Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, giáo dục, nghệ thuật

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .2

NỘI DUNG .2

1.văn hóa giáo dục .2

2. văn hóa văn nghệ . .6

3. về văn hóa đời sống 10

KẾT LUẬN .11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .12

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25190 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………….2 NỘI DUNG……………………………………………….2 1.văn hóa giáo dục…………………………………………………........2 2. văn hóa văn nghệ…………………………………………………..….....6 3. về văn hóa đời sống…………………………………………………10 KẾT LUẬN……………………………………………….11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………..12 MỞ ĐẦU Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề về văn hoá luôn có một vị trí quan trọng. Những quan điểm của Người về văn hoá là kim chỉ nam để Đảng ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hoá qua các giai đoạn xây dựng đất nước. Những quan điểm và hoạt động văn hoá của Người đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại. Công lao to lớn này đã được đánh giá trong Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người: “Sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc, tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. Người là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam, và là nhà văn hoá kiệt xuất” NỘI DUNG 1.văn hóa giáo dục. Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến kinh viện xa thực tế và coi trọng mẫu người theo quan niệm của nho giáo: “tam cương ngũ thường”, coi thường kẻ tiểu nhân chỉ coi trọng kẻ đại nhân, phụ nữ bị tước mất quyền học vấn sống trong khuôn phép “tam tòng tứ đức”…Người cũng đã tố cáo nền giáo dục thực dân là nền giáo dục ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công văn hóa giáo dục trở thành một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục: - Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa và bằng giáo dục. Giáo dục để mở mang dân trí, nâng cao kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành mạnh cho nhân dân. Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục để đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có tài, những công dân biết làm chủ để đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục còn là để “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”, thực hiện “công nông tri thức hóa”, xây dựng đổi ngũ tri thức ngày càng đông đảo và có trình độ ngày càng cao. Nền văn hóa giáo dục còn phải đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu. -Phải tiến hành cải cách giáo dục gồm xây dựng một hệ thống trường lớp với trương trình nội dung dạy và học thật khoa học, thật hợp lý, phù hợp với những bước phát triển của ta. Giáo dục phải đảm bảo kiến thức toàn diện. Nội dung giáo dục phải bao gồm cả văn hóa, trính trị, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động. Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cần phải học tập khoa học, kỹ thuật bởi chúng ta đang sống trong thời đại mà cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đang tiến như vũ báo, loài người đang vận dụng những thành tựu kỳ diệu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ để đẩy mạnh sản xuất và cải tạo nhanh chóng bộ mặt của thế giới. Phải chú ý học chính trị, vì nếu chỉ học văn hóa, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi. Học chính trị là học chủ nghĩa Mắc –Lê Nin hiểu rõ nhiệm vụ cách mạng, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Để từ đó vững tin vào lý tưởng cách mạng, tránh được mọi sai lầm vấp ngã. -Phương châm, phương pháp giáo dục. Phương châm phải luôn gắn nội dung giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế; học tập phải kết hợp với lao động. Muốn đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục phải phối hợp cả ba khâu; gia đình, nhà trường, xã hội. Trong quan hệ giữa thầy và trò, cần phát huy truyền thống giáo dục tốt đẹp “tôn sư trọng đạo”. Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời, coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. Thực hiện dân chủ bình đẳng trong giáo dục. Học tập là một quá trình lao động gian khổ, phải rèn luyện những đức tính, những tập quán tốt đẹp trong học tập, phải có tinh thần say học tập, có quyết tâm, có nghị lực để học tập không ngừng. Học ở lớp chỉ là một phần, phần chủ yếu là phải học trong lao động, trong công tác trong hoạt động thực tiễn. Học ở những người thầy ở trong trường lớp, học ở những người xung quanh – bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, nhất là nhân dân. Tóm lại, học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người. Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó; kết hợp học tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dung phương pháp nêu gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua-Phải không ngừng nâng cao đảng trí. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đức có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm mãi, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học. Ngoài ra việc giáo dục cán bộ, đảng viên là vấn đề đã được Hồ Chí minh đặc biệt quan tâm trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của người. Nếu nâng cao dân trí là mục tiêu của giáo dục với các tầng lớp nhân dân thì nâng cao đảng trí phải là mục tiêu giáo dục đối với cán bộ đảng viên. Người đỏi hỏi cán bộ, đảng viên phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác –Lê Nin để giữ vững lập trường, quan niệm, phương pháp chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tổng hợp những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn về đặc điểm của nước ta. Có thể nói rằng, quan niệm Hồ Chí Minh vê văn hóa giáo dục rất phong phú và hoàn chỉnh. Quan điểm ấy đã được thực hiện và đem lại những thành tựu và niềm tự hào to lớn cho nền giáo dục Việt nam trong suốt mấy thập kỷ qua. Hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu và quán triệt hơn nữa quan điểm về văn hóa của giáo dục của Hồ Chí Minh, nhằm đưa sự nghiệp giáo dục nước ta tiếp tục tiến lên Trong di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh , tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh không chỉ bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng lại vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm tạo ra những con người toàn diện, có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mĩ… Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục. phía trước. 2. văn hóa văn nghệ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá nghệ thuật là di sản quí báu của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy thể hiện không chỉ trong bài nói, bài viết của Người mà còn thể hiện trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Là một nhà cách mạng hành động, thông qua người thực, việc thực mà Người đặt vấn đề và giải quyết vấn đề rất hiệu quả. Thế giới suy tôn Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá không đơn thuần chỉ căn cứ vào những bài nói hay bài viết của Người, mà hơn tất cả, Người là một nhà văn hóa và mang văn hoá ấy để phục vụ cho dân tộc theo đúng tinh thần: …Nếu văn hoá  là nhu cầu của sự sinh tồn của loài người thì văn hoá ấy phải phục vụ cho chính con người. Trong tư tưởng của Bác, nội hàm của khái niệm văn hoá được đề cập đến hết sức bình dị mà sâu sắc, văn hóa bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người sản sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” . Văn hoá, như cách Bác đặt vấn đề, bao gồm tất thảy mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần, tồn tại, phát triển vì sự sinh tồn của con người, vì vậy, có những lúc Người đề cập tới văn hoá một cách chính thống bằng các khái niệm khoa học, nhưng khi khác, văn hóa lại được đề cập bằng  văn học nghệ thuật, một hình thức thể hiện của nó. Và trong quá trình tìm đường cứu nước, cứu dân tộc thứ văn hóa ấy được sử dụng như một phương tiện hiệu quả hay vũ khí sắc bén.  Năm 1927, Người viết Đường Cách mệnh. Đây có thể coi là một tác phẩm mang phong thái văn hóa hiện thực. Thông qua tác phẩm, Bác muốn thay đổi quan niệm phong kiến trước đây bằng cách tạo ra một thế giới quan mới cho thế hệ thanh niên yêu nước. Đó là thế giới quan hiện thực về người chiến sĩ cách mạng có tư cách, dũng khí, có các phẩm chất đạo đức cần thiết với mình, với người và với công việc, có tinh thần quốc tế trong sáng. Bác viết tác phẩm này với mục đích vừa giản dị vừa thiết thực: Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem  rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết với nhau mà làm cách mệnh. -Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sác bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới. Văn nghệ là mặt trận được hiểu nó là một bộ phận cách mạng, là văn nghệ cách mạng. “Mặt trận” là thể hịên tính chất cam go, quyết liệt. Cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút của các văn nghệ sĩ phải là vũ khí sác bén, là “phò chính trừ tà”, là vạch trần, tố cáo tội ác, âm mưu của lực lượng thù địch đầu độc văn hóa; về chiêu bài “công lý”, “dân chủ”…Đồng thời văn nghệ có vai trò thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng thực hiện tháng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước. Có chính quyền, tính chất mặt trận của văn nghệ vẫn không giảm, mà lại tăng lên, nặng nề hơn. Bởi vì, xây dựng nền văn nghệ cách mạng là nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài. Văn nghệ vừa tiếp tục tham gia kháng chiến, đấu tranh thống nhất nước nhà, vừa xây dựng xã hội mới, con người mới. Văn nghệ góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn theo quan điểm của Đảng, bóc trần những thói hư tật xấu như tham ô, nhũng lạm, lãng phí, quan liêu… Là những lực cản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặt trận những người làm công tác văn nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ “xây” và “chống”, sẽ góp phần to lớn đưa cách mạng đến thắng lợi. Quan điểm của Hồ Chí Minh coi văn nghệ là một mặt trận là quan điểm rất độc đáo, đòi hỏi các chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận này vừa bền bỉ, kiên cường, dũng cảm, vừa phải biết sử dụng vũ khí của mình một cách sắc bén và có hiểu quả; phải có lập trường tư tưởng vững vàng…Hơn nữa trên mặt trận văn nghệ lại phải có tài năng sáng tạo do chính yêu cầu của văn nghệ đặt ra. Vì vậy, ngoài việc nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghề nghiệp, nâng cao hiểu biết về cuộc sống và con người, Hồ Chí Minh vẫn thường căn dặn văn nghệ phải bồi dưỡng phẩm chất và tài năng – những điều kiện cần thiết cho sáng tạo văn nghệ. Văn nghệ là chiến si vì vậy cần có lập trường vững vàng, tư tưởng đúng đắn, đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân và tổ quốc lên trên hết. họ phải nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có phảm chất bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Hồ Chí Minh không những là lãnh tụ tối cao của Đảng và dân tộc mà còn luôn luôn là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Người dùng văn nghệ như một vũ khí sắc bén để vạch trần tố cáo tội ác của kẻ thù, đả kich những thói hư tật xấu; đồng thời thức tỉnh và cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân bị áp bứcVăn nghệ phải gắn liền với thực tiễn với đời sống nhân d -Phải gắn liền với thực tiễn của đời sống nhân dân. Thực tiễn đời sống của nhân dân ta là lao động, sản xuất , chiến đấu , sinh hoạt và xây dựng cuộc sống mới. Văn nghệ vừa phải phản ánh thực tiễn ấy, vừa phải hướng cho nhân dân thúc đẩy sự phát triển của thực tiễn ấy theo quy luật của cái đẹp. Chỉ có thực tiễn đời sống của nhân dân mới đem lại nguồn sinh khí vô tận cho văn nghệ. Thực tiễn ấy cung cấp những chất liệu không bao giờ vơi cạn cho văn nghệ. Tuy nhiên, những chất liệu của cuộc sống không phải tự nhiên đến với văn nghệ sĩ, muốn nắm được nó, văn nghệ sĩ phải liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân, để hiểu thấu, tâm tư tình cảm và nguyện vọng của họ. Quần chúng là những người làm ra lịch sử, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Họ là những người đánh giá tác phẩm văn nghệ trung thực, khách quan, chính xác. Nhân dân là người hưởng thụ các giá trị tinh thần. Do đó, yêu cầu quan trọng bậc nhất đối với chiến sĩ văn nghệ là phải thực sự hòa mình với quần chúng và không được quên rằng chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng nguồn cho sáng tác cho nhà văn; nếu nhà văn quên điều đó nhân dân sẽ quên anh ta. -Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với dân tộc với thời đại. Tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại phải là tác phẩm vừa hay vừa chân thật sự nghiệp cách mạng của nhân dân. Đồng thời tác phẩm đó phải phục vụ quần chúng đông đảo nhân dân, được quần chúng yêu thích, đem lại những chuyển biến thích cực trong tư tưởng, tình cảm và tâm hồn mọi người. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn nghệ phục vụ quần chúng không phải là hạ thấp văn nghệ, không phải là cung cấp cho họ những món ăn tinh thần được chế biến vội vàng, mà phải là những tác phẩm có tính nghệ thuật cao. Tính nghệ thuật cao trước hết phải là tác phẩm hay, chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói,trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được.Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào những nội dung của tác phẩm phải chân thực và phong phú, hình thức của nó phải trong sáng và vui tươi, tạo nên sự hấp dẫn vì sự bổ ích của nó đối với dân chúng. Văn nghệ hư cấu phải trên cái nền hiện thực, xuất phát từ hiện thực để rồi trở lại phục vụ hiện thực, nâng hiện thực lên cao hơn nữa. Phản ánh chân thực không phải chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh những gì đã có trong đời sống nhân dân, mà phải hướng nhân dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không đúng, cái dở, cái xấu để vươn tới cái lí tưởng. 3. về văn hóa đời sống. Việc xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu ra từ rất sớm ngay khi mới giành được chính quyền,rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc. Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiên trong lối sống và nếp sống - Đạo đức mới: thực hành đời sống mới trước hết là thực hiện đạo đức cách mạng. Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên lợi ích của cá nhân mình; hết lòng phục vụ nhân dân, không sợ khó, không sợ khổ, gương mẫu trong mọi việc... -Lối sống mới: là lối sống có lý tưởng, có đạo đức, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Hoạt động ủa con người gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, làm viêc. Tính văn hóa ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở…con người văn hóa trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng yêu thương, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung độ lượng. Sửa đổi cách làm việc là phải có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Điều này đặc biệt cần thiết đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo. Hồ Chí Minh yêu cầu ở đội ngũ cán bộ phải có phong cách làm việc hợp lòng dân. - Nếp sống mới: xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì cũng là mới. Cũ mà xấu thì bỏ, cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi. Cũ mà tốt thì phát triển thêm. Mới mà hay thì phải làm. Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mỹ tục trong các vấn đề về gi, tết, ma chay, cưới hỏi…; Đồng thời phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách… Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở lớn. cản trở ta. Thực tế cho thấy, cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quen, người ta có thể cho là thường. vì vậy quá trình đổi mới – nếp sống phải cẩn thận, chịu khó lâu dài, không thể dùng cách chấn áp thô bạo đối với cái cũ lạc hậu. phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, cẩn thận, khôn khéo, mềm mại… phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương, làng làm gương. Nói đi đôi với làm, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống mới khó đạt kết quả. Tóm lại xây dựng văn hóa dời sống chung cho cả xã hội phải bắt đầu từng người, từng gia đình. KẾT LUẬN Tóm lại, dựa vào những phân tích cơ bản trên, chúng ta thấy rõ sự đóng góp về nhiều mặt của Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đảy sự hiểu biết lẫn nhau. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia cán bộ khoa học Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ts. Nguyễn Mạnh Tường. Tư tưởng Hồ Chí Minh một số nhận thức cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia. Bộ tư tưởng văn hóa trung ương, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi đáp),Nxb giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.doc
Tài liệu liên quan