Tiểu luận Vụ việc phá sản của Công ty Enron và Công ty Worldcom

Sự phá sản của các tập đoàn lớn ở Mỹ kéo theo công ty tư vấn kế toán hàng đầu thế giới như Arthurr Andersen sụp đổ. Sai lầm của ngành kiểm toán Mỹ chủ yếu là do nhân viên kiểm toán (CPA) và các DN bị kiểm toán “ăn rơ” cùng nhau. Các CPA vốn là những người thiếu tính độc lập và ngay chính bản thân họ cũng không biết giữ tính thận trọng trong khi tác nghiệp và cả sự hoài nghi cần thiết.

a. Chính những kẽ hở trong hệ thống kế toán đã tạo điều kiên thuận lợi cho các công ty làm sai lệch sổ sách kế toán. Vì vậy, lựa chọn và thiết lập hệ thống các quy tắc kế toán chính xác là việc làm cần thiết.

Việc biển thủ tiền trong một công ty của Mỹ không được coi là làm trái các quy định trong hệ thống kế toán, nhưng việc sửa chữa lại dữ liệu kế toán thì ngược lại, theo các quy định trong hệ thống kế toán, đó là sự vi phạm nghiêm trọng. Nhưng miễn đó là sự trùng hợp tình cờ với dữ liệu thực tế thì lại được chấp nhận. Việc lợi dụng khuyết điểm của hệ thống để khiến cho các nhà đầu tư bị lỗ, hiện tượng này thường bị các nhân viên CPA bỏ qua trong quá trình kế toán. Thông thường, các nhân viên CPA chỉ chú tâm đến chi tiết của các tài chính kế toán, mà không đánh giá tính hợp lý trong các báo cáo tài chính. Việc này có thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình kiểm toán và do đó gây ra một loạt các vụ biển thủ tài chính xảy ra.

b. Sai sót về mô hình kiểm toán:

Các mô hình kiểm toán hiện đại bao gồm mô hình kiểm toán trên cơ sở hệ thống (Dựa trên phân tích và đánh giá hệ thống quản lý nội bộ để đạt được mục tiêu kiểm toán) và mô hình kiểm toán trên cơ sở các rủi ro (tập trung hết sức lực để phân tích các thương vụ và quản lý rủi ro cho khách hàng, nhưng lại không chú trọng đến việc tiến hành kiểm tra thực sự để trực tiếp hỗ trợ kết luận kiểm toán). Kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro có thể khiến các nhân viên CPA không tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhắm tiết kiệm chi phí kiểm toán. Cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thông kiểm toán trong các công ty kiểm toán.

 

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20057 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vụ việc phá sản của Công ty Enron và Công ty Worldcom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Ngoài ra, Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường năng lượng. Trên thực tế, họ chỉ là những nhà buôn sắp xếp hợp đồng giữa người mua và bán rồi lấy tiền hoa hồng. Trong tay Enron, thị trường năng lượng ngang hàng với một sự đầu cơ tài chính. Hãng này đã xây dựng những nhà máy trị giá hàng triệu USD khắp thế giới nhưng chỉ sở hữu chúng khi giá năng lượng lên ngôi, khi gặp khó khăn thì bán ngay lập tức. Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã vươn sang các mặt hàng như giấy, nước, nhựa, kim loại và phương tiện viễn thông. Enron đã tạo ra hơn 900 công ty con, chủ yếu nằm ở những nước dễ dãi nhất về luật kế toán. Hệ thống công ty mẹ-công ty con được thiết kế bởi các chuyên gia tài chính rất tài giỏi, và được bảo đảm bởi một trong 5 đại gia ngành kiểm toán của thế giới: Arthur Andersen. Trong nhiều năm, Enron chứng tỏ họ là một công ty lớn mạnh và có lợi nhuận cao: Thành công đáng kể nhất của Enron là trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2000. Trong khoảng thời gian này, giá cổ phiếu của Enron tăng từ dưới 20 USD lên trên 80 USD. Năm 2000, giá trị thị trường của Enron đạt 77 tỉ USD. Lợi nhuận của công ty cũng tăng rất nhanh, từ 20 tỉ USD trong năm 1997 lên thành 101 tỉ USD trong năm 2000, tăng hơn năm lần chỉ trong vòng bốn năm, là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số hơn 100 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng, điển hình là tạp chí Fortune, luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm năng nhất với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD. Từ năm 1985 đến cuối năm 2001, giá cổ phiếu của công ty liên tục tăng lên. Cao điểm là vào tháng 10/2001, giá cổ phiếu của công ty đã tăng hơn gấp đôi trong vòng chỉ một năm. Trên con đường phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động, việc kinh doanh của Enron ngày càng mang thêm nhiều rủi ro. Trong việc kinh doanh vận chuyển qua hệ thống đường ống, cả lượng và giá đều ổn định. Nhưng trong lĩnh vực buôn bán khí đốt và xăng dầu, giá cả dao động rất mạnh đồng thời số lượng cũng giao động do sức ép cạnh tranh. Enron lớn đến mức không ai tin nó có thể sụp đổ. Vậy tại sao Enron, một công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ, đứng thứ bảy trong số các công ty lớn nhất của Mỹ, lại rơi vào tình trạng khủng hoảng và phá sản nhanh đến thế. II. Khủng hoảng và sụp đổ: Khủng hoảng bắt đầu hiện ra từ cuối năm 2001. Ngày 10-1, Tòa Bạch Ốc chính thức thông báo lãnh đạo tập đoàn Enron, ông Kenneth Lay, đã từng liên hệ với giới chức cao cấp của chính quyền Bush, trong đó có Bộ Trưởng Ngân Khố Paul Oneil và Bộ Trưởng Thương Mại Don Evans để tìm kiếm sự giúp đỡ, xin chính phủ can thiệp tài chính để thoát khỏi bờ vực phá sản, nhưng đều bị hai Bộ Trưởng từ chối. Lúc đó, ông O'neil đã không thông báo cho Thủ Tướng Bush về cuộc khủng hoảng của Enron và chính quyền cũng không làm gì để bảo vệ cho các nhân viên cũng như cổ đông của Enron. Đến tháng 10-2001, Ủy ban Chứng khoán Mỹ đã điều tra sổ sách kế toán của Enron và sự thật mới bắt đầu hé lộ. Tập đoàn Arthur Andersen chịu trách nhiệm kiểm toán, lưu giữ chi tiết các hoạt động tài chính của Enron vừa thú nhận rằng họ đã hủy bỏ "một số lượng đáng kể nhưng không xác định được" những tài liệu nói về sai phạm tài chính ở Enron. Các công tố viên cho biết số lượng tài liệu liên quan bị hủy bỏ có thể lên đến hàng ngàn. Nhiều nhà phân tích tài chính liên tục đánh giá cao công ty này, cho đến sát thời điểm nó sụp đổ. Theo chuyên san tài chính Bloomberg Markets, đến trung tuần tháng 10-2001, vẫn có ít nhất 6 nhà phân tích nổi tiếng ở Wall Street tiếp tục khuyên nên mua cổ phiếu Enron. Ngày 26/10/2001, công ty lần đầu tiên thừa nhận đã lỗ hàng trăm triệu USD trong một quý: Enron công bố lỗ 618 triệu USD trong quý III nhưng thực tế lên tới 1,2 tỷ USD. Số nợ 1,2 tỷ USD bị giấu đi đã gây hoảng loạn trên thị trường chứng khoán khi nó bị tiết lộ. Vào tháng 8/2001, Giám đốc Điều hành Jeffrey Skilling từ chức vì lý do cá nhân. Tháng 12 năm 2001,Ủy ban Chứng khoán Mỹ thông báo rằng ủy ban này đã kiện ông Fastow trước một tòa án ở Washington vì không giao nộp các tài liệu liên quan đến các hoạt động tài chính bất minh của Enron và không trình diện ủy ban theo trát đòi ngày 30-10.Giám đốc tài chính Fastow phải ra đi. Khi công ty khó khăn, họ thuyết phục nhân công nhận lương và thưởng bằng cổ phiếu. Việc trả lương bằng cổ phiếu chẳng những không thể làm cho giám đốc điều hành đặt quyền lợi cổ đông lên trên hết, mà còn gây hậu quả ngược lại – mua lấy sự im lặng của các giám đốc này về tình hình tài chính. Làm cách đó, giá trị của Enron đã bị giảm sút nghiêm trọng. Đã có những dự báo trước: Tháng 1/2001, một nhân viên kiểm toán của Andersen đã cực lực phản đối phương pháp kế toán của Enron. Vài tuần sau, nhân viên này bị Andersen chuyển sang bộ phận khác theo đề nghị của Enron. Một nhân viên của Merrill Lynch (công ty đánh giá xếp hạng chứng khoán) đã xếp hạng cổ phiếu của Enron vào loại “không có triển vọng”. Nhân viên này bị sa thải ngay sau đó. Cổ phiếu của Enron tụt giá thảm hại: Ngày 15-8-2001, cổ phiếu Enron bắt đầu mất giá, đầu tháng 11 năm 2001, giá cổ phiếu của Enron giảm xuống dưới 10 USD, cuối năm 2001, mỗi cổ phiếu chỉ còn giá 0,6 USD. Ngày 9-2002 Hoa Kỳ đã chính thức cho chuyển hồ sơ của tập đoàn Enron sang bộ phận điều tra hình sự. Cuộc điều tra này dự kiến được chỉ thị từ Hoa Thịnh Đốn nhưng sẽ có Công Tố Viên nhiều tiểu bang tham gia. Trước đó, Enron đã trải qua hằng loạt cuộc điều tra dân sự khi nộp đơn xin phá sản lần thứ hai vào tháng 12-2001. Trong thời điểm này các công tố viên quan tâm đến một yếu tố có khả năng gây chấn động: Bộ Trưởng Tư Pháp John Ashcroft trong ngày 10-1 đã tự rút lui khỏi ban điều tra hình sự của Bộ Tư Pháp về công ty Enron, sau khi thông tin về số tiền 61. 000 Mỹ kim mà Enron đóng góp vào quỹ tranh cử vào Thượng Viện của ông trong năm 2000 được công bố. Toàn bộ văn phòng Tư Pháp tại Houston, cơ quan được chỉ định điều tra vụ Enron, cũng đã rút lui khỏi tiến trình điều tra với lý do "có liên hệ tài chính" với Enron. Ngay trong tháng 12 năm đó (ngày 2 tháng 12 năm 2001), công ty tuyên bố phá sản. Hàng nghìn người bị mất việc làm và "xóa xổ" tài khoản hưu trí trị giá hàng tỷ USD của các nhân viên. Khi Enron sụp đổ, nó phá hủy hơn 60 tỷ USD giá trị thị trường. Những công bố về lợi nhuận của công ty được minh chứng là không có thật, họ có những món nợ khổng lồ không được thể hiện trong sổ sách của công ty. Bất ngờ hơn vẫn là chuyện của các vị lãnh đạo chóp bu trong đó phải kể đến cựu Giám đốc tài chính Andrew Fastow của Enron đã "tỉa" trên 33 triệu USD từ các giao dịch, sau khi chịu sự điều tra đã bị kết án 10 năm tù năm 2004. Công ty sụp đổ với khoảng nợ quyết đoán với 13 tỷ dollars và hàng tỷ dollars nợ vay, tái trả tín dụng và trả các hợp đồng năng lượng. Enron phải tuyên bố phá sản đánh dấu vụ thất bại kinh doanh lớn nhất ở Hoa Kỳ. Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ quyết định điều tra xem có phải các giới chức Enron đã phạm tội lừa đảo trước khi công ty phá sản hay không. Lật lại hồ sơ, người ta thấy rằng Tổng Thống Georges W. Bush đã nhận được từ Enron và những người liên quan đến công ty hơn 550. 000 dollars - số tuyền hậu thuẩn tài chính lớn nhất. Đổi lại, ông dành cho Enron những ưu đãi đáng kể trong việc làm ăn. Enron và Ken Lay - gián đốc điều hành của Enron, người được ông Bush đặt tên thân mật là "Kenny Boy" - đã quyên góp tiền cho ông Bush từ hai lần ông tranh cử thống đốc bang Texas năm 1994 và 1998 (với tổng số tiền 312. 500 dollrs), đến chiến dịch tranh cử tổng thống và cả tiền cho lễ đăng quang tổng thống hồi đầu năm 2001. Lay nói rằng ông ta ủng hộ ông Bush bởi có quan hệ lâu với gia đình Bush. Thậm chí sự ủng hộ của Lay bắt đầu từ chiến dịch tranh cử tổng thống của Bush cha ít nhất vào năm 1980. Hàng loạt quan chức của Enron và Andersen hoặc đã vào tù hoặc đang chờ án tù. Những nạn nhân chính là những người mua cổ phiếu. Những người "bên trong" đã nhanh tay bán cổ phiếu trước khi thảm hoạ được phát hiện. Còn hầu hết cổ đông "bên ngoài", cuộc tháo chạy giống như một thảm hoạ. Có những người đã mua cổ phiếu với giá 90 đô la và để nhận được 0,6 đô la sau không đầy 1 năm. Enron phá sản mọi sự dính líu về chính trị cũng được phơi bày. Trong đó có những quan hệ gần gũi của công ty này với Nhà Trắng. Enron đã ủng hộ nhiều triệu đô la vào chiến dịch tranh cử năm 2000 của George Bush. Mặc dù cá nhân ông Bush là một người bạn của vị Giám đốc điều hành Kenneth Lay của Enron, ông này mau chóng cách ly với mọi dính líu có thể gây tai tiếng với công ty này. Tập đoàn Enron còn hậu thuẩn tài chính cho hơn 250 thành viên quốc hội thuộc hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa trong thời gian từ năm 1989 đến 2001. Đứng đầu danh sách nhận tiền của Enron là các Thượng nghị sĩ đại diên bang Texas: Kay Baley Hutchinson 99. 500 dollars, thuộc đảng Cộng Hòa. Bộ trưởng Tư Pháp bang Texas là John Cornyn cũng đã nhận hơn 150. 000 dollars của Enron và của các nhân vật trong tập đoàn này. Ngoài ra, ít nhất 15 giới chức cao cấp trong chính quyền Bush cho đến năm 2000 vẫn còn cổ phần ở tập đoàn Enron, trong đó phải kể đến Bộ Trưởng Quốc Phòng Donald Rumsfeld, cố vấn cao cấp của Tổng Thống là Karl Rove, Thứ trưởng Bộ Ngân Khố Peter Fisher và Đại Diện Thương Mại Mỹ Robert Zoellick (50. 000 dollars mỗi năm). Kenneth Lay từng chơi golf với Tổng thống Bill Clinton và đóng góp hàng trăm ngàn đôla cho các ủy ban vận động tranh cử Dân chủ cũng như nhiều ông nghị Dân chủ, trong đó có thượng nghị sĩ Charles E. Schumer và dân biểu Martin Frost (có chân trong Ủy ban các điều luật Hạ viện)… Dù sao, trong lúc tổ chức Enron có một tác động tiêu cực với cộng đồng kinh doanh Texas thì với những công ty trực tiếp dính líu đến Enron trong việc kinh doanh, hậu quả thật sự là thảm họa. Với công ty kiểm toán cho Enron, Arthur Andersen, việc dính líu này có một tác động chết người. Hơn nữa, vụ tai tiếng Enron có liên quan đến việc kiểm toán. Đặc biệt là việc che giấu hồ sơ liên quan đến tài khoản và những món nợ khổng lồ của Enron, một thực tế về sự đồng lõa của công ty kiểm toán. Sự đồng lõa này càng rõ ràng hơn khi David Duncan, kế toán trưởng của Enron ở Andersen, bị buộc phải có mặt trong cuộc điều tra đầu tiên đã từ chối nói chuyện để cố chạy tội cho bản thân. Ngay cả khi Joseph Berardino, trưởng ban điều hành của Andersen, ngang ngạnh bảo vệ cho vai trò của công ty ông trong việc này cũng không thể tránh được những tổn thương bắt buộc. Một khi họ đã bị cáo buộc là có tội trong việc hủy hoại chứng cớ, công ty gánh chịu sự tổn thương thương hiệu nghiêm trọng và những chấn động vẫn còn cảm nhận được trong toàn ngành công nghiệp kiểm toán. III. Nguyên nhân phá sản: -Chính sự bí hiểm về tài chính của Enron là cội nguồn cho sự sụp đổ của công ty này. Giới chuyên gia cho rằng, sai lầm của công ty này chính là phụ thuộc quá nhiều vào các giao dịch tài chính. Theo các chuyên gia kinh tế, một công ty hoạt động lành mạnh phải công khai tài chính với các đối tác và ngược lại. Thế nhưng, nhiều đối tác của Enron đã không tuân theo các nguyên tắc kế toán khiến họ bất lực trong việc kiểm soát tình hình tài chính. -Do các chi phí kế toán: Andersen đã ký hợp đồng làm tư vấn cho Enron, sau đó chính mình lại đóng vai trò kiểm toán để xác nhận những báo cáo tài chính của Enron. Phí tư vấn và kiểm toán đều là những con số khổng lồ. Ví dụ, năm 2000, Enron Corp trả Arthur Andersen chi phí kiểm toán 25 triệu, chi phí tư vấn và các phí dịch vụ khác lên đến 27 triệu đôla, và tổng số là 52 triệu đôla. Như thế có nghĩa là công ty Enron Corp. đã trả Arthur Andersen khoảng 1 triệu đôla/tuần. -Lãnh đạo Enron đã lợi dụng kẽ hở luật pháp để lập ra các công ty con mà không khai báo tài chính để che giấu việc công ty đã vay quá khả năng chi trả. Bằng cách này, Enron vừa không phải công khai các khoản nợ, vừa che giấu được những khoản lỗ. Kết quả là Enron đã thổi phồng lợi nhuận của mình và giá cổ phiếu của công ty cũng theo đó tăng lên vun vút. Khi mà Enron phải thông báo chính thức rằng từ năm 1997 công ty đã thua lỗ trên 500 triệu USD, những người "trong cuộc" đã kịp thời thu những món lợi khổng lồ từ cổ phiếu của công ty. Cụ thể, ông Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Kenneth Lay đã giữ 138 triệu cổ phiếu của công ty. Đầu năm 2001, Kenneth Lay bán ra với giá 79 USD một cố phiếu. Hầu hết những vụ mua bán này đều không được công bố. Những hoạt động tài chính của Enron đều được dựa trên sự thiết kế và vận hành của điều mà nhiều nhà phân tích đặt tên là "những liên minh ma quái". Một mạng lưới chằng chịt quan hệ giữa Enron, một số quan chức chính phủ và đặc biệt là Công ty kiểm toán Arthur Andersen đã giúp Enron. Kế toán trưởng của Enron là Richard Causey - người đã thiết kế ra hệ thống lừa dối cổ đông - nguyên là kiểm toán viên của Andersen chuyển sang. -Sự sa thải liên tiếp các lãnh đạo cao cấp của công ty, một số nhân viên và việc dành hàng trăm triệu USD cho các quan chức và nhân viên mua cổ phiếu hay chứng khoán với giá đặc biệt là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. IV. Bài học từ Enron: Những bài học đắt giá mà ban kiểm toán Enron chỉ ra: Thứ nhất, việc công bố thông tin: Theo qui định: Các công ty phải công bố một số, nhưng không phải tất cả, ràng buộc tài chính với các giám đốc. Nhưng tại Enron, Enron đã công bố hợp đồng tư vấn với một thành viên ban kiểm toán, nhưng không đả động gì đến khoản đóng góp từ thiện cho những tổ chức liên danh của hai thành viên khác trong ban. Vì vậy, bài học đặt ra ở đây: Công bố toàn bộ các ràng buộc về tài chính là việc làm cần thiết đối với các công ty. Thứ hai, về trình độ chuyên môn: Theo qui định: Các thành viên ban kiểm toán phải cho thấy trình độ hiểu biết cơ bản về tài chính, và một thành viên phải là chuyên gia tài chính. Nhưng ủy ban của Enron gồm một giáo sư ngành kế toán, một nhà kinh tế học, và hai doanh nhân. Rõ ràng họ không nhìn nhận được sự rủi ro trong những quan hệ đối tác nhằng nhịt của công ty. Bài học: Ban kiểm toán phải họp mặt làm việc thường xuyên hơn, xem xét các báo cáo kiểm toán nội bộ, và được đào tạo về kiến thức tài chính trong ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt động. Thứ ba, lợi ích người lao động: Hầu hết các công ty đang trả lương giám đốc chủ yếu bằng cổ phiếu để gắn bó quyền lợi của họ với quyền lợi cổ đông. Tại Enron, một số giám đốc đã bán cổ phần trước ngày công bố kết quả kinh doanh tháng 8/2000. Việc cho phép các giám đốc này sở hữu một lượng lớn cổ phiếu đã khiến cho họ mất đi khả năng chất vấn đội ngũ quản lý về tình hình hoạt động yếu kém của công ty. Bài học: Hãy trả lương bằng cổ phiếu, nhưng không cho phép bán ra trong nhiệm kỳ làm việc. 2. Đối với ngành kiểm toán Mỹ: Sự phá sản của các tập đoàn lớn ở Mỹ kéo theo công ty tư vấn kế toán hàng đầu thế giới như Arthurr Andersen sụp đổ. Sai lầm của ngành kiểm toán Mỹ chủ yếu là do nhân viên kiểm toán (CPA) và các DN bị kiểm toán “ăn rơ” cùng nhau. Các CPA vốn là những người thiếu tính độc lập và ngay chính bản thân họ cũng không biết giữ tính thận trọng trong khi tác nghiệp và cả sự hoài nghi cần thiết. a. Chính những kẽ hở trong hệ thống kế toán đã tạo điều kiên thuận lợi cho các công ty làm sai lệch sổ sách kế toán. Vì vậy, lựa chọn và thiết lập hệ thống các quy tắc kế toán chính xác là việc làm cần thiết. Việc biển thủ tiền trong một công ty của Mỹ không được coi là làm trái các quy định trong hệ thống kế toán, nhưng việc sửa chữa lại dữ liệu kế toán thì ngược lại, theo các quy định trong hệ thống kế toán, đó là sự vi phạm nghiêm trọng. Nhưng miễn đó là sự trùng hợp tình cờ với dữ liệu thực tế thì lại được chấp nhận. Việc lợi dụng khuyết điểm của hệ thống để khiến cho các nhà đầu tư bị lỗ, hiện tượng này thường bị các nhân viên CPA bỏ qua trong quá trình kế toán. Thông thường, các nhân viên CPA chỉ chú tâm đến chi tiết của các tài chính kế toán, mà không đánh giá tính hợp lý trong các báo cáo tài chính. Việc này có thể dẫn đến sự thất bại trong quá trình kiểm toán và do đó gây ra một loạt các vụ biển thủ tài chính xảy ra. b. Sai sót về mô hình kiểm toán: Các mô hình kiểm toán hiện đại bao gồm mô hình kiểm toán trên cơ sở hệ thống (Dựa trên phân tích và đánh giá hệ thống quản lý nội bộ để đạt được mục tiêu kiểm toán) và mô hình kiểm toán trên cơ sở các rủi ro (tập trung hết sức lực để phân tích các thương vụ và quản lý rủi ro cho khách hàng, nhưng lại không chú trọng đến việc tiến hành kiểm tra thực sự để trực tiếp hỗ trợ kết luận kiểm toán). Kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro có thể khiến các nhân viên CPA không tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhắm tiết kiệm chi phí kiểm toán. Cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thông kiểm toán trong các công ty kiểm toán. c. Kiểm toán viên làm việc thiếu độc lập, tự chủ trong công việc. Tính độc lập tự chủ là nhân tố quan trọng bảo đảm chất lượng kiểm toán, khiến cho xã hội tin tưởng vào các công ty kiểm toán. Tuy nhiên, tính độc lập của ngành kiểm toán của nước Mỹ lại đang bị “lợi nhuận” đe dọa nghiêm trọng. Sự độc lập là vấn đề cốt lõi của kiểm toán, cũng là nguồn gốc của sự phát triển nghề CPA. Một trong những lý do chính của sự thất bại trong kiểm toán là sự thiếu độc lập trong quá trình kiểm toán. d. Tăng cường giám sát các công ty kế toán. Nếu việc quản lý công ty và kiểm toán bên trong mỗi công ty là yếu tố đầu tiên đảm bảo thông tin trung thực và tin cậy của kế toán, kiểm toán độc lập là khâu cuối cùng để bảo vệ chống lại các lỗi kế toán và biển thủ. Nếu khâu cuối cùng sai lệch, các thông tin kế toán sẽ bị bóp méo, thị trường chứng khoán sẽ hỗn loạn và toàn bộ nền kinh tế cũng bị tác động. Do đó, công tác giám sát kiểm toán phải được tăng cường. e. Tăng cường đào tạo cho CPA Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán, CPA thường bộc lộ nhược điểm của họ là thiếu tính thận trọng và tính hoài nghi nghiệp vụ cần thiết, và do đó thường tin vào lời giải thích của các vị lãnh đạo quản lý công ty. Kiểm toán là một quá trình đòi hỏi sự đánh giá chuyên nghiệp. Vì vậy tăng cường kiến thức cho CPA sẽ cải thiện trình độ và khả năng kinh doanh. CPA phải thành thạo các kỹ năng kế toán, các thủ thuật kiểm toán và tránh những lỗi trong kiểm toán và giảm sai sót trong kiểm toán. B. Công ty Worldcom: I. Trước khi lâm vào tình trạng khủng hoảng và sụp đổ: Những mốc nổi bật của vụ WorldCom: Năm 1989, Công ty Dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ (LDDS) sát nhập với công ty Advantage Companies Inc trở thành công ty giao dịch công cộng. Năm 1995, LDDS mua lại công ty truyền phát dữ liệu và âm thanh Williams Telecommunications Group Inc. (WilTel) với giá 2,5 tỷ USD tiền mặt và đổi tên thành WorldCom Inc. Tổng giám đốc điều hành công ty là ông Ebbers. Ebbers đã thôn tính hơn 35 công ty. Worldcom không chỉ hoạt động trong lĩnh vực điện thoại mà còn chuyển sang giao dịch thương mại điện tử và Internet. WorldCom mua MFS Communications với giá 14 tỷ USD vào năm 1996 đã nâng vị thế WorldCom và Ebbers lên đáng kể. Lúc đó, công ty đã có tầm cỡ thế giới, có tên trong danh sách Fortune 500. Năm 1998, WorldCom hoàn tất 3 vụ sáp nhập: với MCI Communications Corp: (40 tỷ USD) - vụ lớn nhất trong lịch sử khi đó; Brooks Fiber Properties Inc: (1,2 tỷ USD) và CompuServe Corp: (1,3 tỷ USD ). Vụ mua lại MCI đã nâng doanh thu hàng năm của WorldCom từ 5,6 tỷ USD lên 32 tỷ USD. Và khi đó, người ta gọi Ebbers là Vua Bernie. Năm 1999, WorldCom và Sprint Corp đồng ý sáp nhập. Cổ phiếu của WorldCom lên tới mức cao điểm hơn 64 USD, tổng trị giá tài sản của Worldcom lên đến 175 tỷ USD. Tháng 10/1999 họ đã làm phố Wall bàng hoàng khi liều mạng mua Sprint. Khi đó, nó là vụ mua lại công ty lớn chưa từng thấy. Nhà chức trách quyết định ngăn cản thoả thuận này vào tháng 7/2000 và có thể nói đó là thời điểm chấm dứt sự tăng trưởng ngoạn mục của WorldCom. Tháng 9/2000, WorldCom tiếp tục mua Intermedia Communications Inc. Một công ty điện thoại và Internet địa phương đang gặp khó khăn, với giá 1,6 tỷUSD. Người ta cho rằng Ebbers đã bị lạc lối từ đó, khi bỏ 1,6 tỷ USD để mua một công ty chỉ được ước giá tầm 50 triệu USD. Cổ phiếu của WorldCom sụt giảm mạnh còn khoản nợ 10,5 tỷ USD của Worldcom được báo cáo so với khoản nợ thực 30 tỷ USD khi nó sụp đổ hoàn toàn. Con đường phát triển bằng cách sáp nhập của họ đã bị chặn lại. Không còn giải pháp nào khác, Ebbers quay sang tiết kiệm chi phí bằng những biện pháp như tắt đèn khi hết giờ làm việc và hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ. II. Khủng hoảng và sụp đổ: Khủng hoảng của Worldcom bắt đầu được phát hiện từ năm 2002: Từ tháng 3-2002, công ty WorldCom bắt đầu gây chú ý khi SEC (Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Mỹ) thực hiện cuộc điều tra tại sao và làm thế nào mà WorldCom cho tổng giám đốc điều hành (cũng là người sáng lập) Bernie Ebbers vay 366 triệu USD trước khi Ebbers tuyên bố từ chức vào cuối tháng 4-2002 (và được hưởng lương hưu 1,5 triệu USD/năm đến suốt đời). Số tiền được ông vay để đặt cược vào các cổ phiếu của WorldCom. Khoản vay này thực tế đã được ông Ebbers chuyển sang tài sản cá nhân, bao gồm một công ty bán thuyền thể thao, một trang trại đậu nành và gần 27 triệu cổ phiếu của WorldCom. Tổng giám đốc mới là John Sidgmore. Và một kiểm toán viên nội bộ đã phát hiện ra, công ty đang có những biểu hiện "bất thường" trong việc ghi sổ các chi phí vốn. Một điều tra sau đó của hãng kiểm toán KPMG (thay thế hãng kiểm toán đang gặp khó khǎn Arthur Andersen) đã bới ra các khoản chi phí trị giá tới 3,85 tỷ USD. Khoản chi phí này đã bị phân loại một cách nhầm lẫn vào chi phí vốn (trong cả nǎm 2001 và quý I nǎm 2002, WorldCom đã tính 3,85 tỷ USD vào các khoản đầu tư vốn mặc dù số tiền này được sử dụng vào các chi phí hàng ngày). Chính vì vậy mà trong năm 2001 luồng tiền và lợi nhuận của WorldCom đã bị thổi phồng, thay vì lỗ 1,2 tỷ USD, họ lãi 1,6 tỷ USD và quý I/2002 là 172 triệu USD. Các con số này nếu có tính khoản chi phí trên sẽ không đúng. Những gì mà WorldCom đã làm là ảnh hưởng tới lượng tiền mặt tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Trước đây, WorldCom đã công bố, các hoạt động kinh doanh nǎm 2001 của công ty tạo ra 7,7 tỷ USD tiền mặt. Nhưng giờ đây, công ty cho biết, số tiền mặt thực tế tạo ra là 4,6 tỷ USD. Tổng luồng tiền của WorldCom sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sai sót trong sổ sách vì việc công bố lại của WorldCom cũng sẽ làm giảm lượng tiền sử dụng trong các hoạt động đầu tư. Các hoạt động này có tính đến đầu tư vốn. Như vậy, 2 sự thay đổi sẽ triệt tiêu nhau. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng đến một cách đo lường luồng tiền khác đó là thu nhập. Nǎm 2001, thu nhập (EBITDA) mà WorldCom công bố là 10,5 tỷ USD. Con số đó theo tính toán giờ đây sẽ là 6,3 tỷ USD. Tương tự như vậy, EBITDA của WorldCom quý I/2002 theo công bố là 2,1 tỷ USD nhưng khi phá sản, con số này được phát hiện chỉ là 1,4 tỷ USD. WorldCom đã nợ 2,65 tỉ USD và vào thời điểm trước khi vụ việc đổ bể công ty này còn thương lượng vay 5 tỷ USD. Trong số ngân hàng trở thành nạn nhân của WorldCom, có Ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America), J. P. Morgan Chase, Citigroup, FleetBoston Financial, Mellon Financial, Bank One, Wells Fargo… Năm 2001, WorldCom đã trả cho công ty kiểm toán Arthur Andersen chi phí dịch vụ lên đến khoảng 16,8 triệu đôla Mỹ trong đó chi phí cho kiểm toán là 4,4 triệu đôla, dịch vụ tư vấn thuế là 7,6 triệu đôla, chi phí cho việc kiểm toán các bản báo cáo tài chính là 1,6 triệu đôla và các dịch vụ tư vấn khác là 3,2 triệu đôla. Ngày 19/7/2002, WorldCom, công ty điện thoại viễn thông đường dài lớn thứ hai nước Mỹ sau AT&T, nộp đơn phá sản sau vụ gian lận lợi nhuận kế toán trị giá 11 tỷ USD. Vụ phá sản của WorldCom trị giá 103,9 tỷ USD. Giám đốc điều hành WorldCom, Bernie Ebbers, bị tuyên án 25 năm tù giam với tội danh lừa đảo chứng khoán, gian lận sổ sách. Worldcom bị phá sản đã khiến các cổ đông của hãng chịu thiệt hại khoảng 180 tỷ USD và trên 20000 nhân viên bị mất việc làm, kinh tế Mỹ đã thiệt hại khoảng 10 tỷ USD. Sau khi chính thức tuyên bố phá sản, Worldcom đã đổi tên thành MCI. Việc Worlcom sụp đổ đã kéo theo phản ứng dây chuyền khiến giá cổ phiếu của nhiều hãng viễn thông khác cũng tụt dốc thê thảm và chính phủ Mỹ đã phải cải cách lại toàn bộ các quy định hiện hành về kế toán. III. Nguyên nhân: Có 3 nguyên nhân chính sau: Thứ nhất: các vụ scandal về tài chính, trong đó có việc gian lận và làm trái các thủ tục kế toán. Trong khi những gian lận tại Enron liên quan tới các thủ thuật kế toán tinh vi thì tại Worlcom các gian lận diễn ra rất đơn giản. Worlcom khi đó đã tăng giả mạo các chỉ số kế toán hiện hành và bỏ đi các số liệu về vốn theo thời gian mà nhẽ ra phải công bố công khai. Về bản chất, Worlcom đã chuyển dịch một loạt các con số từ cột này sang cột khác trong báo cáo tài chính. Đó là một việc làm hết sức sai lầm của ban lãnh đạo tập đoàn Worldcom. Trong cả nǎm 2001 và quý I nǎm 2002, WorldCom đã tính 3,8 tỷ USD vào các khoản đầu tư vốn mặc dù số tiền này được sử dụng vào các chi phí hàng ngày. Hai khoản này rõ ràng là khác biệt vì các khoản đầu tư vốn được đối xử khác với các chi phí về mục đích kế toán. Đầu tư vốn là số tiền được sử dụng để mua các tài sản lâu dài, chẳng hạn như với WorldCom là cáp quang hay các thiết bị chuyển mạch dùng để định hướng các cuộc điện thoại. Vì vậy, chi phí này sẽ được rải đều ra trong vài nǎm. Thứ hai, nhiều vụ buôn bán nội giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docenron_worldcom_3017.doc
Tài liệu liên quan