Tiểu luận Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn

Công nghệ sinh học không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho người nông dân, mà ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy công nghệ sinh học còn mang lại những lợi ích to lớn về an toàn lương thực và môi trường.

Những kết quả sử dụng công nghệ sinh học tại Mỹ cho thấy, việc sử dụng thuốc trừ sâu đã giảm đáng kể, môi trường vẫn được bảo đảm trong khi sản lượng vẫn tăng và tiết kiệm chi phí sản xuất. Mặc dù kết quả sử dụng công nghệ sinh học đối với từng địa phương có khác nhau nhưng những lợi ích kinh tế do nó mang lại rất rõ ràng, không chỉ đối với người sử dụng mà còn đối với cả môi trường và người tiêu dùng. Các giống cây lai theo công nghệ sinh học ít phụ thuộc vào hóa chất đầu vào do đó nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thấp hơn. Việc hạn chế sử dụng hoá chất sẽ tăng độ an toàn của nguồn nước, đảm bảo môi trường tốt hơn cho sinh vật trong tự nhiên.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭ Chủ đề: Vai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn Định nghĩa Công nghệ Xanh: Danh từ “công nghệ” (technology) dùng để chỉ sự áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế của đời sống. Công nghệ xanh là một khái niệm mới của con người trước nguy cơ ô nhiễm toàn cầu,là nỗi ưu tư lớn của những nhà làm khoa học chân chính nhằm mục đích cổ suý việc tạo dựng và tiêu dùng năng lượng qua chiều hướng phát thải phế thải không độc hại hay ít độc hại ngõ hầu hạn chế được vấn nạn hâm nóng toàn cầu hiện tại(thân thiện với môi trường). Từ suy nghĩ đó, họ luôn luôn nghĩ đến phương cách, quy trình mới, sáng tạo và cải tiến các công nghệ cũ trở thành công nghệ xanh để bảo vệ môi trường chung cho thế giới. Đói nghèo ở nông thôn là một trong những điều tồi tệ của thế giới hiện đại. Tình trạnh thiếu việc làm và các cơ hội kinh tế ở nông thôn đã khiến cho hàng triệu nông dân phải di cư ra các thành phố đang quá tải. Sự di cư tiếp diễn gây ra những vấn đề to lớn về xã hội và môi sinh cho những thành phố lớn ở những quốc gia nghèo. Những ảnh hưởng của tình trạnh đói nghèo thể hiện rõ nhất là ở những thành phố, nhưng cội nguồn của nó phần lớn lại ở nông thôn. Điều mà thế giới cần là những công nghệ có thể tấn công trực diện vào vấn đề nghèo đói bằng cách tạo ra việc làm và của cải ở vùng nông thôn. Công nghệ nào có thể tạo ra các ngành nghề và việc làm ở nông thôn thì sẽ đem lại cho nông dân một giải pháp khác để khỏi phải di cư. Nó có thể tạo cơ hội để họ sống và thịnh vượng mà không phải rời bỏ quê hương làng quán.Công nghệ xanh sẽ giúp làm cho các vùng nông thôn trên khắp thế giới trở nên giàu có và người nông dân không phải rời bỏ nông thôn để di cư đến các thành phố   Sự thay đổi cán cân về của cải và dân số giữa nông thôn và thành thị là một trong nhưng chủ đề chính của lịch sử nhân lọai trong 10 thiên niên kỷ qua. Sự thay đổi này có liên quan mật thiết đến sự dịch chuyển từ lọai hình công nghệ này sang lọai hình công nghệ khác . Năm thập kỷ gần đây, của cải và quyền lực thậm chí còn tập trung hơn nữa vào các thành phố.Khi các thành phố trở nên giàu có hơn, tình trạng nghèo khó ở nông thôn ngày càng trở nên sâu sắc thêm. Có 3 bộ phận trong tầm nhìn cua cong nghe xanh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nông thôn đó là: “Năng lượng sạch” dùng để cung cấp năng lượng cho những nơi cần thiết; “công nghệ sinh học” giúp cung cấp những giống động thực vật mới chất lượng và giá thành rẻ; “truyền thông và internet” giúp giảm đi sự ngăn cách về trí tuệ và kinh tế của các cộng đồng nông dân. Khi cả 3 bộ phận đó đều được phát triển đầy đủ, thì các vùng nông thôn sẽ được hưởng các thành quả của nền văn minh. Lúc đó, có thể vẫn có những người thích di chuyển đến các thành phố, nhưng đấy là xuất phát từ ý thích, chứ không phải do sự thúc bách về kinh tế.Ta sẽ đề cập nhiều về “năng lượng sạch” và “công nghệ sinh học” •công nghệ sinh học: không những đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người nông dân mà còn giảm ô nhiễm môi trường nhờ tạo ra giống có năng suất lớn,chất lượng cao và giảm lượng thuốc trừ sâu,hóa học… _Công nghệ sinh học là một công nghệ mới mang nhiều hứa hẹn. Việc tăng cường sử dụng và trao đổi các sản phẩm công nghệ sinh học trong nông nghiệp đang thúc đẩy sự phồn vinh ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Khác với mọi phương pháp cổ điển đó, công nghệ sinh học cho phép các nhà khoa học lựa chọn một loại gen cho một đặc điểm mong muốn và đưa nó vào trong các tế bào để cây trồng mang đặc điểm đó. Xét ở nhiều khía cạnh, nó đơn thuần chỉ là bản sao của việc lai tạo truyền thống. Ngoài ra công nghệ sinh học còn cho phép các nhà khoa học có thể tích hợp gen của các loài khác - điều mà cách lai tạo thông thường không thể thực hiện được. Trong nông nghiệp, ứng dụng của công nghệ sinh học tập trung vào những lĩnh vực chính như chuyển đổi gen mang những tính trạng tốt vào giống cây trồng mà phương pháp chọn giống truyền thống không tạo ra được; tạo giống đồng hợp tử thông qua nuôi cấy túi phấn; ứng dụng kỹ thuật tái tổ hợp DNA; ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống cây trồng; phân tích đa dạng di truyền, tạo ra những chế phẩm sinh học trong bảo vệ cây trồng, vật nuôi (thí dụ, vac-xin, thuốc bảo vệ thực vật, KIT chẩn đoán nhanh dịch bệnh, sinh khối lên men vi sinh giàu đạm, giàu vitamin,...), công nghệ chế biến nông sản nhờ vi sinh vật và enzyme, xử lý môi trường thông qua công nghệ phân hủy rác thải và chất ô nhiễm. Một số người lại lo ngại công cụ này vì nó phi tự nhiên. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không có các cây trồng mới như ngày nay nếu không có sự can thiệp của con người, mặc dù chỉ qua lai tạo, sử dụng phân bón, làm thủy lợi hay sử dụng các thiết bị hiện đại. Công nghệ sinh học đơn thuần là một công cụ hiện đại trong lịch sử ngành trồng trọt và nông nghiệp. _Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học đã thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Do áp dụng công nghệ sinh học nên ngành trồng trọt và chăn nuôi ở châu Phi có mức tăng 3-4%/năm, bình quân thu nhập đầu người tăng gần 3 lần, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm 40%. Năng suất nông nghiệp tăng là động lực cho tăng trưởng kinh tế và mở rộng những cơ hội phát triển thương mại, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục... Chỉ có nông nghiệp thì không đủ cung cấp đủ lương thực cho thế giới ngày mai, nhưng nếu kết hợp công nghệ sinh học với nông nghiệp, sẽ có ảnh hưởng sâu rộng, năng suất, hàm lượng dinh dưỡng cây trồng sẽ tăng, đồng thời cung cấp lương thực với giá thấp hơn cho người tiêu dùng có thu nhập thấp. Công nghệ sinh học đã và đang làm thay đổi bộ mặt của ngành nông nghiệp Mỹ kể từ năm 1966. Các nước đang phát triển là những khu vực quan trọng nhất trên thế giới trong việc mang lại ổn định và phồn vinh kinh tế. Tại Mỹ, các chủ trang trại đã chấp nhận các giống cây được tạo ra nhờ công nghệ sinh học, thể hiện qua việc sử dụng các giống cây đó với tốc độ nhanh. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2003, có 80% đỗ tương, 38% ngô và 70% bông tại Mỹ được gieo trồng bằng các giống lai công nghệ sinh học. Mỹ không phải là nước duy nhất thực hiện bước phát triển mới trong lĩnh vực này. Tỷ lệ áp dụng giống lai công nghệ sinh học tại Argentina, Canada, Trung Quốc - nơi cho phép sử dụng giống lai công nghệ sinh học, cũng tăng nhanh. Năm 2006 đánh dấu năm đầu tiên của thập niên thứ hai mà nhân loại thực hiện thương mại hóa cây trồng “biến đổi gen” (2006 - 2015). Trong năm 2007, diện tích cây trồng biến đổi gen tiếp tục phát triển, 12 triệu nông dân thuộc 23 nước tham gia phát triển 114,3 triệu ha cây trồng “biến đổi gen”, so sánh với 2005: có 8,5 triệu nông dân thuộc 21 quốc gia đã gieo trồng 90 triệu ha. Diện tích trồng cây biến đổi gen của toàn thế giới gia tăng một cách ấn tượng hơn 60 lần trong vòng 11 năm thương mại hóa, với tốc độ tăng nhanh nhất trong lịch sử chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cây trồng. Diện tích gieo trồng cây biến đổi gen nhiều nhất ở Mỹ, ác-hen-ti-na, Bra-xin, Ca-na-đa, Ấn Độ, Trung Quốc, ... Năm 2006, những nước này dẫn đầu trồng cây biến đổi gen xét về diện tích; ấn Độ là nước đầu tiên hoán chuyển vị trí của Trung Quốc để được xếp hạng 5 nhờ phát triển diện tích trồng bông chuyển gen Bt nhiều hơn Trung Quốc. Đậu tương biến đổi gen là cây biến đổi gen chính trong năm 2005, chiếm 58,6 triệu ha (57% cây biến đổi gen của thế giới), tiếp theo sau là ngô (25,2 triệu ha, chiếm 25%), bông vải (14,4 triệu ha, chiếm 13%), canola (4,8 triệu ha, chiếm 5%). Cỏ alfalfa kháng thuốc cỏ, cây trồng biến đổi gen đa niên đầu tiên đã được phát triển với diện tích 80.000 ha tại Mỹ. Cây bông vải kháng thuốc cỏ RR#Flex phát triển hơn 800.000 ha tại Mỹ và Ô-xtrây-li-a. Giống đu đủ kháng bệnh vi-rút đã được khuyến cáo trở thành giống thương mại hóa ở Trung Quốc, từ quý 4 năm 2006. Năm 2006, giống đậu tương, ngô, canola (nhóm cải dầu) và cỏ alfalfa kháng thuốc cỏ tiếp tục trở thành tính trạng có ưu thế thứ nhất chiếm 68% diện tích gieo trồng cây biến đổi gen (69,9 triệu ha); tiếp theo đó là giống cây trồng kháng sâu bằng chuyển nạp gen Bt chiếm 19 triệu ha (19%) và giống biến đổi gen tính trạng khác chiếm 13,1 triệu ha (13%). Những tính trạng mục tiêu gia tăng nhanh nhất trong 2005 - 2006 với tốc độ phát triển 30%, so với 17% tính kháng sâu, và 10% tính kháng thuốc cỏ. Tác động toàn cầu của cây trồng biến đổi gen trong những năm 1996 - 2005 xét trên góc độ lợi ích kinh tế thuần túy là 27 tỉ USD (13 tỉ USD ở các nước đang phát triển và 14 tỉ USD ở các nước công nghiệp). Thuốc trừ sâu giảm 224.300 tấn a.i. (chất hữu hiệu), tương đương với tỷ lệ giảm 15% tổng lượng thuốc sâu sử dụng cho cây trồng. Các tính trạng của gen được chuyển chống chịu thuốc cỏ (36%), cải tiến chất lượng nông sản (19%), kháng sâu hại (15%), tính trạng khác (20%). Thị trường toàn cầu về cây trồng biến đổi gen với doanh thu 75 triệu USD năm 1995, tăng đến 2,3 tỉ USD năm 1999 (gần 30 lần trong 5 năm). Năm 2005, doanh thu này đã tăng lên 5,6 tỉ USD, đạt 27 tỉ USD trong suốt 10 năm (1996 - 2005). Thực vậy, tốc độ tăng trưởng hiện nay đến năm 2015 sẽ là sự đột phá so với 10 năm đầu tiên; nhiều giống cây trồng biến đổi gen hơn sẽ được phát triển trong các dự án đầu tư khổng lồ đáp ứng yêu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học (biofuel) đầy tham vọng. Đây là minh chứng cho sự tiếp nhận công nghệ sinh học nhằm gia tăng sản lượng biofuel cho cả quốc gia đang phát triển và quốc gia công nghiệp, và công nghệ sinh học sẽ là yếu tố chủ lực cho phát triển biofuel tương lai. Gắn với kỹ thuật canh tác tối hảo, luân canh, quản lý dịch hại; cây trồng biến đổi gen sẽ thể hiện tính ưu việt mà nó đã từng thể hiện trong kế hoạch 10 năm đầu tiên. _Công nghệ sinh học dưới khía cạnh môi trường : Công nghệ sinh học không chỉ đem lại những lợi ích kinh tế đáng kể cho người nông dân, mà ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy công nghệ sinh học còn mang lại những lợi ích to lớn về an toàn lương thực và môi trường. Những kết quả sử dụng công nghệ sinh học tại Mỹ cho thấy, việc sử dụng thuốc trừ sâu đã giảm đáng kể, môi trường vẫn được bảo đảm trong khi sản lượng vẫn tăng và tiết kiệm chi phí sản xuất. Mặc dù kết quả sử dụng công nghệ sinh học đối với từng địa phương có khác nhau nhưng những lợi ích kinh tế do nó mang lại rất rõ ràng, không chỉ đối với người sử dụng mà còn đối với cả môi trường và người tiêu dùng. Các giống cây lai theo công nghệ sinh học ít phụ thuộc vào hóa chất đầu vào do đó nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước thấp hơn. Việc hạn chế sử dụng hoá chất sẽ tăng độ an toàn của nguồn nước, đảm bảo môi trường tốt hơn cho sinh vật trong tự nhiên. _An toàn thực phẩm và công nghệ sinh học : Những nghiên cứu hiện có sẽ đưa tới các loại cây lương thực có khả năng chống lại sức ép môi trường như hạn hán, thay đổi nhiệt độ đột ngột hay đất nhiễm mặn. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đang nghiên cứu thế hệ thứ hai của các sản phẩm công nghệ sinh học- những sản phẩm mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng. Các nhà khoa học Ấn Độ đang nghiên cứu và phát triển một giống khoai tây có hàm lượng protein cao hơn. Cây trồng cũng có thể nên những vaccin ăn được, đem lại những loại thuốc với chi phí sản xuất thấp.Vì thế giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho người nông dân. _Dự báo triển vọng tương lai : Trong vòng vài thập kỷ nữa, khi việc tiếp tục khai phá hệ gen cung cấp những tri thức đầy đủ hơn về cấu trúc của các sinh vật sống, ta sẽ có khả năng thiết kế ra những lòai vi khuẩn và thực vật mới đáp ứng theo nhu cầu của chúng ta. Tiếp đó, con đường sẽ mở ra cho công nghệ “xanh”, để làm được nhiều thứ một cách rẻ hơn và sạch hơn so với công nghệ xám (là những công nghệ dựa vào vật lý và hóa học), hoặc những thứ mà công nghệ xám không thể làm được. Công nghệ xanh có thể thay thế phần lớn những ngành  hóa chất, khai thác mỏ và chế tạo hiện nay. Những con giun đất biến đổi gen có thể rút lấy những kim lọai thông thường, chẳng hạn như nhôm và titan từ đất sét, và những lòai rong biển biến đổi gen có thể rút lấy magne và vàng từ nước biển. Công nghệ xanh cũng có thể giúp đẩy mạnh quá trình tái chế phế thải và các máy móc đã qua sử dụng, đem lại lợi ích lớn cho môi trường. Một hệ thống kinh tế mà dựa vào công nghệ xanh có thể giúp tiến gần tới mục tiêu phát triển bền vững, dựa vào việc sử dụng ánh sáng mặt trời thay cho nhiên liệu hóa thạch để làm nguồn năng lượng chủ yếu. Những lòai mối mới sẽ được tạo ra để tiêu thụ những chiếc ô tô quá thời hạn sử dụng, thay vì phá hoại nhà cửa, và có thể tạo ra các loài cây mới để biến CO2 và ánh sáng mặt trời thành nhiên liệu lỏng thay vì cellulose. Sự hồi sinh của công nghệ xanh sẽ giúp khắc phục tình trạng nghèo đói ở nông thôn. Trước đây, công nghệ xanh luôn luôn gắn với nông nghiệp, đặt cơ sở ở những cánh đồng và làng xã. Trong tương lai, công nghệ xanh sẽ tràn ngập các thành phố cũng như các vùng nông thôn, các nhà máy cũng như các cánh rừng. Nó sẽ không hoàn toàn là nông nghiệp. Nhưng nó sẽ có một bộ phận lớn nông nghiệp. Công nghệ xanh sẽ sử dụng đất và ánh sáng mặt trời làm nguồn nguyên liệu và năng lượng cơ bản. Khi các ngành công nghiệp và công nghệ dựa vào đất và ánh sáng mặt trời, thì chúng sẽ mang việc làm và của cải đến cho cư dân nông thôn. •Dự án “năng lượng sạch” (sử dụng năng lượng tư nhiên như gió,ánh sáng Mặt Trời…hay các năng lượng tái tạo):giúp giảm chi phí sinh hoạt, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân và không làm ô nhiễm môi trường ở nông thôn. ÷Về năng lượng Mặt Trời ,gió: Tiêu biểu ở Đức: Đức lại dẫn đầu thế giới về năng lượng gió và Mặt trời nhờ đi tiên phong trong việc phát triển “năng lượng sạch”. Có ít nhất 12 cộng đồng dân cư đang sản xuất để đáp ứng phần lớn hoặc tất cả năng lượng tiêu thụ của họ. Một vài làng sản xuất điện bằng cối xay gió đáp ứng đủ nhu cầu của cả hơn 10.000 hộ. Cá biệt, làng Helga Schneider nhờ áp dụng công nghệ sản xuất điện tái sinh nên hồi năm ngoái tạo ra 14,3 triệu kilowatt giờ điện, cao hơn 2,1 triệu kilowatt so với mức sử dụng của làng. Các tập đoàn năng lượng cũng đầu tư mạnh cho năng lượng tái sinh vì nhận được sự hỗ trợ của chính phủ thông qua luật thuế ưu đãi ra đời năm 2000. Đến nay, tỷ lệ năng lượng tái sinh trên thị trường Đức lên tới 14%, con số mà người ta từng dự báo không thể đạt được trước năm 2010. Hiện nay, Đức chiếm hơn phân nửa công suất điện Mặt trời của toàn thế giới và đang dẫn đầu hành tinh về vốn đầu tư cho công nghệ xanh với 14 tỉ USD trong năm 2007. Số tiền này do những người sử dụng điện chi trả từ khoản đóng góp tăng thêm 4 USD/tháng của mỗi hộ gia đình. Chính sách “năng lượng xanh” góp phần tạo nhiều việc làm cho nông thôn, thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo vệ môi trường và giúp giá điện ngày càng rẻ hơn trong khi giá nhiên liệu hóa thạch đang tăng mạnh. Theo số liệu thống kê, số việc làm trong lĩnh vực “năng lượng xanh” ở Đức tăng từ 160.000 năm 2004 lên gần 300.000 hiện nay và dự báo đến năm 2010, nó sẽ trở thành ngành công nghiệp thu hút lao động cao nhất nước, hơn cả ngành sản xuất ô-tô hay điện tử. Thu nhập từ sản xuất điện tái sinh khá cao. Chẳng hạn, kiến trúc sư Rolf Disch nhờ lắp đặt một dàn pa-nô thu năng lượng Mặt trời khổng lồ tại nhà riêng đang tạo ra 9.000 kilowatt giờ điện/năm, cao hơn gấp 5 lần số điện mà nhà mình sử dụng, số điện còn lại được hòa vào mạng lưới điện và mang lại nguồn thu hơn 3.000 USD/tháng. Ở Trung Quốc : triển khai dự án “đưa năng lượng Mặt Trời về nông thôn Trung Quốc”. Dự án phát triển năng lượng tái sinh (REDP) đã thúc thẩy việc sử dụng hệ thống quang điện Mặt trời gia dụng ở những làng quê phía Tây Trung Quốc chưa có lưới điện quốc gia. Thành công này đạt được thông qua việc hỗ trợ cải thiện chất lượng của các tấm pin quang điện, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật và trợ giá cho các công ty lắp ráp ở địa phương. Từ năm 2001 đến nay, REDP đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 400 triệu hệ thống pin quang điện, góp phần cải thiện cuộc sống thông qua nâng cao chất lượng thắp sáng, liên lạc - truyền thông và giải trí. Hiện nay, dù không còn chính sách trợ giá nhưng doanh số vẫn tiếp tục tăng, bởi những lợi ích của pin quang điện đã được biết đến rộng rãi, và giá thành hợp túi tiền người dân. ÷Về năng lượng tái tạo: Tiêu biểu là khí biogas: Biogas là hỗn hợp khí methane và một số khí khác phát sinh từ sự phân huỷ các vật chất hữu cơ. Được mệnh danh là "cuộc cách mạng nâu" trong lĩnh vực năng lượng mới (The Brown Revolution), Biogas hiện nay được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển có khí hậu nhiệt đới (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nepal, Kenia, Thái Lan, Việt Nam...) thích hợp cho quá trình lên men kỵ khí các chất thải hữu cơ để tạo khí sinh học. Biogas cháy với ngọn lửa xanh, không sinh khói, nhiệt độ và nhiệt lượng cao (1 mét khối khí cháy phát ra nhiệt 4700-5900 kcal tùy theo hàm lượng CH4 (mêtan); mà hàm lượng CH4 lại ohụ thuộc vào nguyên liệu ủ). Biogas sử dụng nguyên liệu đa dạng, thường là tận dụng các chất thải, phế thải, phế phẩm trong nông lâm ngư nghiệp . Quy mô gia đình thường sử dụng phân gia súc, quy mô lớn hơn có thể phát triển sử dụng các loại rác đô thị và rác công nghiệp làm nguyên liệu. (VD : Nhà máy Biogas ở Tilburg (Ấn Độ) khai thác nguyên liệu từ rác thải của các thành phố lớn). Ở Việt Nam ta cũng có những đề tài nghiên cứu sản xuất Biogas từ việc ứng dụng mô hình bể lọc kỵ khí UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket) để xử lý nước thải của những ngành công nghiệp giàu chất hữu cơ (nước thải nhà máy chế biến thực phẩm, đường, rượu...) trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Sản xuất mêtan sinh học từ chất thải lưu giữ cơ chất trong thời gian dài (ủ nhiều tuần lễ) ở điều kiện kỵ khí nên làm giảm đến 90% ký sinh trùng gây bệnh, khử được mùi khó chịu. Do đó, vấn đề vệ sinh môi trường được cải thiện. Không chỉ lợi ích môi trường, về phương diện kinh tế: Việc sản xuất khí sinh học tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người dân nhất là nông dân, giải quyết được một số vần để năng lượng cho địa phương và ngay cả trên bình diện quốc gia. Đặc biệt nông dân có thể dùng nguồn khí sinh học trong phạm vi gia đình để có được độc lập về khí đốt nhờ các hầm ủ Biogas có thể xây dựng với công suất bất kỳ, vốn đầu tư nhỏ, nguyên liệu sẵn có nên nó khá phù hợp với nền kinh tế các nước đang phát triển. Người ta sử dụng năng lượng Biogas để đun nấu, thắp sáng, chạy máy... Biogas còn cung cấp bã thải là phân bón có giá trị cao cho nông nghiệp, tăng độ phì cho đất.Bigas cũng góp phần làm giảm nạn phá rừng ở các nước đang phát triển, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Biogas thực sự đem lại cuộc sống văn minh, tiện nghi hơn cho nông thôn. Tóm lại : Có 3 bộ phận trong tầm nhìn cua cong nghe xanh có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nông thôn đó là: “Năng lượng sạch” dùng để cung cấp năng lượng cho những nơi cần thiết; “công nghệ sinh học” giúp cung cấp những giống động thực vật mới chất lượng và giá thành rẻ; “truyền thông và internet” giúp giảm đi sự ngăn cách về trí tuệ và kinh tế của các cộng đồng nông dân. Khi cả 3 bộ phận đó đều được phát triển đầy đủ, thì các vùng nông thôn sẽ được hưởng các thành quả của nền văn minh. Lúc đó, có thể vẫn có những người thích di chuyển đến các thành phố, nhưng đấy là xuất phát từ ý thích, chứ không phải do sự thúc bách về kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của công nghệ xanh đối với sự phát triển của nông thôn.DOC
Tài liệu liên quan