Tiểu luận Vấn đề ô nhiễm bụi

Mục lục

 

 

1.KHÁI QUÁT 3

1.1 Định nghĩa 3

1.2 Phân loại bụi 3

1.3 Vai trò của bụi trong khí quyển 4

1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khoẻ con người, động thực vật 4

2.CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI 5

2.1 Ô nhiễm bụi do tự nhiên 5

2.2 Ô nhiễm bụi do hoạt động nhân sinh 8

3. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở NƯỚC TA 10

3.1 Hiện trạng 10

3.2 Biện pháp hạn chế 12

Tài liệu tham khảo 13

 

doc13 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 13545 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vấn đề ô nhiễm bụi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu: Vào tháng 6 vừa rồi ở Hà Nội có hiện tượng rất lạ: “khói mù quang hóa”. Đó là hiện tượng người đi đường nhìn thấy như là có sương mù ở Hà Nội. Hiện tượng khói mù bao phủ Hà Nội mới đây, được các nhà khoa học gọi là khói mù quang hóa. Nó là tổ hợp của nhiều chất độc khác nhau, bụi mù... nên rất gây hại cho sức khỏe mọi người. Không chỉ khi có hiện tượng khói mù quang hóa mới ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sức khỏe đường hô hấp. Mà trong điều kiện bình thường, môi trường khói bụi, ô nhiễm khí thải công nghiệp, khói xe cũng là một tác nhân gây bệnh. Nhiều người, khi đi đường, nếu không bịt khẩu trang thì bụi bám vào mặt đen sì, bám quanh lỗ mũi... Rất nhiều người có thói quen đeo khẩu trang, chỉ sau một hôm không đeo, đi đường hít khói bụi nhiều quá, về nhà là đã bị sụt sịt mũi, viêm mũi, thậm chí lên cơn hen ở những bệnh nhân bị hen. Theo các chuyên gia, chính bầu không khí không đảm bảo, bị ô nhiễm bởi bụi, khói, hơi hóa chất… khiến số người mắc các bệnh hô hấp ngày càng gia tăng. Đó là dấu hiệu cho thấy bầu không khí ở Hà Nội đang bị ô nhiễm và nồng độ bụi trong không khí đang rất cao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề ô nhiễm bụi trong không khí em đã chọn đề tài tiểu luận là: “Vấn đề ô nhiễm bụi” Mục lục 1.KHÁI QUÁT 3 1.1 Định nghĩa 3 1.2 Phân loại bụi 3 1.3 Vai trò của bụi trong khí quyển 4 1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khoẻ con người, động thực vật 4 2.CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI 5 2.1 Ô nhiễm bụi do tự nhiên 5 2.2 Ô nhiễm bụi do hoạt động nhân sinh 8 3. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở NƯỚC TA 10 3.1 Hiện trạng 10 3.2 Biện pháp hạn chế 12 Tài liệu tham khảo 13 VẤN ĐỀ Ô NHIỄM BỤI 1.KHÁI QUÁT 1.1 Định nghĩa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hữu cơ có kích thước nhỏ bé, tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói mù. Bụi bay có kích thước từ 0.001μm đến 10 μm bao gồm tro, muội khói, và những hạt chất rắn đã nghiền nhỏ chuyển động hỗn loạn hoặc rơi xuống mặt đất với tốc độ đều theo định luật Stokes.Loại bụi này thường gây tổn thương cho cơ quan hô hấp. Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 μm, thường rơi xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần.Loại bụi này thường gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng. 1.2 Phân loại bụi: Về phân loại bụi có nhiều cách: 1.2.1. Phân loại theo hệ ngưng tụ: đó là sự hình thành do hai pha khí và hơi với các phản ứng hóa học xảy ra hoặc sự biến đổi của hai pha có đường kính từ 0.3 đến 3μm.Hệ ngưng tụ có thể có hai loại: khói chứa hạt rắn và sương mù chứa hạt lỏng. Hạt có đường kính nhỏ hơn 0.3 μm là những nhân ngưng tụ, có thể vận động như những phần tử khí.Chúng xuất hiện nhờ quá trình ngưng tụ và được tách khỏi các hạt lớn nhờ hấp phụ. Hạt có 0.3< dp <3 μm xuất hiện do quá trình kết hợp của những hạt nhỏ hơn. Chúng chuyển động theo qui luật Brawn và được tách khỏi khí nhờ mưa rơi hoặc rửa nước.Thời gian lưu của chúng thường nhỏ hơn thời gian hợp thành những hạt lớn hơn. Hạt có d>3 μm xuất hiện trước hết do sự phân tán cơ học (phân ly nhỏ) của những hạt lớn và được thu hồi lại qua quá trình lắng. 1.2.2 Theo nguồn gốc: Bụi hữu cơ và bụi vô cơ 1.2.3 Theo nguồn phát: bụi tự nhiên, bụi nhân tạo. 1.2.4 Theo kích thước: Hạt có kích thước <0.1 μm: khói; Hạt có kích thước từ 0.1-10 μm: sương mù; Hạt có kích thước >10 μm: bụi; 1.2.5 Theo tính xâm nhập vào đường hô hấp: Bụi: <0.1μm không ở lại trong phế nang; 0.1-5μm ở lại phổi từ 80-90%; 5-10 μm vào phổi nhưng được phổi đào thải ra; >10 μm thường đọng lại ở mũi; 1.2.6 Theo tác hại của bụi: Bụi gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, ben zen,…); Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban (bụi bông gai, phân hoá học,…) ; Bụi gây ung thư (bụi quặng, bụi phóng xạ, hợp chất crom,…); Bụi gây nhiễm trùng (lông, tóc,…) ; Bụi gây xơ phổi (bụi amiang, bụi thạch anh,… ). 1.3 Vai trò của bụi trong khí quyển: Liên kết với các trường điện từ trong khí quyển, mây và các hạt sương mù. Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cân bằng nhiệt của khí quyển Trái đất qua phản chiếu ánh sáng. Là hạt nhân cho quá trình ngưng tụ , băng đá và giọt nước(ngưng tụ dị thể). Tham gia vào một số phản ứng trong khí quyển như: Phản ứng trung hoà trong giọt Đóng vai trò xúc tác những hạt oxit kim loại trong phản ứng oxy hoá. Phản ứng oxy hoá quang hoá. Nguyên nhân tạo nên các vẩn đục trong khí quyển làm ảnh hưởng tới thời tiết 1.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khoẻ con người, động thực vật: 1.4.1 Đối với con người: Bụi trong không khí, nhất là các hạt dưới 5 µm có thể vào tận phế nang của người.Bụi có thể gây ra một số bệnh sau: Bệnh phổi nhiễm bụi: Bệnh phổi nhiễm bụi là do người hít thở bầu không khí có bụi khoáng, bụi amiang, bụi than và kim loại.Người sẽ bị xơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp. Ở Mỹ từ năm 1950-1955 phát hiện được 12.763 người nhiễm bụi đá (silicose); Ở Nam Phi có khoảng 30-40% thợ mỏ hằng năm chết do bệnh phổi nhiễm bụi đá; Ở Tây Đức,hằng năm có 1500 người chết do bị nhiễm bụi đá; Bệnh đường hô hấp: Tùy theo nguồn gốc các loại bụi gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản Bụi hữu cơ như bông, đay, gai dính vào niêm mạc gây viêm phù, tiết ra các niêm dịch, dẫn tới viêm loét . Bụi vô cơ rắn có cạnh góc sắc nhọn đâm vào niêm mạc,gây viêm mũi.Lúc đầu thường gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc dầy lên, tiết nhiều niêm dịch,hít thở khó. Sau vài năm chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi,gây bệnh phổi nhiễm bụi. Bụi Crom, Asen gây viêm loét thủng vách mũi vùng trước sụn lá mía; Bụi len, bột kháng sinh gây ra dị ứng viêm mũi, viêm phế quản và hen; Bụi mangan,photphat,bicromat kali,gỉ sắt gây ra bệnh viêm phổi, làm thay đổi tính miễn dịch sinh hóa của phổi; Một số bụi kim loại có tính phóng xạ gây ra bệnh ung thư phổi ví dụ như bụi uran, coban, crom, nhựa đường. Bệnh ngoài da: Bụi đồng gây ra bệnh nhiễm trùng da rất khó chữa.Bụi tác động vào các tuyến nhờn làm cho da bị khô gây ra các bệnh ở da như trứng cá, viêm da. Loại bệnh này các thợ đốt lò hơi, thợ máy sản xuất ximăng, sành sứ hay bị mắc phải. Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt lở loét như bụi vôi, bụi dược phẩm,thuốc trừ sâu; Bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh nắng làm cho da bị ngứa, sưng tấy, bỏng, mắt sưng đỏ, chảy nước mắt. Bệnh về mắt: Bụi gây chấn thương mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt… Bụi kiềm acid gây bỏng giác mạc, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể bị mù Bệnh đường tiêu hoá: Bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Bụi chì gây ra bệnh thiếu máu,giảm hồng cầu, gây rối loạn thận. Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khỏe con người, gây ra các bệnh dịch, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt và bệnh đường tiêu hoá 1.4.2 Đối với động vật và thực vật: Bụi còn tác hại tới sự tồn tai và phát triển của các động vật và thực vật Các hợp chất florua, asen, molipđen, chì và kẽm là những chất gây độc cho những loài động vật ăn thực vật .Các loại thuốc trừ sâu bao gồm những loại có chứa thủy ngân và chì đều gây thiệt hại lớn cho gia súc. Bụi lò ximăng, bụi lò gạch, bụi amiang, bụi than, bụi natri clo… làm cho cây cỏ không phát triển được, bị vàng lá, rụng lá, giảm hoa quả, làm teo hạt, giảm năng suất.Thậm chí có loại cây bị tiêu diệt. 2.CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM BỤI: 2.1 Ô nhiễm bụi do tự nhiên: 2.1.1 Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.Đám mây tro bụi tồn tại khá lâu trong không khí, theo gió đưa đi rất xa và đổ xuống những nơi cách xa núi lửa phun. Núi lửa Mayon của Philippines Ảnh hưởng của bụi núi lửa: Cản trở tầm nhìn gây ảnh hưởng đến ngành hàng không. Trong vòng 20 năm qua, ít nhất đã có 80 vụ đụng độ giữa các máy bay dân dụng và các đám mây tro bụi phun lên từ những đợt phun trào, gây thiệt hại hàng trăm triệu USD.Thái Bình Dương, nơi có hơn 100 núi lửa hoạt động và 4-5 đợt phun trào tro bụi mỗi năm. Ngày 15/12/1989, một chuyến bay KLM (Mỹ) mang theo 231 hành khách bay qua một đám mây tro bụi phun lên từ núi lửa Redoubt, Alaska và bị dạt ra xa 240 km. Chiếc máy bay đã mất độ cao gần 3,5 km trước khi tổ lái khởi động lại được động cơ.Sự cố kinh hoàng này đã "mở mắt" cho các quan chức, rằng không thể coi thường các đám mây tro bụi núi lửa trôi dạt. Tro bụi núi lửa và hơi khí độc thoát ra từ lòng đất là tác nhân quan trọng gây chết người mỗi khi núi lửa phun. Núi lửa Tambora(Indonexia) năm 1815 phun lên trời 80 km3 tro bụi làm bầu trời bán kính 500 m bị tối đen,giết chết 92000 người. Tro bụi những trận núi lửa làm thay đổi nhiệt độ Trái đất Núi lửa Pinatubo (Philipin) năm1991, phun 18 triệu tấn tro bụi núi lửa chứa đioxit lưu huỳnh lên cao 31000m bay vòng quanh Trái đất làm nhiệt độ năm đó giảm 0.20C 2.1.2 Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền nhanh, rộng, phát thải nhiều bụi và khí. Cháy rừng ở Inđônêxia Ảnh hưởng của cháy rừng: Gia tăng mức độ ô nhiễm không khí Ngày 21-8-2007, thủ đô Matxcơva chìm trong làn khói dày đặc do các đám cháy rừng diễn ra trong 10 ngày qua tại các vùng phụ cận. Tình hình ô nhiễm đến mức chính quyền ra khuyến cáo yêu cầu trẻ em và người mắc bệnh hô hấp không nên ra ngoài. Ảnh hưởng tới kinh tế Khói bụi làm hạn chế tầm nhìn ở Klang (Malaysia) Ngày 16/8/2005, Malaysia và Singapore lên tiếng kêu gọi các nước thành viên ASEAN hợp tác đối phó với thảm họa khói bụi hàng năm do nạn đốt phá rừng gây ra. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi suốt tuần qua Malaysia phải sống trong tình trạng bầu không khí bị ô nhiễm nặng do khói bụi từ các đám cháy rừng ở Indonesia tràn qua eo biển Malacca, khiến các hoạt động kinh doanh, sản xuất, vui chơi giải trí, du lịch bị đình trệ, các trường học phải đóng cửa. Hạn chế tầm nhìn Ngày 16/8/2006: Khói bụi từ các đám cháy rừng kéo dài nhiều ngày qua ở hai đảo Sumatra và Kalimantan của Indonesia đang loang ra các nước láng giềng, làm tăng mức ô nhiễm không khí ở hai đảo này cũng như ở một số nước láng giềng như Malaysia, Singapore và Brunei. Các đám cháy trên còn ảnh hưởng đến nhiều chuyến bay từ Jakacta tới tỉnh Tây Kalimantan vào sáng 15/8, do tầm nhìn giảm xuống chỉ còn từ 200-500 m. Một số máy bay đã phải hoãn hạ cánh ít nhất là một giờ.  2.1.3 Bão bụi Gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Bụi mù (Ảnh: ecosyn) Những cơn bão bụi đang tăng lên khắp Trái đất, gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khoẻ con người. Số cơn bão bụi bắt nguồn ở sa mạc Sahara của châu Phi đã tăng gấp mười lần trong 50 năm qua, đe doạ sức khoẻ con người cũng như các dải đá ngầm san hô cách xa hàng nghìn kilomet và góp phần làm thay đổi khí hậu Các nhà môi trường khẳng định, lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng nhanh hàng năm là hậu quả của biến đổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người. Tác động của các cơn bão bụi sa mạc lan rộng khắp trái đất. Các cơn bão bụi ở sa mạc Sahara tung bụi đi xa tới 5.000 km, phá hoại những dải san hô tận vùng biển Caribê, phủ bụi đỏ trên dãy núi Anpơ ở châu Âu và những cơn mưa đỏ (mưa cát bụi) ở Anh. Ngoài ra, bão bụi cũng mang theo vi khuẩn và thuốc trừ sâu đi xa hàng ngàn km. Một cơn bão bụi thông thường mang theo từ 20 - 30 triệu tấn bụi. 2.1.4 Hiện tượng sương mù và mù : Sương mù và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm.Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ Sương mù Là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây.Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây thấp. Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như: Sương mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió; Khi không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ bị lạnh đi nên hình thành sương mù bình lưu; Khí không khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều thì hơi nước bốc lên gặp lạnh nhanh chóng ngưng tụ thành sương mù bốc hơi.Ngoài ra còn sương mù do mưa, sương mù thung lũng, v.v... Mù Là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang.Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm, ... Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn. Mới đây nhất, liên tục trong ba ngày 16, 17 và 18-4 năm 2007, vào buổi sáng nhiều nơi trong thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện hiện tượng sương mù dày đặc. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng sương mù thông thường mà là sương mù do khói bụi. Sương mù xuất hiện gặp không khí ô nhiễm nên chứa rất nhiều chất độc hại. Khói bụi giao thông càng nhiều, mức ô nhiễm càng cao. Lúc này sương mù chính là khói, bụi lơ lửng cộng với hơi nước, vì vậy có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người. 2.2 Ô nhiễm bụi do hoạt động nhân sinh: 2.2.1 Ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp: Nhà máy nhiệt điện:các nhà máy này thường dùng nhiên liệu rắn, dầu FO, diezen. Khói ra thường chứa lượng tro bụi lớn ( 10-30 g/m3 ) Nhà máy hóa chất: thải ra nhiều chủng loại độc hai thể khí và thể rắn Nhà máy luyện kim: thường thải ra nhiều bụi và các chất độc hại. Bụi thường có kích thước lớn 10-100 μm nhất là ở công đoạn: khai thác quặng, tuyển quặng, sàng quặng, nghiền quặng ,… Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: nhà máy ximăng, nhà máy gạch ngói sành sứ, lò nung vôi,...là những nguồn gây ô nhiễm.Dây chuyền công nghệ càng lạc hậu thì lượng độc hại và bụi thải ra càng nhiều.Chất thải độc hại của nhà máy này chủ yếu là bụi do đất đá, do đốt nhiên liệu rắn và các khí SO2, NOx, CO. Một số nhà máy quá cũ, các hệ thống lò vôi, trạm nghiền đá, nhà máy nhỏ chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải góp phần gây ô nhiễm cho vùng dân cư xung quanh. Ví dụ:Toàn tỉnh Kiên Giang có năm nhà máy ximăng thì đều nằm trên địa bàn huyện Kiên Lương, ngoài ra còn có hàng chục lò vôi thủ công.Không gian phủ bụi ximăng của cụm công nghiệp sản xuất ximăng ảnh hưởng trực tiếp tới bốn xã và một thị trấn của huyện Kiên Lương. Ống khói Nhà máy ximăng Hà Tiên II ngày đêm thải khói mịt mù (Ảnh: TTO) Hai nhà máy gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất là nhà máy ximăng của Công ty cổ phần Ximăng 82 nghìn tấn và Nhà máy ximăng Hà Tiên II. Trong đó Nhà máy ximăng Hà Tiên II đã “được” Bộ Tài nguyên - môi trường xếp vào “danh sách đen” những nhà máy gây ô nhiễm. 2.2.2 Ô nhiễm do giao thông vận tải: Hoạt động giao thông vận tải cũng là một nguồn ô nhiễm không khí đáng kể, trong đó có vấn đề ô nhiễm bụi. Ôtô và các xe gắn máy gây ô nhiễm bụi đất đá và khí độc hại do cháy nhiên liệu trong động cơ thải qua ống xả. Các phương tiện giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm thấp, nhưng do cường độ giao thông khá lớn nên lượng bụi dưới đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp những người tham gia giao thông và quá trình sinh hoạt của khu dân cư hai bên đường Các nghiên cứu khoa học đã cảnh báo chất gây ô nhiễm từ khí thải xe cơ giới xâm nhập vào phổi và thậm chí vào máu con người, có thể gây ra các vấn đề về mắt và hệ thống hô hấp. Những tác động lâu dài của khí thải xe cơ giới có thể dẫn tới các bệnh như vô sinh, tim, thận và ung thư phổi... 2.2.3 Ô nhiễm sinh hoạt của con người: Nguồn ô nhiễm này do các bếp đun nấu, các lò sưởi sử dụng nhiên liệu than, củi, dầu, khí đốt. Lượng độc hại từ nguồn này tỏa ra không nhiều lắm, song nó gây ô nhiễm cục bộ, và vì nó ở sát cạnh con người cho nên tác hại của nó lớn và nguy hiểm. Theo Cơ quan Y tế Liên Hợp Quốc, một nửa dân số thế giới sử dụng than, gỗ, phân bón và các nhiên liệu rắn khác để đun nấu thực phẩm và sưởi ấm trong nhà, họ tiếp xúc với khói nguy hiểm, làm chết 1,5 triệu người mỗi năm. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, phụ nữ, trẻ em ở châu Phi và châu Á bị tổn thương nhiều nhất do ô nhiễm không khí trong nhà do đốt lửa trần và sử dụng các bếp lò thông gió lạc hậu. Trong số 1,5 triệu người bị chết mỗi năm do ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu trong nhà, có khoảng 800.000 trẻ em, 500.000 người là phụ nữ và 200.000 người đàn ông. 3. TÌNH HÌNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở NƯỚC TA 3.1 Hiện trạng Hôm 26/10/2007 tại Hà Nội trong buổi công bố báo cáo "Triển vọng Môi trường toàn cầu 4" của UNDP: Hà Nội, TP.HCM là 2 trong 6 thành phố bụi nhất thế giới.Ô nhiễm bụi ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP.HCM hiện chỉ kém các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc), New Dehli (Ấn Độ) và Dhaka (Bangladesh). Sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sinh hoạt dân sinh như đun nấu chính là nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm không khí về bụi hiện nay, trong đó, hoạt động công nghiệp được đánh giá là yếu tố chính nhất gây ra sự ô nhiễm: công nghiệp nước ta hiện nay phân ra thành 2 nhánh mới và cũ. Các cơ sở công nghiệp cũ do đều mang quy mô nhỏ, lại được xây dựng trước năm 1975 nên không có thiết bị xử lý khí thải độc hại, không có thiết bị giảm thanh ở máy móc sản xuất, nhiên liệu sản xuất lại giản đơn như dầu FO, than...vì vậy đã dẫn đến ô nhiễm không khí. Còn với các khu công nghiệp mới, dù được xây dựng ở những vị trí riêng biệt, song việc xử lý bụi, khí thải độc hại chưa triệt để cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân thứ 2 không kém phần nghiêm trọng trong việc gây ô nhiễm là giao thông vận tải. Dù đã thay thế xăng pha chì bằng xăng không pha chì để tránh tình trạng khí độc thải ra từ những phương tiện chạy bằng nhiên liệu này, nhưng với lưu lượng người sử dụng xe gắn máy chiếm tới 80% cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của phương tiện ô tô, môi trường khó có thể trong lành do tiếng ồn và khí độc từ lượng lớn những phương tiện ấy thải vào không khí. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường thành phố, năm 2006 nồng độ các chất độc hại trong không khí tăng từ 1,4 đến 2,4 lần so với năm 2005. Cụ thể, nồng độ chì trung bình đã tăng từ 1,4 đến 2,4 lần; nồng độ ben-zen tăng 1,1 đến 2 lần; nồng độ tô-lu-en tăng từ 1 đến 1,6 lần. Kết quả quan trắc nồng độ bụi đo được từ sáu trạm quan trắc cố định cho thấy mức độ ô nhiễm bụi đã vượt tiêu chuẩn về chất lượng không khí từ 1,5 đến 2,5 lần, thậm chí có nơi gấp bốn lần Các nút giao thông, công trường, khu công nghiệp trên cả nước đều bị ô nhiễm bụi trầm trọng! Trong khi tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh theo tiêu chuẩn Việt Nam, giá trị giới hạn đối với bụi, đặc biệt là bụi lơ lửng (kích thước trên 10 micrômet) trung bình 1 giờ là 0,3mg/m³, trung bình 24 giờ là 0,2mg/m³, thì ở TPHCM, chỉ số nồng độ bụi lên tới 0,57mg/m³, chủ yếu là bụi lơ lửng. Trong hội thảo khoa học về tác động của ô nhiễm không khí ngày 23/5/2006, các nhà chuyên môn đã báo động ô nhiễm không khí ở TP.HCM rất đáng lo ngại, đặc biệt là xu hướng gia tăng nồng độ các chất độc hại trong không khí như benzen, nitơ ôxyt... Ô nhiễm không khí tại TP.HCM thì nồng độ một số chất ô nhiễm đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh (dân cư) lẫn chất lượng không khí ven đường. Chất lượng không khí (AQI) từ 22/11/2007 đến 28/11/2007 theo báo SGGP ngày 29/11/2007 Ngày 22/11 23/11 24/11 25/11 26/11 27/11 28/11 Ven đường 169 192 73 123 134 110 64 Dân cư 105 93 79 93 88 70 83 Chú thích: Từ 0 – 50: chất lượng tốt, từ 51-100: trung bình, từ 101-200: kém, từ 201-300: xấu, từ 301-500: nguy hại. Chất lượng không khí xung quanh khu dân cư nồng độ bụi đặc trưng PM10 (kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 micrômet) có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Có khu vực nồng độ PM10 đạt hơn 80 micrôgam/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép thấp hơn con số này nhiều lần. 3.2 Biện pháp hạn chế Tình trạng ô nhiễm không khí cục bộ ở nước ta đang trở thành vấn đề bức bách, nhất là trong giai đoạn cả nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế, tiến tới khắc phục tình trạng này, đó là: Phải tăng cường kiểm soát và đánh giá tác hại của việc thải các chất độc hại gây ô nhiễm bầu không khí. Phải có biện pháp chế ngự, tiến tới chấm dứt việc thải khói, bụi, chất độc của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp vào môi trường. Trong những biện pháp đó, ngày nay người ta đòi hỏi phải áp dụng "công nghệ sạch" trong công nghiệp; nguyên liệu "sạch" trong công nghiệp; nguyên liệu "sạch" cho phương tiện vận tải; hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học mà áp dụng các phương pháp vi sinh trong nông nghiệp... Ngăn chặn nạn đốt rừng, khai thác rừng bừa bãi, xây dựng các vành đai rừng, vành đai xanh để ngăn chặn cát bay, chắn bụi. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục mọi người có ý thức hạn chế việc xả thải các chất ô nhiễm từ sinh hoạt vào bầu khí quyển. Tài liệu tham khảo Website: www.vietbao.vn Website: www.scribd.com Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 29/11/2007 Tiểu luận: “Tầm nhìn và vấn đề ô nhiễm bụi” của giáo viên Tô Thị Hiền Báo cáo vấn đề ô nhiễm bụi ở thành phố Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề ô nhiễm bụi.doc
Tài liệu liên quan