Tiểu luận Virus: Cấu tạo, tính chất và ảnh hưởng của nó đến con người trong thời đại ngày nay

MỤC LỤC

A. Mở đầu 2

B. Nội dung 3

I. Virus là gì? 3

1. Một số định nghĩa về virus 3

2. Đặc điểm chính của virus 4

II. Cấu tạo của virus 4

1. . Lớp vỏ protein: CAPSID 4

2. . Lớp vỏ bọc bên ngoài (envelop). 7

3. . Bộ gene của virus 8

III. Quá trình nhân lên 8

IV. Tương tác giữa virus và vật chủ 10

1. Một số khái niệm về mối tương tác virus và vật chủ 10

2. Các yếu tố dịch thể và tế bào 12

2.1 . Yếu tố không đặc hiệu 12

2.2 . Các kháng thể 13

2.3 . Các yếu tố thuộc về tế bào 14

2.4 . Tóm tắt cơ chế phòng vệ của vật chủ 14

2.5 . Vai trò của cơ chế phòng vệ 15

2.6 . Bệnh lí do miễn dịch chống virus 15

2.7 . Khả năng hạn chế đáp ứng miễn dịch của virus 16

V. . Một số loại virus 18

1. Virus động vật: animal viruses 18

2. Virus nhiễm vi khuẩn: bacteriophages 19

3. Các nhân tố giống virus: virus- like agents 20

VI. Một số bệnh do virus chung ở người và động vật 21

i. Các loại của virus cúm 21

2. Các loài bị nhiễm virus 22

3. Điều kiện để đại dịch cúm xảy ra 23

4. Đặc điểm của virus dại: Rabies virus 23

VII. Dịch tễ 26

VIII. Sinh bệnh học 27

IX. Phòng chống bệnh 30

X. Vaccin phòng bệnh do virus 31

XI. Phương pháp nuôi cấy vius 32

I. Nuôi cấy trên mô tế bào: 32

1. Các loại tế bào chính được sử dụng: 32

2. Môi trường dinh dưỡng: 33

3. Các kỹ thuật nuôi cấy tế bào: 33

II. Nuôi trên phôi gà: 33

III. Nuôi trên động vật mẫn cảm: 33

C. Kết luận 34

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Virus: Cấu tạo, tính chất và ảnh hưởng của nó đến con người trong thời đại ngày nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t chủ phụ thuộc vào các yếu tố như loại virus, lượng virus xập nhập và tấn công, đường xâm nhập. Một số khái niệm về mối tương tác virus và vật chủ Các yếu tố tự nhiên (vốn có) đươc coi như những trận tuyến đầu tiên của cơ thể chống lại sự tấn công của virus bao gồm: - Da: Da được coi là một rào cản khó vượt qua đối với virus. - Thiếu hụt các thụ quan (cơ quan thụ cảm hay cơ quan mẫn cảm virus: các receptor): Muốn xâm nhập được vào cơ thể trước hết virus phải kết hợp được với thụ quan đặc biệt trên các tế bào vật chủ. Mỗi một loại virus có một thụ quan đặc hiệu với nó. Thụ quan của virus HIV là CD4 trên các tế bào lympho T, của virus cúm A là Glycophorin ở nhiều loại tế bào khác nhau. Chính vì vậy vật chủ của virus phải mang các thụ quan trên một hay nhiều loại tế bào trong cơ thể của nó. Nếu vật chủ không mang thụ quan với virus hay các tế bào của vật chủ thiếu một số thánh phần cần thiết cho sự nhân lên của virus thì sẽ có tính kháng tự nhiên đối với virus. Ví dụ: chuột nhắt không có thụ quan đối với virus bại liệt nên không bị nhiễm virus này. Tương tự, người có khả năng đề kháng (hay không mắc phải) nhiều bệnh do các virus động vật và thực vật. - Màng nhầy: Lớp màng nhầy bao phủ biểu mô của nhiều cơ quan là bức thành ngăn cản sự xâm nhiễm của virus vào cơ thể. Màng nhầy có thể đơn thuần là một hàng rào ngăn cản hoặc có tác tác dụng ngăn không cho virus kết hợp được với các thụ quan của nó trên các tế bào của vật chủ và như vậy không cho virus cơ hội tìm thấy nơi cư trú của nó. Ví dụ, orthomoxovirus và paramyxovirus nhiễm vào vật chủ bằng cách kết hợp với thụ quan sialic acid (sialic acid receptor). Glycoprotein trên màng nhầy chứa sialic acid có khả năng cạnh tranh các thụ quan với virus nên có thể ngăn cản không cho virus kết hợp với các tế bào chủ. - Các lông nhung: Các lông nhung trên bề mặt biểu mô (đặc biệt là lông nhung biểu mô đướng hô hấp) có thể giúp cơ thể hạn chế sự xâm nhiễm của virus. Nếu hệ thống lông nhung bị tổn thương do các loại thuốc hay do nhiễm trùng, sự nhiễm virus sẽ diễn ra mạnh hơn. - Độ pH thấp trong dịch dạ dày làm bất hoạt virus. Tuy nhiên, các loại virus đường ruột (enterovirus) không chịu ảnh hưởng của dịch tiết dạ dày và có khả năng tồn tại cũng như nhân lên trong đường ruột của vật chủ. - Các yếu tố thể dịch và tế bào (xem phần dưới) Các phản ứng của cơ thể - Sốt có thể giúp cơ thể ức chế sự nhân lên của virus. Một số virus giảm khả năng sản sinh các virion ở nhiệt độ trên 37 độ. - pH thấp ức chế virus nhân lên - Các yếu tố dịch thể và các cấu phần của tế bào Các yếu tố dịch thể và tế bào . Yếu tố không đặc hiệu Nhiều yếu tố miễn dịch không đặc hiệu có khả năng giúp cơ thể kháng lại virus. Một số yếu tố "có sẵn" trong khi một số yếu tố so sự xâm nhiễm của virus tạo ra. Interferon (IFN): IFN được Issacs và Lindemann phát hiện cách đây hơn 40 năm khi quan sát thấy dịch ly tâm từ các tế bào nhiễm virus chứa một loại protein có khả năng ức chế sự xâm nhập của virus vào các tế bào khác. Protein này không tác dụng trực tiếp đến virus mà tác động đến các tế bào khác của vật chủ giúp chúng có khả năng kháng lịa virus. IFN là một trong phương thức kháng lại virus sớm vì nó được sản sinh ngay sau khi virus xâm nhập và xuất hiện trưc tất cả mọi chức năng phòng vệ khác của cơ thể như kháng thể, tế bào T. Thời gian sản sinh IFN phu thuộc vào lượng virus xâm nhập. - Phân loại và đặc điểm của IFN Có ba loại IFN là IFN-alpha, IFN-beta và IFN-gamma. IFN-alpha và IFN-beta còn được gọi là IFN loại I và IFN-gamma còn được gọi là IFN loại II. Có khoảng 20 phân loại IFN- alpha trong khi IFN-beta và IFN-gamma chỉ có một loại duy nhất. Các IFN có những đặc điểm khác nhau về tính bền vững ở độ pH khác nhau, hoạt tính khi có sự hiện diện của SDS. Hiện tại các IFN được xác định và phân biệt bằng các kháng thể đặc hiệu đối với chúng. - Những yếu tố tác động của IFN: Tế bào bình thường không chứa hoặc không tiết IFN vì các gene mã hóa cho chúng không được sao mã và dịch mã. Quá trình dịch mã tổng hợp IFN protein chỉ sảy ra sau khi tế bào tiếp xúc với các yếu tố kích thích tương ứng. Các yếu tố kích thích tổng hợp IFN-alpha và beta gồm có nhiễm virus, RNA mạch kép (như poly inosinic acid, LPS và những thành phần từ một số loại vi khuẩn. Trong số các loại virus, các RNA virus có tác dụng kích thích sản xuất IFN mạnh hơn các DNA virus Tuy vậy, những ảnh hưởng phụ của IFN làm hạn chế khả năng ứng dụng chúng trong điều trị bao gồm: - Các ảnh hưởng chung: Sốt, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ. - Ảnh hưởng đến các cơ quan: IFN có tính độc đối với thận, gan, tủy xương, tim Bổ thể Hầu hết virus không gắn bổ thể bằng con đường khác. Tuy nhiên, sự phản ứng qua lại của kháng thể gắn bổ thể với các tế bào bị nhiễm virus hoặc với virus chưa "cởi áo" có thể dẫn đến làm tan tế bào chủ hoặc làm tan virus. Như vậy, bằng cách thức tác động đến hệ thống miễn dịch đặc hiệu, bổ thể đóng vai trò nhất định giúp cơ thể vật chủ chống lại virus. Các cytokine (cytokines): Cytokines là các protein hay các peptide do tế bào sản xuất và có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển hay biệt hóa của các tế bào (các tế bào bị ảnh hưởng có thể cùng loại hoặc khác loại với tế bào sản sinh cytokine). Các cytokine như Tumor necrosis factor alpha (TNF-alpha), interleukin-1 (IL-1) và IL-6 được sản xuất bởi các đại thực bào đã được hoạt hóa có khả năng kháng virus (thử in vitro) nhưng tác dụng kháng virus của chúng trong co thể động vật (in vivo) chưa được làm rõ. . Các kháng thể Kháng thể ho hệ miễn dịch sản sinh ra có tác dụng giúp cơ thể chống lại virus xâm nhập, phục hối bệnh và ngăn cản sự xâm nhập lần sau của virus. Các kháng thể IgG, IgM và IgA đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch kháng virus nhưng vai trò của mỗi kháng thể phụ thuộc vào loại virus và đướng xâm nhập của virus. Ví dụ, IgA có tác dụng mạnh hơn trong trường hợp virus xâm nhập qua niêm mạc trong khi IgG thể hiện vai trò lớn hơn khi virus có mặt trong máu. Kháng thể vừa có tác dụng giúp vật chủ chống lại virus vừa có ảnh hưởng không có lợi đến chính cơ thể vật chủ. Tác dụng của kháng thể Trung hòa trực tiếp virus bằng cách ngăn cản không cho virus kết hợp với các receptor của chúng trên tế bào vật chủ hoặc ngăn cản không cho virus xâm nhập vào tế bào. Ngăn chặn quá trình "cởi áo virus" thông qua tác động đến các protein của virus tham gia vào quá trình này. Kháng thể kết hợp bổ thể trợ giúp cho quá trình làm tan các tế bào nhiễm virus hay làm tan các virus chưa được cởi áo. Tác động như các opsonin (các protein gắn kết với bề mặt virus) và tạo điều kiện cho các đại thực bào tiêu diệt virus bằng cách làm tăng độ "kết dính" hay kết hợp thông qua Fc hoặc Ceb receptor. Tế bào nhiễm virus chưa cởi áo chịu tác động của kháng thê và có thể bị tiêu diệt bởi các tế bào K. Huyết thanh học Ảnh hưởng không có lợi đối với vật chủ . Các yếu tố thuộc về tế bào Các yếu tố không đặc hiệu: - Đại thực bào - NK cells Các yếu tố đặc hiệu: Lympho bào T . Tóm tắt cơ chế phòng vệ của vật chủ - Các đáp ứng không đặc hiệu xuất hiện sớm: + Sốt: Hạn chế virus nhân lên. + Thực bào: Chống lại virus + Viêm: Hạn chế sự nhân lên sủa virus + Hoạt động của các tế bào diệt tự nhiên (NK cells): Tiêu diệt các tế bào đã bị nhiễm virus. + Interferon: Hạn chế virus nhân lên, thiết lập phản ứng miễn dịch của cơ thể. - Các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào: + Lympho bào T được phân biệt bởi protein bề mặt CD8 (cytotoxic T lymphocyte): Tác động đến các tế bào đã bị nhiễm virus. + Các đại thực bào đã được hoạt hóa: Tác động đến virus và các tế bào đã nhiễm virus. + Các lymphokine: Tiêu diệt tế bào đã bị nhiễm virus và hình thành đáp ứng miễn dịch. + Các độc tố tế bào phụ thuộc kháng thể tác động qua trung gian tế bào (ADCC): Tác động đến các tế bào đã bị nhiễm virus. - Đáp ứng miễn dịch dịch thể tác động đến virus và các tế bào nhiễm virus: + Kháng thể (antibody) + Kháng thể + bổ thể (như C1, C2, ...C8, factor B, factor D...) . Vai trò của cơ chế phòng vệ Vai trò của các yếu tố phòng vệ phụ thuộc vào loại virus, đường xâm nhập vào cơ thể và phương thức xâm nhiễm sang các tế bào mới. Kháng thể sẽ ít có tác dụng với herpes virus hay paramyxoviruses do chúng có khả năng xâm nhiễm vào các tế bào lành qua phương thức hợp bào hay qua các cầu nối tế bào. Trong trường hợp này, miễn dịch qua trung gian tế bào có tác dụng hơn. Nếu virus chỉ xâm nhiễm các tế bào màng nhầy thì kháng thể dịch thể IgA đóng vai trò quan trọng. Xác định vai trò của các yếu tố phòng vệ trong từng trường hợp rất quan trọng trong nghiên cứu vaccine phòng bệnh. Nếu IgA đóng vai trò quan trọng đối với việc chống lại một virus nào đó thì vaccine cần cần có tác dụng kích thích sản sinh IgA. Nếu CTL (cytotoxic T lymphocyte) đóng vai trò quyết định hơn thì vaccine phải kích thích được sản sinh CTL. Vaccine sống thường kích thích sản sinh CTL trong khi vaccine chết không có khả năng này. . Bệnh lí do miễn dịch chống virus Mặc dù cơ thể có hệ thống phòng vệ chống lại sự xâm nhập và nhân lên của virus, hạn chế hủy diệt tế bào nhưng có khi các phản ứng phòng vệ lại dẫn đến làm tổn thương các mô trong cơ thể. Ví dụ, phức hợp kháng thể chống cytomegalovirus co theo máu đến thận và khớp, tích tụ tại các cơ quan này và có khi gây viêm khớp, viêm cầu thận. Sự kết hợp kháng thể + bổ thể và có thể dẫn đến sự sản sinh một lượng lớn bổ thể, làm tăng tính thấm thành mạch, gây sốc do xuất huyết và có thể gây chết vật chủ... . Khả năng hạn chế đáp ứng miễn dịch của virus Một số loại virus có khả năng ức chế hay hạn chế đến mức tối đa tác dụng của hệ thống phòng vệ và đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ. HIV xâm nhiễm các tế bào CD4+ có khả năng phá hủy đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Virus gây bệnh sởi xâm nhập các lympho bào, ức chế quá trình biệt hóa và phân chia của các tế bào này. Khả năng chống các đáp ứng miễn dịch của virus là vấn đề được quan tâm trong sản xuất vaccine. Một số phương thức của virus dùng để chống hay tránh các tác nhân phòng vê của vật chủ: Chống các interferon: + Epstein-Bar virus sử dụng các RNA kích thước nhỏ (EBERs) khóa hoạt động của protein kinase. + Vaccinia virus sử dụng elF-2alpha tương đồng ngăn cản protein kinase phosphoryl hóa elF-2alpha. Chống bổ thể: + Vaccinia có khả năng khóa các tác dụng của bổ thể. Chống kháng thể: HSV-1 sử dụng gE/gl kết hợp với Fe-gammma và khóa tác dụng của chúng lại... (trừ poxvirus). Các yếu tố kích thích tổng hợp IFN-gamma gồm các mitogen và antigen (ví dụ như các yếu tố kích thích lympho bào). - Các sự kiện sảy ra trong quá trình kích thích tổng hợp IFN: Các gene của IFN không biểu hiện trong các tế bào nguyên vẹn do các protein ức chế trong tế bào ở trạng thái kết hợp tại vùng khởi sự phía đầu 5' (upstream) của gene mã hóa IFN và ức chế quá trình sao mã. Thêm vào đó, quá trình sao mã của gene cần có sự hiện diện của các protein hoạt hóa (activator proteins) (các activator protein kết hợp với vùng khởi sự để bắt đầu quá trình sao mã). Các yếu tố kích thích tônge hợp IFN phát huy tác dụng bằng cách: + Làm ngừng tổng hợp các protein ức chế sao mã hoặc + Làm tăng tổng hợp protein hoạt hóa từ đó kích thích sao mã các gene của IFN cho ra đời các RNA thông tin (mRNA) và IFN protein. IFN sẽ kết hơp với các thụ quan (các receptor) trên các tế bào lân cận làm cho các tế bào này chuyển thành trạng thái kháng lại virus Sau khi các yếu tố kích thích mất đi, các gene bị bất hoạt trở lại. - Khi có sự kích thích của IFN: Sự kết hợp IFN - receptor dẫn đến quá trình sao mã và dịch mã của một nhóm các gene tônge hợp các protein kháng virus. Tế bào có khả năng kháng virus đến khi các protein này không còn tác dụng (quá trình này thường kéo dài đến vài ngày). Trạng thái kháng virus trong của các tê bào được xử lý với IFN là kết quả của quá trình tổng hợp hai enzyme từ quá trình ức chế tổng hợp protein. Một protein ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình tổng hợp protein bằng cách làm đứt đoạn các mRNA của virus trong khi protein kia phát huy ảnh hưởng trực tiếp bằng cách ức chế quá trình kếo dài chuỗi amino acid. Một enzyme có tên gọi 2'5' Oligo A synthetase có tác dụng biến đổi ATP thành một polymer duy nhất (2'5' Oligo A) chứa liên kết 2'-5' phophodiester. RNA mạch kép cần thiết cho hoạt động của enzyme này. 2'5' Oligo A sẽ hoạt ghóa RNAse L để RNAse "bẻ gãy" các mRNA của virus. Protein thứ hai là một enzyme có tác dụng phosphoryl hóa (protein kinase) sẽ tự động phosphoryl hóa và hoạt hóa để phát huy tác dụng phosphoryl hóa yếu tố nối dài elF-e (elongation factor elF-2) và làm bất hoạt yếu tố này. Với tác động của hai enzyme này, quá trình tồng hợp protein bị ức chế và chính tế bào nhiễm virus có thể bị tiêu diệt do protein của nó không được tổng, đồng thời quá trình nhiễm virus cũng dừng lại. Các tế bào không bị nhiễm virus không bị ảnh hưởng bởi các IFN vì hai enzyme trên không được tổng hợp. Một số loại virus có khả năng kháng lại tác dụng của IFN như adenovirus (vì chúng có thể sản xuất một RNA chống lại tác dụng của protein kinase bằng các RNA mạch kép từ đó làm giảm tác dụng kháng virus của IFN). - Những tác dụng khác của IFN: IFN không chỉ kích thích sản sinh các protein kháng virus mà còn có những ảnh hưởng khác đến tế bào. IFN có khả năng kích thích quá trình hình thành đáp ứng miễn dịch thông qua tác động của chúng đến các phân tử MHC (Class I và Class II). IFN-alpha, beta và gamma làm tăng tác động của các phân tử MHC thuộc Class I ở tất cả các tế bào, làm tăng cường khả năng nhận biết của tế bào Tc (Tc có khả năng tiêu diệt những tế bào nhiễm virus) IFN-gamma còn làm tăng cường tác dụng của Class II MHC trên các tế bào trình diện kháng nguyên dẫn đến tăng khả năng trình diện kháng nguyên virus với tế bào trợ gíp CD4+T. Hơn nữa, IFN-gamma có thể hoạt hóa tế bào NK (NK cells) - những tế bào có khả năng tiêu diệt những tế bào nhiễm virus. IFN hoạt hóa tính kháng virus của các đại thực bào. IFN hạn chế sự phân chia tế bào vì vậy còn được sử dụng trong điều trị một số khối u cá tính. - Ứng dụng lâm sàng của IFN: IFN được sử dụng trong điều trị các bệnh do virus và một số bệnh khác: Điều trị bệnh do virus: IFN-alpha và beta: Điều trị viêm gan B, viêm gan C, herpes zoster, papilloma virus, rhino virus, warts, lepromatous leprosy, leshmaniasis. IFN-gamma: toxoplasmosis, chronic granulomatous diease (CGD) Điều trị ung thư: Hairly cell leukemia, chronic myelocytis leukemia, T cell lymphoma, kaposi's sarcoma, endocrine pancreatic neopplasma, non-Hopgkin's lymphomas Tuy vậy, những ảnh hưởng phụ của IFN làm hạn chế khả năng ứng dụng chúng trong điều trị . Một số loại virus Virus động vật: animal viruses Các họ virus động vật mang DNA mạch kép Hepadnaviridae (VD: virus viêm gan B) Herpesviridae (VD: virus đậu gà) Papovaviridae (VD: papillomavirus, SV40) Các họ virus động vật mang DNA mạch đơn Parvoviridae Các họ virus động vật mang RNA mạch kép Birnaviridae Reoviridae Các họ virus động vật mang RNA mạch đơn Paramyxoviridae (VD: VR cúm) Picornaviridae (VD: VR bại liệt (poliovirus); virus gây bệnh lở mồm long móng) Retroviridae (VD: HIV, các loại virus gây ung thư) Rhabdoviridae (VD: Virus dại: Rabies virus) Togaviridae (như rubella, virus gây sốt vàng: yellow fever) Virus thực vật: plant viruses Virus thực vật mang DNA mạch kép : Caulimoviruses Virus thực vật mang DNA mạch đơn : Geminiviruses Virus thực vật mang RNA mạch kép : Plant reoviruses (các nhóm fujivirus và phytoreovirus) Virus thực vật mang RNA mạch đơn Virus nhiễm vi khuẩn: bacteriophages Virus mang DNA mạch kép Corticoviridae (VD: PM2) Lipothrixviridae (VD: TTV1) Myoviridae (VD: T4) Plasmaviridae (VD: MVL2) Podoviridae (VD: T7; T-odd phages) Siphoviridae (VD: lambda và P22) Tectoviridae (VD: PRD1) Virus mang DNA mạch đơn Microviridae (VD: G4) Inoviridae (fd) Virus mang RNA mạch kép Cystoviridae (f6) Virus mang RNA mạch đơn Leviviridae (MS2) Các nhân tố giống virus: virus- like agents Khi nói đến virus ta thường hay nghĩ đến những sinh vật nhỏ nhất nhưng thực tế chúng còn có những "đối thủ" tí hon về kích thước và đơn giản về cấu tạo Viroids Vào những năm 70 những nhà khoa học bắt đầu tìm ra những những sinh vật nhỏ hơn, cấu tạo đơn giản hơn virus nhưng có khả năng gây bệnh. Chúng chỉ có các RNA trần, không có vỏ bao bọc. Có người cho rằng chúng là những phiên bản nguyên sơ của virus. Những chuyên gia nông nghiệp phát hiện ra rằng chúng có khả năng gây bệnh cho khoai tây, cà chua và một số loại cây ăn quả. Sau đó một viroid được cho là có liên quan đến viêm gan D. Tuy vậy, viroid "không thể yên tâm" vì chưa chắc đã "đạt danh hiệu" tác nhân gây nhiễm nhỏ bé nhất. Prions Prion không phải là DNA hay RNA mà là các protein đơn giản. Người ta cho chúng là những protein bất bình thường trong cơ thể. Có thể cấu trúc của chúng không giống các protein khác. Khi tiếp xúc với các protein bình thường, prion có khả năng làm cho những protein bình thường bị biến đổi để trở thành prion khác. Cơ chế truyền nhiễm và gây bệnh của prion vẫn gây nhiều tranh luận (và tất nhiên còn có nhiều nghiên cứu về chúng). Một số trường hợp bệnh được xác định do prion như bệnh bò điên (hay bệnh xốp não ở bò), bệnh dại ở cừu. Một biến thể của bệnh xốp não là bệnh Creutzfeldt-Jakob ở người cũng được cho là có liên quan đến prion. Vẫn chưa hết, một số người cho rằng có mối liên hệ giữa prion với bệnh Alzheimer. Một số bệnh do virus chung ở người và động vật Virus cúm và bệnh cúm gia cầm Các loại của virus cúm Virus gây bệnh cúm bao gồm ba type: type A, type B và type C. Căn cứ vào sự hiện diện của các glycoprotein bề mặt (Glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu: Hemagglutinin (HA) và men tan nhầy Neuraminidase (NA). , virus thuộc type A được chia thành các phân type (subtype). HA và NA được gọi là các yếu tố kháng nguyên của virus. Virus cúm với các yếu tố kháng nguyên H và N, lớp màng bao (envelop), protein liên kết (matrix protein M1, ribonucleoprotein: RNP Các subtype của virus cúm A và virus cúm B bao gồm các chủng khác nhau. Các yếu tố H và N do các gene quy định nên khi các gene biến đổi, những yếu tố kháng nguyên này biến đổi theo. Có hai loại biến đổi ở mức độ phân tử: (1)Các đột biến điểm (point mutations): Thường sảy ra trên hai gene mã hóa các thành phần kháng nguyên dẫn đến các biến đổi nhỏ của H và N (người ta dùng thuật ngữ biến đổi trôi dạt - antigenic drift để mô tả các đột biến kiểu này). Kết quả hình thành nhiều kiểu kháng nguyên H và N khác nhau được ghi nhận bằng các ký hiệu H1, H2, H3 v.v. và N1, N2, N3, v.v. Vì vậy để ký hiệu mỗi loại virus ta dùng một nhóm gồm hai ký hiệu một từ H và một từ N như: H1N1, H1N2, H2N2, H5N1.... Điều đáng lưu ý là kết quả của biến đổi trôi dạt dẫn đến sự ra đời của chủng virus cúm mới mà kháng thể đối với các chủng virus trước nó không nhận ra được. Đây là nguyên nhân tại sao một người đã bị nhiễm virus cúm nhưng vẫn có thể bị nhiễm trở lại và chương trình giám sát dịch cúm phải được tiến hành chặt chẽ để đánh giá sự thay đổi của các chủng virus từ đó quyết định chủng virus nào nên được đưa vào danh sách sản xuất vaccine. Cũng chính vì thế, những người muốn miễn dịch với virus cúm cần được tiêm vaccine hàng năm. (2) Các biến đổi lớn có tính chuyển đổi (antigenic shift) sảy ra khi virus cúm nhiễm từ loài này sang loài khác hoặc do trộn lẫn, tái tổ hợp gene của virus cúm ở các loài khác nhau (ví dụ giữa virus cúm A ở người và virus cúm A ở gia cầm). Khi loại biến đổi này sảy ra sẽ cho ra đời một phân type virus mới mà tác hại của nó khó thể lường trước được. Đây cũng là một trong những yếu tố để một đại dịch bùng phát. Các loài bị nhiễm virus Nhiễm virus cúm A (influenza type A): Căn cứ vào đặc tính gây bệnh và cấu trúc di truyền , virus cúm A còn được phân thành hai loại: Loại có độc lực cao (hay tính gây bệnh cao): highly pathogenic (HPAI) và loại có tính gây bệnh thấp: low pathogenic (LHAI). Hầu hết các virus A đều có tính gây bệnh thấp và thường gây ra các triệu chứng nhẹ ở gia cầm. Ngược lại, các virus có độc lực cao có thể gây bệnh nặng và nhiều khi gây chết gia cầm mắc bệnh. Tuy nhiên có loại virus độc lực cao (như H5N1) lại không gây bệnh ở một số loài chim trong đó có vịt. Một điều phải chú ý là các loại độc lực thấp có thể biến đổi thành loại độc lực cao. Các loài chim hoang dã, gia cầm, lợn, ngựa và một số động vật khác là đối tượng có thể trở thành vật chủ của tất cả các subtype của virus cúm A. Các loài gia cầm như gà và gà tây khi nhiễm virus cúm A có thể biểu hiện triệu chứng cúm điển hình và nhiều khi bị chết. Có sự khác nhau đáng kể trong bộ gene giữa các phân type A chỉ nhiễm ở người và các phân type nhiễm cả ở người và gia cầm. Các virus cúm A đã được xác định nhiễm cả người và gia cầm bao gồm: - Cúm A H5: Gồm 5 phân type đã được xác đinh, trong đó nhóm có độc lực cao H5N1 đã và đang lưu hành tại châu Á và châu Âu. - Cúm A H7: Gồm 9 phân type đã được xác đinh. H7 có thể nhiễm từ các loài chim hay gia cầm mang virus sang người. Người bị nhiễm các virus H7 có thể biểu hiện triệu chứng từ viêm kết mạc mắt hay các triệu chứng tổn thương đường hô hấp trên hoặc cả hai. Đặc biệt, H7 hiện diện trong cả nhóm có độc lực thấp và nhóm có độc lực cao. Nhìn chung, H7 có thể gây bệnh cho người từ biểu hiện các triệu chứng dạng nhẹ cho đến tử vong. - Cúm A H9: Gồm 9 phân nhóm có thể nhiễm ở người (ít sảy ra và có độc lực thấp). Virus cúm B (influenza type B): Thường chỉ phát hiện thấy ở người và không bao gồm các phân type. Virus cúm B cũng có thể gây bệnh nặng cho người nhưng ít gây thành dịch như virus cúm A. Virus cúm C (influenza type C): Người bị nhiễm virus cúm C có thể biểu hiện các triệu chứng ở dạng nhẹ. Virus cúm C không gây thành dịch Điều kiện để đại dịch cúm xảy ra Một đại dịch cúm (mang tính toàn cầu) sảy ra nếu hội tụ các điều kiện sau: - Một phân type mới của virus cúm A được tạo ra và lưu hành trong cộng đồng - Loại virus này gây các triệu chứng trầm trọng - Virus này có thể lây từ người sang người theo một phương thức truyền lây có tính ổn định. Việc giám sát và xác định các điều kiện trên vô cùng quan trọng trong công việc phòng và trị bệnh Đặc điểm của virus dại: Rabies virus Virus dại trong phân loại virus Virus dại (Rabies virus) thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae (họ này còn có Ephemerovirus và Vesiculovirus). Ngoài virus dại, Lyssavirus còn có Lagos bat, Mokola virus, Duvenhage virus, European bat virus 1 (EBV1), EBV2 và Australian bat virus (ABV). Virus dại thuộc nhóm RNA virus và dễ phân biệt với các virus cùng họ do có hình viên đạn khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử Virion hình viên đạn. Các phần cấu tạo: lõi virus (ribonucleoprotein), matrix protein, lớp áo ngoài (envolop) với các "gai" trên bề mặt do các glycoprotein tạo thành Cấu tạo của virus Cũng như các virus khác thuộc họ Rhabdoviridae, rabies virus có kích thước xấp xỉ 180 x 75nm và bao gồm hai cấu phần chính là lõi virus (virus core) có cấu trúc ribonucleoprotein xoắn (RNP) và lớp vỏ bao (virus envelop). Ribonuceoprotein: bao gồm RNA mang bộ gene virus và phần nucleoprotein (N protein) có tác dụng gói RNA. Sơ đồ cắt ngang của virus với các phần cấu tạo tương ứng Bộ gene virus (khoảng 12kb) mang leader-sequence (trình tự để trắng hay trình tự; trình tự mở đầu) có kích thước khoảng 50 nucleotide sau đó là các gene mã hóa cho 5 loại protein. Bộ gene của virus dại (12kilobase) với đoạn trình "trắng" tại đầu 3', tiếp theo là các gene mã hóa protein N, P, M, G và L với kích thước tương ứng Lớp vỏ: Hai loại phosphoprotein (P protein) và polymerase (L protein) liên kết với RNP. Matrix protein (M protein) bao ngoài phần lõi, liên kết với RNP và lớp vỏ ngoài virus có tác dụng quan trọng trong quá trình lắp ráp tạo các virion. Glycoprotein (G protein) tạo thành khoảng 400 "gai" có kích thước khoảng 10 nm trên bề mặt virus Quá trình xâm nhập và nhân lên Glycoprotein với các cấu trúc "gai" bề mặt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận và tương tác với tế bào chủ. Sau khi gắn được với bề mặt tế bào, virus xâm nhập nhờ các "bọng" được hình thành từ lớp màng tế bào chủ bao bọc lấy virus để đưa virus vào tế bào chất (pinocytosis). Lớp màng bao của virus hợp nhất với màng của các bào quan dẫn đến quá trình giải phóng lõi virus trong nguyên sinh chất của tế bào (quá trình cởi áo virus). Sau khi được giải phóng, RNA của virus bắt đầu quá trình tổng hợp các mRNA (bước khởi đầu cho quá trình nhân lên trong tế bào chủ). Polymerase của virus tiến hành sao mã phần leader sequence và mRNA của các loại protein. Quá trình giải mã để tổng hợp các protein của virus được tiến hành tại các ribosome của tế bào chủ (các glycoproteiin được hoàn thiện tại các ty thể và mạng lưới golgi nội bào). Tỷ lệ đoạn trình tự lãnh đạo (leader strand) và protein N là "công tắc" điều khiển quá trình nhân lên của virus. Khi "công tắc" này được bật, bộ gene của virus bắt đầu được sao mã (bước khởi đầu là tạo bản sao của toàn bộ các gene, các "stop-codon" và "nonstop-codon" được bỏ qua). Polymerase củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề về Virus.doc