Tiểu luận Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích vai trò của thanh niên sinh viên trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay

 

MỤC LỤC.

A. LỜI MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG.

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1- Vai trò của quy luật.

2- Nội dung quy luật.

II/ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP VỀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH CNH-HĐH Ở NƯỚC TA.

1- CNH-HĐH là gì?

2- Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo.

3- Nội dung CNH-HĐH.

4- Tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

5- Nguồn nhân lực.

C. KẾT LUẬN.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7104 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích vai trò của thanh niên sinh viên trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập để phân tích vai trò của thanh niên sinh viên trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay. A. lời mở đầu Hiện nay, trên thế giới các cuộc cách mạng và công nghệ vẫn phát triển nhanh chóng với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống Xã hội. Nền kinh tế Việt Nam với xuất phát điểm thấp kém nền công nghiệp lạc hậu để có được tốc độ tăng trưởng cao hơn cần có được lực đẩy mạnh mẽ hơn nữa, lực đẩy đó chỉ có thể có được nhờ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) đất nước, tạo ra sự chuyển đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Nhận thức được điều đó tại hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng vào tháng 1/1994 đã đề ra những nhiệm vụ chủ yếu trong đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là một đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế Xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH). CNH-HĐH là một công cuộc cải biến cách mạng từ Xã hội nông nghiệp trở thành Xã hội công nghiệp đồng thời cũng là cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống Xã hội. Vì vậy, để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết và một trong những tiền đề cần thiết nhất chính là nguồn nhân lực tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) đã nêu "Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm thống nhất tăng trưởng kinh tế vơí công bằng và tiến bộ Xã hội". Tuy nhiên, trong nguồn nhân lực ấy thì thanh niên sinh viên lại giữ một vị trí quan trọng và có tính quyết định đối với sự phát triển nói chung và đối với sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nói riêng. Bởi họ là những chủ nhân của đất nước nói riêng, họ là đội ngũ tri thức trẻ có khả năng tiếp thu nhanh nhạy nhất những tiến bộ của thời đại, sự phát tiển như vũ bão của khoa học công nghệ. B. Nội dung. I/ Lý luận chung. 1- Vai trò của quy luật. Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo thành với các mặt, các khuynh hướng các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau chúng tạo thành những mâu thuẫn tồn tại trong sự vật hiện tượng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính thay đổi và ổn định của sự vật. Do vậy mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Mặt khác không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa các mặt đó. Do vậy cũng không có mâu thuẫn nói chung. Hơn nữa, sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự ổn định là điều kiện cho sự phân hoá, cho sự thay dổi và phát triển. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến nó tồn tại ở trong tất cả các sự vật hiện tượng, ở mọi giai đoạn tồn tại và phát triển của sự vật và hiện tượng. Nhưng ở các sự vật hiện tượng khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau của một sự vật, ở mỗi lĩnh vực, mỗi yếu tố cấu thành một sự vật sẽ có những mâu thuẫn khác nhau. 2- Nội dung của quy luật. a) Nội dung của quy luật . Quy luật của mâu thuẫn là quy luật cơ bản nhất trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là hạt nhân của phép biện chứng bởi vì nó vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển. Sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập có quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện: - Sự thống nhất có quan hệ hữu cơ với sự đứng im sự ổn định tạm thời của sự vật còn sự đấu tanh của các mặt đối lập quan hệ gắn bó với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. - Mâu thuẫn là động lực của sự vận động. Bởi vì mâu thuẫn là sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập các khuynh hướng đối lập. Sự tác động qua lại sự đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu những thay đổi các mặt khác, tác động qua lại cũng như sự vận động nói chung nó là nguồn gốc động lực phát triển. - Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình, quá trình đó qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một đặc điểm riêng. Lúc đầu hai mặt đối lập chưa có xung đột với nhau ngày càng gay gắt hơn khi có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập chuyển hoá lẫn nhau mâu thuẫn được giải quyết sự vật đó mất đi sự vật mới tiến bộ hơn ra đời thay thế. Sự vật mới có mâu thuẫn mới mâu thuẫn này lại triển khai phát triển và lại được giải quyết cứ như thế làm thành con đường phát triển không ngừng của mọi sự vật hiện tượng. Vì vậy mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của sự phát triển. b)Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Trong phép biện chứng duy vật khái niệm mặt đối lập là sự khái quát của các thuộc tính, khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng và tạo nên sự vật hiện tượng đó. Do đó cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau là điều kiện tồn tại của nhau, nếu thiếu một trong hai mặt chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Tồn tại trong một thể thống nhất hai mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau đấu tranh với nhau. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giưã các mặt đó. Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giưã chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất như một chỉnh thê toàn vẹn nhưng không nằm yên bên nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Khi bàn về mối quan hệ thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lênin khẳng định rằng "Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính lẽ nó nhờ có sự thống nhất giữa các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân của sự thống nhất chỉ tương đối tạm thời. Đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đói cũng như sự phát triển sự vận động là tuyệt đối. Từ những mâu thuẫn trên cho ta thấy trong thế giới hiện thực bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong bản thân nó những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau. Sự đấu tranh chuyển hoá của các mặt đối lập trong những điều kiện cụ thể tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến của thế giới. Mâu thuẫn này được giải quyết sự vật cũ mất đi sự vật mới hình thành, sự vật mới lại nảy sinh các mặt đối lập và mâu thuẫn mới. Các mặt này đấu tranh chuyển hoá và phủ định lẫn nhau để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thường xuyên biến đổi và phát triển không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn là nguồn gốc là động lực của mọi sự phát triển. II/ Sự vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào vai trò của thanh niên sinh viên trong quá trình CNH-HĐH ở đất nước ta. Để hiểu được vai trò của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước ta cần đề cập đến một số khía cạnh sau: 1- CNH-HĐH là gì? CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sinh viên kinh doanh, dịch vụ quản lý kinh tế Xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiến hành hiện đại tạo ra năng suất lao động Xã hội cao. Thực chất CNH-HĐH ở nước ta là quá trình tạo ra những vấn đề về vật chất, phương tiện, phương pháp những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa Xã hội. Nội dung cốt lõi của CNH-HĐH là cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại để đạt tới năng suất. Bởi cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện trọng yếu nhất quyết định nhất có liên quan tới sự phát triển về chất đối với lực lượng sản xuất và năng xuất lao dộng Xã hội đối với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong Xã hội và đối với sự thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa Xã hội. Trong khi tiến hành CNH-HĐH càn có những bước đi cách làm phương pháp thích hợp như: CNH phải gắn liền với HĐH, CNH cần theo cơ chế mới cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, CNH-HĐH theo xu thế quốc tế hoá hội nhập kinh tế thế giới. Nhờ có cách làm, phương pháp và bước đi thích hợp mà nền kinh tế nước ta đă giành được những thành tựu đáng kể và đang tạo ra những tiền đề đưa đất nước chuyển dần sang một thời kỳ phát triển mới. Điều đó đã được khẳng định rất rõ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII khi tổng kết mười năm đổi mới. Trong tác phâm "Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới CNXH" Tổng bí thư Đỗ Mười cũng có nhận định rằng: CNH-HĐH phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất kỹ thuật về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực không ngừng tăng năng suất lao động Xã hội làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân thực hiện công bằng và tiến bộ Xã hội bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái". Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH là phương tiện chứ không phải là mục đích. Nó là nhiệm vụ của chiến lược kinh tế tổng quát nhằm khai thác tối ưu lợi thế của các ngành các lĩnhvực, các vùng cụ thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó Đảng ta đã đề ra mục tiêu và quan niệm chỉ đạo sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. 2- Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo. Xuất phát từ thực trạng kinh tế của nước ta hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII) của Đảng quyết định "Từ nay đến cuối thập kỷ phải rất quan tâm đến CNH-HĐH nông nghiệp và kỹ thuật nông thôn phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản - công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đến đại hội VIII mục tiêu đó đề cập cụ thể hơn rõ ràng hơn. Có mục tiêu dài và ngắn hạn. Trong đó mục tiêu dài hạn của CNH-HĐH có nội dung là xây dựng cơ sở vật chất của CNXH dựa trên một nên khoa học công nghệ tiên tiến tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển bên ngoài. Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh Xã hội công bằng văn minh. Trong quá trình tiến hành CNH-HĐH cần phải thấu suốt các quan diểm chỉ đạo mà đại hội VIII đã đề ra. Một là, giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế địa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ vơí nước ngoài. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính xây dựng nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và quốc tế hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước có hiệu quả. Hai là, CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Ba là, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền. Bốn là, khoa học công nghệ là động lực của CNH-HĐH kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định. Năm là, lấy hiệu quả kinh tế Xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển lựa chọn dự án đầu tư vào công nghệ. Sáu là, két hợp kinh tế với quốc phòng an ninh. Bên cạnh việc đề ra những mục tiêu và quan điểm chỉ đạo Đảng ta còn đưa ra những nội dung cơ bản và nội dung cụ thể của sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta thể hiện trong văn kiện Đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. 3- Nội dung của CNH-HĐH. Trước hết Đảng ta đã đưa ra nội dung cơ bản của CNH-HĐH là. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất Xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu cải cách khoa học công nghệ. Cốt lõi của CNH-HĐH là cải tiến lao động thủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại để đạt năng suất lao động Xã hội cao. Quá trình CNH-HĐH là quá rình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ què quặt ít hiệu quả sang một cơ cấu ngày càng phù hợp với xu hướng phát triển của nền sản xuất hiện đại do sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cùng với nội dung cơ bản Đảng ta cũng đề ra nội dung cụ thể và bước đi trước mắt trong những năm tới đó là: Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn ngành chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu công nghệ điện tử và công nghệ thông tin. Cải tạo mở rộng nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất ở những khâu đang cản trở sự phát triển. Phát triển du lịch, các dịch vụ hàng không, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, pháp lý, thông tin... và các dịch vụ phục vụ cuộc sống của nhân dân. Từng bước đưa đất nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khâu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu . Việc xây dựng quan hệ sản xuất mới phải phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tóm lại nội dung CNH-HĐH phải được thực hiện theo quy hoạch thống nhất nhằm bảo đảm được cả nhu cầu trước mắt và mục tiêu lâu dài kết hợp cả điểm và diện kinh tế và quốc phòng công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ. CNH-HĐH là một cuộc cải biến cách mạng từ Xã hội nông nghiệp trở thành Xã hội chủ nghĩa. Đó cũng là cuộc cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống Xã hội cải biến cách mạng trên mọi lĩnh vực của đời sống Xã hội. Vì vậy để triển khai thuận lợi và thực hiện thành công sự nghiệp này đòi hỏi phải có những tiền đề cần thiết. 4- Tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH XHCN ở Việt Nam. Xuất phát từ thực trạng kinh tế Xã hội ở nước ta để đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải không ngừng phát triển những tiền đề sau. Trước hết để thực hiện CNH-HĐH cần huy động được vốn và sử dụng có hiệu quả cao ở cả trong và ngoài nước. Trong đó nguồn vốn trong nước là quyết định nguồn vốn ngoài nước là quan trọng. ở nước ta hiện nay để tăng năng suất lao động Xã hội và chủ yếu là phải khai thác và sư dụng tốt quỹ lao động tập trung phát triển nhà nước công nghiệp hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Tiếp theo cần phải có một nguồn lực dồi dào về số lượng và chất lượng. Sự nghiệp CNH-HĐH đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn để sử dụng vào quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật một nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng và thói quen lao động, muốn có được nguồn nhân lực ấy chúng ta phải đào tạo nhân tài, bồi dưỡng lao động. Bên cạnh đó phải có tiềm năng về khoa học kỹ thuật và công nghệ: Đó là động lực CNH-HĐH có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, CNH-HĐH nói riêng của các quốc gia. Hơn nữa quan hệ kinh tế dối ngoại cũng là tiền đề rất quan trọng để thực hiện CNH-HĐH ở đất nước ta. Quan hệ kinh tế đối ngoại càng rộng rãi và có hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp CNH-HĐH càng thuận lợi và rộng nhanh bấy nhiêu. Thực chất việc mở rộng là thu hút nhiều nguồn vốn bên ngoài là việc tiếp thu nhiều kỹ thuật là công nghệ hiện đại là mở rộng thị trường cho sự nghiệp CNH-HĐH được thuận lợi. Tièn đề cuối là sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta. Nhìn chung CNH-HĐH giữ vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Xã hội của Nhà nước ta nó là nhiệm vụ trọng tâm là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong thời kỳ quyết định tiến lên CNXH và chủ nghĩa cộng sản ở nước ta. Có lẽ do nhận thức được tầm quan trọng của chúng ta mà Đại hội lần thứ VIII, Đảng ta đã coi: CNH-HĐH đất nước là giải pháp quyết định đưa đất nước ta sớm thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới cải thiện đời sống nhân dân tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh củng cố vững chắc chủ quyền dân tộc. Trong những tiền đề ấy thì nguồn nhân lực đã đóng góp một phần đáng kể vào sự thành công đó đặc biệt là thế hệ trẻ những thanh niên, sinh viên đang ra sức đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. 5- Nguồn nhân lực. Nếu hiệu theo nghĩa rộng thì đó là nguồn lực về con người với tư cách là nguồn cung cấp lao động cho Xã hội nó bao gồm toàn bộ dân cư có thể bình thường. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì đó là nhóm dân cư trong tuổi lao động có khả năng lao động. Vậy nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của Xã hội khi nghiên cứu nguồn nhân lực phải nghiên cứu cả số lượng và chất lượng. Một số lượng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp chưa CNH. Nhưng khi tiến hành CNH thì có thể mặt chất lượng cơ cấu và cơ chế sử dụng nguồn nhân lực lại có tâm fquan trọng hơn. Nếu một quốc gia không có đội ngũ các nhà kỹ thuật công nhân hiện đại nguy cơ quốc gia đó trỏ thành bãi thải công nghiệp là điều có thể hiểu được. Chất lượng của nguồn nhân lực là do chính hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khoẻ qui định. Phải có chính sách ưu tiên lựa chọn đào tạo và sử dụng các nhân tài những tinh hoa của dân tộc trên mọi lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Như vậy chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho Xã hội đặc biệt trong thời đại hiện nay khi khoa học công nghệ và nền kinh tế tri thức phát triển thì chất lượng lao động là rất quan trọng. Đất nước ta đang trong thời kỳ xây dựng CNXH, hiện đại hoá đòi hỏi phải có những con người mới và tạo nên những con người mới đó. Muốn nâng cao sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà chỉ có phương tiện công nghệ thì chưa đủ mà cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó. Nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH là những người có đức có tài ham học hỏi thông minh sáng tạo làm việc quên mình vì độc lập và sự phồn vinh của tổ quốc, được tổ chức về kiến thức văn hoá, sản xuất kinh doanh về điều kiện vĩ mô nền kinh tế và toàn bộ Xã hội có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển vươn lên ngang tầm thế giới. Nguồn nhân lực ấy có thể là ai khác ngoài thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước những thanh niên sinh viên. Do đó thanh niên sinh viên giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH sự nghiệp phát riển kinh tế Xã hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Muốn có CNXH phải có con người Xã hội chủ nghĩa". Vậy để có con người Xã hội chủ nghĩa chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải đào tạo nên những con người vừa có đức, vừa có tài. Đảng ta đưa ra mục tiêu trong 20 năm tới là: Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đảng ta đã đề ra mục tiêu bồi dưỡng nhân tài bởi lẽ đó là động lực của sự phát triển và có tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh quản lý là động lực tạo nên các thế mạnh trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh việc giáo dục tri thức cho thanh niên sinh viên cần có những biện pháp tích cực nhằm giaó dục tư tưởng chính trị cho nguồn nhân lực để tạo cho họ quan điểm thái độ và cách nhìn đúng đắn với lịch sử dân tộc với chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa Xã hội ở nước ta. Hiện nay Đảng ta đang lãnh đổi mới xây dựng đất nước trong bối cảnh quốc tế và trong khu vực hết sức phức tạp đòi hỏi mỗi thanh niên sinh viên không chỉ có kiến thức mới trên mọi lĩnh vực của đời sống Xã hội đặc biệt là kinh tế mà còn phải có đạo đức cách mạng vững vàng để không chỉ thích nghi mà còn làm chủ kinh tế thị trường giữ vững định hướng Xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh trong khi luôn coi trọng tài năng người nhấn mạnh: "Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc cũng như người phải có đạo đức nếu không có đạo đức thì dù có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân". Đạo đức đó không phải là từ trên trời rơi xuống mà nó do đấu tranh hàng ngày, vì thế phải rèn luyện như "Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". C. Kết luận. Thanh niên sinh viên là một lực lượng được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm họ được đào tạo, được giáo dục một cách kỹ kưỡng trên tất cả các mặt. Có thể nói họ đã, đang và sẽ là những nhân tài của đất nước. Tuy nhiên chỉ có tài thôi thì chưa đủ mà Xã họi còn yêu cầu họ phải là những người có đạo đức có nhân cách. Bởi như Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Nhận thức được điều đó tự bản thân mỗi sinh viên phải không ngừng học hỏi tiếp nhận tri thức mới đồng thời tự rèn luyện bản thân để trở thành con người Xã hội chủ nghĩa để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung, vào sự phồn vinh của đất nước. D. Tài liệu tham khảo. 1- Công nghiệp hoá hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp công nhân (Nhà xuất bản chính trị quốc gia - PGS Cao Văn Lương ). 2- Tạp chí nghiên cứu kinh tế. 3- Giáo trình kinh tế học chính trị Mác Lênin. 4- Vở ghi và bài giảng. Mục lục. A. Lời mở đầu B. Nội dung. I/ Cơ sở lý luận. 1- Vai trò của quy luật. 2- Nội dung quy luật. II/ Sự vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập về vai trò của thanh niên sinh viên trong quá trình CNH-HĐH ở nước ta. 1- CNH-HĐH là gì? 2- Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo. 3- Nội dung CNH-HĐH. 4- Tiền đề thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 5- Nguồn nhân lực. C. Kết luận. D. Tài liệu tham khảo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60046.DOC
Tài liệu liên quan