Tiểu luận Xử lý mùi hôi từ bùn cống rãnh và đất

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

I. Giới thiệu về mùi hôi 3

1. Định nghĩa về mùi hôi 3

2. Đặc tính của mùi hôi 3

3. Giới thiệu phương pháp đo mùi: phương pháp nhạy cảm khứu giác 3

4. Mùi hôi từ bùn cống rãnh và đất 7

 

II. Công nghệ xử lý mùi hôi từ bùn cống rãnh và đất 7

1. Thu khí có mùi hôi trực tiếp từ bùn công rãnh và đất 8

a. Phương pháp hấp phụ 10

b. Phương pháp hấp thụ 13

c. Phương pháp nhiệt 15

d. Phương pháp sinh học 16

2. Xử lý bùn làm giảm mùi hôi, tái sử dụng bùn và sử dụng khí sạch (CH4) 23

a. Hệ thống lên men bùn yếm khí 26

b. Hệ thống lên men bùn hiếu khí 27

 

III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÙI HÔI KHÁC 30

1. Công nghệ xử lý mùi của cống thoát nước đô thị 30

2. Vi sinh khử mùi 33

3. Xử lý mùi hôi bằng máy Ozone 36

4. Đen khử mùi hôi thối 37

 

IV. Ứng dụng của bùn để làm bê tông 37

KẾT LUẬN 39

PHỤ LỤC 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

 

doc41 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xử lý mùi hôi từ bùn cống rãnh và đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngữ như tiêu chuẩn để xác định các tính chất của mùi ( thang chỉ mùi ), còn các giá trị số nhận được thông qua mối liên hệ đồng biến tương quan có tính chất bắc cầu ( CRSB) giữa các tính chất hoá lý và các tính chất mùi. Bảng 1. Tiêu chuẩn quy định thang chỉ cường độ mùi Chỉ số mùi Tỷ lệ so sánh ( 1b/cuft) Mức độ mùi 0 10-3 Chưa cảm thấy mùi 1 10-2 Ngưỡng mùi 2 10-1 Có thể nhận biết 3 1 Mạnh 4 10 Rất mạnh 5 102 Nguy hiểm, tử vong Vì vậy mùi hôi từ bùn cống rãnh, dưới khứu giác của con người đã phát hiện ra, mùi lan tỏa khắp nơi, tạo nên mùi hôi rất khó chụi. Vậy mức độ mùi ở đây mạnh hoặc rất mạnh, chưa dẫn tới trường hợp nguy hiểm. 4. Mùi hôi từ bùn cống rãnh và đất: Là các chất thải của các nhà máy, xí nghiệp vào hệ thống cống thoát nước, đa số là các hợp chất hữu cơ, thường chứa khoảng 2%N; 0,3%P; 0,2%K và 45% chất hữu cơ. Do sự phân hủy chất hữu cơ trong bùn, phân hủy xác vi sinh vật…ngay ra nhiều mùi hôi thối, từ đó bóc lên thành khí có mùi hôi như thioeresol (CH3C6H4SH), thiophenol (C6H5SH),… Qua đó cần phải có biện pháp xử lý mùi, đem lại không khí trong lành Công nghệ xử lý mùi hôi từ bùn cống rãnh và đất. Bảng 2. Các kỹ thuật khống chế ô nhiễm mùi. Phương pháp khống chế Kỹ thuật khống chế Thiêu huỷ Thiêu huỷ nhiệt Thiêu huỷ xúc tác Hấp phụ Than hoạt tính Silicagel Hấp thụ Permanganat kali Hypoclorít Ôxít clo Phương pháp sinh học Các tác nhân phân huỷ vi sinh vật Phương pháp kết hợp - Kết hợp các phương pháp kỹ thuật chỉ định nhằm nâng cao hiệu suất xử lý như hấp thụ-ôxy hoá.v.v. Ôxy hoá bằng ôzone hoặc các tác nhân ôxy hoá khác Máy phát ôzone Thu khí có mùi hôi trực tiếp từ bùn công rãnh và đất. Sơ đồ công nghệ thu khí có mùi hôi. Được thu Thu khí bằng thiết bị thu gom khí. Khí có mùi hôi từ bùn cống rãnh, đất Thiêu hủy Thiết bị xử lý khí có mùi hôi Khí sạch, không mùi Sinh học Hấp thụ Hấp phụ Quy trình xử lý: Bước 1. Dùng thiết bị chuyên thu gom khí có mùi hôi để thu mùi hôi từ bùn cống rãnh. Theo mô hình sau. Nắp cống Phao nổi ống hút khí Nắp cống Hình 1. Mô hình thiết bị thu gom mùi hôi thối từ nguồn ô nhiễm Thiết bị thu gom mùi hôi thối có cấu tạo như sau: Một nắp chụp kín bằng nhựa hoặc vật liệu tổng hợp composite, rỗng dưới đáy. Mục đích là để mùi hôi thối và khí sinh học biogas sinh ra bên trong nắp chụp không thoát ra ngoài được. Mùi hôi thối này sẽ thoát ra ngoài qua một ống hút thu gom mùi hôi thối phía bên trên nắp chụp. Hình dạng các nắp chụp này có thể là hình tròn hay hình vuông, nói chung là hình của nắp cống. Mục đích là có thể đậy kín nắp cống không cho mùi hôi thối thoái ra từ nắp công, không làm ô nhiễm môi trường khi hút khí. Bên dưới có ống hút dùng để hút khí có mùi hôi từ cống lên hệ thống thu gom khí. Bên trên các nắp chụp nổi trên mặt nước này chúng ta có thể gắn các chậu hoa, trồng cỏ hoặc sơn phủ màu sắc thật đẹp tạo mỹ quan (cũng có thể sơn logo quảng cáo hoặc màu sắc biểu tượng của nhà tài trợ… miễn sao là thật khéo léo và hài hòa với cảnh quan chung). Nguyên lý hoạt động: Sau khi đã chuẩn bị song hệ thống thu gom mùi, đặt máy vào nắp cống, ống hút khí phía dưới đặt xuống bên dưới ống cống. Nhờ quá trình hút của máy mùi hôi từ ống hút đi lên ống hút mùi hôi ở phía trên nắp cống thổi đến trạm thu khí để xử lý mùi hôi trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Hay xử dụng khí biogas làm nhiên liệu điện, hay nhiên liệu đốt. Bước 2. Xử lý khí có mùi hôi sau khi được đưa tới trạm xử lý: Có các phương pháp sau: hấp phụ, hấp thụ, sinh học, thiêu hủy bằng nhiệt… Phương pháp hấp phụ: Chất hấp phụ: Than hoạt tính Silicagel Nguyên lý làm việc: Chất hấp phụ được đưa trước vào thiết bị nhiều ngăn với độ dày chất hấp phụ khoảng 20 cm Khí bẩn được đưa vào thiết bị, chúng sẽ chui qua các lớp chất hấp phụ, ở đó khí có mùi hôi sẽ bị chất hấp phụ giữ lại, khí sạch nhờ các ống dẫn được đưa ra ngoài. Để tăng tính hấp phụ, thiết bị được cung cấp nhiệt ( có thể bằng hơi nước ), hơi nước được ngưng tụ ở thiết bị ngưng. Hình 2. Thiết bị hấp phụ với chất hấp phụ không chuyển động Vỏ thiết bị. Lớp chất hấp phụ. Khí bẩn đi vào thiết bị. Hơi nước đến thiết bị ngưng tụ. Khí sạch ra ngoài. Cung cấp nhiệt. Hình 3. Hình thiết bị hấp phụ 4 1 2 3 5 6 7 8 9 Khí sạch thoát ra Tro Khí vào Khí trơ Khí có mùi hôi Phần lọt sàng Bổ sung chất hấp phụ mới Sơ đồ hệ thống xử lý khí có mùi theo phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính 1-phễu chứa vật liệu hấp phụ (than hoạt tính); 2-đo liều lượng; 3-tháp hấp phụ nhiều tầng; 4-xiclon; 5-bunke; 6- tháp giải hấp phụ; 7-thiết bị cấp nhiệt; 8-quạt; 9-máy sàng. Khí có mùi đi vào tháp hấp phụ 3 gồm nhiều tầng, khí có mùi bị giữ lại trong lớp than hoạt tính của các tầng hấp phụ, sau đó khói đi qua xiclon 4 để lọc sạch tro, bụi trước khi thải ra khí quyển. do đó việc dùng nước hấp thụ các khí có mùi trong nhiều trường hợp không đáp ứng được yêu cầu đề ra. Phương pháp hấp thụ: Chất hấp thụ: Permanganat kali Hypoclorít Ôxít clo Chất hấp thụ Nước Dung dịch hấp thụ Khí bẩn Thiết bị hấp thụ Quạt hút Quạt hút dung dịch hấp thu lên thiết bị hấp thụ Bể chứa hỗn hợp dung dịch hấp thụ Bể hòa tan nước và dung dịch hấp thụ Ống khói Hình 4. Sơ đồ công nghệ hệ thống tháp hấp thụ Nguyên lý làm việc: Khí thải được thu gom và xử lý qua tháp hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ (khí đi từ dưới lên, dung dịch hấp thụ đi từ trên xuống, vật liệu đệm: nhựa PVC-đệm nhựa định kỳ được lấy ra dùng nước để làm sạch sau đó lại đưa vào tháp hấp thụ) bằng quạt hút. Khí sau xử lý sẽ thoát vào môi trường thông qua ống khói, còn phần dung dịch hấp thụ sẽ được dẫn về bể chứa để bơm tuần hoàn lên đỉnh tháp hấp thụ. Dung dịch hấp thụ được sử dụng tuần hoàn trong quá trình xử lý.l Sau đây là sơ đồ xử lý mùi hôi có nguyên lý làm việc tương tự như trên. 5 4 1 2 3 6 Khí sạch thoát ra Khí vào Thải Sơ đồ hệ thống xử lý mùi hôi. 1-Srubơ; 2-thùng chứa dung dịch đã dùng; 3- thùng xử lý dung dịch đã sử dụng trước khi thải ra ngoài; 4-bình chứa dung dịch mới; 5- bình chứa dung dịch hấp thụ; 6-bơm Hình 5. Hình thiết bị tháp hấp thụ Phương pháp nhiệt: Nhiệt độ đốt cháy trực tiếp trong khoảng 700 – 8000C. Nguyên lý làm việc: Khí có mùi hôi qua thiết bị trộn được đưa vào mỏ đốt. Ở mỏ đốt các khí có mùi hôi bị cháy thành các sản phẩm không có mùi như H2O; CO2; SO2; NO.Khí sạch không mùi và sản phẩm cháy theo ống dẫn ra ngoài. Hình 6. Mỏ đốt có trộn trước khí thải và không khí. Vỏ cách nhiệt. Tấm chắn bên cạnh. Mỏ đốt. Khí sạch. Khí bẩn, khí có mùi. Phương pháp sinh học: Giới thiệu phương pháp lọc sinh học: Lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đối mới. Đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp. Hình 7. Hình dạng của hệ thống lọc sinh học Hình dạng phổ biến của một hệ thống lọc sinh học giống như một cái hộp lớn, một vài hệ thống có thể lớn bằng sân bóng rổ, một vài hệ thống có thể nhỏ độ một yard khối (0,76 m3). Nguyên tắt chính của hệ thống xử lý là tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc khí thải này là nơi chứa các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Trong hệ thống này, các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học (biofilm), đây là một màng mỏng và ẩm bao quanh các nguyên liệu lọc. Trong quá trình lọc, khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học, tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy chúng để tạo nên năng lượng và các sản phẩm phụ là CO2 và H2O theo phương trình sau: Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 ---> CO2 + H2O + nhiệt + sinh khối Mô tả quá trình xử lý Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong khí thải. Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước, giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho có khả năng hấp thụ nước lớn, độ bền cao, và ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó. Hình 8. Bể lọc sinh học có một lớp nguyên liệu lọc (diện tích 6000 ft2) ở nhà máy Monsanto Các hệ thống nhỏ hơn, phổ biến hơn với nhiều lớp nguyên liệu lọc được trình bày trong hình sau: Hình 9. Các đơn vị nguyên liệu lọc này gọi là "khối sinh học" (Biocube) được thiết kế bởi EG&G Corporation có kích thước cao khoảng 7 ft và đường kính khoảng 6 ft. Việc sử dụng nhiều lớp nguyên liệu lọc kiểu này hạn chế được việc các nguyên liệu lọc bị dồn nén lại và việc các luồng khí xuyên thành những đường thoát qua lớp nguyên liệu lọc. Hơn nữa, nó còn tạo sự thuận lợi trong việc bảo trì hay thay mới nguyên liệu lọc. Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được phóng thích vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc. Hầu hết những hệ thống lọc sinh học hiện nay có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ xử lý được những khí thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp (<1000ppm) và lưu lượng khí xử lý chỉ nằm trong giới hạn 300-500 ft3/ft2-giờ. Nguyên liệu lọc Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học. Cơ chế của quá trình lọc sinh học bao gồm quá trình hấp phụ, hấp thụ và phân hủy bởi các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong màng sinh học liên tục hấp thụ và biến dưỡng các chất ô nhiễm, biến chúng thành các sản phẩm cuối cùng là nước, CO2 và các loại muối. Nguyên liệu lọc điển hình là hỗn hợp của các chất nền ủ phân compost, đất, cây thạch nam (heather), plastic và các phụ phẩm gỗ. Các nguyên liệu lọc nhằm cung cấp diện tích bề mặt lớn để hấp thụ và hấp phụ các chất ô nhiễm. Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật. Một vài loại nguyên liệu lọc không đáp ứng được về nhu cầu dưỡng chất cho vi sinh vật, do đó chúng ta phải hiệu chỉnh bằng cách cho thêm vào các hợp chất đạm và phospho. Các nguyên liệu lọc thường có tuổi thọ từ 5 - 7 năm trước khi phải thay mới. Các điểm cần quan tâm khi quyết định chọn nguyên liệu lọc: Khả năng giữ ẩm để tạo lớp màng sinh học Có diện tích bề mặt lớn tạo điều kiện cho quá trình hấp thụ và phát triển của vi sinh vật. Có chứa các dưỡng chất để cung cấp cho các vi sinh vật Tạo lực cản không khí thấp (giảm mức độ sụt áp và năng lượng cần sử dụng cho máy bơm) Các tính chất lý học khác như độ ổn định lý học và dễ dàng thao tác.   Một số thông số thiết kế Diện tích Diện tích là một thông số được quan tâm hàng đầu trong việc thiết kế hệ thống lọc sinh học. Để xử lý lưu lượng khí khoảng 30 ft3/phút, một hệ thống lọc sinh học có thể cần diện tích 25 ft2. Đối với những lưu lượng khí lớn hơn, chúng ta cần những diện tích lớn hơn và có thể bằng diện tích một sân bóng rổ như đã nói ở trên. Thành phần hóa học và hàm lượng của chất ô nhiễm trong khí thải Phân tích thành phần hóa học và hàm lượng của nó trong khí thải cần thiết để xác định xem biện pháp lọc sinh học có thích hợp hay không. Các hệ thống lọc sinh học hoạt động tốt khi các hợp chất ô nhiễm (không hoà tan trong nước) có nồng độ thấp (<1000 ppm). Một số hợp chất phân hủy sinh học rất chậm (như các hợp chất chlor) do đó đòi hỏi hệ thống xử lý có kích thước lớn. Thời gian lưu trú Thời gian lưu trú là khoảng thời gian vi sinh vật tiếp xúc với luồng khí thải và được tính bằng công thức sau: RT = Tổng thể tích các lỗ rỗng của lớp nguyên liệu lọc/lưu lượng khí thải Thời gian lưu trú càng dài sẽ cho hiệu suất xử lý càng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế chúng ta cần phải giảm thiểu thời gian lưu trú để hệ thống có thể xử lý một lưu lượng lớn hơn. Thông thường, thời gian lưu trú của các hệ thống lọc sinh học biến động trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Ẩm độ Ẩm độ của luồng khí thải cần phải xử lý rất quan trọng vì nó giữ ẩm độ cần thiết cho các màng sinh học. Do đó, luồng khí thải thường được bơm qua một hệ thống làm ẩm trước khi bơm vào hệ thống lọc sinh học để đảm bảo ẩm độ của luồng khí thải đi vào hệ thống lọc sinh học phải lớn hơn 95%. Kiểm soát pH Các sản phẩm phụ của quá trình phân hủy sinh học là các acid hữu cơ. Để duy trì pH của hệ thống nằm trong khoảng thích hợp cho các vi sinh vật hoạt động, chúng ta cần cho thêm các dung dịch đệm pH. Nguyên liệu lọc Nguyên liệu lọc có thể bao gồm than bùn, cây thạch nam, phân ủ compost, than hạt hoặc các nguyên liệu thích hợp khác. Nói chung, các nguyên liệu này phải có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật và không gây giảm áp luồng khí nhiều. Thêm vào đó, ẩm độ của các nguyên liệu lọc phải được duy trì ở mức 30 - 60% để cho quần thể các vi sinh vật phát triển. Do đó, bên cạnh thiết bị làm ẩm khí thải, người ta thường lắp đặt hệ thống phun nước cho các lớp nguyên liệu lọc. Giảm áp Việc giảm áp của luồng khí khi đi ngang lớp nguyên liệu lọc nên được hạn chế tối đa. Nếu lớp nguyên liệu lọc gây trở lực lớn cho nguồn khí, ta cần tiêu tốn thêm năng lượng cho máy thổi khí, gây tăng giá thành xử lý. Khả năng gây trở lực cho nguồn khí phụ thuộc vào ẩm độ và độ rổng của lớp nguyên liệu lọc. Độ ẩm tăng, độ rổng lớp nguyên liệu giảm là nguyên nhân gây tăng trở lực cho nguồn khí. Đối với các hệ thống điển hình mức độ giảm áp nằm trong khoảng 1 -10 hPa. Bảo trì Khi bắt đầu đưa vào hoạt động, hệ thống cần được chăm nom một lần/tuần. Sau khi hệ thống đã hoạt động ổn định và đã giải quyết tất cả các vấn đề có thể xảy ra. Tần số thăm nom có thể giảm xuống 1 lần/nửa tháng hoặc hàng tháng. Ưu và khuyết điểm của hệ thống lọc sinh học Ưu điểm Ưu điểm chính là giá thành thấp, giá vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất. Thiết kế linh động, do đó có thể thích nghi với mọi loại hình công nghiệp và diện tích của xí nghiệp. Hệ thống lọc sinh học linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc. Hiệu suất xử lý thường lớn hơn 90% đối với các khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm < 1000 ppm. Nhiều loại nguyên liệu lọc, vi sinh vật và điều kiện vận hành khác nhau có thể áp dụng để đáp ứng nhu cầu xử lý. Khuyết điểm Hệ thống lọc sinh học không thể xử lý được các chất ô nhiễm có khả năng hấp phụ thấp và tốc độ phân hủy sinh học chậm ví dụ như các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor. Các nguồn ô nhiễm có nồng độ hóa chất cao cần các hệ thống lớn và diện tích lớn để lắp đặt hệ thống lọc sinh học. Nguồn gây ô nhiễm có mức độ phóng thích chất ô nhiễm biến động cao sẽ gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật cũng như hiệu suất xử lý của chúng. Thời gian để cho các vi sinh vật thích nghi với môi trường và tạo thành các màng sinh học (biofilm) có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng, đặc biệt là đối với việc xử lý các chất hữu cơ bay hơi. Xử lý bùn làm giảm mùi hôi, tái sử dụng bùn và sử dụng khí sạch (CH4): Sơ đồ công nghệ xử lý mùi hôi gián tiếp bằng phương pháp xử lý bùn bùn Được hút Hệ thống lên men bùn Hệ thống máy hút bùn Bùn từ cống rãnh vào Sản phẩm Bùn sạch, không có mùi hôi Khí CH4 Làm khí bioga Phân bón, thay cát làm bê tông…. Quy trình công nghệ: Bước 1. Hút bùn từ cống, hay nơi có bùn bị hôi thối, bằng công nghệ hút bùn sau: đó là tàu hút bùn, có thể hút bùn ở song hồ, không gây mùi hôi thối. Ta xử dụng hệ thống hút bùn khí nén của tàu để hút bùn ở cống rãnh. Hình 2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống bơm hút bùn khí nén. 1.Máy nén khí; 2. Van khí nén đến hệ thống chân không; 3. Đồng hồ áp suất; 4. Ống venture; 5. Bộ giảm âm; 6. Đồng hồ chân không; 7. Van 1 chiều; 8. Van chặn; 9. Đường ống nối hệ thống chân không với bộ phân phối khí; 10. Roto bộ phân phối; 11. Thân bộ phân phối; 12. Đồng hồ áp suất; 13. Đường ống đến than bơm; 14. Bộ lọc không khí; 15. Van phao; 16. Van xả bùn; 17. Đường ống xã bùn; 18. Xi lanh than bơm; 19. Van hút bùn; 20. Van xả khí nén; 21. Van khí nén đến bộ phân phối; 22. Máy nén khí. Hoạt động của hệ thống như sau: - Khí nén được cấp từ máy nén khí 1 và qua các van 2,21 đến đồng thời cả hệ thống chân không và bộ phân phối khí. - Khí nén đến hệ thống chân không được dẫn vào ống venturi và qua bộ giảm âm xả ra ngoài không khí. Nhờ hiệu ứng injector, chân không được tạo ra và qua van 8 dẫn đến rôto bộ phân phối 10. Rô to có hai khoang riêng biệt, một khoang chân không và một khoang khí nén. Nhờ cấu tạo đặc biệt của rôto nên khi quay, độ chân không được dẫn đến xi lanh của thân bơm tạo chân không. Vì thân bơm nối với lưỡi cắt để ngập trong bùn, bùn sẽ tự động được hút vào trong xi lanh. - Khí nén đến bộ phân phối khí và được dẫn đến khoang khí nén của rôto. Nhờ cấu tạo của rôto nên khi quay, khí nén được dẫn đến xi lanh và đẩy bùn lên bờ. - Quá trình hoạt động hút và xả bùn của 3 xi lanh là tự động, liên tục và luân phiên nhờ hoạt động của bộ phân phối khí. Do các xi lanh hoạt động liên tục, hệ thống thiết bị nạo vét bùn bằng khí nén có năng suất cao. - Van 2 và 21 điều chỉnh lượng khí nén đến hệ thống chân không và bộ phân phối khí. Hai van phải được duy trì ở vị trí nhất định với cùng điều kiện nạo vét. - Van phao 15 là van thường mở, van tự động đóng lại khi bơm đầy bùn, nước. Tầu hút bùn công nghệ khí nén tạo ra các giải pháp nạo vét bùn mới, hiệu quả, không vương vãi bùn và bốc mùi hôi thối, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo mỹ quan, văn minh đô thị. Bước 2. Bùn được xả từ van xả của hệ thống hút bùn khí nén được đưa vào hệ thống lên men bùn. Hệ thống lên men bùn yếm khí: Sơ đồ cấu tạo. Bể lên men 2 Bể lên men 1 Van nước Bùn CH4 Nắp trôi nổi làm bằng kim loại Hình 3. Hệ thống lên men yếm khí bùn thải hai cấp Nguyên lý làm việc: Bùn được đưa vào bể lên men 1. Và được giữ lại đó để thực hiện quá trình lên men.Lên men không có mặt oxy, được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ ôn hòa (30 – 370C). Lượng bùn lắng xuống đáy bể 1. Sau một quá trình lên men thích hợp, khí sạch và CH4 sẽ theo ống thoát khí ở phía trên nắp đi ra ngoài. Phần bùn nổi lên trên mặt bể và nước được lắng ở phía trên theo ống thông qua bể lên men 2. Vẫn tiếp tục lên men ở bể 2. Sau đó nước và bùn theo van nước ra ngoài. Lúc đó bùn đã hết mùi hôi. Có thể sử dụng làm phân bón, hay thay cát làm bê tông. Thời gian lưu bùn, hiệu suất tạo khí…tùy theo tải trọng của bùn. Thông số kỹ thuật lên men yếm khí bùn trình bày ở bảng dưới đây. Bảng 3. Đặc tính chung của lên men yếm khí bùn. Stt Thông số kỹ thật Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 1 Tải trọng (kg VDS/m3, ngày) 1.0 – 1.7 1.27 – 1.36 0.97 – 1.36 1.09 – 2.5 2 Thời gian lưu ( ngày) 19 – 23 31- 33 18.5 – 28.1 15 - 40 3 Khả năng giảm VDS (%) 47 - 54 47- 50 36 - 47 36 - 44 4 Hiệu suất tạo khí (m3kg VDS) 0.83 – 1.18 1.07 – 1.25 0.84 – 1.22 1.22 – 1.44 Hệ thống lên men hiếu khí. Sơ đồ cấu tạo. Hình 4. Quá trình xử lý bùn bằng phương pháp hiếu khí Bùn thải Nước sau khi xử lý hiếu khí Nước sau khi lắng Không khí Nguyên lý làm việc. Bùn được đưa vào bể. Khí ở phía dưới được thổi vào liên tục, và rất mạnh. Cung cấp với lượng oxy là 1,5mg oxy/gamVS, giờ. Khí đó toàn bộ khối bùn được xáo trộn liên tục. Năng lượng cần cung cấp cho quá trình khoảng 0,7 – 4,4 kW/ giờ, kg VS bị oxy hóa. Nước sau khi xử lý được đưa vào bể thứ 2. Ở đó nước được lắng trong. Mở van ở phía dưới bể để bùn thoát ra. Bước 3. Sấy khô bùn để làm phân bón, khử trùng vi sinh vật trong bùn. hệ thống sấy (swiss combi) - Berlie-Falco Technologies Inc (F5-02-95) Mô tả công nghệ: Bùn được đưa vào hệ thống sấy, nhiệt độ đầu vào là 4500C, nhiệt độ đầu ra là 1300C. Bùn được vận chuyển tới băng tải, trong quá trình chuyển động trên băng chuyên, bùn được làm mát bởi hệ thống phun gió. Hình 5. Mô hình máy sấy Bùn khô lại thành viên được đưa tới sàng rung, phân loại hạt. Hệ thống làm mát hạ nhiệt độ các hạt xuống 350C. Cuối cùng được sản phẩm. Hình 6 Sản phẩm sau khi sấy Hình 7. Hình ống khối của máy sấy Các khí đốt và thải được thải theo đường ống khối, có thể dùng làm nguyên liệu đốt. Ngoài ra có thể sử dụng sân phơi bùn xử lý. Nhưng nếu khí hậu bất lợi thì sẽ không có kết quả tốt, nó còn thải nhiều mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế ít xử dụng để xử lý bùn. Hình 9. Hệ thống thu hồi bùn và sân phơi bùn GIỚI THIỆU MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ MÙI HÔI KHÁC: Công nghệ xử lý mùi của cống thoát nước đô thị: Bằng hệ thống hố ga ngăn mùi và thu nước mưa kiểu mới, Công ty Thoát nước Đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco) góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tăng cường độ bền vững kết cấu hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị…   Công trình đã được trao Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vifotec) và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Mưa xuống ngập đường, nắng lên mùi cống bốc nồng nặc, hiện tượng đó xảy ra thường xuyên phổ biến ở các đô thị Việt Nam mà nhất là các đô thị lớn. Nguyên nhân gây ra bốc mùi hôi là do hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa cùng lưu thông trong một hệ thống cống. Vì vậy rất khó ngăn trong việc xử lý chất thải và khí độc hại.      Mô hình hố ga ngăn mùi Mô tả hệ thống: Với hệ thống hố nước mặt đường. Lưới chắn rác bằng gang, hệ thống thu ngăn mùi. Một cửa chặn với hệ thống ống nối PVC 150 nối giữa hố thu và hệ thống ngăn mùi với hệ thống thoát nước hiện có. Theo đó, khi có mưa, nước mưa dọc đường sẽ thu vào hố thu nước, sau đó chảy sang hố thu nước kế tiếp qua hai ống nhựa PVC 150. Trong hố thu nước kế tiếp có cửa chặn bằng bê tông cốt thép, nước sẽ chảy qua lỗ có tiết diện 400x200mm bên dưới hố thu. Mực nước trong hố thu phải tăng lên khoảng trên 600 mm thì nước mưa sẽ chảy sang hồ ga thu nước hiện hữu trên đường thông qua hai ống nhựa PVC 150. Khi lưu lượng nước mưa chảy vào hố thu không còn nữa thì mực nước trong hố sẽ giảm xuống còn 600mm và lượng nước giữ lại trong hố thu có tác dụng ngăn mùi là 400 mm. Lượng nước này sẽ được giữ trong hố ga và bị bốc hơi trong khoảng thời gian là 7 tháng. Hiện nay, hệ thống thoát nước đô thị nói chung và các thành phố nói riêng là hệ thống thoát nước chung (bao gồm thoát nước mưa và nước thải). Hầu hết cửa thu nước mưa kiểu hàm ếch không đảm bảo ngăn mùi bốc ra từ các hố ga, đặc biệt là mùa khô, mùi hôi trong cống thoát ra (qua miệng thu nước mưa và nước thải) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng. Do vậy, một số hộ dân gần hố ga đã dùng đủ mọi vật liệu có thể lắp các cửa thu nước để ngăn mùi làm mất mỹ quan thành phố. Hệ thống ngăn mùi và hố ga thu nước kiểu mới đã khắc phục được những khó khăn nói trên. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thoát nước mưa, hệ thống này còn ngăn không cho mùi hôi thối từ trong lòng cống bốc ra môi trường không khí, góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị. Với kết cấu gọn nhẹ, sản xuất lắp đặt thuận tiện do hệ thống được đúc sẵn tại cơ sở sản xuất nên dễ chuyển giao, chỉ đưa ra lắp đặt và rất thích hợp trong trường hợp đưa ra thay thế hay duy tu bảo dưỡng với chi phí thấp hơn. Giá thành hệ thống ngăn mùi kiểu mới thấp hơn so với hệ thống hố ga hiện hữu khoảng 1-2 triệu đồng. Sau một thời gian lắp đặt thử nghiệm trên các tuyến đường thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa, hệ thống ngăn mùi mới đã triệt được mùi hôi hố ga. Sau khi thử nghiệm thành công, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có yêu cầu bắt buộc tất cả các nhà đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh phải áp dụng công nghệ này. 2. Vi sinh khử mùi AQUA-CLEAN/OC được thiết kế đặc biệt cho việc điều chỉnh các phản ứng tạo khí gây mùi hôi xảy ra  trong các hệ thống xử lý nước thải, bao gồm: hầm tự hoại, hồ chứa nước thải, cống rãnh, hầm ủ và hệ thống xử lý sinh học. AQUA-CLEAN/OC là tập hợp các vi khuẩn hoạt tính cao, chứa đựng các thành phần đặc biệt có tác dụng trong các lĩnh vực trên. Những vi sinh này hoạt động như những khối xốp lớn ngăn cản vĩnh viễn những phản ứng sinh học phát sinh mùi, ngăn chặn mùi trong phạm vi hoạt động của chúng. Các vi sinh vật khử mùi kỳ diệu này cũng làm tăng tốc độ oxy hoá sinh học các hợp chất hữu cơ phân huỷ chậm trong tất cả các hệ thống xử lý ( ao hồ, hầm ủ, bể lưu nước thải) kết quả là chất lượng nước được cải thiện. AQUA-CLEAN/OC tỏ ra điều chỉnh hữu hiệu hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các phản ứng sinh mùi, cũng như tăng khả năng oxy hóa sinh học và loại bỏ các chất rắn hữu cơ hiệu quả hơn từ 40 đến 80% so với hệ thống truyền thống. AQUA-CLEAN/OC chỉ chứa các phân tử hữu cơ hoạt tính tự nhiên cơ bản như humate và humic. Các hợp chất phản ứng tự nhiên này chứa hầu hết các hợp chất sinh học được tổng hợp bởi vi khuẩn, gồm có các thực vật. Humas được biết là bao gồm các hợp chất hữu cơ đa dạng, đa số là bản sao của các mô sinh học. Những hợp chất tự nhiên này gia tăng đáng kể tốc độ oxy hóa các hợp chất hữu cơ khó phân huỷ. Nhờ hoạt động của các vi khuẩn tăng tốc này dẫn đến kết quả là làm giảm đáng kể thể tí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXử Lý Mùi Hôi Từ Bùn Cống Rãnh Và Đất.doc
Tài liệu liên quan