Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên và vận dụng tư tưởng đó vào các hoạt động đoàn hội ở trường đại học Bách Khoa hiện nay

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN

. I. Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ nhân tương lai của đất nước.

 

II. Đảng và nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lí tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành người chủ trên các lĩnh vực.

III. Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

PHẦN HAI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY.

 

 

 

 

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề thanh niên và vận dụng tư tưởng đó vào các hoạt động đoàn hội ở trường đại học Bách Khoa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iàu nghèo, sự tha hoá, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên Internet, những âm mưu và hành động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch;... Trong khi đó, năng lực cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục đối với thanh thiếu nhi ở một số đơn vị còn yếu. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là việc khó, có lúc, có nơi, có bộ phận chưa thực sự chú trọng; chưa phát huy được sức mạnh đồng bộ của các lực lượng xã hội trong giáo dục thanh niên. Việc nắm bắt, xử lý diễn biến tư tưởng thanh niên và thực hiện nội dung giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên của Đoàn, Hội hiệu quả còn thấp; hình thức còn xơ cứng, thiếu hấp dẫn; nhiều vấn đề chính đáng của thanh niên chậm được giải quyết; việc đầu tư cho công tác giáo dục thanh niên chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình. Do đó, cần phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện và tạo điều kiện cho sự phát triển và trưởng thành của thanh niên. Trong tình hình hiện nay, cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục truyền thống văn hoá, văn hiến, đoàn kết cộng đồng, rèn luyện ý chí tự lực tự cường, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, không cam chịu nghèo nàn lạc hậu; giáo dục tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước cho thanh niên. Giáo dục lòng yêu lao động, trân trọng sức lao động, biết hưởng thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng; ý thức kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, nếp sống công tác, lao động, sinh hoạt lành mạnh, văn minh, giữ vững thuần phong mỹ tục của dân tộc, dòng họ, gia đình, đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường kỷ cương phép nước, luân thường đạo lý; nâng cao nhận thức và định hướng hành động của thanh niên trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Đoàn. Giáo dục luật pháp và ý thức công dân, xây dựng lối sống “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tập thể và cộng đồng. Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức quốc phòng toàn dân, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;  nhận thức đầy đủ về thời cơ và thách thức của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Việc tăng cường công tác thanh niên, đặc biệt là giáo dục về lý tưởng cách mạng nhằm "hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa", "có lý tưởng cao đẹp", "sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính", biết "nuôi dưỡng hoài bão lớn", "tự cường dân tộc" Nghị quyết TW 4 (khoá VII) về "Công tác thanh niên trong thời kỳ mới". theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ là đòi hỏi và nhiệm vụ đặt ra rất cần thiết và cấp bách. Điều này đã được Báo cáo chính trị tại Đại hội 10 chỉ rõ: "Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống; tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện. Không ngừng tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ; lấy giáo dục nhân cách, "giáo dục làm người" là chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với thanh niên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, "học" đi đôi với "hành". Hình thức giáo dục đối với thanh niên cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa thích cái mới và sự sáng tạo; đề cao yếu tố "tự giáo dục", "tự rèn luyện" của người thanh niên đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức; gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo bồi dưỡng và phát huy thanh niên trong sự nghiệp cách mạng.Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên cần gắn chặt với những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và cụ thể hoá phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng thanh niên. Môi trường giáo dục hiệu quả nhất chính là đưa thanh niên hoà mình vào các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng. Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Mục tiêu đó đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách nặng nề đối với thế hệ trẻ hôm nay. Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, tuổi trẻ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ ra sức rèn luyện, trau dồi lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua trong học tập, lao động; đoàn kết, xung kích, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Hồ Chủ tịch thường xuyên động viên tuổi trẻ phải ra sức rèn luyện tinh thần, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà, đồng thời nhắc nhở Đảng và Chính phủ phải đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong Di chúc, Người căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Công tác đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ chính là nhằm mục tiêu xây dựng con người mới XHCN, vì vậy phải được tiến hành thường xuyên,lien tục, lâu dài đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của thời đại. Theo Người, cách mạng càng phát triển đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, dân trí phải được nâng cao, giáp dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thé hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ. Muốn thế hệ trẻ của chúng ta trở thành những người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”, thì công tác giáo dục phải tiến hành một cách toàn diện như lời Người đã dạy: “ Trong việc giáo dục và học tập phải hú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng. giác ngộ CNXH, văn hóa, kinh tế, lao động và sản xuất, Hồ Chủ tịch cho rằng, giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải chú ý đến cả 2 yếu tố đạo đức và tài năng, trong đó lấy đạo đức làm gốc. Đức ở đây chính là đạo đức cách mặng, bao gồm những phẩm chất: Trung với nước hiếu với dân, tức là tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, hết lòng phục vụ nhân dân. Yêu thương con người: thể hiện trong quan hệ hàng ngày với bạn bè đồng chí, là thái độ tôn trọng mọi người, có lòng vị tha trước những thiếu sót, khuyết điểm của người khác. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Có tinh thần quốc tế trong sáng: đó là tinh thần đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế, và hòa bình và tiến bộ xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chăm lo đến việc giáo dục đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, coi đó là vấn đề then chốt trong chiến lược con người. Điều đó thể hiện ở sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến những nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng của tuổi trẻ. Từ đó đề ra những chủ trương chính sách, kế hoạch giáo dục - đào tạo cụ thể, xác thực theo tiêu chí xây dựng con người trong hến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là có kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo và con người trong thời đại kinh tế tri thức là năng lực tri thức và khả năng săng tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kết hợp với các tổ chức xã hội phát động nhiều phong trào hoạt động sôi nổi trong phạm vi cả nước, tiêu biểu là các phong trào: "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước", "Thanh niên tình nguyện"... Từ những phong trào này, thế hệ trẻ Việt Nam được trưởng thành về mọi mặt: trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Kết quả là đã góp phần tạo dựng nên một lớp thanh niên mới, trong đó có bộ phận thanh niên tiên tiến đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích của lớp thanh niên đi trước. Cũng từ đó mà vai trò, vị trí của đoàn viên, thanh niên ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ mà thế hệ trẻ đã đạt được, thì do tác động mặt trái của cơ chế thị trường trong thời kỳ mở cửa, do những thiếu sót trong công tác tổ chức, quản lý xã hội cũng như trong công tác giáo dục đào tạo, sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên và đặc biệt là do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng, nên một bộ phận đoàn viên, thanh niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại. Không ít đoàn viên, thanh niên mất phương hướng chính trị, mất niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, chạy theo lối sống buông thả, lười lao động, không quan tâm đến học tập và tu dưỡng đạo đức, chỉ thích hưởng thụ... Họ đang dần xa rời những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, coi thường kỷ cương pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật... Mặt khác, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng,khai thác những hiện tượng tiêu cực đó để tiến hành chiến lược "diễn biến hòa bình” nhằm chống phá, ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng nhằm "hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa”, "có lí tưởng cao đẹp”, "sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”, biết "nuôi dưỡng hoài bão lớn”, "tự cường dân tộc”, theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ. Phải coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất bởi vì nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước và sự trường tồn của dân tộc ta. Người dạy rằng: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của nhiều thế hệ nối tiếp nhau được tổ chức và chuẩn bị. Lịch sử là cụ thể, còn cuộc đời mỗi con người là có hạn; mỗi thế hệ chỉ có thể đi hết một chặng trên con đường cách mạng đã lựa chọn. Bác đã thấy rõ khả năng tối đa của thế hệ đi trước có thể làm được cũng như cái giới hạn tự nhiên mà thế hệ đó không thể vượt qua: “Con người ta sinh ra ai cũng lớn lên, già đi rồi chết”. Từ đó “bàn giao” thế hệ là tất yếu xảy ra, không chỉ là trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn, khó khăn, gian khổ hơn nhiều là chuẩn bị cho lớp người đi sau những gì cần thiết cho họ vững chắc nhất và tốt đẹp nhất. Sự nghiệp cách mạng của Đảng, vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc trao cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Với vai trò, vị trí và khả năng của tuổi trẻ lại được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhất định các tầng lớp thanh niên Việt Nam, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt sẽ xứng đáng với lòng tin của Đảng, của nhân dân trong thế kỷ XXI với những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình. Nhớ lại những lời dạy của Bác Hồ: thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên. Hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ cần ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, “đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học, công nghệ, cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đấy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. III. Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã nhận ra được vai trò hết sức quan trọng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, công cuộc bảo vệ, xây dựng và kiến thiết đất nước. Người luôn khẳng định quan điểm đầy đúng đắn đó, đồng thời thể hiện niềm tin sâu sắc đối với lớp thế hệ trẻ nước nhà thông qua rất nhiều bài phát biểu, buổi nói chuyện với thanh niên cả nước. Năm 1925, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Bác đã chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên- lực lượng trẻ đầy lòng yêu nước và sẵn sàng hi sinh cho cách mạng làm nòng cốt cho việc sáng lập tổ chức "Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội" tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” Bởi vậy, thế hệ thanh niên luôn mang trong mình trọng trách, nghĩa vụ hết sức quan trọng, đó là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tự giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Quá trình rèn luyện, tu dưỡng đó được thể hiện qua những nội dung sau: 1.Về học và hành: Theo như lời Bác đã từng nói: “Nhiệm vụ chính của thanh niên là học”. Tại Đại hội sinh viên lần thứ hai, ngày 7/5/1958, Bác đặc vấn đề rõ ràng để giúp giáo viên và sinh viên nghiên cứu : “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng”. Bác chỉ rõ: “Dưới chế độ thực dân, phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi. Số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết. Mục đích giáo dục nô lệ hầu hạ chúng. Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò là người chủ thì phải học tập.”. Bác còn nói: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Làm theo lời Bác dạy, đại bộ phận thanh niên sinh viên đang ra sức học tập, tích luỹ, nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn để thực sự có trình độ chuẩn bị, tự tin vào đời, lập nghiệp nhanh chóng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Rất nhiều các học sinh cũng như sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay đang học tập, rèn luyện trong các trường đào tạo nghề hiện nay đang dốc sức để làm theo những di huấn của Bác, không chỉ để có được cuộc sống ấm no cho bản thân, gia đình mà trên hết là để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện. Đồng thời, theo Hồ Chủ Tịch, học phải đi đôi với hành. Bác chỉ rõ tầm quan trọng của thực hành. Hành cũng chính là một nửa của học. Bác nói: “Chỉ biết lý luận (lý thuyết) mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy cho nên các cháu trong lúc học về lý luận thì cũng phải kết hợp với thực hành”, “lý luận phải gắn liền với thực tế”. Chính bởi vậy, nhiệm vụ của con người thanh niên thời nay chính là song hành giữa học với hành, không được tách rời hai nhiệm vụ đấy. Không chỉ có tiếp nhận những kiến thức trên giấy tờ, dưới dạng lí thuyết mà còn phải biết vận dụng những tri thức đó vào thực tế cuộc sống, góp phần cải thiện cuộc sống của phần đông dân số vẫn đang chưa thực sự phát triển của nước ta hiện nay. Đồng thời, với những áp dụng vào thực tế đấy, mỗi thanh niên có thể có được những trải nghiệm hết sức bổ ích và ý nghĩa cho bản thân cũng như công cuộc xây dựng nước nhà.  2. Về Đức và Tài: Tại Đại hội Sinh viên lần thứ hai, ngày 7/5/1958, Bác nhấn mạnh hai phẩm chất hàng đầu của học sinh, sinh viên phải rèn luyện trong nhà trường là đức và tài – hai khái niệm luôn đi đôi và song hành cùng nhau. Về đức, theo Bác nói là đạo đức, đạo lý làm người mà với thời đại chúng ta phải rèn luyện để có đạo đức cách mạng. Bác giải thích đạo đức cách mạng rất giản dị, cụ thể, bên cạnh đó khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Bác coi “đạo đức là cái gốc của người cách mạng” và Bác chỉ rõ cách thức phấn đấu, rèn luyện đạo đức cách mạng: “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Sở dĩ Bác chỉ rõ cụ thể để mọi người hiểu thấu đáo nước ta xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nền sản xuất chủ yếu là thủ công phân tán cùng với chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi là một lực cản lớn, hạn chế năng lực sáng tạo của tuổi trẻ. Bác coi trọng việc giáo dục thanh niên nói chung và theo Bác, thanh niên sinh viên nói riêng phải xoá bỏ chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần làm chủ, làm hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Bác nói: “Muốn sửa chữa chủ nghĩa cá nhân thì phải làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã. Ta có câu nói: “khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích chung trước và lợi ích riêng sau. Về tài, tức là năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tích luỹ và phát huy tác dụng, đóng góp thiết thực, làm lợi ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Bác mong muốn thanh niên sinh viên học tập, rèn luyện để thực sự có tài. Bác mong muốn xã hội có nhiều người tài và người tài đem hết tài năng, tâm huyết phục vụ xã hội. Bác yêu cầu thanh niên sinh viên phải có đức, có tài nhưng Bác đặt đức trước tài, hồng trước chuyên. Bởi vì theo Bác, đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền. Bác nói: “có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người.” Dựa trên những tư tưởng đó của Bác Hồ, những thanh niên trong thời đại mới phải ra sức tu dưỡng về mặt đạo đức để trở thành người có nhân cách tốt, đồng thời phải bồi dưỡng hơn nữa kiến thức để có thể trở thành người vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng được nhu cầu về người trong xã hội hiện nay. Mỗi thành viên trong đại gia đình thanh niên Việt Nam không chỉ biết học tập để có tài mà đánh mất đi cái nhân cách trong con người, bởi đi kèm với cái tài luôn là chữ đức trong tâm. Phải luôn hoàn thành tốt công việc, học tập với kiến thức đầy đủ, chính xác, đồng thời phải là người có cái tâm với xã hội, với con người, với công việc. Có thế mới thực sự hoàn thành đc lời dạy của Bác. Thời nay có rất nhiều người có tài, nhưng lại đánh mất vốn con người trong bản thân, không có cái tâm sáng, thì rồi dần cũng bị chính xã hội loại bỏ, chính môi trường đào thải. 3. Về Lý tưởng và Tình yêu: Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và cho thanh niên sinh viên nói riêng là một trong những vấn đề được Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Một con người sống không có lí tưởng thì dường như đã đánh mất những điều quý giá nhất trong cuộc đời. Bác ân cần khuyên nhủ: “Chúng ta không một chút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”. Lý tưởng cách mạng đối với tuổi trẻ như ánh sáng mặt trời với sự sống, là sự gắn bó hữu cơ, là sự tự nguyện, tự giác, là sự đòi hỏi tự thân, nó thường trực, hướng tới: “Không một chút nào được quên”. Theo Bác, để thanh niên sinh viên có lý tưởng cách mạng, trước nhất phải giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng. Thanh niên sinh viên là nhân vật trung tâm của nhà trường, hoạt động chính của thanh niên sinh viên là học tập. Vì thế giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sinh viên trước hết là thông qua hoạt động học tập. Đương nhiên lý tưởng sống của thanh niên sinh viên không chỉ dừng lại ở nhận thức, ý thức và quan niệm, mà phải được tôi rèn trong thực tiễn học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế, phải thành hành động, thông qua hành động, và hiệu quả của hành động. Bác dạy: “Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.   Về tình yêu, khái niệm tình yêu mà Bác dạy hàm nghĩa rộng, nhưng rất thiết thực và Bác giải thích rất kỹ càng, cụ thể khi Bác nói tại Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ hai: Yêu Tổ Quốc, yêu Nhân dân, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu Lao động, yêu Khoa học và yêu Kỉ luật. Tại buổi lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác huấn thị các học viên 7 điều phải: Phải yêu Tổ quốc yêu nhân dân; phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn; phải yêu và trọng lao động; phải giữ gìn kỷ luật; phải bảo vệ của công; phải quan tâm đến đời sống của nhân dân; phải chú ý đến tình hình đất nước. Đối với Bác Hồ, tình yêu không đơn thuần chỉ là tình yêu nam nữ, mà quan trọng hơn, đó còn là tình yêu quê hương đất nước, tình anh em, đồng chí đồng đội. Những thanh niên ngày nay không chỉ biết trau dồi cho mình kiến thức về xã hội, kinh tế, chính trị mà trên hết còn phải luôn biết giữ trong bản thân mình những tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng nhất. Bởi con người, có biết quý trọng tình cảm mới có thê quý trọng những giá trị khác. Trên cả tình cảm dành cho cộng đồng nhỏ là những tình cảm, tình yêu thương dành cho xã hội, dành cho những cộng đồng lớn hơn, thậm chí là cả trên trường quốc tế. Nếu như chỉ biết đến bản thân, bỏ qua những hoàn cảnh, những số phận của những con người khác thì chưa xứng đáng là người thanh niên kiểu mẫu trong xã hội. Họ phải là những người biết vui với niềm vui người khác, và buồn thay cho nỗi buồn của mọi người. Lúc đấy, tình yêu giữa con người, trong nhân loại lại càng trở nên thắm thiết, gắn bó. Và tình yêu đó trở thành những sức mạnh phi thường, phi quốc gia. Tuy nhiên, phải phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh, thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật... Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Rất nhiều phong trào thi đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường,... được đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh hưởng ứng, thực hiện. Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều hình thức ghi nhận và tôn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu, xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn viên và thanh niên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng tư tưởng hồ chí minh vào các hoạt động đoàn hội ở trường đại học bách khoa hiện nay.doc
Tài liệu liên quan