Tiểu luận Truyền thông nguyên tắc hiệu quả báo chí

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

I. Truyền thông và quá trình truyền thông. 2

· Quá trình truyền thông 4

II. Nguyên tắc báo chí. 6

· Tính khuynh hướng của báo chí: 7

· Nguyên tắc tính Đảng 8

· Tính chân thực khách quan 9

· Tính nhân dân và dân chủ trong báo chí 10

· Tính nhân văn, nhân đạo của báo chí 11

III. Hiệu quả báo chí 12

KẾT LUẬN 14

· MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4135 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Truyền thông nguyên tắc hiệu quả báo chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH KHXH & NV hà nội Khoa Báo Chí Tiểu luận cơ sở lý luận báo chí Đề tài: Truyền thông nguyên tắc hiệu quả báo chí đặt vấn đề Như chúng ta đã biết, quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất là quá trình sản xuất cơ bản của loài người. Đồng thời với nó, hệ thống tín hiệu thứ hai là ngôn ngữ và chữ viết cũng ra đời như một nhu cầu tất yếu khách quan. Lịch sử ấy có bao giờ thiếu được sự trao đổi, giao lưu, tiếp xúc và truyền đạt thông tin giữa con người với con người, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Câu trả lời của chúng ta chắc chắn là không bao giờ có sự tách rời giữa cá nhân và tập thể. Truyền thông thực chất là một quá trình thông tin truyền đạt liên tục và theo những quy luật riêng của nó. Còn báo chí xét về mặt bản chất lại là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng. Nó là hoạt động thông tin mang tính chính trị - xã hội sâu sắc. Báo chí muốn thực hiện, muốn biểu hiện bản chất của mình phải thông qua quá trình truyền thông và nhờ vào những quy luật riêng ấy. Với tiểu luận này, tôi xin được đóng góp những suy nghĩ cơ bản của mình vào đề tài: “Tìm hiểu khái niệm truyền thông, nguyên tắc và hiệu quả báo chí”. Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót và không tránh được những hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của các bạn sinh viên, đồng thời là lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo đã hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bài tiểu luận này. Giải quyết vấn đề Truyền thông và quá trình truyền thông. Truyền thông là một hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng La - tinh “Commine” có nghĩa là cộng đồng, chung. Nội hàm của nó là cách thức, nội dung, phương tiện để đạt tới sự hiểu biết với nhau, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng - xã hội. Cũng chính nhờ quá trình truyền thông, giao tiếp mà con người tự nhiên trở thành con người xã hội. Và có lẽ nếu không có quá trình truyền thông thì con người mãi chỉ là con ngưòi sinh học không thể có khái niệm “con người viết hoa” theo đúng nghĩa của nó. Các nhà khoa học đã kể lại nhiều câu chuyện về việc con người được một số loài vật nuôi từ khi con khá nhỏ, và cho đến khi phát hiện ra và cứu chữa để hoà nhập với môi trường xã hội thì không thể thực hiện được điều đấy và thậm chí những biểu hiện của họ chỉ là những hoạt động của con thú hoang dã. Như vậy, nếu thiếu quá trình truyền thông giao tiếp, con ngươi xã hội khó hoàn thành và từ khi xuất hiện đã găn liền với quá trình truyền thông. Những thành viên của bộ lạc sử dụng truyền thông để thông báo cho nhau nơi săn bắn, cách thức săn bắn. Đó là điều kiện tạo nên mối quan hệ xã hội. Con người từ xa xưa sống trong cộng đồng phải hiểu nhau và thông cảm cho nhau, đồng thời họ sử dụng truyền thông để báo cho nhau những mối hiểm nguy từ cuộc sống. Ngay từ khi còn rất sớm, ta đã thấy họ xây dựng các trạm ngựa để phục vụ thông tin, truyền đạt thông tin, hay việc đốt lửa trên núi cao trong những trận chiến đấu. Bắt đầu từ những tín hiệu đơn giản như những người đi rừng thường dùng lá cây rải lên đường hay dùng đá đánh dấu cho người đi sau được sử dụng với mục đích đơn thuần là để thông báo cho nhau mục đích, phương tiện cách thức để taọ nên hiệu quả công việc. Rồi trong quá trình lao động sản xuất, con người tạo ra nhiều công cụ sản xuất, tích luỹ đựơc nhiều kinh nghiệm, phát hiện ra nhiều điều mới mẻ từ công cuộc chinh phục tự nhiên. Và từ đó cũng xuất hiện nhu cầu con người truyền đạt những hiểu biết, những khám phá mới, những kinh nghiệm và để lại cho giai đoạn sau. Sự ra đời của tiếng nói là nấc thang đầu tiên quan trong cho việc hifnh thành, tăng cường quá trình truyền thông - giao lưu trong xã hội loài người. Cùng với sự phát triển của tư duy loài người, sự khám phá tìm tòi của con người về thế giới ngày càng được mở rộng nên cách thức truyền thông của con người cũng được phát triển. Từ cách truyền thông đơn giản đến những cách truyền thông hiện đại như: truyền hình, vệ tinh, mạng internet...; các phương tiện thông tin liên lạc trở thành những cái không thể thiếu để cho nền kinh tế được phát triên cũng như cho nhà nước quản lí. Mặt khác, truyền thông còn đáp ứng nhu cầu nhận thức của con người. Mỗi cá nhân cần bộc lộ tâm tư tình cảm, cần được thông cảm và cũng nắm bắt tình cảm của người khác thông qua đó để điều chỉnh hành vi của mình. Ví dụ như: trước hành vi trộm cắp nhiều người phản đối nó thì chúng ta có thể điều chỉnh hành vi của mình không mắc phải những chuyện như vậy. Và truyền thông đã đáp ứng đươc nhu cầu của con người, giúp con người hiểu mình hơn, nắm bắt được những gì liên quan tới cuốc sống phong phú xung quanh; đánh giá được khả năng xác định đúng phương pháp, đinh hướng cho những hành vi tiếp theo. Người ta có thể đưa ra rất nhiều cách hiểu khác nhau về truyền thông vì chính sự đa dạng phức tạp của nó. Như vậy, khái niệm có ngoại diên vô cùng rộng lớn. Danh từ truyền thông có nghĩa là làm thành cái chung, liên lạc, giao tiếp (communication). Truyền thông là cố gắng tạo lập sự hiểu biết chung của con người với mục đích với mục đích làm thay đổi nhận thức và hành vi. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm truyền thông hoàn chỉnh như sau: “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoăc chia sẻ thông tin tình cảm, kĩ năng, nhằm tạo thành sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi hành vi và nhận thức.” Từ định nghĩa trên ta có thể thấy được những đặc điểm của truyền thông. Trước hết, nó là một quá trình, không phải sự trao đổi truyền đạt nhất thời, mang tính thời điểm hoặc mùa vụ và đó là cả một thời gian rộng lớn. Và quá trình truyền thông này không mang tính thời vụ, nó không chỉ kết thúc ở việc ta chuyển tải hết nội dung sự kiện đó mà có lẽ lúc nó kết thúc cũng là lúc bắt đầu của một quá trình trao đổi hoặc chia sẻ, có nghĩa là trong quá trình truyền thông phải có hai thực thể tham gia. Ví dụ; trước thất vọng cuả hàng triệu khán giả về việc thất bại của Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trong Tiger cup; và ý kiến của Liên Đoàn bóng đá Việt Nam nên tiếng thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm lập tức sửa đổi. Đó chính là hiệu quả trực tiếp của truyền thông. Quá trình truyền thông Truyền thông muốn đem lại hiệu quả thì cần đầy đủ các yếu tố của nó bao gồm như: - Nguồn cung cấp hay người cung cấp thông tin, đó là yếu tố khởi xướng việc thực hiện truyền thông. Nguồn cung cấp này có thể là một cá nhân, một nhóm hay một cơ quan báo chí (đài phát thanh, truyền hình, thông tấn....). Nếu không có yếu tố khởi xướng này thì không thể có quá trình truyền thông. - Thông điệp là yếu tố thứ hai của quá trình truyền thông. Thông điệp có thể bằng kí hiệu, tín hiệu, mã số. Quan trọng là thông điệp phải diễn tả thứ ngôn ngữ mà cả người cung cấp và người tiếp nhận phải hiểu được nội dung của thông điệp. - Trong quá trình truyền thông phải có mạch truyền, kênh truyền hay phương tiện truyền thông. Đây là phương tiện, phương thức để truyền thông điệp tới người tiếp nhận bằng các giác quan khác nhau như: nghe, đọc, nhìn bằng hình ảnh. Và quá trình truyền thông phải đến được những người tiếp nhận. Có thể là một cá nhân, một nhóm hay cộng đồng. Nói tóm lại phải có đầy đủ các yếu tố trên thì quá trình truyền thông mới xảy ra. Có thể sơ đồ hoá quá trình truyền thông bắng sơ đồ như sau: Nguồn-->Thông điệp-->Kênh truyền-->Người tiếp nhận-->Hiệu quả Trong quá trình truyền thông luôn có sự phản hồi là sự tác động ngược trở lại của thông tin từ phía người tiếp nhận với người truyền tin. Phản hồi là sự cần thiết bởi nếu thiếu nó sẽ mang tính một chiều, áp đạt. Trong quá trình có khi sẽ gặp phải hiện tượng goị là Nhiễu. Đây là hiện tượng mà thông tin truyền đi bị ảnh hưởng bởi các điệu kiện của tự nhiên xã hội. Quá trình truyền thông, việc khởi xướng muốn tiếp nhận được thông điệp phải hiểu đựơc ý muốn mà minh sẽ truyền đi không phải núc nào cũng là dễ dàng vì còn rất nhiều rào cản. Ví dụ như: nguời khác độ tuổi rất khó có thể thông cấm cho nhau hay những người khác Đảng phái ...khó có thể thông cảm hết cho nhau. Mặt khác còn chú ý đến người cung cấp, khởi xướng là mã hoá thông điệp bằng các tín hiệu của mình và người tiếp nhận phải có quá trình mã hoá xử lí: Sơ đồ : Nguồn---->mã hoá---->thông điệp----->giải mã---->nơi nhận Ví dụ sau sẽ thể hiện rõ mối quan hệ trên: Vụ tai nạn tàu sắt E1 ở Lăng Cô -Thừa thiên Huế vừa qua, người phản ánh thông tin sẽ có nhiều cách tiếp cận khác nhau để phản ánh sự việc. Tiếp đó người đọc, công chúng sẽ giải mã thông điệp ấy sau đó là biểu lộ thái độ đồng tình hay không? ===>Quá trình truyền thông là một chu trình khép kín nhưng quá trình truyền thông chỉ được thực hiện trong môi trường xã hội. Thông điệp tự người khởi xướng đến người tiếp nhận phải trải qua các bước mã hoá - truyền đi - tiếp nhận và giải mã. Mỗi thông điệp để đến với người đọc đã có ít nhiều bị giảm cường độ chính xác nên phải tìm cách tăng hiệu quả sức mạnh cho truyền thông. II. Nguyên tắc báo chí. Nguyên tắc: Tiếng Latinh là Principium - chỉ sự bắt đầu, nền tảng, cơ sở là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo. Nguyên tắc là cơ sở đầu tiên, tư tưởng chỉ đạo, quy tắc chủ yếu để hành động. Khái niệm nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, hoạt động của mọi cuộc sống như: kinh tế, chính tri, văn hoá... Đặc biệt, hoạt động báo chí nguyên tắc là một đòi hỏi bắt buộc. Tuy hoạt động báo chí là một hoạt động khá tự do nhưng lại có những quy tắc riêng của nó có thể nói là : “bất di bất dịch”, là tiêu chí để hoạt động và đánh giá. Nguyên tắc còn là tiêu chuẩn để các nhà báo xử sự, ứng phó và điều chỉnh hành vi của mình. Đối với nước ta, mỗi cơ quan báo chí là đại diện phát ngôn của nhân dân, dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Đảng cộng sản. Như vậy: “Các qui tắc, chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình được coi là nguyên tắc báo chí. Đây là cơ sở phương pháp luận của báo chí.” Báo chí là hoạt động thông tin chính trị, xã hội và tác động tới công chúng bằng nội dung và tính chất của thông tin. Về bản chất của nó là một hoạt động thông tin chính trị, xã hội liên quan mật thiết tới tư tưởng tình cảm của con người. Do đó, trong tác phẩm báo chí luôn in dấu chủ quan của tác giả. Lênin coi nguyên tắc là qui luật phát triển khách quan của tự nhiên và xã hội. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà báo phải nắm vững các nguyên tắc sau đây: Tính khuynh hướng của báo chí: Báo chí luôn bộc lộ rõ nét tính khuynh hướng. Trong xã hội có giai cấp, báo chí là công cụ đấu tranh giai cấp. Bất kì một lực lượng, một tổ chức chính trị xã hội...đều sử dụng báo chí làm phương tiện, công cụ sắc bén để tuyên truyền cho mục đích, tôn chỉ, tập hợp lực lượng quần chúng và tăng thêm sức mạnh cho giai cấp, chế độ. C.Mac và Ph.Angghen-người đặt nền móng cho tính khuyh hướng của văn học và báo chí đã tổng kết: “Văn học và báo chí là những hoạt động của ý thức con người, vì thế không thể mang tính khuyh hướng chính trị khác nhau”. Trong xã hội có giai cấp, báo chí nước ta phục vụ cho đường lối cách mạng của Nhà nước, Đảng bảo vệ lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một cuộc đời hoạt động cách mạng đã sử dụng hết tài năng, trí tuệ, sử dụng mọi vũ khí để phục vụ cho mục tiêu cách mạng. Người sử dụng báo chí làm công cụ trong đấu tranh, Người đã nói: “Tất cả nhưng người làm báo phải có lập trường vững chắc”. Người làm báo phải xác định rõ ràng “Vì ai mà viết?” xác định đối tượng phục vụ cho mỗi bài báo. Tính khuynh hướng biểu hiện ở mọi lúc, mọi nơi kể cả trên bài báo hay ngay trong ý thức của người làm báo. Khuynh hướng chính trị xã hội bộc lộ rõ trong những nhà báo có tên tuổi như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Hải Triều, Thép Mới...Khuynh hướng không chỉ bộc lộ ở mỗi nhà báo mà còn thể hiện ở tờ báo, cơ quan báo chí. Ví dụ: Báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà Nước ta. Các báo có khưynh hướng chính trị khác nhau thì có thể hiện khác nhau khai thác sự kiên khác nhau cho du cung một sự kiện, vấn đề. Mỗi cơ quan báo chí đều chứa đựng trong đó ít nhất một khuynh hướng chính trị. Báo chí cách mạng phải thể hiện bản chất cách mang của minh bằng cách khẳng định, đứng về phía giai cấp công nhân và nhân dân lâo động. Khuynh hướng trong báo chí sẽ gây cảm hứng sáng tạo cho tác phẩm báo chí; giúp nhà báo vượt qua được những trở ngại khơ khăn, tạo nên sự nhiêt tình và dũng khí cho ngòi bút. Như vậy, tính khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, không thể phủ nhận của hoạt động báo chí thì khuỵnh hướng một khi đã phát triển cao sẽ trở thành tính Đảng. Nguyên tắc tính Đảng Cơ sở đầu tiên trong các nguyên tắc báo chí cách mạng là nguyên tắc tính Đảng. V.ILenin là người đã khởi xướng và đặt vấn đề nghiêm túc về tính Đảng. Nó thể hiện ở việc nhà báo đứng trên lập trương của giai cấp công nhân, sự tự nguyện đấu tranh về quyền lợi của nhân dân lao động, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Tính Đảng là một yêu cầu đặt ra, là quá trình trong đó khuynh hướng giai cấp của báo chí phát hành chín muồi, phát triển tới trình độ tự giác, là 1 nguyên tắc phổ biến của mọi hoạt động báo chí, mọi nền báo chí. Nó chỉ có thể đạt đựơc khi tính khuynh hướng được nền báo chí, cơ quan báo chí và nhà báo tự giác nhận thức và triệt để thấm nhuần trong hoạt động của mình. Nhưng lâu nay ở nước ta đang tồn tại một cách hiểu thiên lệch về tính Đảng như một nguyên tắc chung, một trình độ đạt được của mọi nền báo chí, mọi nhà báo. Và từ cách hiểu đó mà khiến nhiều người lầm hiểu rằng tính Đảng như một sự áp đặt nên đã hiểu sai về bản chất tính dân chủ trong báo chí cách mạng. Nhận thức mới về Đảng của báo chí cách mạng cho phép ta thừa nhận những trình độ khác nhau có tinh khuynh hướng báo chí để không ngừng phấn đấu hoàn thiện nguyên tắc tính Đảng trong hoạt động của mình, đồng thời tranh thủ được các khuynh hướng báo chí tiến bộ. Xét về mặt xã hội: nhà báo nhìn nhận, đánh giá các sự kiện theo quan điểm đường lối của Đảng. Nhà báo không chỉ với trách nhiệm nghề nghiệp là hoạt động thông tin mang tính chính trị xã hội mà còn mang trách nhiệm của một người công dân. Nhà báo mang đến cho công chúng những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đảng chỉ đạo, định hướng cho hoat động báo chí. Ví dụ như: Vụ kiện nạn nhân chất độc màu da cam. Như vậy, lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt động báo chí là nguyên tắc nhằm phù hợp tình hình, nhiệm vụ hiện nay để báo chí chủ động sáng tạo. Đó là sự vươn tới tự do đích thực của báo chí XHCN. Tính chân thực khách quan V.I.Lenin đã nói câu nói vô cùng nổi tiếng; “Sự thật là sức mạnh của báo chí”. Trên thực tế hiệu quả và uy tín của báo chí phụ thuộc vào tính chân thật khách quan của những thông tin mà báo chí đưa tới cho công chúng. Một tờ báo đài phát thanh, truyền hình hay thông tấn nếu đưa tin sai, sau đó có tự đính chính cũng sẽ tự hạ thấp mình trong công chúng. Nhà báo viết sai sự thật, chẳng những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, uy tín danh dự của anh ta mà còn gây hại cho xã hội không thể kiểm soát nổi. Nhưng tính chân thật, khách quan lại là một khái niệm mang tính tương đối, khộng thể kiểm tra mà đôi khi nó phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị, nguyên tắc báo chí cuả nhà báo và cơ quan bấo chí. Tính Đảng với tư cách là khuynh hướng phát triển cao không hề mâu thuẫn với tính chân thật khách quan. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đòi hỏi báo chí phản ánh mọi hoạt động báo chí của xã hội một cách chân thật, khách quan đúng bản chất của sự kiện. Tính chân thật, khách quan là nội dung, yêu cầu tồn tại của bản thân báo chí. Người làm báo vươn tới tính chân thật khách quan ngày một cao hơn để chống lại những vi phạm nguyên tắc đạo đức người làm báo, vì thế mà đòi hỏi nhà báo phải thưc sự dũng cảm, bất chấp cả sự hi sinh. Nhà báo không khoan nhượng với kẻ thù, không bao che cho tội lỗi, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống. Nguyên tắc báo chí cách mạng nói nên sự thật với tất cả bản chất của nó. Sự vật càng lớn càng phải kĩ. Người làm báo chính là người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá - tư tưởng. Người làm báo cần chọn lọc thông tin đưa tới công chúng về sự phát triển của đất nước. Để đảm bảo tính chân thật khách quan người làm báo cần dũng cảm thậm chí không thể quản ngại hi sinh tính mạng, chiến đấu vì công bằng, lẽ phải, bảo vệ chân lí. Tính chân thật, khách quan không chỉ là nội dung cốt lõi, cuả tính công khai mà còn là tiêu chuẩn vàng với những nhà báo chân chính.Có được nguyên tắc này thì mới gây được niềm tin trong quân chúng. Tính nhân dân và dân chủ trong báo chí Trong thuật ngữ “phương tiện truyền thông đại chúng” có nội dung là đối tượng tác động của thông tin hết sức rộng rãi bao gồm các tầng lớp, các nhóm xã hội khác. Nhu cầu thông tin của nhân dân được ưu tiên đảm bảo tính mục đích của thông tin là hình thành cuộc sống và tinh thần lành mạnh của nhân dân, qua đó tác động đến đời sống xã hội. Trong báo chí tính nhân dân thể hiện mối quan hệ giữa báo chí với đông đảo tầng lớp nhân dân, nhất là người lao động. Báo chí phản ánh lập trường của nhân dân; đại diện cho quyền lợi của nhân dân, tham gia vào cuộc đấu tranh của xã hội. Một nền báo chí của nhân dân chỉ có thể là phản ánh trung thực những sự kiện của nhân dân, phù hợp với suy nghĩ của nhân dân tư tưởng tiến bộ. Quần chúng có thể tham gia với tư cách là cộng tác viên cung cấp thông tin trực tiếp lảm ra sản phẩm báo chí với tư cách là công chúng; đưa ra ý kiến, phê bình, kiến nghị của các mặt của đời sống xã hội. Tính nhân dân ngày càng được nâng cao và phất triển chỉ cần dựa vào lực lượngc ộng tác viên gồm các nhà khoa học, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, học sinh, sinh viên và cả nhân dân lao động. Sự giao lưu gắn bó với công chứng có tầm quan trọng đặc biệt, cho nên công tác bạn đọc luôn là công tác trọng tâm của báo chí. Điều quan trọng là làm cho báo chí gắn bó với cộng đồng. Báo chí biểu hiện nghệ thuật trông các tác phẩm báo chí phù hợp với trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của công chúng. Một tác phẩm báo chí xuất sắc không chỉ đề cập với vấn đề nóng bỏng của xã hội còn sử dụng tới ngôn ngữ của công chúng. Do vậy, báo chí phải đơn giản, lược bỏ những gì là khuôn sáo, xa lạ rỗng tuyếch. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Báo chí ta không phải để số ít cho người xem mà để phục vụ nhân dân.” Tính nhân văn, nhân đạo của báo chí Báo chí hoạt động vì tự do dân chủ đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội dựa trên cơ sở tính nhân văn, nhân đạo. Tính nhân văn, nhân đạo đòi hỏi người làm báo phải am hiểu con người như một giá trị hoàn thiện và cao quý. Bản chất nhân văn của báo chí cách mạng được thể hiện cao nhất là nguyên tắc tính Đảng, báo chí đứng trên lập trường nhân đạo chủ nghĩa để thống tin lí giải các hiện tượng - sự kiện của đời sống xã hội nhằm giải phóng con người khỏi ấch áp bức bóc lột xây dựng xã hội công bằng, bác ái. Lý tưởng nhân văn vừa đáp ứng với lập trường của từng xã hội và quyền lợi của từng giai cấp mà có tính phổ quát với toàn xã hội. Những giai cấp khác nhau thì có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Lập trường báo chí chúng ta là lập trường đấu tranh cho những giá trị nhân văn vốn được tích luỹ và khẳng định trong lịch sử loài người, phấn đấu và bảo vệ giá trị cao quý. Báo chí đấu tranh chống lại hành vi làm tổn hại tới qụyền con người, xây dựng mối quan hệ tốt đep giữa con người. iii. Hiệu quả báo chí Trước tiên, hiệu quả có nghĩa là kết quả, hiệu lực, đó là năng suất hay hiệu quả của một hoạt động nào đó trong xã hội. Đây cũng là mục đích của bất kì hoàt động nào trong cuộc sống. Như vậy, chỉ có con người mới làm cho tự nhiên trở thành đối tượng và tư liệu lao động. Như vậy, hiệu quả báo chí là việc vận dụng các quy luật, nguyên tắc, hình thức, phương thức hoạt động của báo chí giúp cho nó thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm đạt mục đích, được gọi là hiệu quả báo chí. Hiệu quả của lao động có thể cân, đo, đong...; còn hiệu quả báo chí phải theo đường vòng, qua nhiệu khâu khác nhau. Đó còn là khả năng tác động vào nhận thức cũng như hành vi ứng xử của con người, tác động vào tâm lý xã hội. Ngoài ra, còn được đánh giá trên thực hiện các nhiệm vụ của mình. Về mặt nội dung: Về mặt hình thức: Hiệu quả báo chí được thể hiện trên hai mặt: Về tinh thần bao gồm: tri thức, niềm tin, trạng thái tâm lý, tức là sự thay đổi nhận thức, cách ứng xử của mỗi cá nhân. Thứ hai, báo chí làm thay đổi tính cách, quan niệm lối sống, nhân sinh quan thế giới quan, phong tục tập quán. Nhưng hoạt động này cần bền bỉ. Kết luận Như vậy, tôi đã trình bày một cách cơ bản về những vấn đề: truyền thông, nguyên tắc và hiệu quả của báo chí. Chắc chắn bài viết còn thiếu sót nhiều rất mong được sự đóng góp của các bạn sinh viên, cùng thầy giáo hướng dẫn. Một số tài liệu tham khảo: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông Làm báo – lý thuyết và thực hành Báo chí Thuỵ Điển Nhà báo và công chúng Lịch sử báo chí Việt Nam. Ngôn ngữ báo chí MụC LụC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTBC 25.doc
Tài liệu liên quan