Tiểu luận Vai trò, tác động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU 2

TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở VIỆT NAM 2

I. NGUỒN GỐC ,BẢN CHẤT PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI 2

I.1 Nguồn gốc ,bản chất của đầu tư nước ngoài (ĐTNN) 2

I.2.Cơ sở thực tiến đảm bảo phát triển khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ở 3

II.CÁC HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐTNN 4

II.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4

1.1. KháI niệm: 4

1.2 Các hình thức đẩu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) 4

II.2 Đầu tư gián tiếp 4

2.1 KháI niệm :( 4

2.2.Các hình thức đầu tư gián tiếp 5

CHƯƠNG2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 6

I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 6

I.1 CáI nhìn tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN)vào Việt Nam 6

1.1 Qui mô và nhịp độ thu hút vốn ĐTTTNN tăng mạnh : 6

1.2 Hình thức và các đối tác đầu tư: 7

1.3 Cơ cấu đầu tư: 9

1.4 Môi trường đầu tư tại Việt Nam 10

I.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐTNN TẠI VỊÊT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 13

I.2.1 Những thành tựu đạt được : 13

II.2.2 Những hạn chế và ảnh hưởng tỉêu cực của ĐTNN 15

II. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP 16

II.1 Tình hình vốn ODA: 16

II.2 Sử dụng vôn ODA: 17

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐTNN 18

I. QUAN ĐIỂM THU HÚT ĐTNN –PHÁT TRIỂN KHU VỰC KHINH TẾ CÓ VỐN ĐTNN 18

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN ĐTNN 18

KẾT LUẬN 20

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò, tác động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững nhiệm vụ chiến lược trọng yếu nhất .Đảng và Nhà Nước đã khẳng định : “Chúng ta coi nguồn lực trong là quyết định , nguồn lực bên ngoài là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nền kinh tế” .Thực hiuện chủ trương đó , Nhà Nước Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút ĐTNN. Pháp luật về ĐTNN là bộ phận quan trọng của pháp luật Việt Nam .Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá7 nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức thông qua và ban hành Luật Đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày 29/12/1987, đến nay đã có sửa chữa ,bổ sung nhiều lần vào các năm 1990, 1992,1996,2000 và đặc biệt là Luật Đầu tư 2005 qui định một cách cụ thể nhất các vấn đề cơ bản đối với hoạt dộng ĐTNN. Sauk hi ban hành luật và một loạt các văn bản pháp qui khác để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành luật , Chính Phủ Việt Nam đã cố gắng hết sức nhắm tạo môI trường và điều kịên thuận lợi cho các nhà đầu tư. II.CÁC HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA ĐTNN II.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) KháI niệm:(trước đây Lê-nin gọi là xuất khẩu TB hoạt động ) là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ choc ,quản lý và điều hành dự án đầu tư, chịụ trách nhiệm về kết quả , rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận . ĐTNN là hình đầu tư dài hạn cuẩ của các nhà đầu tư nước ngoài thiết lập những cơ sở kinh doanh tại các nước khác. ĐTNN vưà là một hoạt động cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại , vừa là một nhân tố thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của các nước nhận đầu tư vào nền kinh tế thế giới. Nguồn vốn FDI là nhân tố tạo ra nối kết và phát huy các nguồn lực tăng trưởng kinh tế (vốn ,công nghệ , năng lực kinh doanh) , là hình thức đầu tư ít lệ thuộc vào điiêù kiện chính trị, có tính khả thi và hiệu quả cao , không dẵn đến nợ quốc tế và tạo cơ hội thuận lợi tiếp cận ,thâm nhập thị trường quốc tế . 1.2 Các hình thức đẩu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) * Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. Hình thức này không cần thành lập một pháp nhân mới . * Xí nghiệp liên doanh mà vốn do hai bên cùng góp theo tỷ lệ nhất định để hình thành xí nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban điều hành chung . * Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài * Hợp đồng xây dưng – kinh doanh – chuyể giao (BOT) II.2 Đầu tư gián tiếp 2.1 KháI niệm :(Lê-nin gọi là xuất khẩu TB cho vay) là loại hình đầu tư mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư , tức là người có vốn không trực tiếp tham gia vào việc tổ chức , điêù hành dự án mà thu lợi nhuận dưới hình thức lợi tức cho vay (nếu là vốn cho vay) hoặc lợi tức cổ phần (nếu là vốn cổ phần) Chủ thể của đầu tư gián tiếp rất đa dạng có thể là Chính Phủ, các tổ chức quốc tế , các tổ chức phi Chính Phủ… 2.2.Các hình thức đầu tư gián tiếp * Viện trợ hoàn lại (cho vay ), viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãI hoặc không ưu đãi * Mua cổ phiếu và các chứng khoán theo mức quy định của từng nước . Trong các nguồn vốn đầu tư gían tiếp , một bộ phận quan trọng là viện trợ phát triển chính thức (ODA)của Chính Phủ một số nước có nền kinh tế phát triển. Bộ phận này có tỷ trọng lớn và thường đI kèm với các điều kiện ưu đãI. ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại , các khoản tín dụng ưu đãI khác do các hệ thống trong tổ chức Liên hợp quốc, các chính phủ các tổ chức kinh tế quốc dân dành cho các nước chậm phát triển. CHƯƠNG2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM I. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI I.1 CáI nhìn tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN)vào Việt Nam Qua hơn 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam , chúng ta đã thu hút được những kết quả đáng kể , số lượng vốn ĐTTTNN ngày càng tăng , tốc độ trung bình hằng năm tăng 50% quy mô ,cơ cấu đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành : công nghiệp ,dầu khí ,dịch vụ . Các dự án ĐTTTNN quy mô ngày càng lớn ; các nước ,vùng lãnh thổ lớn (Mỹ, Nhật,Hàn Quốc, Tây Âu…)đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn .Sự gia tăng nhanh của dòng vốn ĐTTTNN có tác động mạnh tới sự phát triển của nền kinh tế trên tất cả các phương diện : ổn định tăng trưởng, nâng cao trình độ khoa học-kĩ thuật,công nghệ ;mở rộng sức cạnh tranh và lợi thế của Việt Nam trên thế giới ,tạo đà và thế cho những bước tiến lớn hơn trong những giai đoạn tiếp theo. 1.1 Qui mô và nhịp độ thu hút vốn ĐTTTNN tăng mạnh : Theo thống kê của Bộ Ké hoạch và Đầu tư ,tính đến năm 2000,nước ta có 2300 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam , vốn dăng kí trên 36 tỷ USD , thì tính đến tháng 9/2007 đả có tổng cộng 8.057 dự án có vốn ĐTTTNN được cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 73 tỷ USD (tính cả cấp mới vầ tăng thêm ). Năm 2006 ,vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam là 10,2tỷ USD, với 833 dự án ,tăng 45% so với năm 2005 ,vượt 32% kế hoạch đề ra(6,5tỷ USD). Riêng tháng 9/2007 ,cả nước có 231dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư ,với tổng vốn đăng kí là 1187 triệu USD ,đư a tổng số dự án trong 9 tháng đầu năm 2007 lên 1045 dự án ,với tổng vốn đầu tư là 8,29 tỷ đầu tư , tăng 33% về số dự án và 60,2% về vốn đăng ký so với thời kỳ 2006 . Đưa năm 2007 trở thành năm kỉ lục về thu hút vốn FDI với tổng số vốn đăng ký lên tới 20,3 tỷ USD , bằng 25% tổng đầu tư trực tiếp nứơc ngoài trong 15 năm qua (84 tỷ USD) bao gồm cả dự án đăng kí mới và tăng vốn , tăng 69,1 % so với cùng kì năm 2006 và vượt 58% kế hoạch đề ra , là một kết quả tốt trong tình hình cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI trên thị trường thế giới , đó là điều đáng dể chúng ta tự hào trong 1năm gia nhâp WTO . Và theo thống kê mới nhất của cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư , tính đến năm 2007 , sau 20 năm (1987-2007)thực thi Luật Đầu tư ,Việt Nam nhận được gần 98tỷ USD với 9500 dự án. * Quy mô dự án ngày càng lớn : Số lượng dự án có quy mô trên 1tỷ USD không còn hiếm . Năm 2006 ,dự án trên 1 tỷ USD đầu tiên vào Việt Nam được cấp phép của Tập đoàn Posco đầu tư vào nhà máy cán nguội và cán nóng tại Bà Rịa- Vũng Tàu ;Tập đoàn Intel-Products Việt Nam trên 1 tỷ USD .Năm 2007 , dự án xây dựng khu công nghệ kỹ thuật cao của Tập đoàn Foxcom (Đài Loan) ở Bắc Ninh và Bắc Giang với số vốn 80 triệu USD trên tông số vốn dự kiến đầu tư vào Việt Nam là 5 tỷ USD ; Dự án nhà máy nhiệt điện than Vân Phong –Khánh Hoà do Tập đoàn Sumitomo-Nhật Bản đầu tư 3,5 tỷ USD ; Dự án nhiệt điện than miền Nam do công ty lưới điện Vân Nam –CSG Trung Quốc làm chủ đâu tư 1,4 tỷ USD tại Bình Thuận ; Dự án xây dựng khách sạn-căn hộ cao cấp Kcangnam của Hàn Quốc đầu tư 1,1 tỷ USD ,dự án xây dung máy tính xách tay trị giá 500 triệu USD Compag- ở Vĩnh Phúc *Tăng vốn đầu tư ,mở rộng sản xuất : Trong tháng 9/2007 , có 27 lượt dự án bổ sung với tổng số vốn đầu tư dăng ký tăng thêm là 96 triệu USD , đưa tổng số lượt dự án tăng vốn trong 9 tháng đầu năm 2007 tăng 274 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 1.316 triệu USD , bằng 82% về dự án và 73,6% về vốn bổ sung so với cùng kỳ năm 2006 . Trong 2 tháng đầu 2008 gộp cả vốn mới và tăng thêm , cả nước thu hút thêm 2.650 triệu USD vốn đăng ký đầu tư , tăng 39% so với cùng kỳ năm 2007 . Trong đó , tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới của 72 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 2.529 triệu USD bằng 58% số dự án và 56% về vốn so với cùng kỳ năm trước . Theo số liệu mới nhất của cục Đầu tư nước ngoài , bốn tháng đầu năm 2008 , có 210 dự án ĐTTTNN được cấp mới, với tổng số vốn đăng ký 7,22 tỷ đồng , tăng gần 53% so với cùng kỳ năm trước .Thêm vào đó ,có 64 lượt dự án tăng thêm vốn đầu tư , nâng tổng số ĐTNN vào Việt Nam xấp xỉ 7,6 tỷ USD . 1.2 Hình thức và các đối tác đầu tư: * Hình thức đầu tư : Tính đến hết tháng9/2007, vốn đầu tư dăng kí tiếp tục tập trung đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài so với vốn đăng kí trong 9 tháng đầu năm 2007 là 6,3 tỷ USD ,chiếm 76,9% tổng vốn đầu tư đăng kí. Tiếp đén là hình thức liên doanh với số vốn dăng kí 1,5 tỷ USD ,chiếm 18,4% tổmg vốn đầu tư đăng kí. Số vốn đầu tư đăng ký còn lại thuộc hình thức hợp doanh và công ty cổ phần. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HTĐT 1988-2007 (tính đến tháng 8/2007-chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Loại hình đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện 100% vốn nước ngoài 6054 44.002.952.783 18.133.419.611 12.67.591.354 Liên doanh 1514 21.772.405.907 8.343.964.312 11.574.913.087 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 210 4.487.031.369 3.039.887.166 6.351.274.259 Công ty cổ phần 43 673.155.947 322.530.611 367.220.332 Hợp đồng BOT,BT,BTO 4 440.125.000 147.530.000 71.800.000 Công ty Mẹ-Con 1 98.008.000 82.958.000 73.738.000 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư *Đối tác đầu tư: Năm 2006,có sự xuất hiện hàng loạt các dự án đầu tư có quy mô lớn của các Tập đoàn ,công ty lớn trên thế giớicủ Mý, Nhật Bản, và một số đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan. Điều này cho thấy các nhà đầu tư lớn đã và đang đặc biệt để mắt tới Vịêt Nam .Hết năm 2006 có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam .Tính đến hết năm 2007, Hàn Quốc là nhà ĐTNN lớn nhất tại Việt Nam với khoảng 369 dự án và tổng số vốn 3,68 tỷ USD , bằng 1/5 tổng số vốn ĐTTTNN vào Việt Nam TOP 7 NƯỚC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM (Theo giá trị vốn đầu tư –Cập nhật từ 1988-tháng 8/2007) Nước, vùng lãnh thổ Số dự án Vốn đầu tư Vốn điều lệ Đầu tư thực hiện Hàn Quốc 1560 10.607.671.973 4.362.575.571 2.932.692.816 Singapore 509 9.609.763.513 3.470.281.443 4.072.636.493 Đài Loan 1706 9.175.410.950 4.083.388.701 3.174.614.257 Nhật Bản 857 8.509.141.377 3.659.844.212 5.170.046.693 Hồng Kông 414 5.585.606.834 2.065.719.804 2.326.116.755 BritishVirginlslands 311 4.282.448.999 1.710.784.403 1.445.141.373 Hoa Kỳ 347 2.576.768.302 1.294.010.106 784.685.807 Nguồn: Bộ Kế hoạch -đầu tư 1.3 Cơ cấu đầu tư: *Cơ cấu ngành: Vốn ĐTTTNN đăng ký tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp (50,4%) tiếp đến là Dịch vụ (47,6%), số vốn còn lại thuộc lĩnh vực Nông- lâm –ngư nghiệp. Đặc biệt ,trong bốn tháng đầu năm 2008 ,vốn ĐTTTNN rót vào lĩnh vực Dịch vụ trong tổng vốn 7,22 tỷ USD là 6,5 tỷ USD ,chiếm 89,5% tổng vốn đàu tư .Đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp –Xây dựng chiếm 8,9% .Phần còn lại thuộc lĩnh vực Nông –lăm-ngư nghiệp. Trong tổng các dự án thuộc lĩnh vự Dịch vụ ,chiếm cao nhất là các dự án kinh doanh Bất động sản ,khách sạn (chiếm 54% tổng vốn dăng ký). Dự án lớn nhất cam hết là là khách sạn 5 sao ,khu vui chơI ,giảI trí-ẩm thực tại Bà Rịa –Vũng Tàu cuả công ty TNHH Good Choice USA-Việt Nam ,thuộc tập đoàn Good Choice Hoa Kỳ.Chỉ riêng dự án này đã có 1,299 tỷ USD ,chiếm 17,32% ,dự án khu đô thị du lịch “Hòn ngọc châu á” phía bắc đảo Phú Quốc rộng hơn 200 ha với vốn đầu tư hàng trăm triệu USD. *Cơ cấu lãnh thổ: Sự phân bổ vốn theo lãnh thổ trước đây ,chủ yéu chảy vào các tỉnh phía Nam (80%) dặc biệt là thành phó Hồ Chí Minh .Từ năm 1993 trở lại dây ,vốn ĐTNN chuyển dịch dần ra phía Bắc (1995 là31%). Sự phân bố các dự án ĐTNN vào các địa phương trong cả nước những năm gần dây tương đối đồng đều , phù hợp với chủ trương bố tí kinh tế theo vùng , lãnh thổ của chúng ta, tạo ra sự phát triển tương dối đồng đều giữa các vùng , vừa để khai thác hết tiền năng của các vùng trong cả nước ,vừa đáp ứng yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng .Mỗi địa phương phát huy hết những thế mạnh của mình đẻ tạo ra sự phát triển về mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương mình ,đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương khác cùng phát triển Trong thời gian qua ,có 84% vốn tập trung vào 3 vùng kinh tế trọng điểm.Trên cơ sở đó tạo tác dụng lan toả với vùng ,diạ phương xung quanh vừa tương thích vừa hổ trợ cho sự phát triển các vùng ,vừa gắn kết các vùng bằng mối quan hệ hợp tác bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế Theo thống kêtính từ 1988 đến tháng 8/2007 các địa phương nhận vốn đăng ký FDI nhiều nhất(trên 1 tỷ USD) ,dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh 2.248 dự án , Hà Nội 898 dự án ,Đồng Nai 855 dự án ,Bình Dương 1.143 dự án , Bà Rịa-Vũng Tàu 158 dự án ,HảI Phòng 236 dự án ,HảI Dương 154 dự án , Hà Tây 71 dự án , Vĩnh Phúc 126 dự án ,Long An 146 dự án . 1.4 Môi trường đầu tư tại Việt Nam Hiên nay ,Việt Nam đang là nước được các nhà đầu tư đánh giá cao ,trở thành một trong những khu vực điểm nóng đầu tư trên thế giới có sức hấp dẫn nhất và đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà đầu tư trên thế giới ,đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc ,chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ .Nhiều tập đoàn công nghiệp trên thế giới đẫ chọn Việt Nam là điểm đầu tư sản xuất cho cả khu vực , đưaViệt Nam tham gia vào chu trình sản xuất mang tính toàn cầu của các tập đoàn lớn .Việt Nam được xem là đất nước an toàn nhất châu Á (khi phảI đối mặt với những vụ khủng bố ở Bali-Inđonexia, bạo lực ở miền Nam –Thái Lan).Đồng thời với việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO , Quốc hội Mỹ đã dành cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cộng thêm vào đó là việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14 và trở thành thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ nhiệm kỳ 2008-2009 , đã nâng cao vai trò ,vị thế của nước ta trên trường quốc tế và giúp cho môI trường đầu tư của Việt Nam có thêm nhiều thuận lợi . Theo báo cáo môI trường kinh doanh 2008 của WB tại Việt Nam :Chi phí đăng ký tài sản bằng 1% giá trị tai sản , là một trong những nước có chi phí thấp nhất ở châu Á và trên thế giới . Tính linh hoạt của các điều khoản trong Hợp dồng lao động có thời hạn sẽ giúp việc tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ dàng hơn 80% các quốc gia ttrên thế giới . Hoàn thành 11 thủ tục thành lập và hoạt động Doanh nghiệp hợp pháp (trừ Indonexia, Trung Quốc, Philipin, Bruney là yêu cầu về thủ tục nhiều hơn trong khu vực ). Các yêu cầu về thủ tục hành chính để nộp thuế dứng thứ 10 về dộ phức tạp . Mỗi doanh nghiệp cần mất 1050h để hoàn tất các thủ tục về thuế . Sa thải lao động chi phí mất 20 tháng lương , chỉ có 32 quốc gia có chi phí cao hơn . XẾP HẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA VIỆT NAM TRONG KHU VỰC (Tính đến năm 2008) Tên nước Vị trí Tên nước Vị trí Sing-ga-pore 1 Trung Quốc 83 Hồng Kông-Trung Quốc 4 Việt Nam 91 Nhật Bản 12 In-do-nê-xi-a 123 TháI Lan 15 Phi-lip-pin 133 Ma-lai-xi-a 24 Cam –pu –chia 145 Hàn Quốc 30 Lào 164 Brun-ney 78 Đông –Ti-mo 168 1.4.a MôIi trường pháp lý và sở hữu trí tuệ: Cùng với việc đáp ứng những quy định về pháp lý và sở hữu trí tuệ để gia nhập WTO , Chính phủ Việt Nam còn có những bước đI nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và ban hành nhiều luật quy định việc bảo hộ cụ thể đối với các nhà đầu tư . Hệ thống toà án giám sát luật có ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài tiếp tục được cảI thiện , tạo ra một khuôn khổ pháp lý minh bạch và rộng mở hơn cho các nhà đầu tư . Năm 2005 ,Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện Luậ đầu tư và Luật mua sắm .Quốc hội cũng thông qua những luật mới nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ hơn cho các nhà đầu tư .Luật Chứng khoán ,Luật chuyển giao công nghệ , Luật Sở hữu trí tuệ ,trong đó có những quy định mới về các vấn dề đình công Năm 2006 ban hành Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới ,Bộ Công thương cho phép các Doanh nghiệp có vốn Đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu hàng hoá ,được phép bán hàng hoá đó cho các nhà thu mua và được quyền lưu thông hàng hoá đó . Theo Nghị quyết số 59/NQ-CP về một số giảI pháp vướng mắc trong hoạt động đầu tư xây dựng và cảI cách một số thủ tục hành chính dối với doanh nghiệp .Theo đó, bắt đầu từ ngày1/4/2008 các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thành lập mới sẽ chính thức áp dụng quy định hợp nhất mã số thuế doanh nghiệp và mã số dăng ký kinh doanh thành mã số doanh nghiệp . Các doanh nghiệp khi tiến hành thủ tục đăng kí sẽ chỉ sử dụng 1 bộ hồ sơ duy nhất nộp tạo Sở Kế hoạch và Đầu tư. 1.4.b Ưu đãI thuế; Chính phủ thực hiện một chương trình ưu đãI thuế thu nhập doanh nghiệp mạnh bạo .Chương trình này cho phép thời hạn miễn thuế lên tới 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãI (có tính cả năm đầu tiên ).Và giai đoạn 7 năm tiếp theo, mức thuế phảI nộp chỉ bằng 1/2 mức thuế thu nhập doanh nghiệp , mức thuế này thậm chí có thể được áp dụng trong thời gian 15 năm . Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể ở mức 10%, 15%hay 20% -tuỳ thuộc từng ngành công nghiệp , loại hình đầu tư , địa điểm .Mức thuế tiêu chuẩn là 28%. Khi tiến hành lưỵa chọn địa điểm đầu tư ,doanh nghiệp nên đến thăm các khu kinh tế khác nhau và thảo luận các ưu đãI thuế của mỗi khu kinh tế cũng như những điều kiện để được hưởng ưư đẫi về thuế .Ngoài ra còn cóa những chương trình miến thuế nhập khẩu các tư liệu sản xuất (mới hoặc đã được tân trang ) Ông Charlie Blocker. Giám đốc Điều hành Tập đoàn Gannon Pacific cho biết :”Các ưu đãI thuế của Chính Phủ Việt Nam là mọt trong những ưu đãI cao nhất châu Á và các công ty nhận thức được ảnh hưởng về mặt tài chính của những ưu đãI này lên doanh thu cố định hàng tháng của họ “ 1.4.c Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhằm đáp ứng dòng vốn ĐTTTNN mới đsng dổ vào.Chính phủ Việt Nam quyết tâm phát triển cân bằng về cơ soe hạ tầng ,dặc biệt trong lĩnh vực cung cấp điện ,nước,các dịch vụ cảng biển và viễn thông .Có rất nhiều các khoản vay và tài trợ song phương tiếp tục được dành cho Việt Nam, Trong hai năm 2005-2006, Việt Nam đã đầu tư khoảng 10% GDP vào cơ sở hạ tầng .Đến năm2012,nước ta sễ hoàn thành một mốc quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng qua việc phát triển các cảng nước sâu –sự phát triển này sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh to lớn trong việc thành lập các chuỗi cung ứng và xuất khẩu vào ASEAN, Trung Quốc và Bắc Mỹ. Sự sẵn sàng của các ơ sở hiện có :giá thuê đất khoảng 20-25USD/1metvuônng, cao nhất là khoảng 40/1metvuông ở những khu kinh tế có cơ sở hạ tầng hiện đại và đầy đủ hơn . 1.4.d Tỉ lệ lao động và lực lượng lao động Việt Nam: So với nhiều nước láng giềng châu Á ,Việt Nam có chi phí lao động tương đối rẻ.Công nhân nhà có mức lương trung bình là200USD/tháng trong khi những nhà quản lý chủ chốt và những kĩ sư thâm niên được trả 1500USD/tháng.Việt Nam áp dụng 48h làm việc mỗi tuần và chương trình phúc lợi xã hội theo quy định của Chính phủ khoảng 25%chi phí lương . Lực lượng lao động Việt Nam được giáo dục tốt và có tinh thần làm việc tích cực .Độ tuổi trung bình của công nhân là 24 và ngày càng có nhiều người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc bằng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2. I.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ĐTNN TẠI VỊÊT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA I.2.1 Những thành tựu đạt được : Nhìn lại bức tranh toàn cảnh ĐTNN vào Việt Nam từ những ngày đầu ban hành Luật đầu tư năm 1987, sau nhiều lần sửa đổi ,bổ sung (1990,1993.1996.2000,2005) cơ bản đã khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành và đưa ra được nhiều quy định pháp luật mới nhằm tiếp tục tạo dựng môI trường đầu tư lành mạnh ,có sức cạnh tranh ngày càng cao .Sau đợt sụt giăm dưới tác động của khủng hoảng tài chính ,tiền tệ châu Á năm 1997.Từ năm 2004 ,đầu tư vốn ĐTTTNN vào Việt Nam bắt đằu được phục hồi từng bước .Năm 2004,số vốn dăng ký vào Việt Nam là 4,5tỷ USD và theo hướng tăng dần .Năm2005,tổng số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD. Năm2006,vốn dăng kí đạt 12 tỷ USD và năm 2007 ,FDI đạt mức rất cao 20,3 tỷ USD ,bằng 25% tổng vốn ĐTTTNN trong 15 năm qua (84 tỷ USD) bao gồm cả dự án đăng kí mới và tăng vốn ,tăng 69,1% so với cùng kì năm ngoáI và vượt 58% kế hoạch đề ra . Như vậy ,sau 20 năm ,Viẹt Nam nhận được gần 98 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư với 9500 dự án , đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển KT-XH của đất nước .Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI )đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế ,tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần qua các năm :Năm1993 mới chỉ 3,6%; năm1999 đã đạt trên 10%; năm 2000 là 13%. CƠ CẤU GDP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (%) Thành Năm Phần KT 2000 2007 Nhà nứơc 37 38,52 Tập thể 6,5 8,58 Tư nhân 9,7 7,31 Cá thể 29 32,31 Đầu tư nước ngoài 17,8 13,28 Tỷ trọng của kinh tế khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư XH ,trong tổng giá trị sản xuát công nghiệp ,trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu ,divhj vị tiêu ding ,trong tổng kim ngạch xuất khẩu , trong tổng số lao động đang làm việc cao, tăng nhanh và cao hơn nữa.Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp : Năm 2000,khu vực có vốn ĐTTNN chiếm 41,3%: năm2007 ,chiếm gần 46%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ :Năm 2007 chiếm 32,01%cao nhất từ trướ đến nay và có xu hướng tăng lên cùng với độ mở cửa ngày càng sâu rộng hơn cùng với nhu cầu tăng nhanh của dân cư 2.1 a Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế * Cơ cấu ngành: ; ĐTNN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh té theo hướng CNH-HĐH ,phát triển LLSX .Nếu trong những năm đầu ,ĐTNN tập trung vào lĩnh vực dịch vụ phi sản xuất như khách san ,văn phòng ,căn hộ cho thuê..thì những năm gần đây ,ĐTTTNN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật chất .KHu vực kinh tế coa vốn ĐTNN chiếm khoảng 1/3 giá trị sản xuất công nghiệp . Với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20% Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc giử vững tốc độ tăng trưởng công nghiệp ,đẩy mạnh sản xuất công nghiệp , đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp ,tạo ra nhiều ngành nghề,nhiều sản phẩm mới ,góp phần tăng năng lực ngành công nghiệp Việt Nam: chiếm 100% về khai thác dầu ,sản xuất ô tô, máy biến thế 250-1000kW …chiếm 50% sản lượng vảI ,45%sản lượng máy, 35% về sản lượng giày dép.Đồng thời tập trung phát triển nhhững ngành Công nghiệp có lợi thế cạnh tranh :ché biến nông-lâm-thuỷ sản,may mặc,giày dép ,cơ khí ,lắp ráp cơ-điện tử cũng như đẩy mạnh tiến bộ đầu tư , đa dạng hoá hình thức sử dụng vốn cho đầu tư mới và đầu tư chiều sâu . *Cơ cấu vùng: Cùng với đẩu tư trong nước ,ĐTNN góp phần quan trọng trong việc hình thành hệ thống 67 khu công nghiệp ,khu chế xuất trong cả nước ,góp phần phân bố lạin công nghiệp một cách hợp lý , xử lý môI trường tốt hơn ,nâng cao hiệu quả đầu tư và hiệu lực quản lý. ĐTNN cũng góp phần thay đổi cục diện, gương mặt ,tạo ra nhiều dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở nhiều dịa phương từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh có khả năg thu hút vốn ĐTNN,hiệu quả, đóng góp tăng trướng kinh tê chung của tỉnh như: Vĩnh Phúc( khu vực ĐTNN tăng 44,5%, khu vực Nhà nước giảm 0,6%) , Bình Dương ( ĐTNN tăng 23,5%, Nhà nứơc tăng 11,6%) 2.1.b Chuyển giao công nghệ mới: Thông qua ĐTNN ,năng lực công nghệ của nền kinh tế cũng được nâng cao đáng kể.Nhìn chung ,các doanh nghiệp có vốn ĐTNN có trình độ công nghệ cao hơn ,có phương thức quản lý và kinh doanh tiên tiến ,là động lực quan trọng cho việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị truờng trong và ngoài nước, 2.1.c Lao động trong doanh nghiệp FDI ĐTNN góp phần giảI quyết việc làm :không chỉ thu hút lao động trực tiếp mà còn thu hút hàng trăn lao độnh gián tiếp trong các ngành xây dựng ,cung ứng nguyên liệu ,dịch vụ….Theo thống kê 2006 có 3700 doanh nghiệp có vốn ĐTNN (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam , giảI quyết việc làm cho hơn 1,4 triệu lao động .Tiền lườn công nhân ngày càng được nâng cao Góp phần phát triển nguồn nhân lực cho đất nước , góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các thành phần kinh tế: Năm 1990 khu vực nhà nước chiếm 11,6%, khu vực ngoài Nhà nước và ĐTNN 88,4%. Đến năm2007 ,khu vực NN là 9%, khu vực ngoài NN và ĐTNN là 91% .trong tổng số lao động đang làm việc cho nền kin tế quốc dân ,tốc độ tăng thêm lao dộng năm 2007 so với năm 1990 là : khu vực Nhà nước 559nghìn người, chiếm 3,8%; khu vự ngoài NNvà ĐTNN tăng 13.472,1nghìn người ,chiếm 96,2%. II.2.2 Những hạn chế và ảnh hưởng tỉêu cực của ĐTNN 2.2.aNhững hạn chế : * Sử dụng vốn : Từ những năm gần đây nguồn vốn FDI vào tăng nhanh và tạo nên bước đột phá .Tuy nhiên hiện nay đang có sự chênh lêch giữa vốn dăng kí và vốn thực hiện .Cục trưởng Cục Đầu tư ước ngoài cho biết : Trong số 20,3 tỷ USD vốn FDI vào Việt nam năm2007 , mớí chỉ khoảng 4,6 tỷ USD (Chiếm 30%) được đưa vào thực hiện . Trong khi làn sống đầu tư dâng cao thì tỷ lệ vốn thực hiện FDI lại giảm dần .Nếu vào năm 2000 ,vốn cam kết thực hiện lá 90% ,thì năm2006 xuống còn 40% ,năm 2007 con số này là 28% .Tình hình trên cho thấy cònnhiều điều bất ổn trong quá trình đăng ký và thực hiện các dự án FDI * MôI trường đầu tư: Hệ thống luật pháp cond thiếu đồng bộ và ổn định ,chưa đảm bảo tính rỏ ràng và dự đoán được trước ,quan trọng hơn là việc thực thi pháp luật chưa nghiêm của một bộ phận cán bộ các cấp . thủ tục hành chính còn rườm rà … Cơ sở hạ tầng và nguôn nhân lực chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển , làm hạn chế khả năng hấp thụ nhanh các nguồn vốn 2.2.b Những ảnh hưởng tiêu cực của ĐTNN Bên cạnh những tác dộng tích cự tới nền kinh tế của nguiồn vốn ĐTNN , thì cũng có những nguy cơ xảy ra là: Sự phụ thuộc của nước về vốn,kĩ thuật, thị trường vào bên ngoài : Sự chảy máu tài nguyên và “chất xám” ; sự can thiệp công việc nội bộ từ bên ngoài thông qua các công ty xuyên quốc gia; nguy cơ ô nhiếm môI trường… II. ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP II.1 Tình hình vốn ODA: Từ năm 1993 đến nay ,có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhu vực kinh tế có vốn đầu tư nuớc ngoài.DOC
Tài liệu liên quan