Tiểu luận Trung Quốc khát vọng chuyển mình và phát triển hội nhập

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 0

NỘI DUNG 1

1. Bối cảnh quốc tế 1

2. Bối cảnh đất nước Trung Hoa 1

3. Các cao trào làn sóng đấu tranh của nhân dân Trung Hoa 2

4. Bước đầu thành công 9

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

 

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Trung Quốc khát vọng chuyển mình và phát triển hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn toàn diện mạo, bước vào một nấc thang phồn vinh chưa từng có trong lịch sử. Chúng ta đang sống ở thời kỳ hiện đại hoá - thế giới là một “làng địa cầu” được thu nhỏ bởi sự gắn kết các mối quan hệ con người, vì thế yêu cầu hội nhập phát triển của các nước là tất yếu. Hơn nữa nước ta và Trung Quốc là nước anh em láng giềng, có chung hệ tư tưởng và chung khát vọng phát triển dân tộc, để có được bước đi đúng đắn và có hiệu quả hơn, thiết nghĩ những bài học lịch sử như vậy như những bản đồ định hướng phát triển thật hữu ích biết bao. Bài tiểu luận xin được đề cập tới vấn đề Trung Quốc khát vọng chuyển mình và phát triển hội nhập thời kỳ cận đại hoá nhằm toát lên vấn đề : +Muốn xây dựng một đất nước phát triển cùng xu thế phát triển chung của thế giới buộc phải đi theo con đường mở cửa và hội nhập. +Muốn thực hiện được con đường phát triển đất nước thì phải thực hiện đoàn kết dân tộc và một vài vấn đề liên quan được đề cập cụ thể hơn trong quá trình nêu lên các sự kiện lịch sử và phân tích những cái đạt được và chưa đạt được của các sự kiện . NỘI DUNG 1. Bối cảnh quốc tế Thế kỷ 16 các nước phát triển trên thế giới như Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh … bắt đầu hình thành hình thái xã hội TBCN. Theo Mác thì sự chuyển biến này có tính quy luật. Nghĩa là một xã hội tư bản tiến bộ, phát triển hơn sẽ ra đời thay thế xã hội phong kiến bảo thủ lạc hậu. Luồng gió TBCN phương Tây bắt đầu lan toả rộng khắp hành tinh. Biểu hiện đầu tiên và cụ thể nhất là bước chân của các nhà phát kiến địa lý và thám hiểm: Crôtop-Côlômbô, Ma-zen-lang, những cuộc lùng kiếm thị trường Châu Phi, Châu Á của những tên tư bản da trắng... Cơn gió tư bản phương Tây lớn mạnh dần thành bão lốc tràn sang phương Đông. Nó mang trong mình tham vọng tìm kiếm hương liệu, vải lụa, châu báu,...Nước Anh sau khi đánh thắng Hà Lan, chế tạo thành công máy hơi nước tạo cơ sở cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh (1640) và trở thành nước tiên tiến nhất thế giới. Phương Đông đối với phương Tây khi đó như một miền đất lạ, bí ẩn nhưng giàu có trù phú vô cùng, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian đó Trung Quốc được coi là miền đất giàu tiềm năng, đầy hứa hẹn bởi dân số đông lãnh thổ rộng lớn, nền văn minh văn hoá lâu đời. Điểm đến đầy ma lực đó càng thôi thúc Anh và các nước tư bản phương Tây. Trung Quốc lúc này đang êm đềm bình yên trong giấc mộng mị bá chủ của mình. 2. Bối cảnh đất nước Trung Hoa Như mọi người đều biết lịch sử Trung Hoa là sự nối tiếp lâu dài và liên tục. Trung Quốc luôn tự hào là “Thiên Triều đệ nhất”. Quả thật trong phạm vi khu vực và phạm vi lịch sử cổ, trung đại đó là sự thật. Song sự bảo thủ của chế độ Phong kiến trở thành thâm căn cố đế, và những ý thức quá tự tôn dân tộc đó đến giai đoạn này không còn đúng giá trị nữa.Như Lỗ Tấn từng nhận định rằng: Phép thắng lợi tinh thần của người Trung Quốc chính là tích thích sĩ diện (mà thích sĩ diện chính là cương lĩnh tinh thần thể hiện rõ nhất qua nhân vật AQ).Điều thậm tệ là nó bắt đầu phát huy tính phản tác dụng. Điểm qua bằng các điều ước mà nhà Thanh lần lượt kí với các cường quốc để thấy được sự ươn hèn của chế độ phong kiến thoái trào. (Từ điều ước Nam Kinh, điều ước Bắc Kinh, điều ước Thiên Tân, điều ước Mã Quan...), đồng thời cũng thấy được khát vọng thay thế chế độ chính trị đã lỗi thời, khát vọng vươn lên phát triển làm giàu, khát vọng tìm đường đi cho dân tộc của nhân dân Trung Hoa. Bộ mặt đại diện xã hội phong kiến lúc bấy giờ là giai cấp thống trị Mãn Thanh. Hội tụ ở đó có lẽ hầu hết những gì xấu xa, cặn bã nhất của một chế độ phong kiến mạt kì. Không chỉ là những cái thủ cựu của một triều đại đang bước vào giai đoạn cuối mà còn là những bảo thủ ngu dốt nhất của một thời đại xưa. Triều đình Mãn Thanh vốn là một dân tộc du mục sống bằng nghề săn bắn hái lượm .Họ vượt vạn Lý Trường Thành vào xâm lược Trung Quốc. Hành động này vốn đã gây nên hố ngăn cách dân tộc. Những chính sách phân biệt dân tộc càng tăng thêm sự kì thị về chủng tộc. Mâu thuẫn dân tộc khi đó càng gay gắt. Nền kinh tế chủ yếu phục vụ giai cấp phong kiến. Các quan lại ra sức vơ vét của cải trong khiến đời sống nhân dân không thể phát triển hơn được nữa. Khi Anh đặt quan hệ thông thương buôn bán, triều đình nhà Thanh không đủ trí tuệ ,sự khôn khéo để đối phó với thương nhân Anh. Thuốc phiện đã làm mu muội đầu óc của phần lớn quan lại và một bộ phận nhân dân cũng sa vào cảnh hút sách, đói kém mặc cho vận mệnh đất nước trước sự nhòm ngó, đe doạ xâm lược của nước ngoài. Đúng lúc đó triều đình Mãn Thanh còn thi hành chính sách: “bế quan toả cảng” cấm thương nhân và giáo sĩ truyền đại. Chính sách tự vệ phòng thủ này đủ thấy rõ sự yếu kém của triều Thanh . Trong khi đó người dân rên xiết vì đói, vì áp bức. Không khí nặng nề bao phủ cả Trung Quốc đương thời. Rất may là ý chí chiến đấu của một bộ phận nguời (có ý thức đến vận mệnh đất nước) vẫn âm ỉ nhen nhúm. Đây là cơ sở châm ngòi cho các cuộc đấu tranh sau này. 3. Các cao trào làn sóng đấu tranh của nhân dân Trung Hoa Sự kiện Lâm Tắc Từ đốt 2 vạn hòm thuốc phiện được nhân dân reo hò hưởng ứng. Nó đụng chạm tới quyền lợi của những người cấu kết với Anh và làm thiệt hại nguồn hàng lớn của chúng . Ngọn lửa của ông thắp lên ngọn lửa chiến tranh thuốc phiện. Đồng thời thắp lên ngọn lửa đấu tranh trong nhân dân. Cuộc chiến tranh thuốc phiện mở đầu thời kì đấu tranh của nhân dân Trung Hoa mong thực hiện khát vọng chuyển mình. Cụ thể là nhân dân Tam Nguyên Lý. Dù rằng đây chỉ là cuộc đấu tranh mang tính chất bùng phát và nhỏ lẻ “nhân dân 103 thôn vùng Tam Nguyên Lý (Quảng Châu ) tập hợp lại, nổi dậy chống thực dân Anh để bảo vệ xóm làng .” Kết quả là triều đình Mãn Thanh đầu hàng, cuộc đấu tranh không có kết quả nhưng vẫn để lại một trang sử vẻ vang, cổ vũ tinh thần đấu tranh chống xâm lược trong toàn nhân dân. Hậu quả của cuộc chiến tranh nha phiến chính là bài học lớn cho nhân dân Trung Hoa .Thể hiện đầu tiên là: triều đình Mãn Thanh cách chức Lâm Tắc Từ và cho tiêu diệt những người của ông.Như vậy vô hình chung đã đình chỉ việc cấm thuốc phiện . Thứ đến: sự nhượng bộ dẫn đến việc ký kết điều ước Nam Kinh, điều ước Hổ Môm. Nội dung của điều ước Nam Kinh là cắt đất Hương Cảng cho Anh, đền 21 triệu bảng... Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa chấp nhận cắt lãnh thổ cho giặc ngoại xâm. Đây là nỗi nhục nhã đối với triều đình Mãn Thanh và cả dân tộc. Niềm tự hào về một dân tộc đứng trên các dân tộc. Bây giờ chỉ là hư danh ...Thực lực của một đất nước Trung Hoa hùng mạnh xưa kia giờ đây chỉ như một bộ máy rệu rã với các tên quan lại qụy lụy vì thuốc phiện và súng đạn . Nhưng nỗi khổ vẫn thuộc về nhân dân. Quan lại càng ra sức cướp bóc của cải của dân phục vụ cho những nhu cầu trước của chúng và cung phụng cho bọn thực dân . Cuộc chiến tranh thuốc phiện theo quy luật đã thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình. Nó chính là công cụ của kẻ mạnh đi chi phối kẻ yếu, kẻ lạc hậu. Theo Mác: “Thực dân Pháp nếu không cuốn những vùng lạc hậu trên thế giới thì nó chưa thể thực hiện đuợc sứ mệnh của mình.” Nếu thế, nó không thể tồn tại được. Thuốc phiện đã gõ cửa Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thuốc phiện đã có nhiệm vụ phá vỡ xã hội cổ truyền phong kiến quá lạc hậu ở Trung Quốc - một nền sản xuất không còn phù hợp với thời đại và sẽ đưa vào đó một quan hệ sản xuất mới chắc chắn tiến bộ hơn, mô hình xã hội chắc chắn làtiên tiến hơn. Thực ra,khi đó cơn lốc tư bản phương Tây còn làm nhiệm vụ lịch sử với cả xã hội phương Đông mà Lê Nin gọi thời kì này là thời kỳ: “ Châu á thức tỉnh”. Mỗi dân tộc đều có những phản ứng khác nhau. Dân tộc Trung Hoa do có trở ngại lớn là thành trì phong kiến còn khá kiên cố, lại không đủ tỉnh táo, cứng rắn và mềm dẻo trong vịêc ngoại giao, đoàn kết cùng nhân dân đấu tranh. Nên sự chuyển mình tỉnh giấc của dân tộc Trung Hoa phải trả bằng giá đau đớn hơn nữa chứ không dừng lại ở các điều ước sau chiến tranh thuốc phiện. Ngược lại Nhật Bản - một đất nước so sánh với Trung Quốc thì ở phương diện nào cũng thấy khập khiễng. Thế mà, nhờ có sự thức tỉnh đúng lúc, nhận thức thời đại đúng theo quy luật phát triển của nó đặc biệt thái độ học hỏi “cầu thị ”, “Bất xỉ khả vấn” (Không xấu hổ hỏi người dưới mình) đã đưa cuộc Cách mạng Minh Trị thành công, nước Nhật nhanh chóng thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu, thoát cảnh xâm lược và còn vươn lên làm cường quốc cùng các nước khi đó.Thái Lan cũng khôn khéo làm đệm cho tư bản để không bị xâm lược. Thế mới biết, vai trò nhận thức thời đại của những lãnh tụ quan trọng như thế nào. Và quy luật đào thải của lịch sử đúng cho bất cứ quốc gia nào. Như Tôn Trung Sơn từng nói: Triều sóng của thế giới đang cuộn cuộn chảy, xuôi dòng thì sống, ngược dòng thì chết. Nước Trung Hoa có bề dày lịch sử huy hoàng vẻ vang lớn mạnh là thế. Chỉ vì từ chối quy luật lịch sử, đi ngược lại quy luật thời đại ( quy luật mở cửa hội nhập) đã bị lịch sử đáp trả bằng một cú đánh đau đớn... đáng tiếc là gã khổng lồ Trung Quốc khi đó vẫn chỉ biết giãy giụa trong đau đớn, gắng gượng tìm lối thoát một cách bất lực suốt gần một thế kỉ bởi sự kìm kẹp phong toả của các thế lực phong kiến và thực dân tư bản. Sau cuộc chiến tranh thuốc phiện, xã hội Trung Quốc bước vào thời kì nửa phong kiến nửa thực dân. Cả vùng nông thôn rộng lớn Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và nơi cung cấp người lao động rẻ mạt. “Ngoài thực dân Anh, hầu như tất cả các nước đều tham gia buôn bán thuốc phiện ở Trung Quốc”, hàng hoá nước ngoài tràn vào rất nhiều và rẻ, thương nhân bất bình trong việc buôn bán với nước ngoài. Nhân dân phải mua bạc trắng với giá cắt cổ để nộp thuế, những lúc giáp hạt, mất mùa người dân còn bị bọn cho vay nặng lãi bóc lột thêm. Sự biến động về kinh tế làm cho xã hội Trung Quốc phân hoá nhanh chóng. Nó là bộ dạng dị hình của CNTB, nó không lệ thuộc vào một chế độ bù nhìn yếu đuối như Việt Nam cùng thời nhưng nó vẫn chịu một sự lệ thuộc gián tiếp từ nước ngoài. Tôn Trung Sơn nhận xét đây là “một xã hội nửa dơi nửa chuột”. Thế đứng chông chênh luôn ở trạng thái mất hết chủ quyền. Bọn thống trị Mãn Thanh thì không còn gì trông cậy nữa người dân thì chới với hoang mang không điểm bấu víu. Đối mặt trước vấn đề độc lập chủ quyền, người dân có ý thức đấu tranh sục sôi hơn cả. Họ nhận thức rằng kho tàng văn hoá ngàn năm hay của cải chất đống trong kho lẫm cũng không đủ mạnh đánh lại súng đạn. Sự cam chịu cũng không mang lại cuộc sống yên bình cho họ. Chỉ có đấu tranh bằng bạo lực mới mong thoát khỏi cuộc sống thực tại. Nổi lên khi đó là Hồng Tú Toàn - một thanh niên trí thức có nhiệt huyết với dân tộc với đất nước. Đúng lúc ông cảm thấy bất mãn với chế độ xã hội thì ông gặp giáo lý cơ đốc giáo. Mệnh đề: thiên hạ nhất gia cộng hưởng thái bình” thật phù hợp với tư tưởng bình quân chủ nghĩa của người nông dân. Sức hấp dẫn đó đã lay động, thôi thúc ông. Ông cùng người bạn lập ra Thượng Đế hội. Khát vọng đổi đời bấy lâu của người dân trở thành động lực, thành cơ sở thu hút nông dân tham gia. Lực lượng dần lớn mạnh và có thể làm cách mạng. Mục đích đấu tranh là xây dựng xã hội đại đồng, công bằng như thiên đường trong kinh thánh. Thế nên chỉ trong thời gian ngắn (3 năm) phong trào tiến một chặng đường dài, giành thắng lợi trên 18 tỉnh thành -phong trào tồn tại trong 14 năm và bị thất bại. Phong trào thất bại vì phong trào còn tồn tại nhiều điều bất cập: Thứ nhất: Chủ trương xây dựng một xã hội đại đồng - Đây chỉ là lời kêu gọi chứ nó không có tính hiện. Người nông dân là người có bản chất tự tư, tự lợi, an phận. Hơn nữa, thắng lợi đến quá chóng vánh khiến họ choáng ngợp vì lợi danh, dễ thoả mãn với thành quả cách mạng. Mọi người quay về hưởng thụ cá nhân. Điều này làm nhụt ý chí chiến đấu và tinh thần đại đoàn kết dân tộc của đại bộ phận nhân dân . Ý tưởng xây dựng một xã hội đại đồng như thế chẳng phải đó là mô hình xã hội cộng sản nguyên thuỷ hay sao? Cách làm đó đúng hơn là một sự hoài niệm quá khứ mà lịch sử là tiến trình phát triển đi lên . Thứ nữa: Nội bộ những người lãnh đạo cũng chưa chuẩn bị sẵn sàng cho một chính quyền mới - một chính quyền đòi hỏi sự tôi luyện và biết vuợt qua thử thách của người đứng đầu. Thế nên đường lối chủ trương thờ thượng đế bãi truất Khổng tử là sai làm dẫn đến kẻ thù lợi dụng sơ hở Tăng Quốc Phiên cấu kết với thực dân Anh ra sức công kích và phá hoại tổ chức . Như thế vấn đề tư tưởng không hợp với lòng dân và cũng không hợp với thời đại thì sao có thể thắng lợi được . Sự gắng gượng này của nhân dân Trung Quốc vẫn chưa đủ mạnh. Hậu quả của cuộc đấu tranh không thành càng làm nặng thêm gánh nặng trên vai người dân. Trung Quốc càng chìm sâu vào cảnh xâu xé của thực dân Anh , Mỹ , Pháp, Nga và Đức. Nhật Bản là nước mới nổi cũng muốn tham gia chia phần thống trị thế giới . Vua quan nhà Thanh cũng rút ra một nhận xét rằng: trong quan hệ với người ngoại quốc “mị ngoại” (nịnh người ngoài ) tốt hơn “bài ngoại”. Trung Quốc phải “phú ”, phải “cường” thì mới mong diệt được bọn “Dương Di”. Đại diện là Lý Hồng Chương . Ông chủ trương xây dựng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại những mong “thay khẩu súng thanh gươm lạc hậu hoen rỉ trong tay bằng súng, lái chiến hạm tây chạy bằng hơi nước, vẫn mũ mãng cân đai thời phong kiến mà có thể ngồi vào bàn tiệc phân chia lại thế giới”. Chủ trương ấu trĩ “nhổ gốc lấy ngọn” như thế sao làm nên cách mạng. Câu hỏi lịch sử này vẫn còn bỏ ngỏ. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu là những nhà tri thức cấp tiến của Trung Quốc. Họ sinh thời đúng lúc Trung Quốc đang trong cảnh chia năm xẻ bảy và đi vào giai đoạn khai thác bởi nanh vuốt của thực dân phương Tây - xã hội Trung Quốc khi đó xáo trộn trật tự , đời sống người dân khổ càng khổ thêm vì mất quyền tự do ngay trên lãnh thổ của mình . Những người tri thức luôn là những người có điều kiện tiếp xúc với tri thức tiên tiến của nhân loại, nhất là văn minh chính trị, khoa học kỹ thuật Phương tây càng hấp dẫn họ. Họ luôn là những người nhạy bén hơn cả trước vấn đề dân tộc, ý thức dân tộc là nỗi trăn trở, và lý tưởng giải phóng dân tộc là khát vọng cả đòi họ. Tố chất truyền thống của kẻ sĩ quân tử lúc này càng dâng cao hơn bất cứ lúc nào. Họ cũng nhận thấy Trung Quốc mắc một căn bệnh trầm kha lâu ngày, đó là sự tê dại tâm hồn. Nhà Thanh bó gối hàng nhưng vẫn không dám nhìn thẳng vào sự thực thất bại mà vẫn huyênh hoang với văn minh tinh thần. Lỗ Tấn phát hiện ra đời người khổ nhất là tỉnh ngộ rồi nhưng không có con đường nào mà đi cả. Thế nên trên con đường tìm lối thoát khỏi thực trạng bế tắc của cả dân tộc những người làm Duy Tân vì yêu nước, yêu nước thì phải làm Duy Tân được coi là có những bước thử ngiệm tương đối hoàn chỉnh và có tính khả thi hơn cả. Sự hạn chế lịch sử khiến Trung Quốc chưa đánh giá được giá trị to lớn và tính thực tiễn của nó nên phong trào cuối cùng đã rơi vào sự tuyệt vọng, nuối tiếc của bao thế hệ. Tính thực tiễn trước hết thể hiện ở việc tuyên chiến quyết liệt với chế độ phong kiến -chế độ quân chủ chuyên quyền độc đoán, đặng chuyển Trung Quốc sang hình thức mới là chế độ cộng hoà, nền chính trị dân quyền - tức chủ trương xoá bỏ nền sản xuất tự nhiên chứa đầy tính bảo thủ trì trệ sang một nền sản xuất hàng hoá mang tính xã hội. Điều này phản ánh rõ hơn con đường phát triển chung của nhân loại. Vì thời kỳ cận đại có nghĩa là thời đại TBCN, sự già cỗi của xã hội phong kiên sẽ phải thay thế bằng một xã hội TBCN đang tràn sức xuân. Nhưng Trung Quốc lúc này do triều đình Mãn Thanh hèn yếu bất lực chèo chống nên nảy sinh tư tưởng chưa thể “xoá” thì phải “cải”. Các chiến sĩ trong phong trào Duy Tân qua bài học thực tế của phái Dương Vụ, đặc biệt qua bài học Nhật Bản đã thấy rõ một vấn đề quan trọng của cải cách trưóc hết phải cải chế. Phái Dương Vụ sở dĩ thất bại, không tạo ra một thực lực vì guồng máy chính trị cũ kỹ rệu rã, thủ cựu không thể vận hành bảo đảm cho một xã hội phát triển .Trong khi Nhật Bản thay đổi quyền lực, tổ chức một guồng máy chính trị mới là một bằng chứng thực tế sống động thôi thúc các nhà Duy Tân cải chế. Với nội dung cải chế về bộ máy chính trị, hệ thống quan lại, cách tuyển lựa người tài nhiều lần được Khang Hữu Vi đệ thư lên vua Quang Tự. Hàng loạt các vấn đề nêu ra như vậy cùng những khát khao kết thúc chế độ quan trị dân, lừa dân, ngu dân, thay một bộ máy chính trị dân chủ, bộ máy chính quyền vì dân làm việc.Mong ước xây dựng một bộ máy như vậy quả thực cho tới nay vẫn còn là mục tiêu hàng đầu của các nhà lãnh đạo cấp tiến, tiếc rằng ý tưởng của họ không được các nhà cầm quyền triều Thanh chấp nhận dù vua Quang Tự rất tán thành nhưng ông chỉ là “hữu danh vô thực” mà thôi. Mọi quyền lực đều nằm trong tay phái bảo thủ do Từ Hi Thái Hậu đứng đầu Tính thực tiễn của phong trào còn thể hiện ở tư tưởng cách mạng về kinh tế xã hội. Như ta đã biết tư tưởng coi thường thương nghiệp vốn là tư tưởng cố hữu của Nho giáo Trung Quốc. Tư tưởng “nông bản thương mạt” đã chi phối lâu dài trong lịch sử Trung Quốc. Nhân dân Trung Hoa muốn thoát khỏi cảnh nghèo và lạc hậu hiện nay nhất định phải thay bằng tư tưởng “Dĩ thương lập quốc” và “thượng công”. Đây là xương sống tạo cho đất nước chuyển mình, tư tưởng này được các học giả đánh giá là “mang tính cách mạng” vì tư tưởng này đã tuyên chiến với tư tưởng “nông vi bản” ngàn đời ở Truung Hoa. Phải nói rằng, sự xâm thực của đế quốc, thực dân tư bản Âu-Mỹ đã tạo nên một lực đẩy đối với kinh tế xã hội Trung Quốc. Những nhà Duy Tân thông qua thực tiễn lịch sử, ý thức được sứ mệnh nền kinh tế sản xuất hàng hoá TBCN. Do lập luận, nhận thức của phong trào còn thô sơ mới chỉ nắm bắt được bản chất vấn đề mà thôi. Những ý tưởng mới, những nhận thức mới về thương nghiệp của họ có thể xếp vào vị trí hàng đầu các nhân vật lịch sử tiên phong cho con đường hội nhập, phát triển củaêTrung Quốc thời cận đại. Vấn đề cuối cùng cũng được coi là vấn đề mang tính thực tiễn đó là phong trào cải cách học phong - giáo dục nhân tài. Thời thế đã và đang thay đổi tư tưởng “ thiên bất biến, đạo bất biến” không thể tồn tại được nữa. Thực tế vừa qua đã chứng minh rằng súng đạn kỹ thuật tàu chiến phương tây sẵn sàng bắn phá tất cả thành trì luân lý phong kiến Trung Quốc nghìn năm nay. Do đó Trung Quốc dù muốn hay không cũng phải thay đổi bởi “thiên dĩ biến, đạo diệc tuỳ biến”. Thay đổi tư tưởng thâm căn cố đế của cả một dân tộc quả là điều không dễ. Khang Hữu Vi - lãnh tụ phong trào - chủ trương bắt đầu từ học phong. Lối sùng bái cách học cũ sùng bái tư tưởng cũ đã kìm hãm tư tưởng, kìm hãm mọi sự bắt đầu của xã hội cần phải phá vỡ. Sau đó người dạy phải giữ được cái tâm trong sáng để giảng sử và cuối cùng là học phương tây, học tri thức cấp tiến nhân loại chứ không chỉ học tri thức giáo điều. Một loạt hoạt động cải cách học phong như các sĩ tử liên hiệp nhau ký tên lên “vạn ngôn thư” là sự tuyên chiến đòi tự do của tri thức đối với chế độ phong kiến bảo thủ. Lập cường học hội với mục đích tìm ra cái thực dụng của việc học, và tìm ra câu trả lời thời đại. Song phong trào mới chỉ đứng trên lập trường của tầng lớp tri thức, chỉ tập trung giải quyết những bức xúc của tầng lớp mà chưa nhìn thẳng vào thực tế nhân dân Trung Quốc. Những con người cần no bụng hơn bất cứ cái gì khác và sức mạnh chiến đấu cũng chính nơi họ đặc biệt là giai cấp nông dân. Sức mạnh trở thuyền và lật thuyền là ở đó chứ đâu. Tất nhiên sự thất bại của phong trào còn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác như họ chưa nắm được quyền lực trong tay, kẻ thù dân tộc còn quá mạnh không muốn Trung Quốc Duy Tân thành công để dễ bề thao túng… 4. Bước đầu thành công Đối với Duy Tân là dùng vũ khí phê phán. Nhưng thời kỳ dùng lý lẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết như thời kỳ du thuyết (Xuân Thu Chiến Quốc) đã qua rồi .Cái vũ khí mà Trung Quốc cần hiện nay là súng đạn chứ không phải vũ khí phê bình. Ngoài ra còn có một thứ vũ khí tinh thần hết sức quan trọng, đó là sự đoàn kết toàn dân tộc. Cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ nhà Thanh cũng phần nào khai thác được sức mạnh ấy. Ở giai đoạn cuối của thời kỳ đấu tranh này nổi lên một nhân vật mà sau này tên tuổi của ông sánh ngang với các nhà lãnh đạo cận hiện đại Trung Quốc là Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn ngay từ khi còn nhỏ đã rất khâm phục Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Lớn lên, ông tiếp xúc với nền văn hoá phương tây, nhìn lại các cuộc đấu tranh vừa qua ông thấy được quy luật vận động của lịch sử Trung Quốc phải gắn liền với thế giới, ông tìm ra những bước đi cần thiết và nhiệm vụ mà Trung Quốc phải làm. Thời gian đó vấn đề nổi bật ở thuyết tam dân là vấn đề dân tộc, ông chú trọng dân tộc Mãn. Ông chỉ rõ: dân tộc Trung Hoa sở dĩ rơi vào tình cảnh này là vì chế độ Mãn Thanh ngu dốt, bộ máy quan lại cồng kềnh đeo bám người nông dân khiến không kinh tế không thể phát triển được, khiến người nông dân bị thiệt thòi quá đỗi. Dân tộc Mãn Thanh từ lâu đã là kẻ cướp nước đối với dân tộc Hán. Điều này càng kích động lòng dân đứng lên chống triều đình Mãn Thanh. Ông đề cập đến vấn đề dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Mong muốn xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng nhân văn và tiến bộ này tiếp thu từ các học giả ưu thời Khổng, Mạnh, Licoln... trở thành những lý luận cách mạng. “Mà lý luận cách mạng một khi đi vào quần chúng, hấp dẫn quần chúng sẽ tạo nên một xung lực to lớn, có khả năng lật nhào toàn bộ chế độ lỗi thời”-(trích lời thầy Nguyễn Văn Hông). Cuộc cách mạng dưới ngọn cờ tư tưởng của Tôn Trung Sơn sớm thắng lợi và hoàn thành sứ mệnh lịch sử là tuyên án chế độ phong kiến Trung Quôc hàng nghìn năm. Như vậy Trung Quốc sau hơn 2000 năm tồn tại chế độ phong kiến mà cụ thể là triều đình phong kiến Mãn Thanh trải qua các cuộc đấu tranh của nhân dân và sự giúp sức của tư bản phương Tây cuối cùng cũng rút lui khỏi chính trường, nhường chỗ cho một chế độ chính trị mới cấp tến hơn .Sự tồn tại ngoan cố đó như một thế lực vô hình gông cùm sự phát triển của đất nước. Cuộc cách mạng tuy không giải quyết triệt để nhưng nó có ý nghĩa rất lớn đối với dân tôc Trung Hoa. Trước hết nó đem lại một diện mạo mới cho xã hội Trung Quốc. Người dân đã phá bỏ được cái “lọng rách” của triều đình nhà Thanh. Thứ đến trong quá trình đấu tranh tư tưởng cộng hoà dân chủ ăn sâu bám rễ vào quần chúng tạo điều kiện cho tư tưởng dân chủ cách mạng phát triển trong lòng đất nước Trung Hoa trang bị hành trang cho cuôc chiến trường chinh mới đó là cuộc chiến chống ngoại xâm và bè lũ phản động. Nhưng bài học quan trọng hơn cả là làm sao để đoàn kết toàn dân tộc. Nếu ông không quá nhấn mạnh yếu tố dân tộc Hán và dân tộc Mãn Thanh. Khi lấy được lòng dân thì đoàn kết cùng các dân tộc anh em trên đất nước đánh giấc kiên quyết tiêu diệt phe cánh với đế quốc, thì có lẽ ông đã không nhường quyền lợi của cá nhân ông nói riêng, quyền lợi dân tộc nói chung sang tay Viên Thế Khải. Người dân là nguồn sức mạnh to lớn nếu trong học thuyết của Tôn Trung Sơn đề cập tới vấn đề ruộng đất cho nông dân. Vì Trung Quốc đại bộ phận là nông dân, ông chưa nhìn thấy sức mạnh của họ và nuôi nhiều ảo tưởng về đế quốc dẫn đến lý do thất bại cũng một phần chủ quan ở ông. “Tôn Trung Sơn là người nhẹ dạ cả tin” (Bí mật về tám vị tổng thống Trung Hoa - T1) ông luôn trăn trở làm thế nào để Trung Quốc giàu và mạnh vì chỉ có giàu mạnh TQ mới thoát khỏi bị xỉ nhục và bị bắt nạt. Như vậy các cuộc đấu tranh, các phong trào duy tân trong thời kỳ này chưa thực sự giải đáp được vấn đề lớn của dân tộc Trung Hoa- giàu và mạnh. Trong quá trình chuyển mình thực hiện khát vọng phát triển và hội nhập Trung Quốc, các phong trào dù ở khía cạnh này hay phương diện kia đều có hạn chế nhất định. Có một vấn đề mà hầu hết các phong trào đều làm chưa tốt hay chưa chọn vẹn là người dân Trung Hoa. Khi các nhà thống trị muốn đạt mục đích thì dùng thủ đoạn để kêu gọi, dụ dỗ họ góp sức góp của. Họ mới chỉ được sử dụng như một công cụ, một con rối cho các phong trào điều khiển. Cuộc cách mạn Tân Hợi được coi là sử dụng súc dân hiệu quả nhất nhưng cũng chưa thực sự đưa lại kết quả cuối cùng tốt đẹp cho họ. Số phận của họ thật rẻ rúng và đáng thương biết bao. Chỉ đến khi tư tưởng của chủ nghĩa Mác đi vào quần chúng nhân dân Trung Hoa, giác ngộ họ thì lúc đó vị trí con người ở họ được thức tỉnh. KẾT LUẬN Thời kỳ lịch sử cận đại Trung Hoa là thời kỳ đầy máu và nước mắt. Đã có bao nhiêu thế hệ cha anh ngã xuống trong các cuộc chiến liên miên (với Anh (1840-1842),( với Pháp, với Nhật 1894-1895,.. đan xen các cuộc nội chiến). Đã có không biết bao nhiêu con người trăn trở day dứt những mong tìm ra lối thoát cho dân tộc. Những khoản bồi thường bạc trắng cho các đế quốc, những điều ước bán nước đầy nhục nhã. Những hy sinh mất mát đó dòng dã kéo gần một thế kỷ (1840-1911). Người dân không lúc nào không thôi than khóc vì sự dày xéo của giặc ngoại xâm, và luôn bị rên xiết vì sự áp bức của bọn thống trị nhà Thanh. Đó là một chặng đường thật bi thương và bi hùng quá. Trong quá trình tìm con đường phát triển,Trung Quốc phải trả giá quá đắt. Song Trung Quốc hiện nay chính là câu trả lời, là sự bù đắp lại những gì mất mát, những gì cha ông họ chưa thực hiện được. Ma Cao(1995), Hồng Kông(1997), lần lượt trở về Trung Quốc, vấn đề Đài Loan cũng đang được chính phủ và nhân dân Trung Quốc quan tâm. Kinh tế phát triển, chính trị trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Trung Quốc hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docqth13 (6).doc