Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật thông tin số, tổng đài điện tử số spc và đi sâu vào việc tìm hiểu hệ thống báo hiệu số 7 trong mạng điện thoại công cộng PSTN

 Lời Giới Thiệu 1

PHẦN I - KHÁI QUÁT VỀ KỸ THUẬT THÔNG TIN SỐ. 3

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ THÔNG TIN SỐ 3

I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG VIỄN THÔNG. 3

II. NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT TRUYỀN DẪN. 4

III. ĐẶC ĐIỂM TRUYỀN DẪN SỐ. 5

CHƯƠNG 2 - KỸ THUẬT PCM (ĐIỀU CHẾ XUNG MÃ) 6

I. CẤU HÌNH CƠ BẢN CỦA KIỂU TRUYỀN TIN PCM. 6

1. Nguyên lý cơ bản của kiểu truyền tin PCM. 6

2. Cấu hình cơ bản của kiểu truyền tin PCM. 6

II. CÁC QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP PCM. 7

1. Lấy mẫu: 7

2. Lượng tử hóa: 9

3. Mã hóa và giải mã: 12

4. Một số phương pháp mã hóa khác. 14

CHƯƠNG 3 - HỆ THỐNG TRUYỀN DẪN PCM. 16

I. GHÉP KÊNH THEO THỜI GIAN TDM: 16

1. Sơ đồ khối hệ thống TDM 4 kênh. 16

2. Nguyên lý: 16

II. THIẾT BỊ GHÉP KÊNH CƠ SỞ PCM (SƠ CẤP). 17

1. Sơ đồ khối của thiết bị ghép N kênh. 18

2. Chức năng các khối: 18

III. GHÉP KÊNH THỨ CẤP HỆ THỐNG PCM CẤP HAI. 19

IV. GHÉP KÊNH CẤP CAO. 20

PHẦN II - TỔNG QUÁT VỀ CẤU TRÚC CHỨC NĂNG TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ

 

doc160 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tìm hiểu tổng quát về kỹ thuật thông tin số, tổng đài điện tử số spc và đi sâu vào việc tìm hiểu hệ thống báo hiệu số 7 trong mạng điện thoại công cộng PSTN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập hóa đơn cho cuộc gọi. b. Tính cước sau khi hoàn thành cuộc gọi. Phương pháp tính cước này không thực hiện ở chế độ thời gian thực vì vậy có thể sử dụng các chương trình tính cước ở mức ưu tiên thấp đối với cách tính cước theo thời gian và cự ly cuộc gọi thì thông tin cần cho công việc tính cước thường thu dược từ các bảng số liệu gần với các mạch trung kế ra. Khi giá cước thay đổi thì giá cước mới nhất được ghi lại điều này cho phép tính cước riêng rẽ trong từng khoảng thời gian và từng khoảng thời gian gọi cũng được tính theo giá cước thích hợp. CHƯƠNG 6 THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NGƯỜI - MÁY I. CÁC LOẠI THIẾT BỊ NGOẠI VI NGƯỜI - MÁY. Ở các tổng đài SPC sử dụng các bộ xử lý để điều khiển tổng đài có thì đấu nối các thiết bị ngoại vi trao đổi người - máy vào tổng đài. Nhờ các thiết bị này mà cán bộ khai thác và bảo dưỡng có thể trao đổi thông tin với tổng đài bằng ngôn ngữ người - máy. Các thiết bị ngoại vi trao đổi người - máy có thể là máy Teletype (TTY) và thiết bị hiện màn kết hợp với máy in. Để đưa lệnh vào và nhận tin ra từ tổng đài các thiết bị kết cuối này có thể đặt tại tổng đài hoặc ở trung tâm điều hành và bảo dưỡng (OMC) và gọi là thiết bị kết cuối gần. Khi các thiết bị kết cuối ngoại vi này đặt ở chỗ khác và được đấu nối tới tổng đài hoặc trung tâm điều hành và bảo dưỡng qua đường dây dẫn gọi là thiết bị kết cuối ra. II. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NGƯỜI - MÁY: Ngôn ngữ người - máy bao gồm các lệnh các bản tin ra điều khiển các công việc và thể thức thực hiện các công việc nó cần được thiết kế thuận tiện và có hiệu quả nhất. MML cần phải có các đặc tính sau: 1. Phải dựa trên cơ sở một ngôn ngữ thông dụng tức là tiếng Anh. 2. Phải dễ học và dễ sử dụng để dễ dàng đưa các lệnh vào và dịch các bản tin ra. 3. Phải có đủ lệnh, đủ các phản ứng điều khiển và đủ các thể thức để bảo đảm thực hiện tất cả nhiệm vụ. 4. Cần phải có cấu trúc kiểu mở để bổ sung chức năng mới mà không ảnh hưởng tới cức năng cũ. 5. Mã lệnh cần phải có tính năng định vị chặt chẽ tức là chỉ có một lệnh cho nhiệm vụ. 6. Phải tiện lợi khi thêm bớt, xóa bỏ hoặc đình chỉ thao tác lệnh. 7. Tập hợp các chữ dùng cho lệnh cần phải là một tập hợp các chữ cái của bảng chữ cái No5 theo khuyến nghị Z301 tới Z311, CCITT. III. THÔNG TIN VÀO RA VÀ CÁC LỆNH THAO TÁC: 1. Thông tin vào ra: Thông tin vào ra ở dạng ngôn ngữ người - máy cần phải được trình bày gọn gàng, cần có bộ luật khống chế thể thức các bản tin vào và ra. Bản tin ra là đáp ứng của lệnh và vào ra có thứ tự ưu tiên đối với các thông tin đặc biệt. 2. Lệnh thao tác: Lệnh là phương tiện phổ thông để cán bộ kỹ thuật có thể trao đổi với tổng đài các lệnh được điện thoại viên đưa vào thông qua bàn phím của máy Teletype hoặc thiết bị đầu cuối hiện màn. Lệnh để chuyển đổi một trạng thái làm việc trong tổng đài hoặc khởi đầu thực thi một chương trình. IV. CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ NGƯỜI - MÁY: Để thực hiện một cuộc hội thoại người - máy cần phải tuân thủ các quy tắc và luật cần thiết để tạo thành một lệnh CCITT đã tiêu chuẩn hóa ngôn ngữ này và khuyến nghị các khía cạnh về cú pháp và ngữ nghĩa của nó. 1. Cú pháp: Là một bộ luật để cấu tạo các lệnh ở dạng ngôn ngữ có ngữ pháp đúng. Nó định ra bộ chữ, các từ cơ bản, dấu phân cách và định giới hạn để viết các lệnh sáng rõ ràng. 2. Ngữ nghĩa: Để kiểm tra và để đảm bảo sử dụng đúng các tham số cho một lệnh, số lượng các tham số là chính xác và giá trị của chúng nằm trong giới hạn cho phép. V. CÁC LOẠI BẢN TIN RA: Có bốn loại bản tin ra từ các hệ thống tổng đài điện tử SPC. 1. Bản tin nhận dạng: Bản tin này bao gồm số thứ tự lệnh, thời gian, ngày tháng và các đặc điểm thiết bị giao tiếp. Bản tin này dùng để lưu lại văn bản của các lệnh đã phát ra. 2. Bản tin trả lời lệnh: Bản tin này bao gồm thông tin xác nhận yêu cầu khởi xướng lệnh và các kết quả của các lệnh đã được thực thi. 3. Bản tin hệ thống: Đây là các bản tin hệ thống đưa ra tự động chỉ thị các biến cố nào đó trong thao tác của hệ thống hoặc các bản tin cung cấp các số liệu về trạng thái làm việc bình thường của các khối chức năng quan trọng của hệ thống. 4. Bản tin lỗi: Bản tin lỗi được hệ thống đưa ra khi đưa lệnh không đúng quy cách và thể thức vào hệ thống. CHƯƠNG 7 BÁO HIỆU I. KHÁI NIỆM CHUNG. Nhiệm vụ chủ yếu của mạng viễn thông là thiết lập và giải toả các tuyến nối phục vụ liên lạc theo các lệnh và thông tin báo hiệu nhận được từ đường dây thuê bao và trung kế liên tổng đài thông tin báo hiệu này ở nhiều dạng khác nhau để điều khiển các thao tác chuyển mạch và xử lý gọi nhau. Vì vậy cần phải trao đổi thông tin giữa tổng đài thông tin báo hiệu này ở nhiều dạng khác nhau để điều khiển các thao tác chuyển mạch và xử lý gọi nhau. Vì vậy cần phải trao đổi thông tin giữa tổng đài và thuê bao, giưã tổng đài này với tổng đài khác trong mạng. Các tín hiệu này khác nhau khá nhiều về cấu trúc của nó, chúng được gọi chung là thông tin báo hiệu Hệ thống báo hiệu được sử dụng như một ngôn ngữ cho hai thiết bị trong hệ thống chuyển mạch trao đổi với nhau để thiết lập tuyến nối cho các cuộc gọi, giống như bất kỳ một ngôn ngữ nào, chúng có các từ cùng với các chiều dài khác nhau và độ chính xác khác nhau tức là các tín hiệu báo hiệu cũng có thể thay đổi về kích thước và dạng cú pháp của nó theo các quy luật phức tạp để ghép nối tạo ra các thông tin báo hiệu này II. CÁC CHỨC NĂNG BÁO HIỆU Đối với tổng đài hệ thống báo hiệu số thông báo cho tổng đài biết thuê bao muốn được phục vụ, sau đó cung cấp cho tổng đài các thông số cần thiết để tổng đài có thể thiết lập cuộc nối như địa chỉ các thuê bao, loại dịch vụ yêu cầu, lựa chọn các trung kế và các thông số để giám sát và tính cước cho cuộc gọi. Đối với thuê bao hệ thống báo hiệu kèm chức năng giám sát cuộc gọi suốt dọc tuyến truyền dẫn, cung cấp cho thuê bao các thông tin như tổng đài sẵn sàng mời quay số, thuê bao bị gọi hoặc trung kế bị bận gửi các thông báo chuyên dụng tới thuê bao Các chức năng báo hiệu Giám sát Điều khiển (hướng đi) Chiếm giữ Phóng thích Trạng thái (hướng về) Dỗi, ngắt Trạm quay số ấn phím số Định tuyến kênh trung kế Báo động, đổ chuông, tìm gọi, nhấc máy, báo trước Tiến triển Âm quay số Âm báo bận Hồi âm chuông Địa chỉ Nghe nhìn Hình 28: Các chức năng của báo hiệu Hiệp hội viễn thông quốc tế CCITT đã đưa ra một số hệ thống báo hiệu tiêu chuẩn để tương thích vơí từng mạng quốc gia và quốc tế. Trong đó chia thành hai loại hệ thống báo hiệu cơ bản là hệ thống báo hiệu kênh kết hợp (CAS) và hệ thống báo hiệu kênh chung ( CCS). 1.Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp Là hệ thống báo hiệu có kênh báo hiệu và kênh thông tin được truyền trên cùng một tuyến nối vì vậy còn được gọi là hệ thống báo hiệu liền kênh. Đối với các tuyến truyền dẫn số người ta có thể sử dụng 1 bít trong kênh thoại để báo hiệu hoặc 1 khe thời gian để báo hiệu, còn đối với các tuyến truyền dẫn tương tự thì có các phương pháp như báo hiệu trong băng, báo hiệu ngoài băng. 2. Hệ thống báo hiệu kênh chung Trong báo hiệu kênh chung các tín hiệu báo hiệu được gửi riêng rẽ với các kênh thoại. Đây là phương pháp báo hiệu hiện đại nó đòi hỏi các phương tiện chuyên dụng cao cấp và thích hợp với các tổng đài số điều khiển theo chu trình ghi sẵn (SPC) vì hệ thống báo hiệu này có một số đặc điểm sau: - Tốc độ và nội dung có thể tuỳ ý thay đổi - Báo hiệu thành công nhưng thông tin chưa chắc đã thành công. - Khi có trục trặc thì toàn bộ mạng lưới sẽ bị tê liệt do đó cần có độ an toàn tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho mạng. Hiện nay mạng viễn thông quốc tế đang sử dụng hệ thống báo hiệu kết hợp R2 và hệ thống báo hiệu kênh chung N07 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP BÁO HIỆU ĐIỂN HÌNH 1. Phương pháp báo hiệu kênh kết hợp R2 -MFC Phương thức báo hiệu kênh riêng ở các hệ thống PCM đòi hỏi các tổng đài phải tiếp cận với từng kênh trung kế và tuyến trung kế. Như vậy thiết bị cần phải có cấu trúc phân bố. Trường này thông tin báo hiệu được truyền đi theo một kênh riêng biệt và nó liên kết cứng với kênh hoặc báo hiệu kênh riêng ở các hệ thống PCM tốc độ lấy mẫu tín hiệu tiếng nói là 8 Khz nhưng vì các thông tin báo hiệu biến thiên không nhanh bằng tín hiệu tiếng nói lên chỉ cần lấy mẫu ở tốc độ 500hz là đủ để số hoá tín hiệu từ quan điểm kỹ thuật đó người ta sử dụng khe thời gian 16 (Ts 16) trong mỗi khung tín hiệu 125 us để tải thông tin báo hiệu cho hai kênh tiếng nói, mỗi kênh sử dụng 4 bít. Đối với hệ thống PCM 30 kênh thì 15 khung dùng để tải thông tin báo hiệu cho 30 kênh. Ngoài ra cần một khe thời gian để tải thông tin đồng bộ khung ghép 2ms . Như vậy các khung đơn từ F0 tới F15 tạo thành khung ghép . Trong đó khe thời gian Ts 16 của khung F0 giành cho tín hiệu đồng bộ, khe thời gian Ts16 của khung F1 tải thông tin báo hiệu cho kênh tiếng nói số 1 và 16, khe thời gian Ts 16 của khung F2 chữa thông tin báo hiệu của kênh tiếng nói số 2 và số 17 ở khe thời gian Ts2 và Ts18.. Cả 2 loại thông tin đường dây và địa chỉ có thể truyền dẫn theo phương pháp này. Cấu trúc khung và thông tin báo hiệu được mô tả ở hình. F0 Ts0 Ts1 Ts2 Ts16 Ts17 Ts30 Ts31 F1 Ts0 Ts1 Ts2 Ts16 Ts17 Ts30 Ts31 F2 Ts0 Ts1 Ts2 Ts16 Ts17 Ts30 Ts31 F15 Ts0 Ts1 Ts2 Ts16 Ts17 Ts30 Ts31 125 ms : Tín hiệu đồng bộ khung ghép Ts0: Dùng cho đồng bộ khung đơn và cảnh báo Hình 29: Khung ghép 2ms và phân bố báo hiệu trong các khung Mặc dù có thể sử dụng 4 bít cho báo hiệu mã hiệu mã kênh nhưng thực tế người ta chỉ sử dụng 2 bít. Vì thông tin báo hiệu được chia thành báo hiệu hướng đi và hướng về tách biệt nên các bít báo hiệu được chia thành báo hiệu hướng đi gọi là af và bf, còn các bít hướng về gọi là ab và bb. Giá trị các bít này được sắp xếp theo bảng. Các bít bf ở các trạng thái bình thường duy trì trạng thái 0 và giá trị 1 chỉ thị lỗi Trạng thái Hướng đi Hướng về af bf ab bb Trạng thái rỗi Chiếm dùng Xác nhận chiếm dùng. Trả lời Giải toả hướng tới. Giải toả hướng về 1 0 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 0/1 1 0 0 1 1 1 1 Hình 30: Gía trị bít ở phương thức báo hiệu số. Theo phương thức báo hiệu kênh riêng như trên thì mỗi kênh tiếng nói cần có một kênh báo không cao vì chúng không được dùng trong giai đoạn hội. Để nâng cao hiệu quả sử dụng kênh báo hiệu người ta sử dụng phương thức báo hiệu kênh chung Hiệp hội viễn thông quốc tế CCITT đã đưa ra 1 số hệ thống báo hiệu tiêu chuẩn để tương thích với từng mạng quốc gia và quốc tế, trong đó chia thành 2 loại hệ thống báo hiệu cơ bản và hệ thống báo hiệu kênh kết hợp (CAS) và hệ thống báo hiệu kênh chung ( CCS). 2. Hệ thống báo hiệu kênh kết hợp Là hệ thống báo hiệu có kênh báo hiệu và kênh thông tin được truyền trên cùng một tuyến nối vì vậy có còn được gọi là hệ thống báo hiệu liền kênh. Đối với các tuyến truyền dẫn số. Người ta có thể sử dụng 1 bít trong từ thoại để báo hiệu, còn đối với các tuyến truyền dẫn tương tự thì có các phương pháp như báo hiệu ngoài băng báo hiệu DC. 3. Hệ thống báo hiệu kênh chung. Trong báo hiệu kênh chung các tín hiệu báo hiệu được gửi riêng rẽ với các kênh thoại. Đây là phương pháp báo hiệu hiện đại nó đòi hỏi các phương tiện chuyên dụng cao cấp và thích hợp với các tổng đài số điều khiển theo chương trình ( SPC) vì hệ thống báo hiệu kênh chung nên nó có 1 số đặc điểm sau. - Tốc độ và nội dung có thể tuỳ ý thay đổi. - Khi có sự trục trặc thì toàn bộ mạng lưới sẽ bị tê liệt. Do đó cần có độ an toàn tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho mạng. Hiện nay mạng viễn thông quốc tế đang sử dụng hệ thống báo hiệu kênh kết hợp R2 và N05 và hệ thống báo hiệu kênh chung N07. * Đơn vị thông tin báo hiệu của hệ thống báo hiệu số 7. Thể thức tin F (8) Cờ mở BSN (7) Địa chỉ dãy tin về BIB (1) Bít chỉ thị dãy tin về FSN (7) Địa chỉ dãy tin đi FIB (1) Bít chỉ thị dãy tin đi LI (6) Chỉ chiều dài (2) Dự trữ SIO (8) Thông tin dịch vụ SIF 8N Thông tin báo hiệu F (8) Các bit kiểm tra (8) Cờ đóng Hình 32: Bản tin trong hệ thống CCITT N07 * Mục tiêu của hệ thống báo hiệu N07. - Tạo thuận lợi cho hoạt động trong các mạng viễn thông số liên kết với các tổng đài điều khiển theo chương trình ghi sẵn. - Đáp ứng các nhu cầu hiện tại và tương lai của chuyển thông tin cho việc giao dịch của bộ xử lý nội bộ trong các mạng viễn thông để điều khiển gọi, điều khiển từ xa, và báo hiệu quản lý và bảo dưỡng. - Cung cấp các phương tiện tin cậy để chuyển thông tin theo một thứ tự đúng và không bị mất hoặc trùng lặp. 4. Các phương pháp báo hiệu khác. a. Ngoài các phương pháp báo hiệu trên còn có một số phương pháp báo hiệu khác như báo hiệu CCITT N05 được sử dụng trong tất cả loại mạch băng rộng quốc tế trong các ứng dụng tự động và bán tự động trên một hướng hay cả hai hướng hệ thống chia làm hai phần báo hiệu là: - Báo hiệu đường dây. - Báo hiệu thanh ghi quay số. b. Báo hiệu kênh chung N06: là hệ thống báo hiệu kênh chung đầu tiên được AT &T giới thiệu vào năm 1976. Nó sử dụng đường trung kế tương tự, có các gói nhỏ, và kích thước cố định được truyền với tốc độ thấp. CHƯƠNG 8 KHỐI NGUỒN I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NGUỒN CUNG CẤP CHO TỔNG ĐÀI. Nguồn cung cấp cho tổng đài điện tử phải ổn định cao để tổng đài làm việc ổn định vì các bộ linh kiện của nó nhạy cảm với sự biến động của nguồn. - Có rất nhiều phương án cấp nguồn để đảm bảo duy trì thông tin 24/24. Như và mạng điện, ắc quy, máy phát. Bình thường ta dùng nguồn điện mạng nhưng ắc quy ở chế độ nạp đệm khi mất điện mạng ắc quy sẽ phóng đổi cấp nguồn cung cấp cho tổng đài nhưng trong thời gian không dài. Lúc đó ta phải chạy máy phát khi máy phát ổn định thì chuyển hệ cấp nguồn sang máy phát. II. SƠ ĐỒ KHỐI CẤP NGUỒN. Biến áp Chỉnh lưu Lọc nguồn Ổn áp Bảo vệ Quá áp 220V - 48V ra Hình 33: Sơ đồ khối hệ thống cấp nguồn. - Khối biến áp: làm nhiệm vụ biến đổi điện áp AC từ mức cao xuống mức thấp. - Khối chỉnh lưu: làm nhiệm vụ biến đổi từ điện xoay chiều sang một chiều. - Khối lọc nguồn: thường dùng các tụ hoá và các cuộn dây điện cảm để lọc nguồn làm cho điện áp ra bằng phẳng. - Khối ổn định điện áp: duy trì mức điện áp ra ổn định mặc dù điện áp đầu vào thay đổi. - Mạch bảo vệ: bảo vệ mạch nguồn cũng như tai không bị sự cố khi tải bị chập. PHẦN III TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 CỦA CCITT TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI CÔNG CỘNG PSTN. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO HIỆU TRONG MẠNG ĐIỆN THOẠI I. KHÁI NIỆM VỀ BÁO HIỆU. Trong một mạng chuyển mạch điện thoại báo hiệu chuyển nhu cầu báo tin của một thuê bao khác bất kỳ trong mạng điện thoại đó. Báo hiệu báo với tổng đài chuyển mạch biết một thuê bao đang yêu cầu phục vụ và sau đó trao cho tổng đài chuyển mạch nội hạt số liệu cần thiết để nối đến thuê bao ở xa mà nó cần kết nối đến và từ đó định tuyến cuộc gọi một cách chính xác. Báo hiệu còn giám sát cuộc gọi dọc tuyến kết nối và trao cho thuê bao một số thông tin trạng thái như âm hiệu mới quay số, âm hiệu báo bận và âm hiệu hồi âm chuông. II. CÁC LOẠI BÁO HIỆU. Thông thường tín hiệu báo hiệu được chia làm hai loại: - Tín hiệu báo hiệu mạch vòng thuê bao đó là tín hiệu báo hiệu giữa thuê bao và tổng đài nội hạt. - Tín hiệu báo hiệu giữa các tổng đài: tín hiệu báo hiệu giữa hai tổng đài được chia thành hai loại + Tín hiệu báo hiệu kênh riêng (CAS) các tín hiệu báo hiệu loại này là các báo hiệu thực hiện ở ngay trên kênh thoại (báo hiệu trong băng: In Bank) hoặc các báo hiệu trên các kênh gần như gắn liền với kênh thoại mà nó báo cho. + Tín hiệu báo hiệu kênh chung (CCS) có nghĩa là tất cả các tín hiệu báo hiệu được thực hiện ở trên một kênh tách biệt với kênh thoại lớn và kênh báo hiệu này được dùng chung cho một số kênh thoại. BÁO HIỆU Báo hiệu từ thuê bao đến tổng đài Báo hiệu từ tổng đài đến thuê bao Báo hiệu kênh riêng Báo hiệu kênh chung Hình 34: Phân loại tín hiệu báo hiệu trong mạng điện thoại 1. Báo hiệu mạch vòng thuê bao (Subscriber Loop Signalling) - Để bắt đầu một cuộc gọi, thuê bao nhấc tổ hợp máy. Thao tác này báo hiệu tổng đài biết rằng có thuê bao muốn thiết lập cuộc gọi. - Ngay khi tổng đài thuộc được tín hiệu của thuê bao nó gửi cho thuê bao tín hiệu mời quay số và sau đó thuê bao có thể bắt đầu quay số của thuê bao cần gọi. Sau khi quay số xong, thuê bao thuộc được từ tổng đài tín hiệu thông báo về trạng thái cuộc gọi như: Tín hiệu hồi âm chuông, tín hiệu báo bận hoặc một số tín hiệu đặc biệt khác. Tổng đài 3 Thuê bao A ( Thuê bao B ( A Nhấc máy Tín hiệu mời quay số Số cần gọi Tín hiệu hồi âm chuông Tín hiệu rung chuông B Trả lời HỘI THOẠI A Gác máy B Gác máy Hình 35: Tín hiệu báo hiệu mạch vòng thuê bao 2. Báo hiệu giữa các tổng đài với nhau (Inter Exchange Signalling) - Báo hiệu điện thoại cũng liên quan đến báo hiệu thông tin giữa các tổng đài (Line and Register - Signals - Tín hiệu đường dây và tín hiệu thanh ghi). - Các tín hiệu thanh ghi (Register Signals) của tổng đài được sử dụng trong thời gian thiết lập cuộc gọi để chuyển giao địa chỉ và thông tin thể loại thuê bao. Còn các tín hiệu đường dây được sử dụng trong toàn bộ thời gian của cuộc gọi để giám sát trạng thái đường dây. - Các nội dung thông tin trong những tín hiệu này hầu như giống với tín hiệu mạch vòng thuê bao. Thuê bao A ( Tổng đài 3 Tổng đài 3 Thuê bao B ( Tín hiệu chiếm dùng Thừa nhận chiếm dùng Số của B B Trả lời HỘI THOẠI Tín hiệu giải toả hướng về Tín hiệu giải toả hướng đi Hình 36: Quá trình báo hiệu giữa các tổng đài. Mãi cho tới những năm 60 tất cả các loại tín hiệu báo hiệu như vậy được mang trên kênh thoại hoặc liên kết trực tiếp với kênh thoại. Kiểu báo hiệu truyền thống như thế này thường được gọi là báo hiệu kênh riêng. a. Báo hiệu kênh riêng CAS (Channel Associated Signalling) Trong những năm qua, một số các hệ thống báo hiệu kênh riêng khác nhau đã được phát triển và sử dụng. - 1 VF một tần số thoại (xung thập phân) - 2 VF hai tần số thoại (CCITT số 4) - MFP xung đa tần (CCITT số 5) - MFC báo hiệu đa tần (CCITT R2) Tên của các hệ thống báo hiệu này cho thấy hầu hết cách phát tín hiệu phổ biến là dưới dạng xung (Pulse) hoặc Tone (kết hợp của các tần số Tone). Đặc trưng của loại báo hiệu này là đối với mỗi kênh thoại có một đường tín hiệu báo hiệu xác định không rõ ràng. - Trên đường thông thoại (On - Speech Path) các tín hiệu được chuyển giao trên kênh thoại. Ví dụ các tín hiệu báo hiệu trong băng. - Hoặc trên kênh liên kết (Channel Associated) tín hiệu báo hiệu được chuyển giao trong một kênh báo hiệu riêng biệt, như sắp xếp đa khung trong PCM, các tín hiệu báo hiệu đường dây được chuyển giao ở khe thời gian 16. Tất cả các hệ thống báo hiệu này có một số hạn chế như tốc độ trao đổi tín hiệu chậm, dung lượng thông tin hạn chế.v.v... Vào những năm 1960 khi tổng đài điện tử SPC ra đời được đưa vào sử dụng thì một phương thức báo hiệu mới được đưa ra có nhiều ưu điểm hơn so với các hệ thống báo hiệu truyền thống. Trong khái niệm báo hiệu mới nảy các được truyền số hiệu tốc độ cao giữa các bộ vi xử lý của các tổng đài SPC được sử dụng để mang tất cả các thông tin báo hiệu còn các mạch thoại để mang tiếng nói. Báo hiệu này được gọi là báo hiệu kênh chung. b. Báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signalling). - Ở hệ thống báo hiệu này các tín hiệu báo hiệu cho nhiêu mạch có thể được xử lý (Handled) bởi một ít các kênh số hiệu, báo hiệu tốc độ cao. Báo hiệu được thực hiện trong cả 2 hướng, với một kênh báo hiệu cho mối hương. Thông tin báo hiệu cần chuyển đi được nhóm lại thành những gói dữ liệu (Date Packet) bên cạnh những thông tin dành cho việc báo hiệu, cũng cần có thêm một số thông tin nhận dạng kênh thoại mà nó báo hiệu cho, thông tin địa chỉ (nhãn) và thông tin để điều chỉnh lỗi. Các tổng đài điều khiển bằng chương trình đã lưu trữ (SPC) cùng với các kênh báo hiệu sẽ tạo thành mạng báo hiệu "chuyển mạch gói". - có 2 loại tín hiệu báo hiệu theo kiểu kênh chung khả dụng. + Hệ thống thứ nhất là hệ thống báo hiệu kênh chung số 6 của CCITT, nó được ra đời vào đầu năm 1968 được sử dụng dành cho các đường dây Analog và cho lưu thoại quốc tế. + Hệ thống thứ hai là hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT nó được ra đời vào những năm 1979 - 1980 dành cho các mạng chuyền mạch số trong nước và quốc tế, nơi có thể sử dụng hệ thống truyền dần số tốc độc cao (64kb/s) nó cũng có thể được sử dụng ở các đường dây Analog. Hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT không những được thiết kế để điều khiển, thiết lập và giám sát các cuộc gọi thoại mà còn sử dụng cho các cuộc gọi của dịch vụ phi thoại. Hệ thống này có một vài ưu điểm so với các hệ thống báo hiệu truyền thống. - Nhanh (Fast): Trong phần lớn các trường hợp thời gian thiếp lập cuộc gọi giảm dưới 1 giây. - Dung lượng cao (High Capacity): Mỗi kênh báo hiệu có thể xử lý tín hiệu báo hiệu cho vài nghìn cuộc gọi cùng một lục. - Kinh tế (Economic): Cần ít thiết bị hơn so với các hệ thống báo hiệu truyền thống. - Độ tin cậy cao (Reliable): Nhờ sử dụng các tuyến báo hiệu linh động uyển chuyển, mạng báo hiệu có thể có độ tin cậy rất cao. - Linh hoạt (Flexible): Hệ thống có thế mang thông tin của nhiều loại tín hiệu khác, có thể sử dụng cho nhiều mục đích, không chỉ riêng cho thoại. 3. Vai trò hệ thống báo hiệu số 7. Hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 được thiết kế cho dịch vụ điện thoại và nhiều loại dịch vụ viễn thông khác nhau. Do các nhu cầu về dịch vụ tăng lên nhanh chóng vì vậy hệ thống báo hiệu số 7 đã được phát triển để đáp ứng các như cầu báo hiệu cho tất cả các dịch vụ mới này. - PSTN (The Public Switched Telephone Network) trong mạng chuyển mạch điện thoại công cộng. - ISDN (The Intelligent Network) mạng thông minh. - PLMN (The Public Land Mobile Network) mạng thông tin di động công cộng. Kết luận: Do thời gian có hạn nên trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp em chỉ xin đi sâu vào một loại báo hiệu cụ thể. Loại báo hiệu đạng được sử dụng phổ biến ở trên thế giới do tính năng ưu việt của nó, ở Việt Nam loại báo hiệu này cũng đang dần dần được thay thế cho các hệ thống báo hiệu truyền thống (R2). Trước mặt hệ thống mạng viễn thông ở nước ta đã được thay thế hệ thống báo hiệu này vào những khu vực quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mạng viễn thông quốc gia cũng như quốc tế. Đó chính là hệ thống báo hiệu kênh chung số 7 của CCITT. CHƯƠNG 2 KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG VÀ CẤU TRÚC MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7 I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG BÁO HIỆU SỐ 7 1. Điểm báo hiệu SP (Signalling Point) a. Điểm báo hiệu sản phẩm là nút chuyển mạch hoặc nút xử lý trong mạng báo hiệu, thực hiện các chức năng của hệ thống báo hiệu số 7. Một tổng đài điện thoại được xem như là một điểm báo hiệu (Signalling Point) phải là tổng đài SPC vì báo hiệu số 7 là dạng thông tin số liệu giữa các bộ vi xử lý. - Tất cả các điểm báo hiệu SP trong mạng báo hiệu số 7 được nhận dạng bằng một mã duy nhất 14 bit, được gọi là mã điểm báo hiệu SPC (Signal Point Code). b. Các kiểu của điểm báo hiệu. - Điểm báo hiệu nguồn OP (Oringnating Point) là nơi mà thông tin báo hiệu được tạo ra và được truyền đi. Nó có mã điểm báo hiệu là OPC (Originating point Code). - Điểm báo hiệu đích DP (Destination Point) là nơi thông tin báo hiệu đi đến và được xử lý. Nó có mã điểm báo hiệu được đặt tên là DPC (Desination Point Code). - Điểm chuyển giao báo hiệu STP (Signalling Transfer Point) là nơi mà thông tin báo hiệu thuộc được trên một kênh báo hiệu và sau đó được chuyển đi tiếp mà không xử lý nội dung của bản tin. OPC DPC Điểm Báo hiệu A Điểm Báo hiệu B Ở phương thức báo hiệu bán liên kết (Quasi - Associated) bản tin được chuyển qua một hoặc nhiều SP trên đường từ điểm nguồn tới điểm đích. Hình 37: Mô tả điểm báo hiệu và các kiểu của điểm báo hiệu 2. Kênh báo hiệu và chùm kênh báo hiệu (Signalling Link, Link Set) - Hệ thống báo hiệu kênh chung sử dụng các kênh báo hiệu để chuyển tải thông tin báo hiệu giữa hai điểm báo hiệu SP. Về vật lý, kênh báo hiệu bao gồm kết cuối báo hiệu ở mỗi đầu của kênh và vài loại môi trường truyền dẫn (thường là khe thời gian ở đường truyền dẫn PCM) đầu nối hai đầu cuối báo hiệu. SP SP Nhóm mạch thoại (Circuit Group) Kênh báo hiệu (Signalling Link) Hình 38: Mô tả kênh báo hiệu - Chùm kênh báo hiệu LS: Bao gồm các kênh báo hiệu song song đầu nối trực tiếp hai điểm báo hiệu với nhau. Một chùm kênh báo hiệu gồm 1 đến 16 kênh báo hiệu. Mỗi kênh báo hiệu trong mạng báo hiệu có khả năng xử lý 4096 mạch thoại, vì lý do an toàn hệ thống để đề phòng sự cố lỗi của đường báo hiệu thì ta sử dụng hai đường báo hiệu mắc song song (hoặc nhiều hơn). A SP B SP C Chùm kênh báo hiệu (Signalling Link Sets) D STP Hình 39: Mô tả chùm kênh báo hiệu. 3. Tuyến báo hiệu, chùm tuyển báo hiệu (Signalling Route - Signalling Route Set). - Tuyến báo hiệu SR (Signalling Route) là một tuyến đường đã được xác định trước để các bản tin đi qua mạng báo hiệu giữa điểm báo hiệu nguồn và điểm báo hiệu đích. Tuyến báo hiệu bao gồm một chuỗi SP và STP, được đấu nối với nhau bằng các kênh báo hiệu hoặc các chùm kênh báo hiệu. - Chùm tuyến báo hiệu RS (Route Set) là tất cả các tuyến báo hiệu có thể sử dụng để truyền các thông tin báo hiệu đi qua mạng báo hiệu giữa một điểm báo hiệu nguồn và điểm báo hiệu đích. Một chùm tuyến báo hiệu có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN046.doc
Tài liệu liên quan