Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và đổi mới chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

Mục Lục

Lời mở đầu

Chương I: Tổng quan lý luận chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái

 I/- Tỷ giá hối đoái

1. Tỷ giá hối đoái là gì ?

2. Các nhân tố tác động lên quá trình hình thành tỷ giá

3. Tại sao tỷ giá hối đoái là quan trọng

 II/-Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước vào tỷ giá hối đoái

1. Vai trò của Ngân hàng trung ương và các công cụ điều chỉnh tỷ giá

1.1- Các loại hình can thiệp của Ngân hàng Trung ương

1.2- Mục đích ,khả năng can thiệp của Ngân hàng TW

1.3- Các công cụ can thiệp

2. Luận cứ lựa chọn chính sách tỷ giá

2.1- Chế độ tỷ giá tối ưu

2.2- Các yêu cầu khi lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái

2.3- Tỷ giá hối đoái với điều chỉnh hoạt động k/tế đối ngoại

 III/-Lịch sử phát triển chế độ tỷ giá hối đoái trên thế giới

1. Chế độ bản vị vàng

2. Chế độ tỷ giá cố định Bretton Woods 1944

3. Chế độ tỷ giá thả nổi

Chương II: Thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sách quản lý

tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

 I/- Nhìn lại sự phát triển của hệ thống tỷ giá ở Việt Nam

1. Giai đoạn từ năm 1955 đến 1989

2. Giai đoạn từ năm 1989 đến 1992

3. Giai đoạn từ năm 1992 đến 1995

4. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay

 II/- Đánh giá về cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam

1. Những mâu thuẫn và nan giải

1.1- Chú trọng duy trì sự ổn định bền vững tỷ giá hối đoái

1.2- Mắc kẹt trong vòng “ kim cô” được hình thành bởi sự neo giữ chặt và cứng nhắc tỷ giá đồng Việt Nam và Dollar Mỹ

2. Những biến chuyển gần đây ở Việt Nam

3. Sự đổi mới về chất trong việc điều tiết tỷ giá trên cơ sở thị trường

Chương 3: Những giải pháp chủ yếu cho việc đổi mới chính sách

quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

 I/- Sự cần thiết của việc đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

 II/- Giải pháp nhằm góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

1. Dự báo tổng quát về thực trạng nền kinh tế trong thời gian trước mắt và xác định chế độ tỷ giá phù hợp

1.1- Mục tiêu kinh tế dài hạn và chế độ tỷ giá hối đoái

1.2- Điều kiện tài chính tiền tệ Việt Nam và chế độ tỷ giá hối đoái

1.3- Bối cảnh kinh tế chính trị thế giới có tác động đến Việt Nam và vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái.

2. Giải pháp về cách điều hành tỷ giá của Ngân hàng nhà nước.

3. Nâng cao năng lực các công cụ cơ bản trong can thiệp vào tỷ giá hối đoái.

3.1- Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở.

3.2- Đối với công cụ lãi suất.

3.3- Đối với công cục hành chính.

4. Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao.

4.1- Phân định rõ ràng mối quan hệ giữa chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.

4.2- Đối với chính sách tiền tệ, không ngừng chú trọng hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ, công cụ chủ chốt trong việc phối hợp chính sách.

4.3- Đối với chính sách tài chính, nguồn vốn trong nước là giải pháp khả dĩ cho việc bù đắp thâm hụt ngân sách.

5. Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối.

Lời kết.

 

doc47 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tỷ giá hối đoái và đổi mới chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá trên thị trường vẫn biến động mạnh, chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau: Tỷ giá hối đoái VND/USD từ năm 1989 đến 1992 Đơn vị VND/USD Tháng 1 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 1989 - Ngân hàng 3500 4200 4350 4100 4200 - Tư nhân 5200 5350 4400 4225 4575 1990 - Ngân hàng 4300 4300 4800 5750 6650 - Tư nhân 4650 4450 5600 6300 7050 1991 - Ngân hàng 7000 7400 8300 10700 12900 - Tư nhân 7400 7900 8830 11050 12550 1992 - Ngân hàng 11880 11550 11285 10950 10720 - Tư nhân 11220 11550 11290 10980 10650 Những số liệu trên cho thấy sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND từ giữa năm 1990 mà đỉnh cao là cuối năm 1991, lúc này 1 USD gần bằng 13.000 VND. Nguyên nhân chính làm cho USD tăng giá là do ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh toán quốc tế, sự thâm hụt tài chính của Chính phủ và mức độ lạm phát nặng nề của Việt Nam. Cuối năm 1992, nguồn ngoại tệ kiều hối đổ về khá lớn làm tăng cung về ngoại tệ, mặt khác Ngân hàng nhà nước kiên trì quan điểm ổn định tỷ giá bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại tệ, nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp về cơ bản được đáp ứng, nạn lạm phát gần như được chặn lại, tạo lòng tin cho dân chúng vào sự ổn định của đồng Việt Nam, giải toả được tâm lý đầu cơ. Đó chính là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho xu hướng lên giá của đồng đô la bị chặn lại, tỷ giá USD/VND không những không tăng mà còn giảm xuống. 3. Giai đoạn từ năm 1992-1995. Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của Ngân hàng nhà nước vào thị trường ngoại tệ, tỷ giá VND/USD dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ của các doanh nghiệp được giải toả khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh voà kinh doanh nhập khẩu. Đồng thời ngoại tệ từ bên ngoài vào nhiều (ước tính từ ngày 1 đến 18/1/1993 nhân dịp Tết nguyên đán, có khoảng 60 ngàn người Việt Nam ở nước ngoài về ăn tết, mang về một lượng ngoại tệ khoảng 300 đến 400 triệu USD) nên tình hình cung - cầu ngoại tệ đảo ngược so cùng ký mọi năm, cung lớn hơn cầu, giá đô la giảm nhanh. Mức giá phổ biến trên thị trường tư nhân tại Hà Nội trong tháng năm 1993 là 10.300 đến 10.400 VND/USD. Tình trạng USD giảm nhanh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kích thích nhập khẩu quá mức, nên Ngân hàng nhà nước phải can thiệp nhằm tăng giá đồng đô la. Từ tháng 3/1993, USD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định. Tháng 9/1994, thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng được thành lập, Ngân hàng nhà nước thực hiện vai trò người mua bán cuối cùng trong ngày, tỷ giá chính thức vẫn được Ngân hàng nhà nước công bố, chỉ có biến động là có sự thay đổi. Từ cuối năm 1994, USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt là so với Yên Nhật, nhưng trên thị trường Việt Nam giá đô la vẫn tương đối ổn định và tăng ở mức độ nhỏ tạo điều kiện cân đối lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu, phù hợp với chiến lược kinh tế hướng ngoại. 4. Giai đoạn từ năm 1996 đến nay. Năm 1996 mức thâm hụt cán cân thương mại ở nước ta lên đến 4 tỷ đô la, tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên đến 16%, nhu cầu về USD tăng tạo sức ép giảm giá lên VND. Do vậy Ngân hàng nhà nước đã mở rộng biên độ giao động của tỷ giá từ 0,5% lên 1% và tháng 2/1997 là 5%, bên cạnh đó tỷ giá chính thức cũng nâng lên dần. Ngày 2/7/1997 ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á bắt đầu phát ra từ Thái Lan, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng về mặt buôn bán, thanh toán và cả về tâm lý. Ngày 13/10/1997, Ngân hàng nhà nước công bố quyết định nới rộng biên độ tỷ giá mua bán ngoại tệ lên 10% so với tỷ giá chính thức. Cầu ngoại tệ trên thị trường rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại thường xuyên bám sát mức trần cho phép. Đầu năm 1998, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường như: Quy chế về giao dịch ngoại hối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, quy định về trạng thái ngoại tệ, trạng thái tiền đồng đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Đặc biệt là hai lần chủ động điều chỉnh tỷ giá. Lần thứ nhất ngày 16/2/1998 Ngân hàng nhà nước quyết định nâng tỷ giá từ 11.175 VND/USD lên 11800 VND/USD làm tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại xấp xỉ với giá trên thị trường tự do. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 7/8/1998, tỷ giá chính thức được nâng từ 11800 VND/USD lên 12998 VND/USD, tăng 16,3%. Bên cạnh đó, biên độ giao dịch ngoại tệ cũng được thu hẹp lại còn 7% chứ không phải là 10% như trước đây. Việc chủ động điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng nhà nước đã làm thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá cuả Ngân hàng thương mại và tỷ giá trên thị trường tự do. II/- Đánh giá về cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam 1. Những mâu thuẫn và nan giải. 1.1- Chú trọng duy trì sự ổn định bền vững tỷ giá hối đoái. Việc duy trì sự ổn định bền vững tỷ giá hối đoái được hình thành bởi nỗi ám ảnh về sự bùng phát lạm phát trở lại. Bởi lẽ hầu hết các tác nhân cho một cuộc tái lạm phát vẫn còn đó. Ngân sách càng căng thẳng do nhu cầu chi rất lớn, đặc biệt chi cho đầu tư phát triển, vượt quá khả năng thu để bù đắp từ một nền kinh tế chủ yếu dựa nền tảng chính là nông nghiệp còn lạc hậu. Thâm hụt Ngân sách khó bề trang trải luôn là áp lực đối với việc phát hành tiền để bù đắp thông qua tín dụng Ngân hàng là nguyên nhân trực diện gây lạm phát. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng nhanh gắn liền yêu cầu mở rộng đầu tư trong nước bình quân năm (thời kỳ 1990-1996) khoảng 35%, vượt quá khả năng tích luỹ còn rất hạn hẹp của nền kinh tế (khoảng 15-16% GDP hàng năm) cũng là một nguyên nhân buộc mở rộng cơ số tiền tệ quá mức, có thể dẫn đến lạm phát. Cuối cùng, hệ thống tài chính Ngân hàng mới sắp xếp lại, phát triển ở trình độ hết sức sơ khai, công cụ điều hành chính sách tiền tệ còn thiếu và yếu kém, chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong nền kinh tế chưa cao... là những nguy cơ tiềm ẩn không thể xem thường đối với lạm phát. Mọi yêu cầu điều hành tiền tệ lúc này chủ yếu hướng vào ổn định sức mua đồng tiền là chính, bảo toàn tích luỹ, khuyến khích đầu tư cho phát triển. Chính sách tỷ giá được hình thành trên cơ sở thiên về cố định hơn là thả nổi, mặc dù có sự điều tiết không thường xuyên của Ngân hàng nhà nước nhằm vừa khuyến khích xuất khẩu, vừa kiểm soát nhập khẩu hợp lý. Nói chung, chính sách tỷ giá hối đoái này đã đóng góp đáng kể vào thực hiện các mục tiêu đã nêu, nhưng chủ yếu mới thiên về "hướng nội", nổi bật là khuyến khích tích luỹ giá trị dưới dạng nội tệ hơn là ngoại tệ (chủ yếu là đồng đô la), thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ nước ngoài đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, xu hướng cố định hoá tỷ giá hối đoái năm 1992 đến gần nửa cuối năm 1997 (trước khủng hoảng tiền tệ châu á) cũng góp phần thúc đẩy làn sóng đô la hoá khuyến khích đầu cơ ngoại tệ qua Ngân hàng, tăng rủi ro tỷ giá hối đoái và khả năng thanh toán. 1.2- Mắc kẹt trong vòng "kim cô" được hình thành bởi sự neo giữ chặt và cứng nhắc tỷ giá VND vào đô la Mỹ. Một mặt, do luồng vốn đấu tư bên ngoài được đón nhận ngày càng nhiều (bao gồm FDI, ODA, vay thương mại,...) luôn hình thành xu hướng cung USD tăng vượt cầu, thường xuyên gây áp lực trực diện gia tăng lượng tiền cung ứng, nhằm trung hoà ngoại tệ. Dẫn đến tiềm ẩn khả năng kích thích lạm phát một khi Ngân hàng nhà nước còn thiếu công cụ điều hoà nhanh nhạy lượng tiền cung ứng (chưa có nghiệp vụ thị trường mở). Mặt khác, cung vượt cầu về USD trong lúc tỷ giá hối đoái danh nghĩa thường xuyên bị neo giữ (khoảng 10800 đến 11175 VND/USD) từ 1992 đến 1997, dần dần khiến VND luôn bị đánh giá quá cao một cách giả tạo so với USD, trong khi USD trong cùng thời gian đã lên giá khoảng 20% trên thị trường tiền tệ thế giới. Kết quả ngoài như đã phân tích ở động thái thứ nhất, còn đưa đến giảm ý nghĩa mọi sự khuyến khích đối với xuất khẩu, tăng tỷ lệ nội tiêu sản phẩm của cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, gây thâm hụt lớn cán cân vãng lai (khoảng 13-14% GDP năm 1995, 1996), nợ nước ngoài gia tăng, dự trữ ngoại tệ tăng chậm so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nguy cơ đổ vỡ cán cân thanh toán quốc tế luôn rình rập, báo hiệu khủng hoảng nợ nước ngoài. Trước xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thị trường tài chính, tiền tệ thế giới dấy lên hết sức mạnh mẽ từ đầu thập niên 90 đến nay, ngày càng cho thấy những mặt trái không thể xem thường của nó, mà bằng chứng là từ tháng 7/1997 cơn bão tài chính, tiền tệ Đông Nam á đã lan rộng và ảnh hưởng gây hậu quả hết sức tai hại đến nhiều nền kinh tế trong vào ngoài khu vực. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam cũng bắt đầu bộc lộ những yếu kém từ cuối năm 1996 (nợ quá hạn chung Ngân hàng gia tăng, nguy cơ đổ vỡ hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần, đầu tư nước ngoài bắt đầu sụt giảm...). Tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt dần cùng thời gian (năm 1997 : 8,7%; năm 1998 : 5,8%). Dự trữ ngoại tệ giảm thấp dưới mức kế hoạch và lạm phát bắt đầu tăng lên (năm 1998 : 9,2%). Tất cả cho thấy, xét về cả hai động thái đã nêu của chính sách tỷ giá hối đoái đều cho thấy hết sức bất lợi cho nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới cần khai thác tốt hơn nội lực, kết hợp thu hút và sử dụng hiệu quả hơn mọi nguồn ngoại lực, để vừa ổn định trật tự vĩ mô nền kinh tế trong nước, vừa đáp ứng yêu cầu mở cửa hội nhập vững vàng với bên ngoài. Do đó bản thân chính sách tỷ giá hối đoái phải có sự thay đổi căn bản, hoàn thiện không ngừng để thích ứng tình hình và yêu cầu mới của nền kinh tế. 2. Những biến chuyển trong việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam. Có thể nói toàn bộ việc điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng nhà nước từ 1990 đến trước tháng 3/1997 là áp dụng chính sách tỷ giá cố định có điều tiết nhẹ của Nhà nước, chủ yếu dựa vào neo giữ và qui đổi VND theo USD qua một tổ ngoại tệ hẹp (chủ yếu USD, DM, FRF, GBP, JPY) trong đó USD chiếm tỷ trọng lớn. Thực tiễn đã chứng tỏ chính sách này chỉ phù hợp với giai đoạn tiền tệ chưa ổn định, xuất khẩu còn yếu, nhập khẩu khá ồ ạt, dự trữ ngoại tệ quốc gia mỏng. Cùng thời gian này xuất hiện xu hướng tỷ giá tăng quá chậm so tốc độ lạm phát (tính theo chỉ số liên hoàn qua nhiều năm) cho thấy VND bị đánh giá qua cao (so sánh 1996/1992 : Tỷ giá tăng khoảng 5,2% trong lúc lạm phát tăng hơn 40%). Yêu cầu chuyển sang giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng mạnh vào xuất khẩu trong điều kiện tiền tệ khá ổn định buộc chính sách tỷ giá hối đoái phải điều chỉnh lại. Những bất hợp lý đã nêu sớm được nhìn nhận và bằng vào 2 quyết định (tháng 3/1997 và 10/1997) Ngân hàng nhà nước đã nới rộng biên độ giao dịch hối đoái cho các Ngân hàng thương mại so tỷ giá chính thức của Ngân hàng nhà nước công bố, lần lượt lên 5% rồi 10% từ mức 0,5% - 1% từng áp dụng suốt 2 năm 1995, 1996. Trước ảnh hưởng dội vào của cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Nam á, VND vẫn bị đánh giá cao tương đối khoảng 10-40% so với những đồng tiền trong khu vực. Lúc này bản thân việc điều chỉnh không thôi các mức biên độ chưa đủ tạo chuyển biến lớn về điều hành tỷ giá thích ứng tình hình mới. Thực chất điều hành tỷ giá bằng cơ chế công bố tỷ giá chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước (NHNN) gắn với biên độ qui định là nhằm tránh công khai phá giá tiền tệ về danh nghĩa. Việc áp dụng biên độ giao dịch cho phép các Ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng linh hoạt tỷ giá hối đoái thực tế tuỳ thuộc tình hình tiền tệ và mục tiêu chính sách kinh tế chung. Còn tỷ giá hối đoái danh nghĩa vẫn thường xuyên được cố định (tính đến cuối năm 1997 trong khoảng 10890 - 11175 VND/USD). Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nhiều nước nếu quá ỷ lại vào biên độ tỷ giá, thay vì điều chỉnh hợp lý tỷ giá chính thức sẽ khiến việc điều hành của NHNN cứng nhắc về kỹ thuật và ít có tác dụng khi tình hình tiền tệ bất ổn định buộc NHNN thường xuyên phải điều chỉnh biên độ này. Điều này vô hình chung tạo kẽ hở lợi dụng cho các lực lượng thị trường. Các NHTM đua nhau giao dịch theo tỷ giá sát trần mà NHNN khó kiểm soát trạng thái ngoại hối của họ. Hơn nữa, các nguồn ngoại tệ trong và ngoài luồng chính thức thường xuyên hoà trộn nhau, đầu cơ chênh lệch tỷ giá kiếm lời nảy sinh (qua giao dịch trên tài khoản, qua diễn biến lãi suất nội, ngoại tệ). Chẳng hạn, vào quý IV/1997 tỷ giá công bố của NHNN suốt hơn 1 năm là 11170-11175 VND/USD, với biên độ được phép là 10% thì tỷ giá giao dịch thường xuyên của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng là 11175 VND x 1,10 = 12292 - 12293 VND. Chênh lệch thấp tới khoảng 7-8% so tỷ giá thực tế thị trường (đã vọt lên trên mức 13000 VND ăn 1 USD từ tháng 11/1997). Các hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ gây căng thẳng giả tạo cung cầu ngoại tệ, làm phức tạp hoá quản lý ngoại hối của Nhà nước, phần nào có nguyên nhân từ sự bất cập của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái chưa thích ứng với hiện trạng VND ở xu hướng bị đánh giá cao quá mức. Một tính toán vào đầu năm 1998 cho thấy rõ tình hình này. Nếu tính theo phương pháp PPP với mức lạm phát năm 1997 của VND là 3,7% của USD là 2,5% trong lúc USD lên giá khoảng 20% so với hầu hết các đồng tiền thì tỷ giá giao dịch ở thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng đáng phải 13567 VND/USD. Tính toán cho thấy NHNN thông qua tỷ giá chính thức thấp và biên độ khống chế 10% đã buộc các NHTM phải giao dịch với tỷ giá ở mức tối đa mà vẫn thấp hơn 10% so với mức thực tế. Sự bất hợp lý này chỉ giải quyết được bằng cách điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Chứ nới rộng thêm nữa biên độ giao dịch tỷ giá là hết sức nguy hiểm. NHNN đã ý thức được hiểm hoạ đó và quay trở lại điều chỉnh tỷ giá hối đoái chính thức tăng khoảng 5,6% từ 11175 lên 11800 VND/USD. Bước cải tiến này vừa có lợi về mặt thanh toán đối ngoại là giảm bớt mức độ VND bị đánh giá cao, vừa tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách chênh lệch về tỷ giá giữa thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do. Mặc dù vậy, mấy ngày giữa tháng 2/1998 tại thị trường tự do có lúc tỷ giá vọt lên gần 14000 VND/USD nhưng sau đó xuống nhanh và ổn định dần quanh mức 13150-13350, thậm chí giảm hẳn xuống mức 13000 VND/USD suốt tháng 4 đến trước tháng 8/1998. Trong khi đó tỷ giá giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng xoay quanh mức 12983-12984 VND/USD. Khoảng cách chênh lệch giữa thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng chỉ còn khoảng 0,2% so với đầu năm 1998 là 7-8%. Xét cả về mức chênh lệch giữa lãi suất nội, ngoại tệ đã có những bước điều chỉnh hợp lý so tốc độ trượt giá VND lâu nay thì rủi ro tỷ giá hôí đoái nói chung đã ở vào mức thấp xa so nhiều năm trước đây. Tình hình diễn biến như vậy đã tạo điều kiện tốt cho kinh doanh ngân hàng, ổn định tâm lý người gửi tiền, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Trên đà thắng lợi đó, yêu cầu tiếp tục điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo sát tín hiệu thị trường lại tiếp tục được đặt ra vào đầu tháng 8/1998. Bằng phương pháp PPP cho thấy so USD đến thời điểm này VND lên giá tuyệt đối khoảng 16%. Trong điều kiện cạnh tranh giá xuất khẩu hết sức khó khăn trên thị trường bên ngoài do tác động giảm giá hàng loạt các đồng tiền thì động thái này gây thêm khó khăn cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong nước xuất hiện căng thẳng trở lại về cung cầu ngoại tệ sau một số tháng áp dụng nghị định 37. Doanh số mua bán ngoại tệ giảm 4-5% so cùng kỳ. Bởi vậy vào ngày 7/8/1998 bằng một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tỷ giá chính thức đang từ 11801 VND/USD lên bằng với tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là 12990-12998 VND/USD, đồng thời biên độ giao dịch tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bị thu hẹp từ 10% xuống 7%. Qui định mới thúc đẩy thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giao dịch sôi động hơn, một số hình thức mua, bán ngoại tệ theo hợp động cam kết mua bán ngay, giao dịch kỳ hạn hoặc hoán đổi được áp dụng. Nhiều Ngân hàng, doanh nghiệp chủ động hơn cân đối nhu cầu ngoại tệ, bước đầu giải toả tâm lý găm giữ, đầu cơ ngoại tệ... Tuy nhiên, để triệt thoái hiện tượng găm giữ, đầu cơ, đào hối ngoại tệ và tập trung hơn nữa lượng ngoại tệ vào sự quản lý của Nhà nước, tiếp theo nghị định số 63/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lý ngoại hối trong tình hình mới, ngày 12/9/1998 Chính phủ ban hành Quyết định số 173/QĐ-TTg và nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức trên cơ sở tỷ lệ kết hối bắt buộc 80% số ngoại tệ từ tài khoảng vãng lai. Một số các quy định sau đó còn chặt chẽ hơn về mức và thời gian kết hối ngoại tệ. Mặc dù chính sách quản lý mới này còn mang đậm tính chất hành chính, nhưng cũng đem lại kết quả khả quan. Suốt quí IV năm 1998 doanh số mua, bán ngoại tệ liên tục tăng từ mức thấp vài triệu USD ngày trước đó lên mức bình quân 35 triệu USD/ngày. Quan hệ cung cầu ngoại tệ chính thức trên thị trường được cải thiện đáng kể đã góp phần ổn định tốt hơn tỷ giá hối đoái. Tỷ giá giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được duy trì trong biên độ qui định khoảng cách chênh lệch về tỷ giá giữa thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do được giảm thiểu khá thấp (dưới 1%) đã có tác động hết sức tích cực tình hình tiền tệ chung. 3. Sự đổi mới về chất trong việc điều tiết tỷ giá trên cơ sở thị trường. Phải thừa nhận rằng thời gian qua NHNN Việt Nam đã đưa ra những bước đi thích hợp trong việc điều hành tỷ giá và đã gặt hái được những thành công nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của nền kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, các nhân tố thị trường ngày càng phát huy tác dụng, quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng thì cơ chế điều hành tỷ giá như vậy vẫn chưa đủ sức thuyết phục. Chính vì vậy mà ngày 25/2/1999, NHNN Việt Nam đã chính thức công bố hai quyết định mới về tỷ giá : Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ và quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN về việc qui định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ. Bắt đầu từ ngày 26/2/1999 một cơ chế điều hành tỷ giá mới được hình thành tại Việt Nam: Thay cho việc công bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng USD. Căn cứ vào tỷ giá này, Tổng giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc : đối với USD, tối đa không được vượt quá 0,1% so với giá NHNN công bố của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Còn đối với các ngoại tệ khác, tỷ giá sẽ do Tổng giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định. Có thể nói rằng hai quyết định này đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong cơ chế điều hành tỷ giá tại Việt Nam, thấy được sự đổi mới về chất trong việc điều tiết tỷ giá trên cơ sở thị trường. Chúng ta có thể nhận thấy rõ những ưu điểm nổi bật của chúng qua những phân tích sau: Thứ nhất : Tỷ giá NHNN công bố hàng ngày là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, điều này phản ánh tỷ giá được hình thành khách quan hơn, phản ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Trước đây mặc dù vẫn nói tỷ giá chính thức mà NHNN công bố cũng được căn cứ vào giá thị trường tự do, tình hình cung và cầu về ngoại tệ... song nó vẫn có cái gì đó thật mơ hồ, mang nặng tính chủ quan nhiều hơn. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi nhìn vào những biến động về tỷ giá của các NHTM. - Từ ngày 1/12/1997 đến giữa tháng 2/1998, tỷ giá chính thức của NHNN luôn ở khoảng 1USD = 11175 VND, thì giá bán của hầu hết NHTM được xác định ở mức 12293 VND/USD. Ngày 16/2/1998, NHNN nâng tỷ giá chính thức lên 1USD= 11800 VND thì lập tức ngày hôm sau giá bán của hầu hết các NHTM cũng được nâng lên theo đúng tỷ lệ, giá 1 USD không còn là 12293 VND mà là 12980 VND. - Và các ngày sau tình trạng tương tự : Giá 1 USD được tính như sau: Ngày (năm 1998) 21/2 27/2 28/2 2/3 5/3 9/3 Tỷ giá chính thức 11803 11804 11801 11799 11798 11803 Tỷ giá của NHTM 12983 12984 12981 12979 12978 12983 Một loạt các con số trên cho thấy giá của các NHTM luôn bán sát mức trần cao nhất mà NHNN cho pheps, thậm chí giá chính thức chỉ cần thay đổi 1 đồng thì giá của các NHTM cũng bám theo. Lý do thật dễ hiểu: vượt thì không được phép, nhưng thấp hơn mức trần thì các NHTM không thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ có cái gì đó thật là gò bó, khó có thể chấp nhận đối với cơ chế tỷ giá hiện hữu. Còn một khi giá công bố chính là giá hình thành trên thị trường liên ngân hàng thì sẽ thật nhẹ nhàng, các NHTM không còn phải phòng thủ nữa, bởi vì giá này chính là điểm gặp gỡ giữa cung và cầu về ngoại tệ của các ngân hàng. Thứ hai : Trước đây, do giá NHNN công bố cứng nhắc không thực sự phản ánh quan hệ cung cầu nên nếu thấy giá của các ngân hàng thấp thì các doanh nghiệp mang ngoại tệ ra thị trường tự do bán, ngược lại nếu mua của ngân hàng quá khó khăn thì mua trên thị trường tự do bán. Vì thế chỉ cần có những biến động nhỏ trong nền kinh tế cũng đủ tác động để mở ra một khoảng cách rộng giữa giá thị trường tự do và giá của các Ngân hàng thương mại. Nhưng với cơ chế điều hành mới, tỷ giá mà NHNN công bố bởi nó xuất phát từ cung cầu ngoại tệ giữa các Ngân hàng nên nó sẽ gần gũi hơn với giá thị trường tự do và như vậy những biến động có thể tạo ra khoảng cách giữa giá thị trường tự do và giá của các NHTM sẽ khó có thể xảy ra hơn. Thứ ba: Với cơ chế điều hành tỷ giá trước đây, vì NHNN muốn giữ giá ổn định, không thay đổi, trong khi đó khả năng cung ứng ngoại tệ của NHNN cũng như các NHTM thấp nên nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng thường xuyên không được đáp ứng, điều này đã làm cho nhiều doanh nghiệp phải lao đao khi phải đối mặt với các nhu cầu thanh toán đến hạn với nước ngoài. Còn với cơ chế điều hành tỷ giá như hiện nay thì bản thân tỷ giá tự nó đã được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu, hay nói cách khác chính nhu cầu của các doanh nghiệp là cơ sở xác định tỷ giá và tại đó cung và cầu đều được thoả mãn. Thứ tư : Khi tỷ giá không xuất phát từ quan hệ cung cầu thì mỗi lần Nhà nước điều chỉnh tỷ giá đều tạo sức ép tâm lý nặng nề, nhất là khi tỷ giá không được điều chỉnh thường xuyên, đến khi điều chỉnh sẽ tạo ra một bước nhảy đột ngột, người ta bắt đầu nghi ngờ về một chủ trương nào đó, lòng tin vào đồng tiền đó có thể vì thế mà bị giao động, tình trạng đầu cơ găm giữ ngoại tệ sẽ có cơ hội phát triển. Nhưng với cơ chế mới, tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung cầu, để giữ ổn định hoặc điều chỉnh tỷ giá theo mục tiêu nào đó, NHNN chỉ việc điều chỉnh cung hoặc cầu bằng cách bán ngoại tệ ra hoặc mua ngoại tệ vào và như vâỵ tất cả đều hết sức tự nhiên, giảm bớt tâm lý hoang mang giao động. Thứ năm : Trong cơ chế mới, tỷ giá không phải là được điều chỉnh mà là được hình thành trên thị trường, rõ ràng là nó mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn và vì thế nó phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần tăng cường sự hoà nhập của nền kinh tế nước ta vào cộng đồng kinh tế thế giới. Những điểm nêu trên cho thấy cơ chế điều hành tỷ giá mới của NHNN không chỉ khắc phục được những hạn chế của cơ chế cũ mà còn hết sức phù hợp với một nền kinh tế mở như điều kiện của nước ta hiện nay. Chương III Những giải pháp chủ yếu cho việc đổi mới chính sách quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay I/- Sự cần thiết của việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Mặc dù thời gian qua NHNN Việt Nam đã đưa ra những bước đi thích hợp trong việc điều hành tỷ giá và đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, về lâu dài nếu không tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh các giải pháp bổ trợ cho cách điều hành tỷ giá hối đoái mới, có thể phát sinh một số vấn đề khó khăn đó là : Thứ nhất : Tâm lý đón chờ phá giá VND vẫn thường trực, gắn liền với cách tính toán và công bố tỷ giá giao dịch bình quân của Ngân hàng nhà nước khiến tỷ giá thực tế của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng luôn ở xu hướng tăng thêm với mức được phép là 0,1% tạo thành cấp số luỹ thừa liên tục mũ n của hệ số 1,001 là khá lớn. Thứ hai : Để tránh xu hướng này, Ngân hàng nhà nước phải thường xuyên sử dụng dự trữ ngoại tệ canh thiệp nhằm kiềm chế tỷ giá giao dịch thực tế của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Ngân hàng nhà nước phải trực diện chịu áp lực thị trường khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng, mà khả năng dự trữ ngoại tệ thực tế rất mỏng. Thứ ba : Do thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa phát triển hoàn hảo, chưa phản ánh được toàn bộ quan hệ cung cầu ngoại tệ của đất nước nên bản thân liều lượng dự trữ bỏ ra để can thiệp hết sức hạn hẹp của Ngân hàng nhà nước nhằm kiểm soát giao động của tỷ giá cũng chỉ có tác dụng trong phạm vi hạn hẹp tương ứng. Theo đó xét cả về mức độ lẫn qui mô vận hành thì cơ chế điều hành mới vẫn còn độ cứng nhắc khá cao. Thứ tư : Do khó khăn đã nêu, việc công bố tỷ giá giao dịch bình quân của Ngân hàng nhà nước sớm muộn phải quay trở lại mức ấn định chủ quan theo hướng cố định và giảm dần (không khác với cách tính toán và công bố tỷ giá doanh nghĩa). Vì bản thân việc bỏ neo tỷ giá danh nghĩa vào những lúc thị trường biến động phức tạp thì chính Ngân hàng nhà nước sẽ mất quyền chủ động kiểm soát tỷ giá thực tế. Thứ năm : Cầu ngoại tệ theo hình thức giao dịch kỳ hạn sẽ gia tăng mạnh do tỷ lệ phần trăm cộng thêm vào mức trần tỷ giá giao ngay xét ra là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32674.doc
Tài liệu liên quan