Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam, trường hợp vùng đồng bằng sông Hồng

Nội dung quy hoạch (lấy ví dụ phần I Lợi thế so sánh và hạn

chế khó khăn đối với phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng)

Phần này được tổng hợp dựa trên những nghiên cứu của quy hoạch

trước đây, các nghiên cứu liên quan đến vùng ĐBSH và các ý kiến

chuyên gia khác. Vùng ĐBSH được nghiên cứu là một vùng kinh tế

xã hội “mở”, đặt trong bối cảnh không gian lớn (khu vực châu Á Thái

Bình Dương) và thời gian dài (về lịch sử, về phát triển kinh tế xã hội,

về văn hoá).

* Lợi thế so sánh:

(1). Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so

với nhiều vùng trong cả nước.

Quy mô kinh tế đứng thứ hai (20,2 tỷ USD), chiếm 22,6% GDP của

cả nước.

Đóng góp tăng trưởng cho cả nước là 23,7%, đứng thứ hai.

Xuất khẩu khoảng 18,9 tỷ USD, đứng thứ hai, chiếm 30% của cả

nước, đứng thứ hai.

Thu Ngân sách, đứng thứ hai, chiếm 30,9% tổng thu ngân sách

cả nước.

Vùng KTTĐ Bắc Bộ, có mức GDP/người gấp gần 1,2 lần cả nước.

(2). Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi

dào và có tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng.

Quy mô dân số đứng thứ hai với 19,7 triệu người (22,8% dân số cả

nước), xấp xỉ bằng vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung.

Trình độ học vấn và chuyên môn cao hơn so với các vùng khác, với

64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, tập trung ở vùng

ĐBSH. Năm 2008, vùng ĐBSH tập trung tới 2627% cán bộ có trình độ

cao đẳng và đại học, 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước.

1. Hiện đang trong quá trình xin ý kiến các Bộ, ngành, và các địa phương.

Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam. 269Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2 triệu người, chiếm

22,8% lao động kỹ thuật của cả nước.

pdf17 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam, trường hợp vùng đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ từ cuối thế kỷ 19. Trong vòng hơn 50 năm kể từ khi xuất hiện, lĩnh vực địa lý kinh tế và vùng kinh tế đã được đánh dấu bằng những giai đoạn năng động và đổi mới với các nghiên cứu của Weber (1909), Losch (1939), Isard (1956). Các 262 Nguyễn Hoàng Hà khái niệm về vùng kinh tế trong giai đoạn này được gắn với các hoạt động tích tụ (tập trung) kinh tế gắn liền với các hoạt động thương mại như buôn bán trao đổi hàng hoá. Đến những năm 1960, lý thuyết mới về vùng kinh tế và địa lý kinh tế được xuất hiện, với cuộc cách mạng định lượng, từ lý giải về vị trí đến việc giải thích về hành vi của khoa học không gian. Tiếp đó, những năm 1980, lý thuyết mới về địa lý công nghiệp một sự phối hợp của đổi mới lý thuyết và bối cảnh kinh tế thay đổi nhanh chóng đã có một lĩnh vực năng động tri thức. Cùng thời điểm đó, ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô (trước đây) cũng hình thành việc xây dựng các vùng kinh tế. Theo nhà địa kinh tế học, Alaev (trích Phú và Thu 2006: 19‑20) vùng kinh tế là một bộ phận lãnh thổ nguyên vẹn của nền kinh tế quốc dân, có những dấu hiệu sau: chuyên môn hoá những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng..., coi vùng như là hệ thống toàn vẹn, một đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân. Có thể thấy rằng, vùng kinh tế theo quan niệm của Liên Xô gắn chặt với chuyên môn hoá sản xuất của vùng trong lãnh thổ quốc gia, thể hiện qua cơ cấu ngành (sản phẩm), nghề (lao động) của vùng đó. Một trào lưu mới trong việc quan niệm vùng kinh tế được bắt đầu từ những năm 1990 sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập hoá khu vực được diễn ra mạnh mẽ làm đồng thời xuất hiện những khái niệm mới như chuỗi giá trị toàn cầu, hệ thống phân phối toàn cầu, đầu tư ra nước ngoài (offshore), khu vực hậu cần (logistic), hoặc cụm tương hỗ (cluster),... nhằm tạo ra những giá trị lớn hơn. Các dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các luồng thương mại, cũng như các hiệu ứng công nghệ (technology spillover) được luân chuyển nhanh chóng giữa các quốc gia thông qua các tập đoàn đa quốc gia. Lúc này, quan niệm về vùng đã có sự thay đổi. Barnet (2001: 15) đã định nghĩa vùng là một đơn vị cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, do đó cần phải có cách tiếp cận mới và là lý do tại sao hợp tác vùng trở thành một chiến lược không thể thiếu cho tương lai. Cũng trong thời gian này, các lý thuyết mới liên quan đến vùng đã được ứng dụng mạnh mẽ, đặc biệt là lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 263 và mô hình phân tích không gian của Paul Krugman. Điều đặc biệt là các lý thuyết, mô hình về vùng này được tập trung phân tích hành vi của người lao động (tiền lương) và các doanh nghiệp liên quan đến vùng. Đối với Việt Nam, các nhà lập quy hoạch vùng chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ cách quan niệm về vùng kinh tế và vùng kinh tế ‑ xã hội của hệ thống xã hội chủ nghĩa (đặc biệt là Liên Xô), gắn chặt với sự phân công lao động xã hội của vùng trong cả nước, thể hiện bằng mặt cơ cấu xã hội của vùng. Theo Ngô Doãn Vịnh (2003: 184) vùng kinh tế là một hệ thống kinh tế ‑ xã hội lãnh thổ, bao gồm các mối liên hệ tương tác nhiều chiều giữa các bộ phận cấu thành: liên hệ địa lý, liên hệ về kỹ thuật, liên hệ về kinh tế và liên hệ về các mặt xã hội trong hệ thống cũng như với ngoài hệ thống. Mỗi vùng là một tập hợp các thành tố tự nhiên ‑ kinh tế ‑ xã hội. Đặc tính và trình độ phát triển của nó được phản ánh bởi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của nó (trong đó có cả cơ cấu các yếu tố tự nhiên bền vững). Nói cách khác, cơ cấu là thuộc tính quan trọng nhất của vùng. Vùng này khác vùng kia là bởi cơ cấu của nó. Theo Nghị định 92/2006/NĐ‑CP của Chính phủ ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội, thì vùng kinh tế ‑ xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế ‑ xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế ‑ xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế ‑ xã hội trên mỗi vùng của đất nước. 2. Lập, phương pháp và quy trình lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng 2.1. Quan niệm về lập quy hoạch Trước hết cần phải hiểu lập quy hoạch vùng là gì? Theo trang từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “regional planning” là một ngành khoa học về việc bố trí hiệu quả lĩnh vực kết cấu hạ tầng và các khu vực cho sự phát triển bền vững của vùng1. Còn theo trang Wisegeek, 1. 264 Nguyễn Hoàng Hà “regional planning” là một lĩnh vực của ngành kế hoạch phát triển liên quan đến sự bố trí và sắp đặt kết cấu hạ tầng và các thành tố cơ bản khác trên một lãnh thổ rộng lớn1. Quan niệm này cũng được sự đồng tình từ Ngô Doãn Vịnh (2003) khi ông cho rằng, quy hoạch vùng tương tự với tổ chức không gian lãnh thổ, tức là liên quan đến sự sắp xếp, bố trí kết cấu hạ tầng và các lĩnh vực chính, trọng yếu của một vùng. Điều này cũng được thể hiện rõ ở Nghị định 92/2006/NĐ‑CP, đã định nghĩa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng, lãnh thổ là “luận chứng phát triển kinh tế ‑ xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế ‑ xã hội hợp lý trên lãnh thổ nhất định trong một thời gian xác định”. Điều đó, cho thấy rằng, về quan niệm lập quy hoạch tổng thể vùng của nước ngoài và Việt Nam có sự tương đồng rất lớn, liên quan mật thiết đến tổ chức không gian lãnh thổ trên phạm vi vùng nghiên cứu. 2.2. Phương pháp và quy trình Từ các quan niệm khác nhau về vùng kinh tế hoặc vùng kinh tế ‑ xã hội, đã dẫn đến cách tiếp cận và quan điểm phát triển vùng khác nhau. Tuỳ từng hoàn cảnh lịch sử kinh tế ‑ xã hội mà quy trình và phương pháp lập quy hoạch cũng khác nhau. 2.2.1. Các nước phương Tây Cách tiếp cận hoặc cách quan niệm về vùng có ảnh hưởng trực tiếp, rất lớn đến các phương pháp lập quy hoạch. Qua phần trình bày trên phần 1, đã cho thấy rằng, quan niệm về vùng kinh tế và địa kinh tế của các nước phương Tây có tính “động”, phù hợp với xu hướng phát triển, vận động của nền kinh tế toàn cầu. Các vùng không chỉ còn có ranh giới trong phạm vi của lãnh thổ, mà nó còn là một đơn vị cạnh tranh của nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Chính vì lý do này, có rất nhiều phương pháp và mô hình lập quy hoạch vùng, đặc biệt là các phương pháp và mô hình tổ chức, bố trí các đơn vị (thành phố, nhà máy, nông thôn,...) trên vùng nghiên cứu. Qua các tài liệu nghiên cứu (các bản lập quy hoạch phát triển vùng của các nước thuộc hệ thống phương Tây2), chúng tôi nhận thấy, những cách thức bố trí không gian lãnh thổ cũ như Von Thunen hay mô hình hệ thống trung tâm chỉ là những ví dụ trong sách 1. ‑is‑regional‑planning.htm 2.. Bao gồm các nước thuộc khối EU, Hoa Kỳ, Canada, Úc và Newzealand Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 265 giáo khoa, thay vào đó là các phương pháp lập quy hoạch được lượng hoá và mô hình hoá bằng các công thức toán học. Bên cạnh đó, các bản quy hoạch được diễn giải bằng hệ thống các bản đồ nhiều chiều được chụp từ vệ tinh. Về quy trình lập quy hoạch, ở nhiều quốc gia thì các quy trình này có sự khác nhau, nhưng trong hầu hết các bản quy hoạch vùng, sự tham gia của người dân, của nhà khoa học và của doanh nghiệp là rất lớn (có tiếng nói quan trọng). Nhiều bản quy hoạch được dựng lên bởi các tổ chức và họ trình cho chính quyền xem xét và tham khảo, từ đó chính quyền công bố những chương trình xây dựng và bố trí không gian lãnh thổ cho người dân. Điều đáng lưu ý, những bản quy hoạch này không mang tính giá trị pháp lý mà chỉ mang tính giá trị tham khảo. Hoặc có trường hợp, chính quyền xây dựng bản quy hoạch vùng và công bố xin ý kiến của người dân và doanh nghiệp, nếu không được chấp thuận thì hội đồng vùng (hoặc hội đồng bang) phải xây dựng lại. Đối với những nước có chiến lược phát triển quốc gia (ví dụ như chiến lược phát triển bền vững hoặc chiến lược an ninh quốc gia) thì quy hoạch vùng phải lấy chiến lược đó làm căn cứ để xây dựng. Hình 1: Mô hình Von Thunen và mô hình hệ thống trung tâm Nguồn: Brakman, Garretsen và Marrewjik (2001) : Làng : Thành phӕ nhӓ : Thành phӕ lӟn rau hoa ngNJ cӕc 266 Nguyễn Hoàng Hà Quá trình lập quy hoạch phát triển vùng được coi là một ma trận của những biến số định lượng và định tính cũng như đây là một quy trình phát triển và sản phẩm của sự phát triển. 2.2.2. Trung Quốc Trung Quốc có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam về mô hình phát triển: nền kinh tế quá độ do Đảng Cộng sản nắm quyền, xây dựng chiến lược và xây dựng quy hoạch vùng. Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy, một trong những thành công lớn góp phần vào công cuộc phát triển Trung Quốc từ thời kỳ mở cửa (1978) cho đến nay đó là sự phân chia vùng phát triển kinh tế của nước này. Với sự lựa chọn đúng đắn và những bước đi thích hợp, Trung Quốc tập trung phát triển đi trước ở những vùng có điều kiện thuận lợi nhất (vùng Đông Nam của lãnh thổ, sát biển) với những lý do: ‑ Địa kinh tế với khả năng giao lưu về thương mại hàng hoá và dịch vụ lớn, kết nối Trung Hoa đại lục với những điểm cầu khác của khu vực Đông Bắc Á, sau đó vươn xa hơn là các khu vực khác của toàn cầu. ‑ Khu vực ven biển phát triển tốt sẽ là đầu tàu cho tăng trưởng của Trung Quốc, đồng thời đó là mô hình thí điểm các chính sách mới của Trung Quốc. ‑ Các vùng ven biển sẽ chính là hình ảnh mới (trỗi dậy mạnh mẽ, hiện đại và hoà bình) của một Trung Quốc tàn tạ sau cuộc Đại cách mạng văn hoá. Chúng tôi nhận thấy rằng, sự phát triển vùng của Trung Quốc mô phỏng ngày càng nhiều theo mô hình của phương Tây. Trung Quốc đã biết tận dụng tốt ý kiến của giới khoa học (trong và ngoài nước) đối với quy hoạch vùng (họ trả nhiều tiền cho các chuyên gia kèm theo các chế độ đãi ngộ cao). Phương pháp lập quy hoạch ngày càng được cải thiện và theo kịp các phương pháp của khối các nước OECD. Tất nhiên, các quy hoạch phát triển kinh tế vùng được dựa trên chiến lược phát triển tổng thể đất nước của Trung Quốc. 2.2.3. Ở Việt Nam Quy trình lập quy hoạch vùng của Việt Nam hiện nay, được quy định tại Nghị định 92/2006/NĐ‑CP và Nghị định 04/2008/NĐ‑CP. Quy hoạch Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 267 tổng thể vùng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với các đơn vị của hệ thống chính phủ và nhà nước có liên quan thực hiện, lập Hội đồng thẩm định, sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có thể thấy rằng, quy trình lập quy hoạch tổng thể vùng của Việt Nam được thực hiện từ trên xuống (top‑down), sự tham gia của các lực lượng khác ngoài hệ thống Nhà nước là gần như không có (từ cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư). Đối với phương pháp lập quy hoạch, hiện nay chúng ta sử dụng nhiều phương pháp, trong đó có những phương pháp mới như GIS, nhưng chủ yếu là những phương pháp cũ. Các phương pháp lập quy hoạch được sử dụng nhằm phục vụ cho các nội dung được yêu cầu của bản quy hoạch tổng thể vùng (cũng được quy định trong Nghị định 92/2006/NĐ‑CP và Nghị định 04/2008/NĐ‑CP). Theo đó, nội dung của một bản quy hoạch tổng thể vùng bao gồm: (1) Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển (2) Luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế ‑ xã hội (3) Xác định nhiệm vụ cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra (4) Luận chứng phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội trên lãnh thổ tỉnh (5) Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng (6) Định hướng quy hoạch sử dụng đất (7) Luận chứng danh mục dự án ưu tiên đầu tư (8) Luận chứng bảo vệ môi trường (9) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch (10) Thể hiện phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng trên bản đồ quy hoạch Bản quy hoạch tổng thể vùng cần phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế ‑ xã hội, và thể hiện được tính thống nhất của các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác liên quan. 268 Nguyễn Hoàng Hà 3. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSH1 3.1. Nội dung quy hoạch (lấy ví dụ phần I ‑ Lợi thế so sánh và hạn chế khó khăn đối với phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng) Phần này được tổng hợp dựa trên những nghiên cứu của quy hoạch trước đây, các nghiên cứu liên quan đến vùng ĐBSH và các ý kiến chuyên gia khác. Vùng ĐBSH được nghiên cứu là một vùng kinh tế ‑ xã hội “mở”, đặt trong bối cảnh không gian lớn (khu vực châu Á ‑ Thái Bình Dương) và thời gian dài (về lịch sử, về phát triển kinh tế ‑ xã hội, về văn hoá). * Lợi thế so sánh: (1). Vùng ĐBSH có thực lực và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so với nhiều vùng trong cả nước. ‑ Quy mô kinh tế đứng thứ hai (20,2 tỷ USD), chiếm 22,6% GDP của cả nước. ‑ Đóng góp tăng trưởng cho cả nước là 23,7%, đứng thứ hai. ‑ Xuất khẩu khoảng 18,9 tỷ USD, đứng thứ hai, chiếm 30% của cả nước, đứng thứ hai. ‑ Thu Ngân sách, đứng thứ hai, chiếm 30,9% tổng thu ngân sách cả nước. ‑ Vùng KTTĐ Bắc Bộ, có mức GDP/người gấp gần 1,2 lần cả nước. (2). Vùng ĐBSH có lợi thế về quy mô dân số, lực lượng lao động dồi dào và có tay nghề khá ở trong những ngành nghề quan trọng. ‑ Quy mô dân số đứng thứ hai với 19,7 triệu người (22,8% dân số cả nước), xấp xỉ bằng vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung. ‑ Trình độ học vấn và chuyên môn cao hơn so với các vùng khác, với 64% các trường đại học và cao đẳng của cả nước, tập trung ở vùng ĐBSH. Năm 2008, vùng ĐBSH tập trung tới 26‑27% cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học, 72% cán bộ có trình độ trên đại học của cả nước. 1. Hiện đang trong quá trình xin ý kiến các Bộ, ngành, và các địa phương. Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 269 Tổng số lao động kỹ thuật của vùng là khoảng 2 triệu người, chiếm 22,8% lao động kỹ thuật của cả nước. (3). Vùng ĐBSH có vị trí và địa hình thuận lợi để phát triển. Với vị trí cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á với Trung Quốc và các nước Đông Bắc Á, vùng ĐBSH có thủ đô Hà Nội và vùng KTTĐBB trở thành một đầu mối giao thông đi thế giới bằng tất cả các loại hình giao thông một cách dễ dàng. Hiện nay, từ cảng biển Hải Phòng, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đi sang Singapore, Hồng Kông chỉ mất 3‑5 ngày và từ cảng hàng không Nội Bài (Hà Nội) đi đến Bắc Kinh, Tokyo, Seoul, Moscow cũng chỉ khoảng 4‑6 giờ. Ngoài ra, vùng ĐBSH hình thành hai hành lang và một vành đai kinh tế trong quan hệ Việt Nam ‑ Trung Quốc. (4). Vùng ĐBSH có một hệ thống đô thị và các cơ sở tương đối mạnh. ‑ Trục tam giác phát triển Hà Nội ‑ Hải Phòng ‑ Quảng Ninh và vùng KTTĐ Bắc Bộ. ‑ Tỷ lệ phần trăm đường được dải nhựa trong vùng ĐBSH đạt 83,5%, cao nhất và gần gấp đôi tỷ lệ này của cả nước1. Hệ thống giao thông được phát triển tương đối thuận lợi khi thời gian vận chuyển giảm nhiều so với trước (thời gian đi từ Hà Nội tới Hải Phòng giảm được khoảng một nửa, đi Hạ Long giảm khoảng 40%, đi Thanh Hóa ‑ Nghệ An giảm hơn 30%,...). ‑ Hệ thống các KCN tương đối hoàn chỉnh, kết cấu hạ tầng thông tin ‑ truyền thông,... phát triển tốt nhất cả nước (mật độ điện thoại, mật độ internet ADSL cao nhất cả nước). * Những thách thức, khó khăn (1). Đất chật, người đông, chất lượng lao động chưa cao, và có sức ép giải quyết việc làm lớn. ‑ Hiện nay, cả nước có 8 tỉnh/thành có mật độ dân số trên 1.000 người/km2 thì vùng ĐBSH có 7 địa phương. 1. Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008, VCCI. 270 Nguyễn Hoàng Hà ‑ Tỷ lệ thất nghiệp thành thị thường cao nhất cả nước và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp nhất cả nước (do diện tích canh tác trên 1 lao động rất thấp). (2). Kết cấu hạ tầng (nhất là giao thông, điện) chưa tạo đủ tiền đề để phát triển nhanh và hiệu quả cao ‑ Kết cấu hạ tầng hiện rất khó cải tạo, nâng cấp và mở rộng đặc biệt là đường giao thông, đường điện nước. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch không hợp lý và thiếu diện tích, đồng thời rất tốn kém khi phải đền bù tiền giải phóng mặt bằng. ‑ Công trình thuỷ lợi xuống cấp nghiêm trọng. ‑ Giao thông đô thị xuống cấp, đặc biệt là Hà Nội và Hải Phòng. (3). Cơ cấu ngành nghề chưa hiện đại, trình độ công nghệ còn thấp, hiệu suất phát triển chưa cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp ‑ Tính hiệu quả chưa cao trong các KCN, ví dụ như số lao động trên 1 dự án hoặc số lao động trên 1 ha đều thấp so với trung bình cả nước. ‑ Trình độ doanh nghiệp (công nghệ, lao động) còn thiếu sự năng động và tính hiện đại. (4). Tổ chức lãnh thổ đã có bước phát triển nhưng còn bộc lộ nhiều bất hợp lý ‑ Sự chênh lệch giàu nghèo giữa 2 tiểu vùng Bắc và Nam vùng ĐBSH. ‑ Sự chia cắt, cát cứ giữa các địa phương trong vùng trong việc phát triển kinh tế. Chưa có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (5). Tâm lý phát triển chưa hình thành rõ nét và phát huy tác dụng ‑ Vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng Đông Nam Bộ thì vùng KTTĐ được đầu tư nhiều hơn nhưng GDP/người thấp hơn, trình độ phát triển kém hơn. ‑ Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa cao, một số tỉnh có vị trí thấp. (6). Bảo vệ môi trường chưa hiệu quả, chất lượng môi sinh giảm sút Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 271 ‑ Xử lý chất thải đang là một mối lo. Tới năm 2008 chưa một thành phố nào trong vùng có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt chất lượng chuẩn. ‑ Chất lượng của các lưu vực sông xuống rất thấp (lưu vực sông Cầu và sông Nhuệ). (7). Sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, rất nhiều sản phẩm hàng hoá của Trung Quốc chiếm lĩnh tới khoảng 70% thị phần ở vùng ĐBSH, nhất là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, thép, dệt may, đồ chơi và các mặt hàng tiêu dùng. (8). Biến đổi khí hậu và thiên tai gây khó khăn ngày càng lớn ‑ ĐBSH là một trong những Vùng của Việt Nam gặp nhiều loại thiên tai nhất. Về mùa đông, mùa màng bị ảnh hưởng bởi sương giá, mùa hè bị ảnh hưởng bởi lũ, lụt, bão và nắng nóng kéo dài. Mỗi năm thường có từ 5 ‑ 6 cơn bão đổ bộ vào Bắc Bộ, năm đặc biệt có từ 9 ‑ 10 cơn. ‑ Theo tính toán, khi mực nước biển dâng cao 0,2‑0,6m sẽ có 100 nghìn ha bị ngập, trong trường hợp nước biển dâng thêm 1m thì sẽ có 300‑500 nghìn ha bị ngập, và hệ thống đê sẽ bị đe dọa nghiêm trọng do mực nước ở các sông sẽ dâng cao thêm 0,5‑1m và bằng với cao trình đê hiện nay. 3.2. Phương pháp lập quy hoạch (áp dụng chủ yếu cho phần Định hướng phát triển) ‑ Quan điểm phát triển được dựa vào mục tiêu. Mục tiêu như thế nào thì quan điểm phát triển sẽ tương ứng như vậy. Mục tiêu phát triển của vùng ĐBSH dựa vào những yêu cầu của cả nước đối với vùng ĐBSH, yêu cầu tự thân của vùng: Xây dựng vùng ĐBSH trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, khoa học ‑ công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, đồng thời lôi kéo các vùng khác cùng phát triển; đi đầu trong lĩnh vực hợp tác quốc tế theo chiều sâu, trở thành một cầu nối tin cậy giữa khu vực ASEAN và khu vực Đông Bắc Á, thể hiện được vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 272 Nguyễn Hoàng Hà ‑ Mục tiêu cụ thể cho từng tiêu chí như tăng trưởng, GDP/người, dân số,... của vùng ĐBSH được dựa vào các mô hình tính toán khác nhau cho từng chỉ tiêu (ghi rõ trong phần Phụ lục). ‑ Bố trí không gian lãnh thổ: + Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Phương pháp dựa trên các nghiên cứu của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các nghiên cứu của Bộ Giao thông Vận tải, của Bộ Công thương. + Đối với sự phát triển các ngành: Dựa trên các chuyên đề nghiên cứu được đặt bài của các chuyên gia, sau đó các chuyên gia về lĩnh vực vùng tổng hợp. ‑ Phát triển bền vững: Kết hợp với đội ngũ về Đánh giá môi trường Chiến lược nghiên cứu lĩnh vực môi trường. ‑ Giải pháp: Tập trung nghiên cứu giải pháp cho 3 đối tượng: Nhà nước ‑ Doanh nghiệp ‑ Công dân. Bản Quy hoạch vùng ĐBSH được trình bày bằng văn bản và thể hiện bố trí không gian lãnh thổ bằng hệ thống bản đồ (24 bản đồ). 4. Một số kiến nghị đối với cách tiếp cận, phương pháp và quy trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng 4.1. Về cách tiếp cận Chúng tôi đồng tình với cách tiếp cận của các học giả phương Tây, khi cho rằng vùng là một đơn vị cạnh tranh của quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, mặc dù chúng ta đã có những hình dung và quan niệm rằng vùng có không gian mở nhưng do sự hạn chế về nhân lực, về thông tin nên có những lĩnh vực chúng ta chưa dự báo có độ tin cậy cao. 4.2. Về phương pháp Các phương pháp lập quy hoạch hiện đang thiếu và yếu. Chúng ta vẫn dựa vào những phương pháp lập quy hoạch trước đây, chưa có sự “đột biến” và “cải cách” về phương pháp lập quy hoạch, ngay cả phương pháp bản đồ GIS chưa được sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý. Nhiều phương pháp được phổ biến áp dụng ở các nước phương Tây Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ở Việt Nam... 273 (đã in thành giáo trình) chưa được dịch và biên soạn dành cho các cán bộ lập quy hoạch và các sinh viên ngành kế hoạch, địa lý kinh tế... Chính vì vậy, cần nhanh chóng nâng cao chất lượng lập và quy hoạch bằng việc nghiên cứu và bổ sung các phương pháp định lượng và mô hình hoá quy hoạch vùng cũng như cập nhật các lý thuyết phát triển vùng và địa lý kinh tế. 4.3. Về quy trình lập quy hoạch Cần giải quyết một số các khó khăn sau đây: ‑ Chiến lược có trước, quy hoạch có sau và là sự cụ thể hoá các bước của chiến lược. Nhưng trên thực tế, các quy hoạch vùng có khả năng có trước sự ra đời về chiến lược phát triển (6 vùng kinh tế ‑ xã hội dự kiến được Thủ tướng phê duyệt năm 2010, trong khi Chiến lược phát triển được phê duyệt vào năm 2011, khi Đại hội Đảng XI diễn ra); quy hoạch vùng có tầm nhìn dài hạn hơn cả chiến lược (Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội lập cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn từ 15 ‑ 20 năm và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm); quy hoạch tỉnh có trước quy hoạch vùng. ‑ Tính thứ tự và ưu tiên của Quy hoạch: Quy hoạch nào trước, Quy hoạch nào sau; Quy hoạch nào quan trọng hơn và Quy hoạch nào là có ưu tiên thấp hơn; ‑ Chế tài và khen thưởng trong việc thực thi quy hoạch đối với cấp Bộ, ngành và địa phương hiện chưa có; cách thức điều hành và quản lý quy hoạch vùng không cụ thể, do đó dẫn dễ đến tính đổ vỡ của quy hoạch. ‑ Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc lập và thẩm định các quy hoạch là yếu và gây ra sự lãng phí. Ví dụ, những người phê duyệt quy hoạch vùng không liên quan đến những người phê duyệt Đánh giá môi trường chiến lược. Nếu quy hoạch tổng thể vùng được phê duyệt trong khi đánh giá môi trường chiến lược lại không được thông qua thì cách thức giải quyết sẽ ra sao? ‑ Cần xây dựng cơ chế phản biện xã hội đối với quy hoạch tổng thể kinh tế ‑ xã hội, tức là cần có sự tham gia nhiều hơn của người dân và doanh nghiệp. 274 Nguyễn Hoàng Hà Theo tôi, để giải quyết được điều này, cần phải xây dựng cơ chế thích hợp cho việc quy hoạch tổng thể vùng, mà trước hết cần ra đời Luật quy hoạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Ngô Doãn Vịnh (2003), Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế ‑ xã hội ở Việt Nam, Học hỏi và sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam. [3] Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam. [4] Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ‑CP Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế ‑ xã hội, Hà Nội, Việt Nam. [5] Chương trình KX.02‑05 (2003), ‘Điểm xuất phát và cơ sở khoa học xác định phương hướng phát triển các vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rút ngắn ở Việt Nam’, Báo cáo phục vụ hội thảo, tháng 6 năm 2003, Hà Nội, Việt Nam. [6] Chương trình KX. 02‑05 (2003), ‘Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế. Thực trạng, vấn đề và phương hướng’, Báo cáo khoa học tại hội thảo, tháng 6 năm 2003, Hà Nội, Việt Nam. [7] Bagchi‑Sen, S. và Smith, H.L. (2006), Economic Geography. Past, Prensent and Future, (Địa lý kinh tế. Quá khứ, hiện tại và tương lai), xuất bản lần thứ nhất, Nxb Routledge, London, Anh. [8] Barnes, T., Peck, J., Sheppard, E., và Tickell, A. (2004), Reading Economic Geography, (Bài đọc địa lý kinh tế), xuất bản lần thứ nhất, Nxb Blackwell, Malden, Hoa Kỳ. [9] Barnett, J. (2001), Planning for a new century. The regional agenda, (Kế hoạch cho thế kỷ mới. Chương trình nghị sự vùng), NXB Island, Washington D.C, Hoa Kỳ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftim_hieu_ve_quy_hoach_tong_the_phat_trien_vung_o_viet_nam_tr.pdf