Tiểu luận Xung đột quan điểm trong việc xác định tội danh

Hiện nay, những quy định của Bộ luật hình sự dù đã được sửa đổi và hoàn thiện nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải thích luật, đặc biệt là Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã ra nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng luật khi xét xử. Tuy nhiên, nhiều nội dung có liên quan đến định tội vẫn chưa được nhận thức một cách thống nhất, kể cả trong giới nghiên cứu lẫn những người làm công tác thực tiễn. Ví dụ, dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”, “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”, “người phạm tội là người già”, “lợi ích vật chất khác” trong các tội phạm hối lộ, “tài sản chiếm đoạt” trong tội tham ô tài sản, “hậu quả” trong các tội phạm vi phạm quy định về an toàn giao thông, tội phạm về môi trường, “hàng phạm pháp” hoặc “hành cấm” có số lượng lớn”, “thu lợi bất chính lớn” v.v Đó là một số trong số rất nhiều các dấu hiệu mà luật chưa được giải thích rõ. Thực trạng này đã tạo ra sự không thống nhất trong việc áp dụng các dấu hiệu này để định tội trong thực tiễn. Vì thế, yêu cầu đặt ra là các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này phải luôn theo sát thực tiễn nghiên cứu và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. Nếu phát hiện vấn đề nào chưa rõ mà thực tiễn đặt ra thì cần phải có văn bản hướng dẫn kịp thời.

doc14 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xung đột quan điểm trong việc xác định tội danh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của A sẽ được định theo QPPL quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự. QPPL quy định tại Điều 99 là QPPL riêng trong quan hệ với QPPL chung (Điều 98). Quy tắc này xuất phát từ cơ sở phương pháp luận là cái riêng phải chứa đựng tất cả những dấu hiệu của cái chung, đồng thời cái riêng còn chứa đựng những dấu hiệu đặc thù của mình. Đối với các trường hợp cạnh tranh giữa các QPPL riêng thì hơi phức tạp hơn. Một trong số các dạng cạnh tranh giữa các QPPL riêng thường gặp là cạnh tranh của các QPPL với các tình tiết định khung tăng nặng và các tình tiết định tội. Các QPPL này có thể cùng nằm trong một điều luật quy định về tội phạm. Ví dụ như QPPL quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự. Có thể mô tả bằng trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em có tình tiết định khung tại khoản 3 là “Nhiều người hiếp một người” nhưng người bị hại ở đây lại là “trẻ em chưa đủ 13 tuổi” (tình tiết định tội tại khoản 4). Cũng có thể các QPPL được quy định tại hai điều luật khác nhau. Chẳng hạn, B giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (tội phạm được quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự) nhưng người mà B giết lại là “mẹ” mình và đang là “phụ nữ có thai” (B biết) (các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự). Giải quyết trường hợp cạnh tranh này, lý luận Luật hình sự và thực tiễn thừa nhận quy tắc là áp dụng QPPL có chứa đựng tình tiết định tội để định tội cho hành vi phạm tội. Điều này xuất phát từ thực tế là tình tiết định tội bao giờ cũng có ảnh hưởng lớn hơn tới tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội so với tình tiết định khung, do đó tình tiết định tội có giá trị pháp lý cao hơn tình tiết định khung. Cũng có trường hợp cạnh tranh QPPL xảy ra giữa các QPPL riêng với các tình tiết định khung tăng nặng. Chẳng hạn, C cướp tài sản thuộc trường hợp “có sử dụng hung khí” và “tái phạm nguy hiểm” (các tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự), và tài sản mà C cướp “có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên” (tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 4 Điều 133 Bộ luật hình sự). Trường hợp này, quy tắc để giải quyết cạnh tranh giữa các QPPL là ưu tiên áp dụng QPPL có chứa các tình tiết có giá trị tăng nặng cao nhất. Điều này xuất phát từ cơ sở rằng với việc xây dựng tình tiết có giá trị tăng nặng cao hơn, các nhà làm luật đã bao quát tất cả các trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng tương tự thấp hơn. Như vậy, với ví dụ trên, chúng ta phải áp dụng khoản 4 Điều 133 mới được xem là chính xác. Cần lưu ý rằng, trong trường hợp này, chúng ta không thể đặt ra vấn đề “tổng hợp hình phạt” của cả hai khoản để áp dụng đối với người phạm tội. Xung đột quan điểm trong định tội thường không diễn ra gay gắt trong trường hợp cạnh tranh QPPL hình sự bởi vì dù sao cũng đã tồn tại các quy tắc truyền thống để giải quyết chúng. Tuy nhiên, trong trường hợp các cơ sở để định tội không rõ ràng thường là nguyên nhân tạo ra bất đồng quan điểm về định tội. Bởi vì, trong trường hợp các cơ sở để định tội không rõ ràng sẽ dẫn đến mỗi người sẽ có sự nhận thức khác nhau về chúng. 2) Cơ sở để định tội không rõ ràng có thể là do QPPL hình sự không rõ ràng (thiếu dấu hiệu pháp lý) hoặc là những tình tiết bên trong của hành vi phạm tội không được bộc lộ rõ: 2.1. Trường hợp QPPL không rõ ràng có thể do QPPL không rõ nghĩa hoặc QPPL có nội dung không đầy đủ. Nếu gặp phải một QPPL không rõ nghĩa trong khi định tội, chúng ta có thể có nhiều cách giải quyết: a) Chúng ta xem lại các công trình chuẩn bị để Bộ luật hình sự được đi vào thực tiễn như: các dự thảo Bộ luật hình sự, tờ trình Quốc hội để thông qua Bộ luật hình sự, Biên bản thảo luận, góp ý kiến thông qua Bộ luật hình sự…, đặc biệt là Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự. Thông qua các công trình đó, chúng ta có thể hiểu thêm ý nghĩa mà nhà làm luật muốn “gán” cho các QPPL mà chúng ta đang áp dụng. Chẳng hạn, vụ án của Nguyễn Văn T(Tạp chí Toà án nhân dân số 10/2003, tr.12): Ngày 12/03/2003, T trộm cắp tài sản trị giá 270.000 đồng. Về nhân thân của T: Tháng 11/1999, T bị Toà án xử phạt 12 tháng tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” (giá trị tài sản chiếm đoạt là 300.000 đồng) (khoản 1 Điều 257 Bộ luật hình sự 1985), chấp hành xong hình phạt tháng 7/2000; Tháng 12/2001, T bị Toà án xử phạt 12 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản” (khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999) có kèm áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm”. Có ý kiến tranh luận cho rằng T phạm tội lần này phải áp dụng điểm c khoản 2 Điều 138 (tái phạm nguy hiểm) vì tháng 12/2001 đã bị áp dụng tình tiết “tái phạm” nay còn phạm tội “do cố ý”. Quan điểm khác cho rằng T chỉ bị áp dụng khoản 1 Điều 138 với lý do tài sản mà T trộm có giá trị dưới 500.000 đồng nên cần có dấu hiệu “đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xoá án tích” thì hành vi mới cấu thành tội phạm, và dấu hiệu này đã được sử dụng để định tội thì không dùng để định khung tăng nặng nữa. Quan điểm thứ ba cũng cho rằng T phạm tội thuộc khoản 1 Điều 138 nhưng với lý do là tháng 12/2001, Toà án áp dụng tình tiết “tái phạm” không đúng nên không làm cơ sở cho việc áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” tại điểm c khoản 2 Điều 138. Trong trường hợp này, nếu chúng ta chỉ phân tích Điều 7 Bộ luật hình sự (hiệu lực về thời gian) để tranh luận thì sẽ gặp lúng túng vì nội dung của nó không rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem điểm c, d mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự 1999 thì sự việc trở nên đơn giản. Hành vi phạm tội của T bị xử phạt vào tháng 11/1999 theo khoản 1 Điều 157 Bộ luật hình sự 1985 không là cơ sở để áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm” cho lần phạm tội và bị xử phạt vào tháng 12/2001 vì hành vi phạm tội này (theo Bộ luật hình sự 1985) không phải là tội phạm theo Bộ luật hình sự 1999 và do đó lần phạm tội đó đã được đương nhiên xoá án tích. Vì thế, tình tiết “tái phạm” mà Toà án áp dụng vào tháng 12/2001 là trái pháp luật không thể làm cơ sở để áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” và lần này T chỉ bị truy cứu theo khoản 1 Điều 138 là hoàn toàn chính xác. b) Chúng ta có thể dựa theo tiền lệ xét xử để làm cho các cơ sở định tội trở nên rõ ràng. Kết quả của thực tiễn xét xử cũng là một nguồn làm cho những dấu hiệu pháp lý để định tội vốn chưa rõ ràng trong luật sẽ trở nên sáng tỏ, cụ thể. Kết quả của thực tiễn xét xử đề cập ở đây có thể được thể hiện trong các văn bản hướng dẫn áp dụng luật (Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao), Thông tư liên tịch, Thông tư liên ngành, Công văn… (của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an…), trong các Báo cáo tổng kết ngành Tòa án vào cuối năm…v.v… Chẳng hạn như trong các tội xâm phạm sở hữu, luật chỉ quy định các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”, “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Nếu chúng ta không nghiên cứu mục 3.4 của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP(25/12/2001) thì không thể xác định được trường hợp nào là hậu quả “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” hay “đặc biệt nghiêm trọng” để định tội cho chính xác. Ngoài ra, kết quả của thực tiễn xét xử cũng có thể chưa tồn tại ở dạng văn bản nhưng đã được thừa nhận rộng rãi để định tội. Ví dụ, trong một số tội phạm khác (ngoài các tội xâm phạm sở hữu), luật cũng có quy định tình tiết gây “hậu quả nghiêm trọng”, “hậu quả rất nghiêm trọng”, “hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Tuy nhiên, chưa có văn bản hướng dẫn trong các trường hợp này. Thực tiễn vẫn có thể xem xét các trường hợp cụ thể để đánh giá hậu quả, trong đó có tham khảo văn bản hướng dẫn đánh giá hậu quả đối với các tội phạm xâm phạm sở hữu. Hiện nay, những quy định của Bộ luật hình sự dù đã được sửa đổi và hoàn thiện nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải thích luật, đặc biệt là Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã ra nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng luật khi xét xử. Tuy nhiên, nhiều nội dung có liên quan đến định tội vẫn chưa được nhận thức một cách thống nhất, kể cả trong giới nghiên cứu lẫn những người làm công tác thực tiễn. Ví dụ, dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”, “đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm”, “người phạm tội là người già”, “lợi ích vật chất khác” trong các tội phạm hối lộ, “tài sản chiếm đoạt” trong tội tham ô tài sản, “hậu quả” trong các tội phạm vi phạm quy định về an toàn giao thông, tội phạm về môi trường, “hàng phạm pháp” hoặc “hành cấm” có số lượng lớn”, “thu lợi bất chính lớn”…v.v…Đó là một số trong số rất nhiều các dấu hiệu mà luật chưa được giải thích rõ. Thực trạng này đã tạo ra sự không thống nhất trong việc áp dụng các dấu hiệu này để định tội trong thực tiễn. Vì thế, yêu cầu đặt ra là các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này phải luôn theo sát thực tiễn nghiên cứu và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự. Nếu phát hiện vấn đề nào chưa rõ mà thực tiễn đặt ra thì cần phải có văn bản hướng dẫn kịp thời. c) Chúng ta cũng có thể dựa vào các nguyên tắc chung để hiểu luật. Đây là các nguyên tắc không được chính thức thừa nhận tại bất kỳ một điều luật nào của luật viết nhưng nó tạo thành một tư tưởng chủ đạo chi phối toàn bộ quá trình soạn thảo luật viết. Dựa theo các nguyên tắc đó, chúng ta có thể làm rõ được những nội dung chưa sáng tỏ của luật viết mà đảm bảo đúng ý chí của nhà làm luật. Thử lấy một ví dụ mà tác giả Nguyễn Văn Vương đã đặt ra tạo nên sự tranh cãi (Tạp chí Toà án nhân dân số 7/2003, tr.19): Nguyễn Thị T đánh ghen (cố ý gây thương tích) chị L và được mọi người can ngăn, đưa chị L về nhà. Tuy nhiên, T vẫn theo L về tận ngõ nhà chị L để đánh tiếp. Kết quả giám định cho thấy chị L bị thương tích tỷ lệ thương tật là 9%. Có ý kiến cho rằng, hành vi của T đã cấu thành tội phạm vì tỷ lệ thương tật gây ra là 9% và thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần (điểm c khoản 1 Điều 104). Ý kiến khác cho rằng hành vi của T không cấu thành tội phạm vì tỷ lệ thương tật mà T gây ra chỉ 9% và lại không thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104. Ý kiến này cho rằng không thể áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” vì theo nghĩa của luật viết, tình tiết “phạm tội nhiều lần” phải được hiểu là phạm tội từ hai lần trở lên, mỗi lần phải đã cấu thành tội phạm. Thật ra, “phạm tội nhiều lần” với tư cách là một tình tiết định khung tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng thì hiểu như trên là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, xem xét điểm c khoản 1 Điều 104 thì “phạm tội nhiều lần” ở đây là một tình tiết định tội. Ở đây, luật đã thừa nhận một ngoại lệ nhưng lại không nói rõ. Ngoại lệ đó là “phạm tội nhiều lần” ở đây không cần phải mỗi lần đều đã cấu thành tội phạm. Bởi vì luật đã nói rằng:…tỷ lệ thương tật “dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp…” trong đó có “phạm tội nhiều lần”. Đã “nhiều lần” mà “dưới 11%” thì làm sao mỗi lần cấu thành tội phạm được vì để cấu thành tội phạm này thì tỷ lệ thương tật của mỗi lần phải từ 11% trở lên. Theo lý luận này, áp dụng vào ví dụ trên thì rõ ràng hành vi của T đã cấu thành tội phạm theo khỏan 1 Điều 104. Trường hợp QPPL có nội dung không đầy đủ cũng có thể dẫn đến tranh chấp quan điểm khi định tội. Khi đó, chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau: a) Dùng phương pháp suy lý mạnh để tìm ra ý nghĩa của QPPL không được nhà làm luật ghi nhận cụ thể trong luật viết. Mỗi một quy tắc của luật viết đều có một lý do để tồn tại. Với cùng một lý do đó hoặc với lý do có mức độ đúng đắn mạnh hơn, chúng ta sẽ có thể thừa nhận những quy tắc khác không được ghi nhận trong luật viết. Với cách làm này, chắc chắn những quy tắc được xác định sẽ hoàn phù hợp với ý chí của nhà làm luật. Chẳng hạn như Điều 151 Bộ luật hình sự quy định “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ…gây hậu quả nghiêm trọng…thì bị phạt…”. Điều luật chỉ quy định là “gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng nếu hành vi trên gây “hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “đặc biệt nghiêm trọng” thì chúng ta cũng xác định được rằng hành vi đó đã cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 151. Lưu ý, phương pháp suy lý mạnh chỉ đúng khi các lý do viện dẫn cho sự tồn tại của một quy tắc có cùng bản chất. Chẳng hạn, trong bài “Tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” và vấn đề áp dụng tình tiết này khi xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” (Tạp chí Toà án nhân dân số 4/2003, tr.13), Thạc sĩ Đinh Văn Quế có đặt ra các cách hiểu khác nhau về việc áp dụng tình tiết này. Thạc sĩ phân tích: điểm b, khoản 1 Điều 104 chỉ nêu là “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”. Cho nên, thực tế có ý kiến cho rằng trong trường hợp tỷ lệ thương tật trên 11% mà nạn nhân lại có cố tật nặng thì không áp dụng tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” để chuyển khung hình phạt (từ khoản 1 lên khoản 2 hoặc từ khoản 2 lên khoản 3) vì “cố tật nặng” không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm từ a đến k khoản 1 Điều 104. Ý kiến thứ hai lại cho rằng chỉ cần có “cố tật” (vì “cố tật nặng” sẽ có giá trị cao hơn “cố tật nhẹ”) thì có thể chuyển khung hình phạt đối với bị cáo. Trong trường hợp này, nếu dùng phương pháp suy lý mạnh để công nhận ý kiến thứ hai là đúng thì không phải vì tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” trong trường hợp tỷ lệ thương tật dưới 11% đóng vai trò là tình tiết “định tội”. Trong khi nếu tỷ lệ thương tật từ đủ 11% trở lên thì “cố tật” lại trở thành tình tiết “định khung”. b) Dùng phương pháp suy lý ngược để tìm ra ý nghĩa của QPPL. Tương ứng với một giả định cụ thể, nhà làm luật có một quy tắc cụ thể, vậy nếu có một giả định cụ thể ngược lại, chúng ta có thể công nhận một quy tắc ngược lại không được nhà làm luật ghi nhận trong luật viết. Ví dụ, Trần Văn C đánh Nguyễn Thị E trong một vụ cãi vã. Bản thân E là “phụ nữ đang có thai”, tuy nhiên thương tích là không đáng kể (không xác định được tỷ lệ thương tật). Có ý kiến cho rằng hành vi của C đã cấu thành tội cố ý gây thương tích (Điều 104) vì tỷ lệ thương tật không xác định được nghĩa là “dưới 11%” kết hợp với đánh “phụ nữ đang có thai” (điểm d khoản 1 Điều 104). Ý kiến khác cho rằng hành vi của C không cấu thành tội phạm vì việc đánh người không có thương tích. Dựa theo phương pháp suy lý ngược ta thấy, nhà làm luật quy định tỷ lệ thương tật dưới 11% nghĩa là hành vi gây thương tích phải để lại một thương tích cụ thể (xác định được tỷ lệ thương tật nhất định), kết hợp với một trong các điểm từ a đến k khoản 1 Điều 104 thì mới cấu thành tội phạm. Cho nên, hành vi của C đã không để lại thương tích cụ thể thì dù có kèm theo một hay nhiều điểm trong số các điểm từ a đến k khoản 1 cũng không cấu thành tội phạm này. c) Dùng phương pháp quy nạp. Bằng phương pháp quy nạp, chúng ta có thể rút ra được những giải pháp nguyên tắc trên cơ sở phát hiện ra những đặc điểm chung của các giải pháp chi tiết mà nhà làm luật xây dựng trong những trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, Điều 111 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ, thì bị phạt…”. Thoạt tiên, đọc điều luật này chúng ta nghĩ là nó có nội dung rất đầy đủ, nhưng thật ra nội dung của nó chưa đầy đủ thể hiện ở cụm từ “thủ đoạn khác”. “Thủ đoạn khác” là một thủ thuật lập pháp của nhà làm luật nhằm tránh bỏ sót tội phạm vì sự bất lực của câu chữ không thể diễn tả hết cái đa dạng của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, cũng chính điểm này đã tạo nên sự không đầy đủ của một QPPL. “Thủ đoạn khác” là bao gồm những hành vi nào?; và phải như thế nào? Chúng ta dùng phương pháp quy nạp để phân tích điều luật này. Hành vi “dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực” dẫn đến nạn nhân bị tê liệt ý chí phản kháng hoặc “lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân” và giao cấu trái ý muốn của họ sẽ cấu thành tội hiếp dâm. Như vậy, “thủ đoạn khác” ở đây là bất kỳ hành vi nào khiến nạn nhân bị “tê liệt ý chí phản kháng” hoặc dẫn đến tình trạng “không thể tự vệ được” và giao cấu trái ý muốn của họ sẽ thoả mãn cấu thành tội hiếp dâm. Chúng ta thử xem xét một ví dụ được nêu lên bởi tác giả Hà Huy Cầu (Tạp chí Toà án nhân dân số 11/2000, tr.23): Nguyễn Thị L và Đào Văn Dũng rủ nhau vào rừng tràm quan hệ tình dục. Khi đó, Hậu, Hùng, và Thắng (bạn của Dũng) đã kéo nhau rình xem. Dũng phát hiện và rủ cả bọn vào quan hệ tình dục với L, cả bọn đồng ý. Tuy nhiên, Dũng hỏi L để cho bạn mình quan hệ tình dục thì L không đồng ý. Dũng lấy chiếc quần của L và doạ nếu không cho bạn mình quan hệ thì sẽ mang quần về đưa cho chồng L. L không nói gì. Dũng ra bảo bạn mình vào với L. Hậu vào trước thấy L không mặc quần áo nhưng không giao cấu với L. Thắng vào thì bị L đẩy ngã nhưng cuối cùng cũng giao cấu được. Hùng cũng khai đã giao cấu được với L. Quan điểm thứ nhất cho rằng Dũng và đồng bọn phạm tội hiếp dâm với hành vi khách quan là “thủ đoạn khác”. Quan điểm thứ hai cho rằng Dũng và đồng bọn phạm tội cưỡng dâm. Qua các tình tiết mô tả cho thấy, hành vi của Dũng và đồng bọn không khiến cho L tê liệt ý chí phản kháng hoặc rơi vào tình trạng không thể tự vệ được. Khi bị Dũng lấy quần và doạ sẽ nói với chồng mình, L hoàn toàn còn khả năng phản kháng (bỏ chạy, kêu cứu, giật lại quần…). Việc L xô ngã Thắng đã thể hiện rằng L vẫn còn tự vệ được nhưng sau đó vẫn để cho Thắng giao cấu. Trong nội dung vụ án không thấy việc Thắng có dùng hành vi nào nữa không mới giao cấu được với L. Điều đó cho thấy, kết luận Dũng và đồng bọn phạm tội hiếp dâm là không có căn cứ. Như vậy, chỉ còn khả năng là bọn chúng phạm tội cưỡng dâm. 2.2. Những tình tiết bên trong của hành vi phạm tội (thái độ chủ quan của người phạm tội) không được bộc lộ rõ sẽ dẫn đến mỗi người có sự đánh giá không thống nhất về chúng. Từ chỗ đánh giá không thống nhất về thái độ chủ quan của người phạm tội, các quan điểm định tội sẽ xung đột với nhau do xung đột quan điểm trong xác định khách thể trực tiếp của tội phạm. Chúng ta đã biết, một hành vi phạm tội thường xâm hại tới nhiều khách thể. Nhưng để định tội chính xác, chúng ta cần xác định đúng khách thể trực tiếp của tội phạm trong số nhiều khách thể đó. Theo lý luận thì để xác định khách thể trực tiếp, chúng ta cần xem xét khách thể nào khi bị tội phạm xâm hại đã thể hiện đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó. Khách thể đó chính là khách thể trực tiếp của tội phạm. Bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng chúng tôi cho rằng, để xác định chính xác khách thể trực tiếp, cần tập trung xem xét yếu tố quan trọng nhất là thái độ chủ quan (lỗi, động cơ, mục đích phạm tội) của người phạm tội khi thực hiện hành vi bởi vì tội phạm là sự thống nhất giữa các mặt khách quan và chủ quan. Làm rõ vấn đề này thì chúng ta có thể xác định đúng khách thể trực tiếp của tội phạm, làm tiền đề cho việc định tội chính xác, và ngược lại. a) Các khách thể bị tranh chấp (trong đó có khách thể trực tiếp) có thể nằm ở hai khách thể loại khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem ví dụ sau (Tạp chí Toà án nhân dân số 8/2000, tr.21 - vụ án xảy ra thuộc phạm vi hiệu lực của Bộ luật hình sự 1985 nhưng tác giả xin phép phân tích theo Bộ luật hình sự 1999 để độc giả tiện theo dõi): Ngày 10/5/1999, Phan Tùng điều khiển xe ô tô (loại Rô-na) biển số 47K-4535 chở dầu từ tỉnh Bình Phước về thành phố Buôn Ma Thuộc, cùng đi có một phụ lái là Trần Văn Loan. Khoảng 16h15, khi xe đến trạm thu phí giao thông số 3 trên quốc lộ 14, Tùng cho xe dừng lại tại ki-ốt số 1, phụ xe Loan xuống xe đưa 15.000 đồng cho anh Lục Văn Bình (nhân viên bán vé). Anh Bình yêu cầu Loan mua vé loại 30.000 đồng nhưng Loan không chịu. Anh Bình đồng ý loại 15.000 đồng. Bực tức vì nhiều lần qua trạm thu phí bị làm khó dễ, Loan đã chửi thề: “Đ.M các anh làm ăn dở quá!”. Tùng cho xe chạy đến trạm kiểm, xé vé. Lúc đó, anh Đông (nhân viên bán vé) chạy đến chỗ xe của Tùng, mở cửa ra và đấm vào chân anh Loan. Loan vội đẩy Đông ra và vội đóng cửa lại. Xé vé rồi nhưng nhân viên điều khiển barie (thanh ngang chặn xe) không mở ra. Nhân viên này yêu cầu anh Tùng và Loan phải xuống xe xin lỗi. Tùng không xuống xe mà điều khiển xe tông qua thanh barie chạy luôn, tốc độ trung bình khoảng 20km/h. Thấy vậy, anh Đông gọi anh Nguyễn Việt Dũng (xe ôm) chở mình đuổi theo. Chạy được khoảng 2km thì đuổi kịp. Dũng điều khiển xe đến trước mũi xe của Tùng ra hiệu để xe dừng lại. Tuy nhiên, Tùng vẫn cho xe chạy đều khoảng 20km/h. Kết quả, xe của Tùng đã đâm thẳng vào xe của Dũng và Đông. Dũng văng ra lề đường, bị thương nhẹ. Riêng Đông bị văng ra giữa đường, bị xe của Đông cán chết. Có ý kiến cho rằng Tùng phạm tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” (Điều 202 Bộ luật hình sự). Ý kiến này dựa vào khách thể trực tiếp là các “quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Ý kiến thứ hai cho rằng Tùng phạm tội “giết người” (Điều 93 Bộ luật hình sự) (khách thể trực tiếp là “tính mạng của người khác”). b) Các khách thể tranh chấp cũng có thể thuộc trong cùng một khách thể loại. Hãy xem ví dụ sau (Tạp chí Toà án nhân dân số 3/2001, tr.25): Ngày 31/10/2000, Nguyễn Thị Ngụ, Đoàn Văn Hải, Trần Văn Nguyên (con của Ngụ) và Nguyễn Văn Lam ngồi chơi đánh bài tại nhà ông Nguyễn Văn Thế. Những người này ngồi chơi bài đến khoảng 12 giờ thì vợ của Đoàn Văn Hải (tên Lan) đến gọi anh Hải về. Thấy Hải đang chơi bài, chị Lan có lời lẽ xúc phạm Hải nên Hải nổi cáu đứng dậy đá chị Lan. Thấy Hải đánh vợ, chị Ngụ đứng dậy can ngăn. Hải đá chị Ngụ một cái làm chị Ngụ bị ngã và ngất xỉu. Mọi người đưa chị Ngụ đi bệnh viện nhưng chị Ngụ đã chết ngay sau đó. Chị Ngụ chết là do vết thương do Hải gây ra. Quan điểm thứ nhất cho rằng Hải phạm tội giết người vì cho rằng lỗi của Hải trong trường hợp này là “cố ý gián tiếp” (khách thể trực tiếp là “tính mạng của người khác”. Quan điểm thứ hai khẳng định Hải chỉ cố ý với hậu quả “thương tích”, vô ý với hậu quả “chết người” của chị Ngụ (khách thể trực tiếp là “sức khoẻ của người khác”). c) Cũng xảy ra trường hợp xung đột quan điểm định tội chỉ tập trung vào lỗi của người phạm tội (“cố ý” hay “vô ý”) mà không liên quan gì đến khách thể trực tiếp vì khách thể trực tiếp của các tội danh đang tranh chấp là một. Chúng ta xem vụ án sau (Tạp chí toà án nhân dân số 5/2002, tr.3): Muốn dùng điện để diệt chuột cắn phá lúa, Cao Văn Quảng hỏi Mai Xuân Toản xin điện để nối vào dây điện trần giăng xung quanh ruộng lúa nhà Cao Văn Quảng. Khi hỏi xin điện, Quảng hứa trông coi cẩn thận và chịu trách nhiệm toàn bộ, nên Mai Xuân Toản đồng ý. Tối ngày 17/4/2001, Quảng và Toản cắm điện bẩy chuột. Quảng đề nghị treo thêm bóng đèn đỏ để thông báo cho mọi người biết việc bẩy chuột nhưng do chính quyền xã cấm việc dùng bẩy diệt chuột nên Toản không đồng ý. Khi cắm điện, Quảng có trông coi canh chừng người qua lại ruộng lúa bằng cách pha đèn thường xuyên để kiểm tra. Đến 22 giờ cùng ngày, Quảng về nhà ngủ và dặn Toản cắm thêm khoảng 30 phút sau hãy rút điện ra và đến 3 giờ sáng cắm lại. Khi Quảng về nhà được vài phút, Toản thấy điện giảm áp và ổ cắm chập mạch. Toản rút phích cắm điện rồi đi ngủ. Sáng ngày 18/4/2001, mọi người phát hiện anh Mai Xuân Quang đi đơm lờ tép qua đó bị điện giật chết. Quan điểm thứ nhất cho rằng Quảng và Toản có ý thức bỏ mặc hậu quả chết người (lỗi “cố ý gián tiếp”) và đồng tình với việc xác định tội “giết người” (Điều 93). Quan điểm thứ hai cho rằng Quảng và Toản phạm tội “vô ý làm chết người” (Điều 98) vì cho rằng cả hai “vô ý” với hậu quả chết người. d) Bên cạnh đó, trong mặt chủ quan của một số tội phạm, ngoài việc xác định lỗi chúng ta còn phải chứng minh động cơ, mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội chẳng hạn các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia (mục đích chống chính quyền nhân dân), bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (mục đích chiếm đoạt tài sản), tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác)…v.v…. Cá biệt có một số trường hợp chúng ta cần xác định mục đích đó xuất hiện trong giai đoạn nào của quá trình thực hiện hành vi thì mới xác định được tội phạm một cách chính xác. Đây cũng là điểm có thể dẫn đến xung đột quan điểm định tội. Ví dụ, khoảng 17h30 ngày 2/9/1998, Trương Hoàng Vũ điều khiển xe Honda 78-503L chở Lê Xuân Thảo và Võ Kim Nhân; Nguyễn Minh Cường điều khiển xe Honda biển số 78F2-7379 chở Lê Kim Dung và Nguyễn Quốc Đạm đi từ thị xã Tuy Hoà, Phú Yên đến thị trấn Phú Lâm thì gặp Nguyễn Trường Sáng điều khiển xe Honda đi cùng chiều chở Trương Thị Ngọc và Lê Thị Tố Anh (hai bạn gái). Vũ nói với cả bọn rằng anh Sáng là người trước đây đã đánh Vũ. Sau đó bọn Vũ bàn nhau đánh anh Sáng. Khi đi đến đoạn đường thuộc thôn Phước Thành, Vũ điều khiển Honda ép Sáng vào lề và buộc anh Sáng phải dừng xe. Thảo và đồng bọn vây quanh xe của Sáng vừa la ó vừa hỏi anh Sáng có phải tên Duy ở Sơn Thành không. Anh Sáng trả lời không phải. Thảo dùng tay đánh vào mặt anh Sáng một cái. Bị đau, anh Sáng xuống xe và ngồi thụt xuống đường. Thảo đi vòng ra sau lưng Sáng túm lấy cổ áo kéo đứng lên đánh tiếp. Lúc túm cổ áo, Thảo đã giật đứt sợi dây chuyền (24K, 4 chỉ) của Sáng. Anh Sáng thấy thế xin lại thì Thảo nói là: “Tao không có lấy” và cùng đồng bọn bỏ đi. Có ý kiến cho rằng Thảo phạm tội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXung đột quan điểm trong việc xác định tội danh.doc
Tài liệu liên quan