Tiểu luận Trình bày quá trình chuyển hóa của giá trị qua các giai đoạn của CNTB

Giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản: Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối. Vẫn ví dụ về thép, nhưng trong giai đoạn phát triển về kỹ thuật, ta có một số thay đổi sau:

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trình bày quá trình chuyển hóa của giá trị qua các giai đoạn của CNTB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Trình bày quá trình chuyển hóa của giá trị qua các giai đoạn của CNTB 2. So sánh lợi nhuận siêu ngạch của Nông Nghiệp và Công Nghiệp Câu 1: Quá trình chuyển hóa của giá trị qua các giai đoạn của CNTB: -  Giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản: Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp, tiến bộ chậm chạp thì phương pháp chủ yếu để tăng giá trị thặng dư là kéo dài ngày lao động của công nhân. Để rõ ràng hơn, ta sẽ đi vào một ví dụ. Giả sử, để sản xuất  100kg thép cần 100kg phôi thép, giá 100kg phôi thép là 200$. Để biến số phôi thép đó thành thép, một công nhân phải  lao động trong 5 giờ và hao mòn máy móc là 5$, giá trị sức lao động một ngày là 10$ và một ngày lao động theo tiêu chuẩn là 8 giờ. Trong một giờ lao động, người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 2$. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu này, nhà tư bản bắt công nhân phải lao động thêm 2 giờ một ngày.Cuối cùng giả định trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết. Ta có bảng sau: Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới (200kg thép) - iền mua phôi thép(200kg): 400$ - Hao mòn máy móc: 10$ - Tiền mua sức lao động trong 1 ngày : 10$ - iá trị của phôi thép được chuyển vào thép: 400$ - Giá trị máy móc chuyển vào thép:    10$ - Giá trị do lao động của công nhân tạo ra trong 8 giờ:16$ -Giá trị do lao động của công nhân tạo ra trong 2 tiếng phải làm thêm giờ : 4$ Tổng cộng: 420$ Tổng cộng:       430$   Ta thấy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 420$, còn giá trị của sản phẩm mới do công nhân sản xuất ra trong 10 giờ lao động là 430$. Vậy 420$ ứng trước đã chuyển hóa thành 430$. Giá trị ban đầu đã chuyển hóa thành giá trị thặng dư. Trong thời kỳ này: Tỷ suất giá trị thặng dư nếu công nhân làm đúng giờ:            m’=t’/t . 100% = 3/5 . 100% = 60% Tỷ suất giá trị thặng dư khi công nhân bị bắt làm thêm giờ:  m’=t’/t . 100% = 5/5 . 100% = 100% Cách chuyển hóa giá trị thặng dư như trên được gọi là cách sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giới hạn trên của ngày lao đọng do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định. Vì công nhân phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏ. Việc kéo dài ngày lao động còn vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân. Còn giới hạn dưới của ngày lao động không thể bằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thặng dư bằng không. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian lao động tất yếu, nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. -Giai đoạn sau của chủ nghĩa tư bản: Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phương thức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bóc lột giá trị thặng dư tương đối.  Vẫn ví dụ về thép, nhưng trong giai đoạn phát triển về kỹ thuật, ta có một số thay đổi sau: Giả sử, để sản xuất  100kg thép cần 100kg phôi thép, giá 100kg phôi thép là 200$. Để biến số phôi thép đó thành thép, một công nhân phải  lao động trong 2 giờ( do máy móc hiện đại ) và hao mòn máy móc là 5$, giá trị sức lao động một ngày là 10$ và một ngày lao động là 8 giờ. Trong một giờ lao động, người công nhân tạo ra một lượng giá trị là 5$. Ta có bảng sau: Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm mới (200kg thép) - Tiền mua phôi thép(400kg):800$   -Hao mòn máy móc: 20$   -Tiền mua sức lao động trong 1 ngày: 10$ -Giá trị của phôi thép được chuyển vào thép: 800$ -Giá trị máy móc chuyển vào thép:20$   -Giá trị do lao động của công nhân tạo ra trong 8 giờ : 40$ Tổng cộng: 830$ Tổng cộng:860$ Ta thấy, toàn bộ chi phí sản xuất mà nhà tư bản bỏ ra là 830$, còn giá trị của sản phẩm mới do công nhân sản xuất ra trong 8 giờ lao động là 860$. Vậy 830$ ứng trước đã chuyển hóa thành 860$. Giá trị ban đầu đã chuyển hóa thành giá trị thặng dư. Trong thời kỳ này: Tỷ suất giá trị thặng dư nếu công nhân sử dụng máy móc cũ:   m’=t’/t . 100% = 3/5 . 100% = 60% Tỷ suất giá trị thặng dư khi công nhân sử dụng máy móc mới:  m’=t’/t . 100% = 6/2 . 100% = 300% Như vậy,giá trị thặng dư-phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm khống,phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của chủ nghĩa tư bản-quan hệ tư bản bóc lột lao động làm thuê.Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân tạo ra là nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản Mục địch của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là sản xuất ra giá trị thặng dư,là nhân giá trị lên.Theo đuổi giá trị thặng dư tối đa là mục đích và động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản,cũng như của toàn bộ xã hội tư bản.Nhà tư bản càng cố gắng sản xuất ra hàng hóa với chất lượng tốt thì cũng chỉ vì nhà tư bản muốn thu được nhiều giá trị thặng dư Sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa không chỉ phản ánh mục địch của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa,mà còn vạch rõ phương tiện,thủ đoạn mà các nhà tư bản sử dụng để đạt được mục đích như tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động,tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất Như vậy,sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản,là cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản.Nội dung của nó là sản xuất ra giá trị thăng dư tối đa bằng cách tăng cường bóc lột công nhân làm thuê.Quy luật giá trị thặng dư ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản.Nó quyết định các mặt chủ yếu,các quá trình kinh tế chủ yếu của chủ nghĩa tư bản.Nó cũng là động lực vận động,phát triển của chủ nghĩa tư bản,đồng thời làm cho mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản,đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc,đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn Ngày nay,tuy có những điều chỉnh nhất định về hình thức sở hữu,quản lý và phân phối để thích nghi với điều kiện mới,sự thống trị của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại nguyên vẹn,bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.Nhà nước tư sản hiện nay tuy có tăng cường can thiệp vào đời sống xã hội,nhưng về cơ bản nó vẫn là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản Trong điều kiện ngày nay,sản xuất giá trị thặng dư có những điểm mới: Một là:do kỹ thuật và công nghệ được áp dụng rộng rãi nên giá trị thặng dư chủ yếu tạo ra bởi tăng năng suất lao động.Chi phí lao động sống trong một đơn vị sản phảm giảm.,nên tỉ lệ giá trị thặng dư tăng cao. Hai là:cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản có sự biến đổi lớn.Lao động trí tuệ,lao động động phức tạp tăng lên thay thế cho lao động giản đơn.Do sử dụng lực lượng lao động này mà tỉ suất và khối lượng giá trị thặng dư tăng lên rất nhiều. Ba là:bóc lột của các nước tư bản phát triển trên phạm vi quốc tế ngày càng mở rộng dưới nhiều hình thức như xuất khẩu tư bản,trao đổi không ngang giá..lợi nhuận siêu ngạch bòn rút được đã tăng nhiều lần.Sự cách biệt giàu nghèo đã trở thành 1 mâu thuẫn nổi bật.. Câu 2: Giống nhau: cùng là lợi nhuận siêu ngạch, là một trạng thái thần bí hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch, thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khác nhau: Lợi nhuận siêu ngạch công nghiệp Lợi nhuận siêu ngạch nông nghiệp - Sự tồn tại lợi nhuận siêu ngạch là hiện tượng tạm thời đối với từng tư bản cá biệt. - Giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản xuất trung bình. - Tăng lợi nhuận siêu ngạch bằng cách đầu tư vào công nghệ để nâng cao năng suất. - Cấu tạo hữu cơ cao. - Hàng hóa bán ra theo giá cả sản xuất chung. - Sự tồn tại của lợi nhuận siêu ngạch có tính ổn định và lâu dài. - Giá cả sản xuất do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quy định - Tăng lợi nhuận siêu ngạch bằng cách thuê ruộng đất màu mỡ hoặc thâm canh để tăng độ màu mỡ - Cấu tạo hữu cơ thấp hơn công nghiệp. - Hàng hóa bán ra theo giá trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25426.doc
Tài liệu liên quan