫn đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2007 với các mặt hàng chính là: Dầu thô, gạo, thủy sản, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản. Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện. Tính chung cả năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính 80,4 tỷ USD, tăng 28,3% so với năm 2007. Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN, ước tính 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8 %; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%. Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ châu Á, nhiều nhất là ở Trung Quốc (Nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 15,4 tỷ, tăng 23,2%) Năm 2009 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước trong 7 tháng đầu năm 2009 đạt 68,73 tỷ USD, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu là 32,55 tỷ USD, giảm 12,8% và nhập khẩu là 36,18 tỷ USD, giảm 31,2%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 10 ước đạt 4,75 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 46,3 tỷ USD, bằng 78,5% kế hoạch năm và giảm 13,8% so với cùng kỳ (tương đương giảm 7,43 tỷ USD). ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản tháng 10 tăng 3,2% so với tháng 9 chủ yếu do đơn giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng tăng trừ chè, sắn và các sản phẩm của sắn. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm nhiên liệu và khoáng sản tháng 10 tăng 1,9% về lượng và tăng 11,8% về trị giá so với tháng 9 chủ yếu do lượng của một số mặt hàng trong nhóm tăng và giá dầu thô tăng. Kim gnạch xuất khẩu của nhóm công nghiệp chế biến tháng 10 tăng nhẹ 0,1% so với tháng 9. Thị trường xuất khẩu tháng 10 vào hầu hết các châu lục đều tăng so với tháng 9: Châu á tăng 4,5%, Châu Âu tăng 5,2% (trong đó EU tăng 4,7%), Châu Đại dương tăng 4,6%.... Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 10 ước đạt 6,65 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng 9 (tương đương tăng 274 triệu USD). Tính chung 10 tháng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 55,119 tỷ USD, bằng 78,74% kế hoạch năm và giảm 21,7% so với cùng kỳ (tương đương giảm 15,247 tỷ USD). Về thị trường, tháng 10 kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng có xuất xứ từ châu Á tăng 4,0%, châu Âu tăng 8,1% (trong đó EU tăng 9,4%), Châu Đại Dương tăng 5,0%... Tính chung 10 tháng kim ngạch nhập khẩu từ châu Á giảm 28,4%, châu Đại dương giảm 26,1%, châu Âu giảm 18,1% so với cùng kỳ. 2.2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính - Hàng dệt may: tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng lên 5,04  tỷ USD. Đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Canada - Giày dép các loại: tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng lên 2,4 tỷ USD. Các thị trường xuất khẩu giày dép chính của Việt Nam là EU và Hoa Kỳ - Hàng thuỷ sản: tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2009 lên 2,2 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ 2008. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang các đối tác lớn: thị trường EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc - Dầu thô: tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 7 tháng năm 2009 lên hơn 9 triệu tấn, tăng 17,0% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lượng xuất khẩu tăng, nhưng do giá bình quân giảm mạnh tới 52,8% so với cùng kỳ năm 2008 (tương đương giảm 460USD/tấn), nên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này 7 tháng năm 2009 đạt 3,71 tỷ USD, giảm 44,7%. Các thị trường chính nhập khẩu dầu thô của nước ta chủ yếu là Ôxtrâylia: 2,4 triệu tấn, Singapore: 1,6 triệu tấn, Malaysia: 1,3 triệu tấn, Hoa Kỳ: 618 nghìn tấn, Trung Quốc: 587 nghìn tấn ,… - Gạo: Tháng 7/2009, xuất khẩu gạo cả nước chỉ đạt 489,4 nghìn tấn, giảm 15,7% về lượng và giảm 22,5 % về trị giá so với tháng trước. Bên cạnh đó, đơn giá xuất khẩu bình quân của mặt hàng này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm, chỉ đạt 410 USD/tấn (giảm 18,2% so với tháng 5, thời điểm đạt giá cao nhất). Tính đến hết tháng 7, xuất khẩu gạo của Việt nam đã đạt 4,2 triệu tấn, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2008. Giá bình quân và lượng xuất khẩu gạo 7 tháng năm 2009 Tính đến hết tháng 7/2009, lượng gạo của Việt Nam xuất sang hầu hết các châu lục đều tăng trên 30% so với cùng kỳ năm 2008 (trừ Châu Mỹ). Trong đó, lượng gạo xuất khẩu sang Châu Á đạt 2,56 triệu tấn, tăng 34% và chiếm 60,6% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước; sang châu Phi: 933 nghìn tấn, tăng 112%; sang châu Mỹ: 359 nghìn tấn, giảm 18%; sang Châu Đại Dương: 211 nghìn tấn, tăng mạnh 258%; sang châu Âu: 158 nghìn tấn, tăng 90,6% so với cùng kỳ năm 2008. - Cao su: trong tháng lượng cao su xuất khẩu đạt 82,3 nghìn tấn, tăng 21,9% và trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 122 triệu USD, tăng 22,8% so với tháng trước. Hết tháng 7/2009, tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước là 334 nghìn tấn và kim ngạch đạt 480 triệu USD, giảm 42,6% so với cùng kỳ năm 2008.  Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 7 tháng qua với 229 nghìn tấn, chiếm 68,7% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Hàn Quốc: 15,6 nghìn tấn, Malaixia: 14,8 nghìn tấn, Đài Loan: 11,1 nghìn tấn, Đức: 8,5 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 6,8 nghìn tấn,… - Cà phê: xuất khẩu trong tháng đạt 53,3 nghìn tấn, giảm 31,9% so với tháng trước. Hết tháng 7, tổng lượng cà phê xuất khẩu đạt 788 nghìn tấn, tăng 17,0% và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,17 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2008. Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng qua là Bỉ: 114,6 nghìn tấn, Đức: 85,3 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 84,1 nghìn tấn, Italia: 73,6 nghìn tấn, … - Gỗ & sản phẩm gỗ: Sau 3 tháng giảm liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 7 đạt 209 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng trước, mức cao nhất kể từ đầu năm. Hết tháng 7/2009, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 1,34 tỷ USD, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam qua 7 tháng vẫn chủ yếu tập trung ở 3 thị trường chính là Hoa Kỳ: 566 triệu USD, chiếm 42,1%; EU: 314 triệu USD, chiếm 23,3% và Nhật Bản: 205 triệu USD, chiếm 15,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Tuy nhiên, diễn biến ở các thị trường lại trái chiều nhau. Thị trường dẫn đầu là Hoa Kỳ đang có mức tăng trưởng cao (mức tăng trung bình từ tháng 4 đến hết tháng 7 là 5,6%), thị trường EU lại có mức sụt giảm mạnh (trung bình là đạt 27,3 triệu USD/tháng trong 3 tháng gần đây, chỉ bằng 47,2% so với mức trung bình 4 tháng đầu năm). - Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu đạt 248 triệu USD, tăng 10,0% so với tháng 6, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng năm 2009 lên 1,4 tỷ USD. Dẫn đầu về nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong 6 tháng qua vẫn là thị trường Hoa Kỳ với 242 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản: 194 triệu USD, Thái Lan: 153 triệu USD, Trung Quốc: 125 triệu USD, Singapore: 91 triệu USD, Hà Lan: 85,6 triệu USD,… 2.2.2.3 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu 36,18 tỷ USD) - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,05 tỷ USD (mức cao nhất từ đầu năm 2009), tăng 14,4% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng năm 2009 lên 6,34 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ 2008. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,1 tỷ USD, giảm 6,2%; Nhật Bản: 1,26 tỷ USD, giảm 21,9%; Hàn Quốc: 439 triệu USD; giảm 22,7%; Hoa Kỳ: 395 triệu USD, tăng 9,5%,... so với cùng kỳ năm 2008. - Sắt thép các loại: tháng 7/2009, cả nước nhập khẩu hơn 1 triệu tấn thép các loại, tăng 13,8% so với tháng trước với trị giá là 511 triệu USD. Hết tháng 7/2009, lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam là 5,05 triệu tấn, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm 2008. Lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng là 324 nghìn tấn, tăng 22% so với tháng trước. Hết tháng 7/2009, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam là 1,4 triệu tấn, giảm 26,5% so với cùng kỳ 2008, trị giá là 565 triệu USD. Mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ tháng trước, nhưng lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong 3 tháng gần đây luôn ở mức cao (trung bình là 960 nghìn tấn/tháng) và nhiều khả năng lượng nhập khẩu cả năm sẽ nhiều hơn so với năm 2008. - Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 244 triệu USD, tăng nhẹ 1,9% so với tháng trước và là tháng thứ 2 đạt kim ngạch trên 200 triệu USD, cao hơn nhiều so với tháng nhập khẩu cao nhất của năm 2008 (là 190 triệu USD). Tính đến hết tháng 7/2009, cả nước nhập khẩu 1,07 tỷ USD hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, giảm  9,3% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, nhập khẩu từ Achentina là: 294 triệu USD, tăng 202,6%; Ấn Độ : 285 triệu USD, giảm 52%; Trung Quốc: 98 triệu USD, tăng 32,4%; và Hoa Kỳ: 97,6 triệu USD, giảm 6,9% so với 7 tháng 2008. - Nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày trong tháng nhập khẩu 648 triệu USD, nâng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2009 lên 4,06 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2008. Lượng, trị giá nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu ngành dệt may, da, giày 7 tháng 2009 và 7 tháng 2008 Tên hàng 7 tháng 2008 7 tháng 2009 Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Lượng (nghìn tấn) Trị giá (triệu USD) Bông 172 262 149 183 Xơ, sợi dệt 240 466 277 420 NPL dệt may, da, giày 1.417 1.087 Vải 2.615 2.372 Tổng cộng 4.759 4.062 Hết 7 tháng 2009, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ các nước: Trung Quốc dẫn đầu với 1,14 tỷ USD, Đài Loan: 840 triệu USD, Hàn Quốc: 801 triệu USD, Hồng Kông: 234 triệu USD, Nhật Bản: 266 triệu USD,… - Xăng dầu: trong tháng nhập khẩu 1,08 triệu tấn, tăng 4,4% so với tháng trước, nâng lượng nhập khẩu nhóm hàng này lên 7,86 triệu tấn trong 7 tháng năm 2009, giảm 7% so với cùng kỳ 2008. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ Singapore với hơn 3,1 triệu tấn, tiếp theo là Đài Loan: 1,55 triệu tấn, Trung Quốc: 1,41 triệu tấn, Hàn Quốc: 734 nghìn tấn, Nga: 394 nghìn tấn, Thái Lan: 292 nghìn tấn, ... - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 364 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu 7 tháng/2009 lên 1,95 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ 2008. Tính đến hết tháng 7 năm 2009, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 731 triệu USD, tăng nhẹ 0,5% so với 7 tháng/2008. Tiếp theo là Nhật Bản: 413 triệu USD, giảm 9,7%; Đài Loan: 156 triệu USD, giảm 5,5%; Malaysia: 154 triệu USD, giảm 2,2%; ... - Chất dẻo nguyên liệu:  trong tháng nhập khẩu 226 nghìn tấn, tăng 17,9% so với tháng trước và đạt trị giá là 295 triệu USD. Hết tháng 7/2009, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước là 1,24 triệu tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt trị giá là 1,46 tỷ USD. Hết 7 tháng năm 2009, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn quốc : 235 nghìn tấn, tăng 44,0% so với cùng kỳ 2008; Đài Loan: 187 nghìn tấn, giảm 3,9%; Thái Lan: 173 nghìn tấn, tăng 7,1%, A rập Xê út: 142 nghìn tấn, tăng 78,1% … - Phân bón: trong tháng nhập khẩu 246 nghìn tấn, giảm 19,2% so với tháng trước với trị giá đạt gần 85 triệu USD. Hết 7 tháng/2009, cả nước nhập khẩu 2,48 triệu tấn phân bón các loại, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2008. Lượng phân Urê nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua là 768 nghìn tấn, phân SA là 662 nghìn tấn, phân DAP là 580 nghìn tấn, phân Kali là 230 nghìn tấn, phân NPK là 185 nghìn tấn. Mặt hàng phân bón các loại được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 885 nghìn tấn. Tiếp theo là Nga: 284 nghìn tấn, Ucraina: 202 nghìn tấn, Philippin: 193 nghìn tấn, Hàn Quốc: 154 nghìn tấn, Hoa Kỳ: 102 nghìn tấn, Đài Loan: 83,4 nghìn tấn,… - Ôtô nguyên chiếc các loại và linh kiện, phụ tùng ôtô: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 8,68 nghìn chiếc, tăng 32,4%, trong đó loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống là hơn 5 nghìn chiếc, tăng 51% so với tháng trước.  Tính đến hết 7 tháng 2009, lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu là 32,4 nghìn chiếc, giảm 23,9% so với cùng kỳ 2008 với trị giá là 524 triệu USD. Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ chủ yếu từ Hàn Quốc với 20,8 nghìn chiếc, chiếm 64% tổng lượng ôtô nhập khẩu của cả nước trong 7 tháng 2009. Nguồn hàng lớn tiếp theo là từ Nhật Bản: 3,06 nghì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO.doc
Tài liệu liên quan