Tình hình hoạt động của Nhà máy giấy Bãi Bằng

 

Lời giới thiệu 1

* Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1

-LOạI HìNH DịCH Vụ: 1

*Vai trò của thực tập kỹ thuật. 2

1-Về chính trị tư tưởng: 3

2-Về chuyên môn: 3

A-Nội dung thực tập 4

B-phần tham quan 7

1. Nhà máy hoá chất Việt trì. 7

2. Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. 9

3. Nhà máy giấy Bãi Bằng. 10

4. Nhà máy dệt Minh Phương. 11

 

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình hoạt động của Nhà máy giấy Bãi Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời giới thiệu Được sự giới thiệu của thầy giáo Tăng Văn Đoàn và bộ môn VKH-MTK, khoa kỹ thuật Môi trường, trường ĐHXD, chúng em gồm 4 sinh viên: Nguyễn Thành Lân, Nguyễn Việt Anh, Lê Trần Phương, Lý Trung Chánh được nhận vào thực tập kỹ thuật tại Xưởng cơ điện CDC thuộc Cty tư vấn thiết kế xây dựng CDC. * Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Cty tư vấn thiết kế CDC là công ty tư vấn đầu tiên của BXD Việt Nam, được thành lập từ năm 1991, hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về lỗ và lãi. CDC có khoảng 120 cán bộ chuyên môn bao gồm các nhà tư vấn, thiết kế, xây dựng và các chuyên gia có kinh nghiệm trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực qui hoạch, kiến trúc, xây dựng, kết cấu, kỹ thuật điện và cơ khí, địa chất, kinh tế, luật, môi trường, khảo sát, là những người có thể tư vấn và thực hànhcacá công việc trong nhiều lĩnh vực rộng lớn, CDC còn được hỗ trợ từ nguồn các cán bộ của BXD và các đơn vị khác của Bộ và các Viện nghiên cứu. CDC là một tổ chức có cơ cấu mới bao gồm các cán bộ có kinh nghiệm và tin tưởng rằng có thể đem lại lợi ích rõ rệt cho các nhà đầu tưvà phát triển của Việt Nam cũng như nước ngoài. Hoạt động kinh doanh của CDC là cung cấp chọn gói hoặc từng hpần các dịch vụ chuyên gia trong linh vực xây dựng bao gồm các loại hình sau đây: -LOạI HìNH DịCH Vụ: Tư vấn xây dựng. Khảo sát xây dựng. Thiết kế xây dựng. Thiết kế kiến trúc. Thiết kế kỹ thuật kết cấu xây dựng và cơ sở hạ tầng. Lập hồ sơ và tổ chức đấu thầu tư vấn và xây dựng. Trang trí nội ngoại thất. Thi công các công trình lớn và nhỏ. - lĩnh vực hoạt động Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của CDC bao gồm các dạng công trình sau: Các trụ sở văn phòng và tthương mại. Các khách sạn và các cơ sở giải tri. Các công trình bệnh viện, giáo dục. Các nhà ở và biệt thự. Các công trình cấp và thoát nước. Nghiên cứu tác động môi trường, vận hành và bảo quản. Công trình công nghiệp. Phát triển và tái thiết đô thị và nông thôn. Các công trình hạ tầng cơ sở đô thị, khu công nghiệp. *Vai trò của thực tập kỹ thuật. Thực tập cán bộ kỹ thuật là một học trình bắt buộc đối với sinh viên trường đhxd nhằm tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt được thực tế để vận dụng làm đồ án tốt nghiệp được tốt, và học tập dược tư cách đạo đức để trở thành một người kỹ sư trong tương lai. 1-Về chính trị tư tưởng: a- Tạo cho sinh viên hiểu biết được thực tế sản xuất cũng như tiếp cận các vấn đề KHKT thực tế nghành chuyên môn phải giải quyết b-Rèn luyện cho sinh viên ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. 2-Về chuyên môn: a-Tìm hiểu và nắm vững nguyên lý hoạt động và cách vận hành của hệ thống gió, điều tiết không khí trạm lạnh, các bộ phận phụ trách hệ thống như:bộ khởi động bộ điều khiển, điều chỉnh tự động v.v… b-Tìm hiểu cách gia công chế tạo và lắp ráp hệ thống đường ống thiết bị. c-Vận dụng được kiến thức chuyên môn đã tiếp thu được ở trường đểthiết kế mới hoặc đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm phục hồi,cải tiến cải tạo các hệ thống chuyên nghành sẵn có ở cơ sở sản xuất để nâng cao hiệu quả làm việc và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. A-Nội dung thực tập 1-Tìm hiểu những bản vẽ điều hoà không khí đã được thiết kế. 2-Thu thập các tài liệu cần thiết để phục vụ cho việc thiết kế tốt nghiệp và thiết kế phục vụ sản xuất sau này. 3- Tìm hiểu cách tính toán các hệ thống chuyên nghành. a-Cách tính toán . Thông số tính toán, tính toán nhiệt ẩm,tính chu trình trên biểu đồ I_d cũng giống như đã học ở trường. Đều căn cứ vào các tiêu chuẩn về khí hậu,xâydựng của Việt Nam. Trong quá trình tính toán nhiệt bằng các phần mềm tính nhiệt của các hãng. Nhiệt tính được thường lớn hơn so với phương pháp đã học. Lý do nhiệt lớn hơn, theo các kỹ sư trong công ty giải thích : Do việc chọn các thông số đầu ra của các hãng thường cao hơn so với tiêu chuấn Việt Nam.Mặt khác do một số công thức tính hệ số truyền nhiệt, tính nhiệt có đôi chút khác so với các công thức đã học. Nếu việc tính toán nhiệt bằng các trương trình của các hãng lớn hơn ở giới hạn cho phép với việc tính bằng phương pháp đã học thì ta chấp nhận. Ngoài ra tại công ty chúng em còn thấy một số công trình thiết kế không cần đến tính toán nhiệt ẩm, mà dựa vào diện tích của công trình để chọn ra năng suất lạnh sau đó chọn máy. Phương pháp này chỉ áp dụng cho công trình nhỏ, và chủ yếu chọn các công trình sử dụng máy cục bộ,cục nóng và cục lạnh. b-Phương án thiết kế. Việc thiết kế cho một công trình không những phải đảm bảo về mặt kỹ thuật,mà còn phải đảm bảo về mặt kinh tế . Do đó việc thiết kế không nhất thiết phải tuân thủ theo những gì đã học, mà có thể bỏ qua một số điều kiện cho phù hợp với công trình. Nhưng luôn phải đảm bảo tính kỹ thuật cho công ttrình . Với đồ án môn học ta chỉ xử lý không khí bằng buồng phun,còn trên thực tế đối các công trình dân dụng thì tuỳ thuộc vào quy mô của công trình mà người ta dùng các AHU (Air Heatding Unit) hay các FCU (Fan Coil Unit) để xử lý không khí. - AHU: là bộ phận xử lý không khí trong đó bao gồm giàn ống trao đổi nhiệt và cácthiết bị xử lý không khí khác. Không khí ra khỏi AHU được quạt gió hút sau đó thổi vào hệ thống ống dẫn không khí và được thổi vào các phòng. - FCU: là bộ phận xử lý không khí nhưng được đặt ngay ở trong phòng, nó gồm có giàn trao đổi nhiệt và quạt. - Chất tải lạnh là nước hoặc nước muối được sản xuất ở trạm lạnh trung tâm được bơm vào hệ thống ống dẫn nước lạnh dẫn đến các AHU và FCU. - Nhìn chung đối với một công trình điều hoà trung tâm bao giờ cũng có một trạm lạnh để sản xuất nước lạnh cung cấp cho các thiết bị xử lý không khí. Do điều kiện không cho phép nên chúng em không có điều kiện tiếp xúc thực tế công trường nên không có dịp học hỏi được những phương phương pháp thi công như: thi công các đường ống, cút ngoặt, cánh lắp đặt các thiết bị. Do vậy chúng em chỉ tiếp thu được những điều đó qua các bản vẽ tkiết kế thi công ở công ty. B-phần tham quan Để phục vụ cho việc thiết kế đồ án tốt nghiệp cũng như sau này nhà trường đã tổ chức cho chúng em đi tham quan thực tế sản xuất, các dây truyền công nghệ, và các hệ thống điều hoà trung tâm của các nhà máy.Trong thời gian tham quan 2 tuần chúng em đã tham quan được 4 nhà máy: hoá chất Việt trì, supe phốt phát Lâm Thao, giấy Bãi Bằng, dệt Minh Phương. Do thời gian có hạn, mặt khác do đặc thù các dây truyền công nghệ của các công ty, chúng em thấy trong trong các nhà máy đã tham quan chỉ có nhà máy dệt Minh Phương là có hệ thống có liên quan đến lĩnh vực thông gió và điều hoà không khí, do đó em chỉ có thể đi sâu về nhà máy này. Nhà máy hoá chất Việt trì. Các giai đoạn trong quy trình sản xuât: Các giai đoạn sản xuất nước muối Dung dịch muối tinh khiết (độ trong 1000) Lọc Lắng trong Hoà tan có sục,đưa hoá chất vào để tinh chế Qua bộ phận gia nhiệt (45C) Muối (95%) các giai đoạn sản xuất Xút-Clo thùng điện phân (44 thùng) Gia nhiệt đến nhiệt đổ trên 80 Dung dịch muối Độ trong 1000 mm khí Cl2 dd NaCl,NaOH khí H2 Sấy Cl2 Làm lạnh (để hoá lỏng) Thành phẩm Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao. Nguyên liệu FeS2 hoặc S axit loãng (n<1) MONO (nếu n = 1) OLIUM (nếu n>1) Hấp thụ khí nSO3 + H2O = H2SO4 + (n-1) SO3 Tiếp xúc(để biến SO2 thành SO3) Tinh chế Nhà máy giấy Bãi Bằng. Trong dây truyền công nghệ có nhiều công đoạn, do vậy chúng em chỉ xét đến các công đoạn có liên quan đến ngành nghề. a- Công đoạn sấy. Quá trình sấy ở đây được thực hiện bằng cách sấy tiếp xúc bằng lô quay. -Trong nhà máy có hai máy seo (có 30 lô quay trong một seo) - Tác nhân sấy ở đây là hơi nước được cung cấp từ các nồi hơi. b- Xử lý H2S. Cho đến nay ở công ty giấy Bãi Bằng vẫn chưa có công nghệ xử lý khí H2S một cách triệt để. Phương pháp xử lý hiện nay là dùng nước thường phun mù để hấp thụ khí H2S được thiết kế bởi bộ môn VKH-MTK trường ĐHXD khí thải sau khi xử lý Buồng hấp thụ khí H2S Máy quạt Khí thải từ các bể tẩy rửa Nhà máy dệt Minh Phương. Do đặc thù của công nghệ sản xuất cũng như sản phẩm nên trong một số phân xưởng đòi hỏi một chế độ nhiệt ẩm rất là khắt khe, do vậy các hệ thống xử lý phải được tính toán hợp lý để đảm bảo điều kiện nhiệt ẩm cũng như yêu cầu công nghệ. a- Trạm lạnh. Để phục vụ cho các hệ thống điều hoà không khí trong công ty người ta xử dụng 6 máy nén (công suất một máy là 440000 Kcal/h), 3 bình chứa dịch (dung tích một bình là 5 m3), mười bình ngưng tụ thể tích một bình là 6 m3, 6 bể làm lạnh kiểu hở(nhịt độ nước lạnh có thể đạt đến ( 5 - 6) C. Từ đây nước lạnh được cung cấp đến các hệ thống điều tiết trung tâm. b- Hệ thống xử lý không khí trung tâm. -Hệ thống này gồm 8 buồng phun, mỗi buồng phun có 4 dãy mũi phun. Tiết diện ngang của buồnh phun là 15 m2, chiều dài là 7m -Không khí sau khi xử lý được quạt trục ( L=137000 m3/h, công suất đông cơ 40 kw) thổi đến hệ thống đường ống bố trí trên các mương bằng bê tông từ đó đưa đến các miệng thổi có dạng khe và thổi vào phân xưởng. c- Hệ thống xử lý cục bộ. Được bố trí ngay trên các dây truyền công nghệ (ở chỗ các suốt sợi) các bụi sợi được hút và dẫn theo hệ thông mương dẫn ngầm về buồng xử lý chung (thiết bị xử lý kiểu tay aó).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC225.doc
Tài liệu liên quan