Tìm hiểu những chấn thương xoang hàm và gò má nếu không được điều trị sớm và đúng, có thể để lại di chứng về chức năng như: song thị, hạn chế vận nhãn, tê nửa bên mặt, viêm xoang, lỗ dò xoang hoặc di chứng về thẩm mỹ như: mất cân đối hai gò má, lõm má một

- Bắt buộc đội nón bảo hộ ở những người sử dụng xe gắn máy. Hiện tại nhà nước cũng đang triển khai bắt buộc đội mũ bảo hiểm ở một số tuyến đường nhưng ý thức chấp hành của người dân chưa cao. Cần phải nghiêm khắc phạt nặng những trường hợp vi phạm và tuyên truyền cho người dân biết được những lợi ích khi đội nón bảo hiểm để người dân tự nguyện chấp hành.

- Ngoài ra cần phải đề cao nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, bài trừ bạo lực trong gia đình để hạn chế những trường hợp chấn thương do đả thương.

Đặc điểm lâm sàng: Trong tất cả các triệu chứng lâm sàng thì chảy máu mũi, sưng bầm mặt là triệu chứng đầu tiên quan trọng nhất thường thúc đẩy bệnh nhân đến khám bệnh. Tuy nhiên những triệu chứng này không đặc hiệu mà chỉ có tính chất định hướng khi khám. Các triệu chứng đặc hiệu trong chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má như: có tiếng lạo xạo của gãy xương, sụp 1 bên gò má, mất liên tục bờ dưới và bờ ngoài ổ mắt, sai khớp cắn, thường trong các chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má chiếm tỷ lệ thấp. Phim X quang chụp ở tư thế Blondeau và Hirtz có vai trò quan trọng, phối hợp với lâm sàng để chẩn đoán xác định. CTScan cũng có vai trò trong chẩn đoán vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má với độ chính xác cao, phát hiện được những tổn thương mà phim X quang không phát hiện được, tuy nhiên lại quá đắt tiền cho nên không thể là một xét nghiệm thường quy cho các trường hợp bị chấn thương như là chụp phim X quang ở tư thế Blondeau và Hirtz.

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1697 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu những chấn thương xoang hàm và gò má nếu không được điều trị sớm và đúng, có thể để lại di chứng về chức năng như: song thị, hạn chế vận nhãn, tê nửa bên mặt, viêm xoang, lỗ dò xoang hoặc di chứng về thẩm mỹ như: mất cân đối hai gò má, lõm má một, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số người Tỷ lệ Có 53 32,3 Không 111 67,7 Tổng cộng 164 100,0 Nhận xét: có khoảng 53 trường hợp được sơ cứu trước khi nhập viện, chiếm gần 1/3 trường hợp, còn lại đa số không được xử trí ban đầu khi nhập viện Thời gian từ lúc bị chấn thương đến lúc nhập viện: (Biểu đồ 9) Nhận xét: đa số các trường hợp bệnh nhân được nhập viện trong vòng 8 giờ đầu sau khi chấn thương, chiếm tỷ lệ 89,6% Giờ nhập viện: (bảng 10) Giờ Số người Tỷ lệ 0 - 1 g 11 6,7 1 - 2 g 16 9,8 2 - 3 g 7 4,3 3 - 4 g 2 1,2 4 - 5 g 3 1,8 6 - 7 g 2 1,2 7 - 8 g 4 2,4 8 - 9 g 6 3,7 9 - 10 g 5 3,0 10 - 11 g 6 3,7 11 - 12 g 1 0,6 12 - 13 g 4 2,4 13 - 14 g 7 4,3 14 - 15 g 4 2,4 15 - 16 g 3 1,8 16 - 17 g 4 2,4 17 - 18 g 6 3,7 18 - 19 g 9 5,5 19 - 20 g 10 6,1 20 - 21 g 9 5,5 21 - 22 g 15 9,1 22 - 23 g 22 13,4 23 - 24 g 8 4,9 Tổng cộng 164 100,0 Nhận xét: thời điểm nhập viện trong ngày nhiều nhất là khoảng thời gian từ 22-23 giờ chiếm 13,4%, kế đó là thời gian từ 1-2 giờ cũng chiếm tỷ lệ khá cao 9,8% và 21-22 giờ chiếm 9,1% Tần số các ngày trong tuần (biểu đồ 11) 18.3% (30 ca) 6.7% (11 ca) 6.1% (10 ca) 2.4% (4 ca) 16.5% (27 ca) 26.8% (44 ca) 23.2% (38 ca) 0 10 20 30 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ Nhật Tỷ lệ (%) Nhận xét: cuối tuần tỷ lệ bệnh nhân cao nhất, chiếm 50% các trường hợp Tháng nhập viện: (Bảng 12) Số người Tỷ lệ Tháng 1 13 7,9 Tháng 2 15 9,1 Tháng 3 10 6,1 Tháng 4 17 10,4 Tháng 5 9 5,5 Tháng 6 9 5,5 Tháng 7 12 7,3 Tháng 8 20 12,2 Tháng 9 17 10,4 Tháng10 16 9,8 Tháng11 7 4,3 Tháng12 19 11,6 Tổng cộng 164 100,0 Nhận xét: tháng 8 là tháng có bệnh nhân nhập viện nhiều nhất trong năm chiếm 12,2%. Các tháng 12, 9, 10 và 4 cũng có tỷ lệ nhập viện khá cao CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG: Tri giác: (Biểu đồ 13) 86,6% (142 ca) 3,7% (6 ca) 8,5% (14 ca) 1,2% (2 ca) Tỉnh Bất tỉnh Lơ mơ Khoảng tỉnh Nhận xét: đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo chiếm 86,6% trường hợp Bên bị chấn thương: (biểu đồ14) 57,3% (94 ca) 42,1% (69 ca) 0,6 % (1 ca) 0 20 40 60 Trái Phải 2 bên Tỷ lệ % Nhận xét: chấn thương vỡ xoang hàm và xương gò má ở bên trái chiếm tỷ lệ 57,3% nhiều hơn chấn thương bên phải Chảy máu mũi: (Bảng 15) Số người Tỷ lệ Có chảy 28 17,1 Không chảy 55 33,5 Tự cầm 81 49,4 Tổng cộng 164 100,0 Nhận xét: chảy máu mũi sau khi bị chấn thương chiếm tỷ lệ khá cao 66,5% trường hợp bao gồm đã chảy tự cầm và còn chảy máu khi nhập viện Mất cân đối gò má: (Biểu đồ 16) 54,9% (90 ca) 17,1% (28 ca) 28% (46 ca) Sưng Sụp Vừa sưng vừa sụp Nhận xét: có 54,9% trường hợp bị sưng gò má sau khi bị chấn thương Aán có điểm đau (Bảng 17) Số người Tỷ lệ Có 160 97,6 Không 4 2,4 Tổng cộng 164 100,0 Nhận xét: hầu hết các trường hợp bị chấn thương đều ấn đau ở vị trí tổn thương và quanh phần tổn thương 9.1% (15 ca) 19.5% (32 ca) 1.8% (3 ca) 67.1% (110 ca) 2.4% (4 ca) 0 20 40 60 80 Không bầm Dưới Trên Tròn Bầm 2 bên Tỷ lệ % Bầm mi mắt: (Biểu đồ 18) Nhận xét: bầm tím quanh ổ mắt sau chấn thương chiếm tỷ lệ khá cao 67.1% trường hợp và bầm mi mắt dưới cũng chiếm 19,5% trường hợp Bảng phân bố tỷ lệ một số triệu chứng: (Bảng 19) Triệu chứng Có (Tỷ lệ %) Không (Tỷ lệ %) Tổng cộng (Tỷ lệ %) Xuất huyết kết mạc 116 (70,7%) 48 (29,3%) 164 (100%) Mất liên tục các bờ ổ mắt 102 (62,2%) 62 (37,8%) 164 (100%) Hạn chế há miệng – khít hàm 52 (31,7%) 112 (68,3%) 164 (100%) Vết thương vùng mặt 34 (20,7%) 130 (79,3%) 164 (100%) Sai khớp cắn 16 (9,8%) 148 (90,2%) 164 (100%) Tràn khí dưới da 12 (7,3%) 152 (92,7%) 164 (100%) Giảm thị lực 4 (2,4%) 160 (97,6%) 164 (100%) Hạn chế vận nhãn 2 (1,2%) 162 (98.8%) 164 (100%) Song thị 1 (0,6%) 163 (99,4%) 164 (100%) Chấn thương khác hay bệnh kèm theo 55 (33,5%) 109 (66,5%) 164 (100%) Nhận xét: triệu chứng thường gặp nhất là xuất huyết kết mạc chiếm tỷ lệ 70,7% , kế đến là mất liên tục các bờ ổ mắt, tỷ lệ 62,2% X quang Blondeau: (Biểu đồ 20) 86,6% (142 ca) 13,4% (22 ca) Có Không Nhận xét: hầu hết các trường hợp đều có chụp phim Blondeau Bảng kết quả X quang Blondeau (Bảng 21) Triệu chứng Có (Tỷ lệ %) Không (Tỷ lệ %) Không phát hiện (Tỷ lệ %) Tổng cộng (Tỷ lệ %) Di lệch 100 (70,4) 34 (23,9) 8 (5,7) 142 (100) Mờ xoang hàm 73 (51,3) 61 (40,3) 8 (5,7) 142 (100) Gãy bờ ngoài xoang hàm 78 (54,9) 56 (39,4) 8 (5,7) 142 (100) Gãy bờ trong xoang hàm 18 (12,7) 116 (81,6) 8 (5,7) 142 (100) Gãy bờ dưới xoang hàm 8 (5,7) 128 (88,6) 8 (5,7) 142 (100) Gãy bờ sau xoang hàm 3 (2,1) 131 (92,2) 8 (5,7) 142 (100) Gãy bờ dưới ổ mắt 96 (67,6) 38 (26,8) 8 (5,7) 142 (100) Gãy bờ ngoài ổ mắt 27 (19,0) 107 (75,3) 8 (5,7) 142 (100) Nhận xét: đa số bệnh nhân gãy bờ ngoài xoang hàm và bờ dưới ổ mắt, bên cạnh đó gãy có di lệch chiếm khá cao X quang Hirtz (Biểu đồ 22) 82,9% (136 ca) 17,1% (28 ca) Có Không Nhận xét: hầu hết các bệnh nhân được chụp Xquang Hirtz. Gãy cung gò má /Hirtz (Bảng 23) Số người Tỷ lệ Có 121 89,0 Không 11 8,1 Không phát hiện trên phim 4 2,9 Tổng cộng 136 100,0 CT Scan (Biểu đồ 24) 40,2% (66 ca) 59,8% (98 ca) Có Không Nhận xét: có 66 trường hợp bệnh có điều kiện chụp CTscan chiếm 40,2% Bảng 25: Số người Tỷ lệ Vừa chụp CTscan vừa chụp X quang 44 66,7 Không chụp X quang 22 23,3 Tổng cộng 66 100,0 Bảng 26: Số người Tỷ lệ Có phát hiện tổn thương khác 31 70,5 Không 13 29,5 Tổng cộng 44 100.0 Nhận xét: có hơn 70.5% các trường hợp chụp CTScan có phát hiện tổn thương khác so với chụp X-quang ĐIỀU TRỊ Bảng phân bố tỷ lệ điều trị bằng thuốc: (Bảng 27) Có (Tỷ lệ %) Không (Tỷ lệ %) Tổng cộng (Tỷ lệ %) Kháng sinh 164 (100) 0 ( 0,0) 164 (100) Kháng viêm 163 (99,4) 1 (0,6) 164 (100) Giảm đau 162 (98,8) 2 (1,2) 164 (100) Nhận xét: hầu hết các bệnh nhân được sử dụng kháng sinh, kháng viêm và giảm đau Cầm chảy máu mũi: (Bảng 28) Bảng 28a Số người Tỉ lệ (%) Chảy máu mũi 109 66,5 Không chảy 55 33,5 Tổng cộng 164 100 Bảng 28b Số người Tỉ lệ (%) Chảy máu mũi tự cầm 81 74,3 Cầm chảy máu mũi 28 25,7 Tổng cộng 109 100 Phương thức điều trị (Biểu đồ 29) 71,4% (117ca) 20,7% (34 ca) 7,9% (13ca) 0 20 40 60 80 Điều trị ngoại Điều trị nội Xin về Tỷ lệ % Nhận xét: hơn ¾ các trường hợp được điều trị ngoại khoa Phương pháp mổ (Bảng 30) Số người Tỷ lệ Chỉnh hình kín khối hàm gò má bằng Ginestet 82 70,1 Chỉnh hình khối hàm gò má bằng Ginestet và chỉnh hình xoang hàm qua nội soi 21 17,9 Nắn chỉnh cố định tiền hàm bằng cung thép và móc cao su 10 8,6 Chỉnh hình kín khối hàm gò má bằng Gillie 4 3,4 Tổng cộng 117 100,0 Nhận xét: có 77% các trường hợp phẫu thuật bằng phương pháp chỉnh hình xoang hàm hàm bằng dụng cụ Ginestet, 23% còn lại dùng phương pháp khác Thời gian từ lúc bị chấn thương cho tới lúc mổ: (Biểu đồ 31) 75,2% (88 ca) 23,9% (28 ca) 0,9 % (1 ca) 0 20 40 60 80 Tuần 1 Tuần 2 Tuần3 Tỷ lệ % 56,1% (92 ca) 39% (64 ca) 4,9% (8 ca) 0 20 40 60 Khỏi bệnh Đỡ, giảm bệnh Không thay đổi Tỷ lệ % Kết quả điều trị: (Biểu 32) Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh, đỡ hay giảm bệnh chiếm 95.1% Thời gian nằm viện: (Biểu đồ 33) 32,9% (54 ca) 61% (100 ca) 6,1% (10 ca) Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Nhận xét: hầu hết các bệnh nhân đều được xuất viện ở tuần thứ 2 chiếm tỷ lệ 61% Theo dõi sau xuất viện: (Bảng 34) Có (tỷ lệ %) Không (tỷ lệ %) Tổng (100%) Đau, nhức tại chỗ mổ 0 (0,0%) 92 (100%) 92 (100%) Gò má 2 bên bị lệch không 1 (1,1%) 91 (98,9%) 92 (100%) Tầm nhìn hạn chế 1 (1,1%) 91 (98,9%) 92 (100%) Tê mất cảm giác vùng mặt 0 (0,0%) 92 (100%) 92 (100%) Nghẹt mũi 0 (0,0%) 92 (100%) 92 (100%) Nhận xét: gần như 100% bệnh nhận không có biến chứng sau khi điều trị CHƯƠNG VI: BÀN LUẬN ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC; Giới tính: Do đặc tính hoạt động mạnh mẽ của phái nam trong mọi lãnh vực: sử dụng phương tiện vận chuyển với tốc độ cao và không cẩn thận như phái nữ, thường tham gia vào những hoạt động mạo hiểm, táo bạo trong các hoạt động thể thao, sinh hoạt, lao động… nên nam giới bị chấn thương nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ mà chúng tôi ghi nhận được là trong 164 trường hợp vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má có 143 nam và 21 nữ. Tỷ lệ nam/ nữ là 7/1 (biểu đồ 1) Sự chiếm ưu thế của phái nam không chỉ gặp trong chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má nói riêng, mà còn trong các chấn thương mặt khác như: chấn thương tai mũi họng, theo thống kê của Bệnh viện Tai Mũi Họng năm 1997 [5] tỷ lệ nam/ nữ là 4,4/1 ; trong chấn thương xoang hàm theo Huỳnh Kiến [3] là 3,2/1, nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lê Hồng Minh [4] về tình hình chấn thương tai mũi họng tại Bệnh Viện 115 là 3,7/1. Ngoài ra, theo chúng tôi tỷ lệ nam/ nữ cao còn do nam giới thường hay uống rượu bia (48 trường hợp khi nhập viện có mùi rượu bia đều là nam giới), khi đó tai nạn giao thông xảy ra do không làm chủ tốc độ, tai nạn sinh hoạt và ẩu đả xảy ra do không làm chủ được bản thân. Độ tuổi: Theo kết quả của chúng tôi độ tuổi bị chấn thương nhiều nhất là từ 16 đến 39 tuổi (chiếm tỷ lệˆ79,9% (131/164) (biểu đồ 2), người già và trẻ em bị ít hơn. Vì đây là lứa tuổi thanh niên, thành phần lao động chính trong xã hội, năng động, đi lại nhiều. Ngoài ra, lứa tuổi này thích chạy xe với tốc độ cao, hay uống rượu, bất cẩn, nóng tính, ít có kinh nghiệm trong cuộc sống nên khả năng bị tai nạn cao hơn các nhóm tuổi khác. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước: theo Robinson K.L [23] 75% số trường hợp của đàn ông nằm trong độ tuổi từ 15 – 40 tuổi, Phạm Thanh Sơn[10] 39% ở độ tuổi từ 16 – 25 tuổi, trong nghiên cứu của Lâm Huyền Trân [12] thì lứa tuổi 16 – 39 tuổi chiếm tỷ lệ 86,6% Nghề nghiệp: Chúng tôi nhận thấy nhóm lao động chân tay (công nhân, thợ hồ, làm ruộng….) chiếm tỷ lệ cao nhất 65,2% (107/164) (biểu đồ 3). Ngoài ra, 2 trường hợp bị tai nạn lao động trong nhóm nghiên cứu đều thuộc lao động chân tay và 5 trường hợp do tai nạn sinh hoạt trong đó có 3 trường hợp là do đánh nhau thì nghề nghiệp của họ cũng là lao động chân tay. Về mặt kết quả này, chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lê Hồng Minh [4] tỷ lệ bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay là 42.5%. Theo Phạm Thanh Sơn[10] thì nhóm cán bộ công nhân viên (lao động chân tay và lao động trí óc) chiếm tỷ lệ là 50,5%. Theo chúng tôi nhóm này chiếm tỷ lệ cao vì phần lớn người dân thuộc nhóm lao động chân tay có trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết về luật lệ giao thông nên đã không tuân thủ đúng luật lệ giao thông. Đồng thời, họ phải hoạt động nhiều, lao động nặng nguy hiểm, và đi lại di chuyển nhiều nên có nhiều nguy cơ bị tai nạn cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác. Nơi cự ngụ – nơi đến đầu tiên khi bị chấn thương: Đa số các bệnh nhân có địa chỉ thuộc TP.HCM, chiếm tỷ lệ 90,9% (149/164) (bảng 4), điều này có thể giải thích là do mật độ dân cư tại Tp.HCM đông, BV Nhân Dân 115 nằm ngay trung tâm thành phố. Mặt khác, có lẽ BN thuộc các tỉnh khi bị chấn thường được cấp cứu và điều trị tại địa phương, chứng tỏ các BV tỉnh ngày các được nâng cao về trang thiết bị lẫn chuyên môn nên tạo được lòng tin ở người dân. Chỉ có những trường hợp vượt quá khả năng điều trị thì BV tỉnh mới chuyển BN lên tuyến trên là các BV chuyên khoa trong thành phố. Mặt khác khi bị chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má nằm trong bệnh cảnh chấn thương sọ não hoặc đa chấn thương, phần lớn đều được chuyển về BV Chợ Rẫy. Vì vậy, số BN có địa chỉ tỉnh chiếm tỷ lệ thấp 9,1 (15/164), trong đó có 9 trường hợp bị tai nạn trong thành phố. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu về tình hình chấn thương tai mũi họng của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lâm Hồng Minh [4] thực hiện tại BV Nhân Dân 115 trong năm 1999: tỷ lệ BN có địa chỉ thuộc Tp.HCM chiếm tỷ lệ 79,94%. Bệnh nhân bị chấn thương đến cơ sở y tế đầu tiên là BV Nhân Dân 115 chiếm tỷ lệ cao 48,2% (79/164) (biểu đồ 5), theo Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lâm Hồng Minh [4] là 63,75%. Số BN đến các BV khác trong Thành phố gồm: trung tâm y tế quận huyện là 31,7% (52/164), các BV khác không chuyên khoa là 18,3% (30/164)) cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Theo chúng tôi nghĩ có thể do BN bị chấn thương gần các cơ sở y tế đó. Tỷ lệ BN được chuyển từ BV tỉnh rất thấp 1,8% (3/164). Điều này do BV Chợ Rẫy là BV đầu ngành trực thuộc trung ương của các tỉnh phía nam nên nếu gặp một trường hợp vượt quá tầm tay thì các BV tỉnh phía nam thường chuyển BN vào BV Chợ Rẫy, mà ít chuyển đến các BV khác trong thành phố như BV nhân dân 115. Theo nghiên cứu của Trịnh Đình Hoa và Hoàng Thị Tuệ Ngọc [2] nghiên cứu về tình hình chấn thương tai mũi họng, trong 6 tháng đầu năm 1997 tại BV Chợ Rẫy thì tỷ lệ BN cư ngụ tại Tp.HCM chiếm 61,04% và tỷ lệ BN do các BV tỉnh chuyển đến chiến đến 50,65% tổng số BN. Trong khi kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy Trung tâm y tế Quận Huyện là cơ sở y tế mà BN bị chấn thương đến đầu tiên chiếm tỷ lệ khá cao là 31,7%. Điều này cho thấy người dân ngày càng tin tưởng vào hệ thống y tế cơ sở. Có được như vậy là do có sự quan tâm đầu tư đúng mức của nhà nước ta vào ngành y tế cộng đồng. Nguyên nhân gây chấn thương: Đa số các trường hợp chấn thương là do tai nạn giao thông, chiếm tỷ lệ 95,7% (157/164) (biểu đồ 6). Số liệu của chúng tôi cũng phù hợp với số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Theo Dake và Davis [20] 72,1% nguyên nhân là do tai nạn giao thông; nghiên cứu của Aubry [20] là 60%. Công trình nghiên cứu ở Đại học trung tâm y khoa nam California nguyên nhân chủ yếu của vỡ phức hợp xương gò má là do tai nạn giao thông. Ngược lại, Winstanley [26] tìm thấy 85% vỡ xương gò má ở Manchester- England có nguồn gốc do hành hung, do ngã hoặc do các tổn thương thể thao. Theo số liệu thống kê tại Việt Nam của Trung tâm Tai Mũi Họng là 81,8%, của BV Răng Hàm Mặt [11] nghiên cứu năm 1996 là 92,7%. Tai nạn giao thông tại BV Chợ Rẫy theo nghiên cứu của Trịnh Đình Hoa và Hoàng Thị Tuệ Ngọc [2] chiếm 79,8% các trường hợp chấn thương tai mũi họng, tại BV Nhân Dân 115 tỷ lệ này là 76,25% theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lê Hồng Minh [4]. Chúng tôi còn ghi nhận được dù ở giới nào thì nguyên nhân chính vẫn là tai nạn giao thông. Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội của nước ta ngày nay, nền kinh tế phát triển mang lại cho người dân đời sống kinh tế sung túc hơn, xe gắn máy và xe hơi dần dần thay thế xe đạp là một trong những lý do làm tai nạn giao thông tăng. Nhất là xe gắn máy chiếm một số lượng rất lớn và ngày càng tăng vì là phương tiện di chuyển nhanh, tính đến tháng 3/2004 cả nước có 12.258.307 chiếc xe máy các loại và tại Tp.HCM có đến 2.249.072 chiếc xe máy, trung bình cứ 3 người dân thì có một xe gắn máy, nên tai nạn chủ yếu xảy ra ở nước ta là do xe gắn máy, theo kết quả của chúng tôi tỷ lệ tai nạn giao thông do xe gắn máy chiếm 87,9% (138/157) trên tổng số chấn thương. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lâm Hoài Phương [7] với tỷ lệ do xe gắn máy là 76,23%. Trong khi đó hệ thống đường sá, cầu cống, đèn chiếu sáng, biển báo, đèn giao thông … vẫn chưa được đầu tư đúng mức. Ngoài ra, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân còn kém, việc sử dụng các biện pháp an toàn giao thông chưa được áp dụng rộng rãi như đội nón bảo hộ, thắt dây an toàn… Đồng thời nơi xảy ra tai nạn thường là ở các quận vùng ven như Quận 7, Quận 2… và những đường lớn trong thành phố nhưng vào thời điểm ít xe lưu thông. Chấn thương do tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động chiếm tỷ lệ lần lượt là 3% (5/164) và 1,2% (2/164) (biểu đồ 6). Con số này thấp hơn nghiên cứu của nghiên của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lê Hồng Minh [4] về chấn thương tai mũi họng, tỷ lệ này là 18,75% và 5%. Tuy chiếm tỷ lệ thấp, nhưng cũng đáng lo ngại về tình trạng an ninh xã hội và an toàn cho người lao động. Tình trạng này có lẽ do nhịp sống ngày càng nhanh hơn, cuộc sống ngày càng căng thẳng làm phát sinh những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình và ngoài xã hội. Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cũng làm nổi cộm lên vấn đề tai nạn lao động. Rượu cũng là yếu tố góp phần gây chấn thương, theo kết quả của chúng tôi trong số 164 BN bị chấn thương vỡ phức hợp xoang hàm và xương gò má thí có 48 BN có uống rượu bia (chiếm tỷ lệ 29,3%) (biểu đồ 7). Trong số đó có 3 người bị chấn thương do đánh nhau có uống rượu và 45 người bị chấn thương do tai nạn giao thông. Toàn bộ BN này đều là nam. Đáng tiếc là chưa ai khai thác những BN còn lại bị chấn thương có do người say rượu gây ra hay không, nếu chi tiết này được thực hiện thì nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông do những người say rượu gây ra chắc chắn sẽ lớn hơn. Kết quả này cao hơn so với kết quả của Nguyễn Thị Quỳnh Lan [6] có 3,1% số BN tới BV có mùi rượu bia khi bị tai nạn giao thông, 4% trên tổng số do tai nạn sinh hoạt. Kết quả của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lê Hồng Minh [4] là 13,13% BN có uống rượu, trong số 15.57% tai nạn giao thông mà nạn nhân có mùi rượu. Kết quả điều tra của Phòng cảnh sát giao thông và Sở giao thông công chánh TP.HCM số tai nạn giao thông trong tình trạng say rượu là 9% thấp hơn so với kết quả của chúng tôi. Theo chúng tôi tỷ lệ thật sự có uống rượu trong các nghiên cứu trong nước cao hơn nhiều so với kết quả thu nhận được. Do nước ta chưa có phương tiện để đo nồng độ rượu trong hơi thở với độ nhạy cao như ở các nước tiên tiến. Tại Pháp[29], số trường hợp tai nạn có liên quan đến rượu chiếm 12%, kết quả của chúng tôi cũng không mấy khác biệt. Xử trí ban đầu: Phần lớn BN khi bị chấn thương đều được nhập viện ngay và chuyển đến các BV chuyên khoa, nên khi nhập viện đều chưa được xử trí nào trước. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 53 trường hợp được xử trí trước khi nhập viện, chiếm tỷ lệ 32,3% (Bảng 8). Cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Tường Phong và Phạm Quốc Thái [8], tỷ lệ này là 13,4%. Xử trí ban đầu chủ yếu là do các cơ quan y tế gần nơi chấn thương thực hiện rồi chuyển tới BV, có 8 trường hợp do bệnh nhân hay thân nhân thực hiện. Phương pháp xử trí chủ yếu là cầm máu: nhét nút cửa mũi bằng gòn hay gạc, băng tạm vết thương. Thời gian bị chấn thương đến lúc nhập viện: Đa số bệnh nhân nhập viện sớm trong vòng 2 giờ đầu sau khi bị chấn thương, chiếm tỷ lệ 44,5% (73/164), từ 2 – 4 giờ là 17,1% (28/164), từ 4 – 8 giờ là 28,1% (46/164) (Biểu đồ 9). Nghiên cứu của Phạm Tường Phong và Phạm Quốc Thái [8] cũng cho kết quả tương tự, số bệnh nhân nhập viện trong vòng 6 giờ chiếm 91,27%. Nhóm bệnh nhân viện sau 8 giờ đến 7 ngày sau chấn thương có 14 trường hợp, chiếm tỷ lệ 8,5% (14/164). Nhóm nhập viện sau chấn thương 7 ngày chiếm tỷ lệ rất thấp 1,8% (3/164). Nhưng cũng có 8 trường hợp bệnh nhân đến trễ sau vài ngày thường là do những vết thương ít phù nề, ít biến dạng, do kinh tế, không đánh giá đúng độ nặng chấn thương. Như vậy phần lớn bệnh nhân được nhập viện để theo dõi rất sớm, thường ngay sau khi xảy ra tai nạn, hoặc khi lúc đầu được nhập viện ở gần nơi bị chấn thương như các BV khác, trung tâm y tế hay các trạm y tế đều được chuyển nhanh đến BV chuyên khoa. Điều đó nói lên được tính chất nguy hiểm của hiểm của chấn thương vùng hàm mặt, và do sưng phù nhanh làm biến dạng mặt buộc BN không thểà chần chờ hoặc tự điều trị ở nhà, tránh được những tai biến đáng tiếc do đến trễ, khó cho việc điều trị sau này. Thời điểm nhập viện trong ngày: Chúng tôi ghi nhận thời điểm nhập viện chiếm tỷ lệ cao nhất trong khoảng thời gian từ 20 – 24 giờ trong ngày. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Lê Hồng Minh [4] thời điểm nhập viện nhiều nhất trong ngày là 18 – 24 giờ chiếm tỷ lệ 48,7% ; kết quả của Phạm Thanh Sơn [10] thời điểm này là 18 – 23 giờ chiếm 50%. Theo chúng tôi đây là khoảng thời gian có mật độ lưu thông cao nhất trong ngày, vì là giờ tan sở, giờ tan trường, nhiều người xuống đường nhất là thanh niên tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí… làm các nút giao thông trở nên quá tải. Chính vì vậy mà bệnh nhân nhập viện trong khoảng thời gian là 20 – 24 giờ có đến 32,9%, và thời gian từ 7 – 16 giờ là 24,3% (Bảng 10). Vì đa số bệnh nhân nhập viện trong vòng 8 giờ đầu sau khi bị chấn thương, nên thời điểm nhập viện gần trùng với thời điểm bị chấn thương. Tần số tai nạn vào các ngày trong tuần: Theo kết quả của chúng tôi, tần số tai nạn cao nhất vào 2 ngày cuối tuần thứ bảy,chiếm 26,8% (44/164) tổng số bệnh nhân và chủ nhật chiếm 23,2% (38/164) (Biểu đồ 11). Như vậy có đến 82 trường hợp (50%) xảy ra trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Con số này không khác biệt nhiều so với 35,2% theo thống kê của Pháp [29]. Tỷ lệ này cao là do những ngày cuối tuần, mọi người được nghỉ ngơi sau một tuần làm việc và học hành mệt mỏi, nên thường tìm đến những điểm vui chơi giải trí. Đặc biệt là giới trẻ thường tập trung thành nhóm, có khi tổ chức đua xe, uống rượu. Vì vậy mật lưu thông vào những ngày này cao hơn ngày thường và an ninh cũng ít được bảo đảm. Tháng nhập viện trong năm: Theo kết quả của chúng tôi thì bệnh nhân nhiều vào các tháng 8,9,10,12,4, vì đây là thời điểm đón các ngày lễ tết, Noel, tết Tây, lễ 30/4 và 1/5. Trong năm, tháng nhập viện nhiều nhất là tháng 8 có 20 trường hợp chiếm tỷ lệ 12,2%, tháng 9 là 17 trường hợp chiếm 10,4%, tháng 10 là 16 trường hợp chiếm 9,8% (bảng 12) vì đây là khoảng thời gian chuẩn bị cho Seagames nên hệ thống đường xá, hệ thống chiếu sáng trong thời gian nâng cấp lại, quy định lại các tuyến đường nên cơ sở hạ tầng giao thông không đảm bảo nên xảy ra nhiều tai nạn. Kế đến là tháng 12 có 19 trường hợp chiếm 11,6% (bảng 12) là do tháng này tập trung nhiều lễ hội, lưu lượng xe gắn máy lên thành phố tăng vọt, tâm lý người đi đường hối hả chuẩn bị hàng Tết cũng làm tai nạn giao thông dễ xảy ra. Mọi người đổ xô ra đường đến các tụ điểm vui chơi giải trí làm mật độ giao thông vào những ngày này cao hơn những ngày thường, nên số lượng chấn thương tăng nhiều hơn. Trong 2 ngày lễ, tại khoa cấp cứu các BV Chợ Rẫy, BV Nhân Dân 115, BV Sài Gòn, BV Trưng Vương phần lớn BN nhập viện vì tai nạn giao thông, trong đó chủ yếu là chấn thương sọ não. N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBS0026.doc
Tài liệu liên quan