Tiểu luận Ứng dụng của máy tính và thương mại điện tử trong quản trị cung ứng vật tư

Thấu hiểu chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt Wal mart có những chiến lược chuỗi cung ứng rất smart mà đến bây giờ kmart hay các nhà bán lẻ khác còn đang học hỏi rất nhiều: Wal mart là công ty tiên phong về khai niệm cross- docking, sau này trở nên rất phổ biến. Wal mart đi tiên phong đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ RFID. Cụ thể:

• Wal mart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuât, không nhận qua trung gian, cò mồi.

• Wal mart là một nhà đàm phán rất chuyên nghiệp về giá và chỉ giá mà thôi (Wall mart có một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi trong đàm phán để làm sao giành lợi thế về mình tốt nhât.). Và dĩ nhiên khi chơi với Wal mart thì khó vạn lần nhưng lợi cũng vạn lần.

• Wal mart mua hàng theo chính sách factory gate pricing nghĩa là walm martsex vận chuyển hàng từ cửa nhà máy

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Ứng dụng của máy tính và thương mại điện tử trong quản trị cung ứng vật tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỨNG DỤNG CỦA MÁY TÍNH VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT TƯ Mở đầu Cung ứng vật tư là chuỗi hoạt động nhỏ, góp phần tạo nên một chuỗi cung ứng hoàn thiện, đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ sau này. Hoạt động quản trị cung ứng vật tư là việc làm sao cho các hoạt động trong một chuỗi cung ứng vật tư được diễn ra một cách suôn sẽ bằng việc kiểm tra, giám sát, lựa chọn hàng hóa, quản lý hàng hóa khi bán, trong kho và khi lưu chuyển, sử dụng các công cụ chuyên môn để quản lý hàng hóa cũng như nhân viên của mình một cách có hiệu quả. Từ xa xưa, con người thường quản lý bằng các hình thức rất thô sơ như chấm công trên giấy tờ; kiểm tra, ghi chú hàng hóa trên giấy tờ; tính toán lương cho công nhân, tính toán hóa đơn bán hàng, xuất hàng bằng bàn tính. Ngày nay, trước sự ra đời của máy tính, internet và thương mại điện tử đã giúp cho qua trình kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn rát nhiều góp phần giảm chi phí và thời gian và hiệu quả công việc lại cao. Ứng dụng của máy tính Máy tính và lợi ích của việc sử dụng máy tính Máy tính gồm hàng ngàn các mạch chuyển (switch) nối với nhau qua các dây dẫn - đường dẫn tín hiệu. Trước khi transistor xuất hiện, linh kiện mạch chuyển căn bản là các bóng đèn chân không. Đến khi transistor bán dẫn ra đời, bóng đèn chân không hầu như bị loại ra khỏi máy tính. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và kỹ thuật, ngày nay người ta có thể tạo ra nhiều mạch chuyển, hiện nay lên đến hành triệu , trong các thành phần số gọi là mạch tích hợp (Integrated Circuit-IC). IC còn được gọi là chíp, đó là các mảnh silicon nhỏ (thường nhỏ hơn 1/2” vuông) tích hợp các thành phần mạch vào đó. Vào cuối những năn 1960 và suốt các năm 1970, 1980 kỹ thuật chế tạo các mạch chuyển bán dẫn thay đổi nhanh chóng. Nhiều công ty đã có thể sản xuất nhiều thiết bị chỉ trên một chíp. Các thiết bị có ít linh kiện sử dụng kỹ thuật tích hợp nhỏ (SSI-Small-Scale Integration) các thiết bị gồm vài trăm linh kiện dùng kỹ thuật tích hợp trung(MST-Medium-Scale Integration). Hiện nay các nhà chế tạo có thể sản xuất mạch xử lý gồm hàng triệu Transistor trên một chíp.Các chíp có trên một ngàn mạch chuyển dùng kỹ thuật tích hợp lớn(LSI-Large Integration) và hàng trăm ngàn mạch chuyển dùng kỹ thuật tích hợp ra lớn (VLSI-Very Large-Scale Integration). Nhờ những bước tiến trên đây , đã biến máy tính thành bộ não thông minh đặc biệt, một công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh vực cung ứng vật tư, máy tính ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình. Một chuyên gia cung ứng đã phát biểu: “máy tính thực sự là một ngăn chứa hồ sơ khổng lồ, máy tính có khả năngtính toán cực kì nhanh và khi được liên kết với một máy in, máy tính sẽ giúp soạn thảo các văn bản đơn hàng...nhanh chóng, chính xác. Máy tính lưu trữ các dữ liệu cơ bản của toàn bộ các hoạt động cung ứng trong bộ nhớ, xử lý các số liệu theo yêu cầu và phục vụ đắc lực cho quá trình quản lí vật tư. Để thực hiện quy trình cung ứng vật tư cần làm rất nhiều công việc và nhiều công văn, giấy tờ. Khi quy mô sản xuất còn nhỏ, nhu cầu vật tư ít, quy trình này không quá phức tạp và có thể thực hiện bằng tay, nhưng khi sản xuất phát triển, lượng vật tư cần cung cấp nhiều về số lượng, phức tạp về chủng loại, rộng về địa bàn và đòi hỏi chặt chẽ về thời gian, số hồ sơ, chứng từ như: đơn hàng, báo giá, hợp đồng, các bản sửa đổi bổ sung, hoá đơn, báo cáo hàng tồn kho, phiếu yêu cầu, báo cáo cấp trên...rất nhiều, thì việc xử lý bằng tay sao cho chính xác, kịp thời là không khả thi, phải có sự giúp sức của máy tính. Nhờ có máy tính số lượng hồ sơ, chứng từ khổng lồ được ghi lại và xử lý. Nhờ có máy tính các nhân viên cung ứng được giải phóng khỏi những công việc sự vụ giấy tờ, có điều kiện tập trung vào các công việc mang tính chiến lược, sáng tạo. Máy tính giúp sử lý số liệu, tổng hợp nhu cầu vật tư nhanh chóng, chính xác. Máy tính giúp xác định đúng lượng vật tư kho vào bất kì thời điểm nào. Nhờ máy tính xử lý số liệu nhanh nên các cán bộ cung ứng có thể đưa ra quyết định kịp thời, đúng đắn. Máy tính còn giúp việc dự báo nhu cầu vật tư trong tương lai một cách chính xác, nhẹ nhàng, không phải tính tay vất vả như trước đây. Khi được nối vào mạng Internet (Internet là mạng máy tính toàn cầu, truyền thông với nhau theo một tiêu chuẩn ngôn ngữ thống nhất (TCP/IP-Transmission Control Protocol/Internet Protocol-bộ các giao thức định nghĩa Internet), dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng của nhiều quốc gia hình thành các mắt mạng bao phủ toàn cầu nhờ đó giúp con người có thể liên lạc,truyền thông với nhau ở bất cứ nơi nào với một khối lượng thông tin đồ sộ ) thì máy tính sẽ giúp thực hiện được điều kì diệu trong cung ứng vật tư -thương mại điện tử . Máy tính giúp con người truyền tin đến nhà cung cấp được thực hiện nhanh chóng. Hình 1.1 Lược đồ đơn giản của các dòng thông tin trong giao dịch truyền thông và giao dịch điện tử. 1.1a.Dòng thông tin truyền theo kiểu truyền thống: Bưu điện Người mua Bộ phận nhận tin phậnnh Hoá đơn Nhà cung cấp Yêu cầu mua hàng Bộ phận nhận đơn hàng Điện thoại Đại diện thương mai Bưu điện 1.1b.Dòng thông tin giao dịch điện tử: Giao dịch trực tiếp hộp thư của nhà cung cấp Hộp thư của người mua Máy tính nhà cung cấp Máy tính người mua Giao dịch gián tiếp Mạng máy tính bên thứ ba Hộp thư nhà cung cấp Hộp thư người mua Hệ thống quản lý vật tư bằng máy tính Khi hệ thống quản lý vật tư được vi tính hoá, thì các hoạt động cơ bản của quá trình cung ứng vẫn diễn ra giống như trong hệ thống điều hành bằng tay, chỉ có cách thao tác là thay đổi. Cụ thể trong các hệ thống quản lý vật tư điều hành bằng tay thì các hồ sơ phòng cung ứng được lưu trữ dưới các hình thức sổ sách, thẻ kho, thẻ khách hàng..., các hồ sơ lập báo cáo bằng tay nên chậm, trình bày không đồng nhất và đôi khi thiếu chính xác; Còn trong hệ thống quản lý vật tư bằng máy tính, thì các dữ liệu được lưu trong đĩa hay tạo thành các tập tin, rất tiện lợi cho việc truy cập, nhờ vào bộ xử lý trung tâm. Trên cơ sở đó các báo cáo được lập một cách nhanh chóng, chinh xác, theo mẫu thống nhất.Thường thì có các tập tin: Tập tin các đơn hàng đang thực hiện; Tập tin các đơn hàng đã thực hiện xong; Tập tin các đơn hàng đặt biệt; Tập tin về các nhà cung cấp; Tập tin về hàng hoá; Tập tin hàng tồn kho... Ở các công ty khác nhau thì hoạt động quản lý dữ liệu trong máy tính có thể được thực hiện cụ thể theo cách khác nhau, nhưng nhìn chung thì có thể diễn ra theo các sơ đồ sau: Các vật tư không quản lý bằng máy tính Các vật tư được quản lý bằng máy tính Hình 1.2.Sơ đồ lập đơn hàng trong hệ thống quản lý vật tư bằng máy tính Phòng /ban có nhu cầu Máy tính Các kế hoạch yêu cầu vật tư(MRP) In các yêu cầu mua hàng Các bản yêu cầu vật tư(viết tay) Nhân viên kế toán kiểm tra lại Nhân viên cung ứng /mua hàng kiểm tra lại Nếu có thay đổi Sữa đổi lại Nếu không sửa đổi Máy tính Bản copy đơn đặt hàng Lập đơn đặt hàng và thông báo Nhà cung cấp Phòng ban chức năng Các ứng dụng của máy tính: Để phục vụ cho quá trình cung ứng vật tư có thể sử dụng may vi tinh cho các công việc sau : Quản lý tình hình xuất, nhập, tồn kho vật tư ; Tự động lập yêu cầu vật tư ( khi tồn kho dến điểm tới hạn) Lập đơn hàng và kiểm tra đơn đặt hàng ; Theo dõi, xúc tiến việc thực hiện vác đơn đặt hàng ; Lưu trữ các đơn đặt hàng đã thực hiện ; Sử dụng trong việc phân tích tính hình thực hiện các đơn đặt hàng ; Lập báo cáo theo yêu cầu… Một số ứng dụng Công nghệ RFID RFID là một công nghệ mới, hệ thống nhận dạng của dữ liệu tự động không dây có thể làm giảm thiểu các sai sót về địa điểm, dây chuyền cung ứng và đánh cắp sản phẩm lên tới 90%, gia tăng hiệu suất từ 12 đến 15% và giảm thời gian tìm kiếm tồn kho từ 35 tới 40%, qua đó tạo dựng một lợi thế cạnh tranh rõ nét. RFID là một kỹ thuật nhận dạng song vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp đươc đọc một cách không tiếp xúc qua đường dẫn song vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới 10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID. Hệ thống RFID gồm hai thành phần: thứ nhất là những chiếc nhãn nhỏ (cỡ vài cn) có gắn chip silicon cùn ăng ten radio và thành phần thứ hai là bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ nhãn và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm. Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin lưu giữ trên chip có thể được sửa đổi bởi sự tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn rfid thông minh này cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ của sản phẩm. Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu lọc trên máy tính, các công ty có thể tự đônhj biết được rất nhiều thông tin, phó chủ tịch hang Thing Magic, một nhà cung cấp giải pháp RFID cho biết: với công nghệ RFID các sản phẩm ngay tức khắc được nhận dạng tự động. Chip trên nhãn RFID được gắn kèm với một ăng ten chuyển tín hiệu đến một máy cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do một cơ quan quản lý kiểm soát. Thẻ RFID co stheer gắn lên bất ky một sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa. RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có tính năng xá định nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn thông tin những mặt hàng trên quầy và còn trong kho của họ. các công ty bán lẻ không còn phải lo kiểm kho, không lo sợ giao nhầm hàng và thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi của khách hàng vào ra có những gì. Nó giúp các nhà quản lý kho có thể kiểm soát được số lượng hàng hoa còn có trong kho là bao nhiêu là những mặt hàng nào...làm giảm thiểu thời gian tốn cho việc kiểm tra hàng hóa. Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra tín hiệu vô tuyến cho sản phẩm đó đang năm ở vị trí nào, chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, kho lạnh hay trên xe đẩy của khách hàng. Do đó thiết bị này được kết nối trong mạng vi tinh của cửa hàng,của nhà quản lý nhờ vậy mà các nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý dễ dàng kiểm tra được hàng hóa của mình sản xuất ở đâu, màu sắc kích cỡ của sản phẩm, để từ đó có biện pháp bảo quản phù hợp. Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý hàng hóa. Tín hiệu vô tuyến này phát ra sẽ giúp nhân viên bán hàng, nhân viên bốc dỡ và chất xếp, nhân viên kiểm tra kho hàng làm việc nhanh hơn và chính xác, đảm bảo cho việc thu mua, tồn kho, xuất nhập, theo dõi số lượng và chủng loại hàng hóa. Giúp cho nhà quản lý biết chính xác lô hàng nào còn thiếu, lô hàng nào thừa, quá hạn hay chưa để từ đó có kế hoạch điều chỉnh mua hàng cũng như dự trữ trong kho được đảm bảo... Nói tóm lại, nhờ ứng dụng RFID mà các cửa hàng bán lẻ, các nhà cung cấp và các nhà phân phối sẽ giam được việc thuê nhân viên mà hiệu quả quản lý sử dụng cũng thuận tiện hơn * Ứng dụng RFID của Wal mart Thấu hiểu chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt Wal mart có những chiến lược chuỗi cung ứng rất smart mà đến bây giờ kmart hay các nhà bán lẻ khác còn đang học hỏi rất nhiều: Wal mart là công ty tiên phong về khai niệm cross- docking, sau này trở nên rất phổ biến. Wal mart đi tiên phong đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ RFID. Cụ thể: Wal mart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuât, không nhận qua trung gian, cò mồi. Wal mart là một nhà đàm phán rất chuyên nghiệp về giá và chỉ giá mà thôi (Wall mart có một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi trong đàm phán để làm sao giành lợi thế về mình tốt nhât...). Và dĩ nhiên khi chơi với Wal mart thì khó vạn lần nhưng lợi cũng vạn lần. Wal mart mua hàng theo chính sách factory gate pricing nghĩa là walm martsex vận chuyển hàng từ cửa nhà máy Walmart rất chịu khó giành thời gian làm việc với nhà cung cấp và dĩ nhiên chỉ để hiểu cấu trúc chi phí của họ như thế nào đại khái anh mua nguyên liệu của ai? Giá bao nhiêu? Công nhân của anh là ai? Lương thé nào?Có giảm được không? Vận chuyển nguyên vật liệu như thế nào? Có phụ phí không? Margin của anh bao nhiêu tiền? tại sao lại là thế? Tại sao? Và dĩ nhiên chỉ sau khi thỏa hiệp hết những yêu cầu đó thì walmart mới đi đén ký kết hợp đồng dài hạn... Walmart có hệ thống trung tâm phân phối đáp ứng 85% nhu cầu hàng hóa so với 50- 60% của đối thủ cạnh tranh. Và dĩ nhiên chỉ làm thế thì Walmart mới cross- docking liên tục được. Walmart cũng sở hữu 3500 xe tai để đáp ứng cho tất cả các hệ thông siêu thị của mình. Các phần mềm: Phần mềm kế toán 1C Phần mềm này bảo đảm hỗ trợ cho việc kiểm kê vật tư, hàng hóa trong kho. Trong quá trình này, số lượng hàng hóa, vật tư được rà soát lại theo số lượng hàng hóa, vật tư theo số liệu của cơ sở dữ liệu. Chứng từ “kiểm kê vật tư, hàng hóa trong kho “ được sử dụng để kiểm kê và nhập các kết quả vào cơ sở dữ liệu. Cấu hình hỗ trợ các quy trình khác nhau khi tiến hành kiểm kê. Để thúc đẩy công việc nhanh chóng cho đến khi kiểm kê, có thể tự động điền chứng từ “kiểm kê vật tư, hàng hóa trong kho”, bằng những thông tin về vât tư, hàng hóa ở kho đã được lưu trong cơ sở dữ liệu, sau đó in ra giấy biểu mẫu “ bảng kê đối chiếu”. Nếu ở trong kho có số lượng hàng hóa lớn có thể lập một bộ chứng từ “ kiểm kê vật tư hàng hóa trong kho theo từng loại hàng hóa khác nhau cho từng nhóm vật tư, hàng hóa và nơi cất giữ, in toàn bộ bảng kê đôi chiếu tương ứng. Sau đó, công việc của còn lại của hội đồng kiểm kê là việc kiểm tra tài sản và điền bằng tay vật tư, hàng hóa hiện có thực tế vào bảng kê đối chiếu. sau khi kết thúc công việc các số liệu thu hồi được bởi đoàn kiểm kê về vật tư hàng hóa có thực tế được nhâp vào cơ sở dữ liệu bằng việc chỉnh lý hoặc điền lại chứng từ “kiểm kê vật tư hàng hóa trong kho”. Khi phát hiện thứa vật tư hàng hóa có thể tự lâoj một chứng từ ghi tăng hàng hóa, ngược lại khi phát hiện thieus hàng hóa hay vật tư thì có thể lập ngay một chứng từ ghi giảm hàng hóa trên cơ sở chứng từ “ kiểm kê vật tư hàng hóa trong kho”. Cấu hình bảo đảm tự động lập ra báo cáo kiểm kê và các loại chứng từ khác cần thiết cho công việc kiểm kê. ESoft inventory: Là hệ thống quản lý đầy dủ các thông tin về kho, vật tư hàng hóa cũng như các nhiệm vụ nhập kho, xuất kho, chuyển kho nội bộ, tháo dỡ sàn vật tư, lắp ghép vật tư, kiểm kê vật tư và điều chỉnh vật tư sau khi kiểm kê. Hệ thống sẽ trợ giúp một cách hiệu quả quy trình quản lý kho và vật tư Phần mềm SCM Phần mềm SCM được xem như là một bộ phận ứng dụng phần mềm phức tạp nhất. Mỗi một thành phần có những nhiệm vụ khác nhau, cách để hiểu tốt nhât để thiết lập và cài đặt phần mềm quản ký dây chuyền cung ứng là chia nó làm thành hai phần: SCP: giúp bạn cải thiện lưu lượng và tính hiệu quả của dây chuyền cung ứng, đồng thời giảm thiểu việc kiểm kê hàng tồn kho. SCE: có nhiệm vụ tự động hóa các bước tiếp theo của day chuyền cung ứng, như việc lưu chuyển tự động các đơn đặt hàng từ nhà máy sản xuất của bạn tới nhà cung cấp nguyên vật liệu,để có được những gì bạn cần cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của mình Phần mềm quản lý kho trực tuyến (eWHS) Module quản lý của race.vn giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin về hàng hóa, vật tư, nguyên liệu và sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Từ đó giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định, kế hoạch đúng đắn, giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Module quản lý kho hàng bao gồm các chức năng chính như sau: nhập kho (thông tin về tên, nhãn hiệu, nhóm hàng, hang sản xuất...), chức năng sản xuất kho (cập nhật các thông tin về xuất kho như, tên hàng hóa, loại hàng, ngày tháng xuất kho, người nhận hàng,..), chức năng kiểm kê ( khóa mọi hoạt động giao dịch trong thời gain kiểm kê, sau khi kiểm kê xong mới cho phép mở các giao dịch đã bị đóng để tiếp tục giao dịch nhập- xuất khi, kiểm kê hàng tồn trong kho và tình trạng của hàng hóa, thống kê hàng hóa theo thời gian, theo loại hàng, nhóm hàng, tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, tiêu chí thống kê hàng hóa có thể được cập nhật thay đổi...) Ứng dụng của thương mại điện tử Thương mại điện tử Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp thương mại điện tử để làm thương mại, trong đó “ Thương mại (commerce) không chỉ là buôn bán hàng hóa và dịch vụ (trade), mà như được các nước thành viên liên hiệp quốc thỏa hiệp – bao gồm hầu như tất cả các dạng hoạt động kinh tế, và việc chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử sớm làm thay đổi toàn bộ hình thái hoạt động xã hội Theo tổ chức OECD thì thương mại điện tử là sự giúp đỡ đẩy mạnh giao thương quốc tế của hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin. Thương mại điện tử là một lĩnh vực đổi mới, ngay tên gọi cũng đã có rất nhiều, nào là thương mại trực tuyến, thương mại điều khiển học, thương mại không có giấy tờ...Nói chính xác hơn thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại qua các phương tiện công nghệ điện tử giữa hai hay nhiều bên tham gia bằng máy tính có nối trực tiếp hoặc có thể thông qua mạng internet. Các giai đoạn phát triển của thương mại điện tử: Thương mại điện tử giao dịch qua e-mail: theo hình thức này các công ty tham gia phải tạo dựng trang web cho riêng mình, giới thiệu về công ty, quảng cáo các sản phẩm của mình, địa chỉ liên hệ... B2C: đây là hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng B2B: là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau B2G: là giao dịch giữa chính phủ và các doanh nghiệp Lợi ích của thương mại điện tử Doanh nghiệp được giới thiệu rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu, những khách hàng trên internet sẽ có điều kiện hiểu thêm về doanh nghiệp và có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, mở ra một thị trường không bị giới hạn cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Giúp cho khách hàng có khả năng mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, và với nhiều mức giá khác nhau đồng thời có vô số mặt hàng thỏa sức lựa chọn... Khi là người mua, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà cung cấp và sản phẩm bất kỳ, doanh nghiệp cắt giảm chi phí vè thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm Khi áp dụng B2B, các nhà doanh nghiệp có thể phân bố chức năng và phương tiện mua săm trực tiếp đến tay nhân viên có nhu cầu mua hàng, bộ phận mua hàng của giúp tiết kiệm thời gian và sử dụng nhân viên được hiệu quả hơn. Cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả Tìm hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng từ đó doanh ngiệp cải tiến sao cho phù hợp nhất Cắt giảm chi phí kinh doanh: in ấn catalog, thư tín, chi phí điện thoại,... Thông tin nhanh chóng cho khách hàng vè những sản phẩm mới Bán hàng qua internet Thanh toán nhanh chóng, an toàn, bảo mật... Ứng dụng của thương mại điện tử trong quản trị cung ứng vật tư Trong cung ứng vật tư khi cần mua những lô hàng lớn người ta sẽ tham gia các cuộc bán đấu giá (Auction) hoặc tự tổ chức đấu thầu (Bid) để mua được hàng đúng yêu cầu với giá tốt nhất. Đấu giá điên tử (e-duction) là một bộ phận của thương mại điện tử, là hoạt động đắu giá giữa người mua và người bán đươc thực hiện trên mạng Internet. Đấu giá điện tử có thể được áp dụng trong lĩnh vực bán hàng, gọi là đấu giá tăng dần(Forward duction) hay trong hoạt động cung ứng gọi là đấu giá giảm dần (Reverse duction) còn gọi là đấu thầu. Đấu giá điện tử có thể thực hện theo hai hình thức : Đấu giá mở rộng Đấu giá hạn chế Đấu giá điện tử mở rộng là các cuộcđấu giá được tổ chức trên các website chuyển về đấu giá điện tử cho mọi người tham gia. Loại đấu giá này phù hợp với những hàng hóa thông thường. Trong hoạt động cung ứng người ta có thể tham gia đấu giá mở rộng dưới hai hình thức : Tham gia đắu giá hàng hóa rao ban trên mạng . Niêm yết nhu cầu lên mạng và mời các nhà cung cấp tham gia đắu giá (đấu thầu) Trong mô hình đấu giá điện tử, các nhà cung cấp hàng hóa phải đưa lên trang đấu giá của mình tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm mà mình cần rao bán trên mạng, tạo thuân lợi cho việc tìm hiểu thông tin về sản phẩm cho người cần mua Thông qua mô hinh đấu giá điện tử, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được thông tin lên trang internet, giúp cho việc quảng cáo các sản phẩm của đơn vị mình được dễ dàng hơn giúp cho việc bán hàng hóa được thuận lợi hơn, chi phí cung ứng được tiết kiệm, thanh toán trong quá trình cung ứng cũng dễ dàng hơn,… * Quy trình đấu giá điện tử Người mua Nhà cung cấp Áp dụng các hình thức cung ứng truyền thống Không Xem xét có nên đấu giá điện tử không Có Lập kế hoạch đấu giá điện tử Trao đổi với các nhà cung cấp tiềm năng về ý định tổ chứcđấu giá điện tử Xác định các nhà cung cấp tiềm năng có thể tham gia đấu giá điện tử Lập kế hoạch thực tập ĐGĐT cho phiá mình (người mua) Thực tập đấu giá điện tử Thực tập ĐGĐT Lập KH thực tập ĐGĐTcho các nhà cung cấp Điều chỉnh lại KH ĐGĐT ban đầu( nếu cần) Công bố kết quă và rút kinh nghiệm Đấu giá điện tử chính thúc Kết luận Cùng cới xu thế phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa trên thế giới đòi hỏi việc áp dụng máy vi tính, internet và thương mại điện tử trong quản tri cung ứng vật là một tất yếu khách quan, những công cụ này giúp cho hoạt đông cung ứng của các doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng hơn, hoàn thiện hơn, với một chất lượng cao (đảm bảo về thời gian, số lượng, chủng loại, đặc biệt nhanh chóng trong quá trình đặt hàng cũng như thanh toán, tiết kiệm chi phí và thời gian, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng lợi nhuận...) . Chính những ưu điểm này mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực nghiên cứu áp dụng một cách nhanh chóng để có thêm cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiêp nước ngoài, tăng khả năng canh tranh cho hàng hóa nội trên thị trường trong và ngoài nước trước xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctl13_251.doc
Tài liệu liên quan