Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần điện khí Trường Thành

 

LỜI MỞ ĐẦU 0

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN KHÍ TRƯỜNG THÀNH 2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 2

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực họat động hiện tại của công ty: 4

1.3. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của công ty trong những năm gần đây: 5

1.3. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp: 11

2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 13

2.1. Cơ cấu tổ chức 13

2.2. Nhiệm vụ: 16

2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị: 18

3. HƯỚNG ĐỀ TÀI DỰ KIẾN LỰA CHỌN: 21

KẾT LUẬN 22

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần điện khí Trường Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến nơi tiêu dùng. Trong điều kiện và thực trạng của cuộc sống hiện nay khi mà mức sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu được sử dụng các sản phẩm mang tính công nghệ cao ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu quan trọng. Vì vậy đòi hỏi sản phẩm công nghiệp phải hết sức phong phú về số lượng cũng như chủng loại và đòi hỏi luôn phải đạt chất lượng cao nhất để có thể đáp ứng thoả mãn tối đa nhu cầu của khách. Có thể nói hoạt động thương mại trong ngành công nghiệp điện tử điện lạnh là một hoạt động quan trọng để nâng cao đời sống cho người dân, để người dân được sử dụng những sản phẩm mang lại tính tiện nghi, tiện ích nhất. Với việc hội nhập kinh tế thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hộicũng như thách thức cho các doanh nghiệpViệt Nam bước những bước đầu tiên trên con đường hoà nhập với thế giới trong môi trường cạnh tranh lành mạnh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành là doanh nghiệp thương mại với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm điện tử, điện lạnh, công tác lưu chuyển hàng hóa là hoạt động chính của công ty. Do vậy lưu chuyển hàng hóa là vấn đề đáng được lưu tâm ở công ty. Trải qua hơn 13 năm hoạt động, đơn vị ngày càng củng cố và phát triển tạo uy tín vững chắc trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Công ty đã từng bước khẳng định được mình trong cơ chế kinh tế thị trường cạnh tranh. Trong thời gian thực tập tại Phòng kinh doanh của Công ty cổ phần điện khí Trường Thành, qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tế em đã phần nào hiểu được thực trạng kinh doanh tại Công ty. Đợt thực tập này vô cùng hữu ích bởi vì nó giúp em tiếp cận với thực tế, bổ xung thêm và củng cố vốn kiến thức đã được học tại trường. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, cũng như năng lực thực tế nên bản báo cáo này mới mang tính chất khái quát chung và còn nhiều mặt hạn chế. Em rất mong sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô giáo trường ĐHKTQD và các cô bác ở Công ty cổ phần điện khí Trường Thành. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN KHÍ TRƯỜNG THÀNH 1.1. Quá trình hình thành và phát triển: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN KHÍ TRƯỜNG THÀNH. Tên giao dịch: TRUONG THANH ELECTRONIC GAS CORPORATION. Tên viết tắt: TRUONG THANH ELEC GAS CORP Địa chỉ trụ sở chính: Số 187G phố Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, TP Hà Nội ĐT: 04.5120267 Fax: 04.5143510 Email: truong-thanh@hn.vnn.vn Mã số thuế: 0100364219 Công ty được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103014268 ngày 07/08/1998 Ngành nghề kinh doanh: Đại lý mua, đại lý bán ký gửi hàng hóa Buôn bán thiết bị điện tử viễn thông Buôn bán thiết bị điện lạnh Mua bán máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, thiết bị văn phòng Mua bán đồ dùng cá nhân và gia đình Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi Mua bán vật liệu xây dựng Chiết lạp khí đốt hóa lỏng (L.P.G) Đại lý kinh doanh khí đốt hóa lỏng (L.P.G) Sản xuất, lắp giáp, mua bán bếp gas, bình gas và các sản phẩm liên quan đến khí đốt hóa lỏng Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô Vận chuyển hành khách bằng xe taxi, xe buýt Vận chuyển hành khách theo hợp đồng Bốc xếp hành lý, hàng hóa đường bộ, đường thủy Lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị điện tử, điện lạnh viễn thông Lắp đặt, bảo dưỡng đường ống dẫn gas cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, khu chung cư, trung tâm thương mại Kinh doanh bất động sản Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, giải khát (không bao gồm kinh doanh quán Bar, phòng hát Karaoke, vũ trường) Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa công ty kinh doanh Công ty cổ phần điện khí Trường Thành được thành lập theo giấy phép thành lập công ty cổ phần số: 0103014268, ngày 07 tháng 08 năm 1998 do sở kế họach và đầu tư thành phối Hà Nội cấp (Chuyển đổi từ công ty TNHH Trường Thành, Số chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 045084, cấp ngày 29/06/1994) có chức năng hoạt động kinh doanh triên nhiều lĩnh vực. Đến nay công ty chủ yếu kinh doanh các sản phẩm điện tử điện lạnh (Điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, tivi) của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, ngoài ra công ty còn kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) gas dân dụng, Gas công nghiệp (gas bồn cho các nhà máy sản xuất) cũng như bếp gas dân dụng, bếp gas công nghiệp dùng trong các cơ quan, nhà hàng. Từ trước năm 2001 thì lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là điện tử, điện lạnh đến bây giờ mở rộng kinh doanh ra lĩnh vực khí hóa lỏng. Trải qua hơn 13 năm kinh doanh trên thương trường đến nay, công ty đã từng bước ổn định tổ chức nhân sự, xây dựng chiến lược kinh doanh với những biện pháp cụ thể xát thực, từng bước hoà nhập thị trường kinh doanh, và đứng vững trong cạnh tranh và ngày càng củng cố vị thế của mình trên thị trường, đứng vững được trong nền kinh tế thị trường. Tuy doanh thu của các năm gần đây có xu hướng giảm nhẹ nhưng lợi nhuận dạt được lại tăng lên rõ rệt. Để đạt đến thành quả như vậy, ngoài những yếu tố khách quan còn phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ viên chức trong Công ty, đặc biệt là công tác quản lý, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, sát sao của Ban lãnh đạo Công ty. Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hiện là đơn vị kinh doanh mạnh trong các đơn vị kinh doanh điện tử, điện lạnh của miền Bắc. Ngoài trụ sở chính của công ty hiện nay còn có thêm hai chi nhánh: + Số 180C - Phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội (ĐT: 047340799) + Khu đô thị Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực họat động hiện tại của công ty: Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty là rất rộng, nó trải rộng trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chính và chủ yếu của công ty là; Mua, bán, lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị điện tử, điện lạnh, viễn thông. Công ty cổ phần điện khí Trường Thành là một nhà phân phối lớn máy điều hòa nhiệt độ của công ty LG, ELECTRONIC Việt Nam đồng thời cũng là đại lý chính thức bán máy điều hòa của các hãng khác như: LG, PALASONIC, CARRIER, FUJITSU, TOSHIBA, HITACHI, SANYO, GELERALMITSUBISHI, SAMSUNG, DEAWOO, FUNIKI, DAIKIN, ... Tổ chức bán hàng điện tử, điện lạnh của công ty bao gồm: - Bán phân phối: Bán buôn cho các cửa hàng điện tử, điện lạnh khác trong địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, ... Theo giá giao buôn của công ty, - Bán cho các dự án công trình: Cung cấp và lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa cho các công trình, dự án hoặc chỉ cung cấp máy điều hòa mà không lắp đặt theo yêu cầu của dự án. Thị trường của công ty là khắp các tỉnh từ Nghệ An trở ra phía Bắc. - Bán lẻ: Bán và lắp đặt trực tiếp cho người tiêu dùng đến mua trực tiếp tại các hệ thống cửa hàng theo giá bán lẻ của công ty. Để có một hệ thống thị trường lớn mạnh và vững chắc như vậy là do sự cố gắng không mệt mỏi của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hoạt động theo phương châm: Bảo đảm chất lượng ở mức cao nhất về hàng hóa và dịch vụ dựa trên nền văn hóa doanh nghiệp, lao động nhiệt tình và hết lòng với khách hàng. 1.3. Một số kết quả hoạt động chủ yếu của công ty trong những năm gần đây: Bảng I: TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: 1000 VN đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 01 Doanh thu thuần 55.500.200 49.600.750 35.750.670 02 Giá vốn hàng bán 52.300.400 47.900.731 32.700.970 03 Chi phí quản lý kinh doanh 825.000 482.619 125.000 04 Chi phí bán hàng 1.774.000 512.500 1.480.798 05 Lợi nhuận thuần 600.800 704.900 1.328.650 06 Lãi khác 6.825 4.200 07 Lỗ khác 08 Tổng lợi nhuận chịu thuế 607.625 709.100 1.328.650 09 Thuế TNDN phải nộp 170.135 198.548 372.022 10 Lợi nhuận sau thuế 437.490 510.552 956.628 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Doanh thu trong những năm gần đây liên tục giảm, đặc biệt giảm mạnh từ trên 49,6 tỷ năm 2006 xuống còn trên 35,7 tỷ năm 2007 (Giảm gần 13 tỷ tức là khoảng 28,02%). Nguyên nhân là ro thị trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, đặc biệt là do quá trình hội nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty bán lẻ nước ngoài, thị phần của doanh nghiệp Trường Thành trên thị trường cũng vì thế mà bị giảm đi đáng kể. Nhận thấy tình hình cấp bách, cần có nhiều quyết định để giảm thiểu chi phí, đảm bảo kết quả kinh doanh đã đề ra, đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên trong công ty và góp phần nộp ngân sách nhà nước. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp đã có những quyết định sáng suốt, đảm bảo được tỷ lệ lợi nhuận tăng lên nhanh tróng, thể hiện trong bảng tính toán sau: Bảng II: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần của doanh nghiệp: Năm 2005 2006 2007 LN/DTT (%) 0.79 1.03 2.68 Qua Bảng I ta thấy: Mặc dù doanh thu có giảm đi nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại tăng lên: Từ năm 2005 là trên 437 triệu đồng lên trên 510 triệu đồng vào năm 2006 và đạt gần 957 triệu đồng trong năm 2007. tức là lợi nhuận trong năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2005. đặc biệt tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng mạnh (qua Bảng II) năm 2005 là 0,79% và đã đạt 2,68% vào năm 2007. có được kết qủa như vậy là do doanh nghiệp đã biết tiết kiệm được một lượng lớn chi phí. Đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp thương mại thì ngoài chi phí giá vốn hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một loại chi phí lớn: Qua Bảng I cho ta thấy tình hình quản lý loại chi phí này rất hiệu quả (Giảm rất nhanh trong các năm gần đây) được thể hiện rất rõ qua bảng tính toán sau: Bảng III: Tỷ lệ chi phí chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu Năm 2005 2006 2007 CPQLDN/DTT (%) 1.49 0.92 0.35 Như vậy xét trong mối quan hệ với doanh thu thì: Cứ thu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra 1,49 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2005 nhưng chỉ mất 0.92 đồng trong năm 2006 và năm 2007 chỉ còn có 0.35 đồng. Nhờ các kết quả này mà tuy nguồn vốn kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp bị giảm nhẹ nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo ở mức cao và đóng góp của doanh nghiệp trong ngân sách nhà nước mỗi năm một nhiều hơn: Năm 2005 là 437.490.000 đồng; 510.552.000 đồng là của năm 2006; và năm 2007 đã đạt 956.628.000 đồng. Bảng IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ NGUỒN VỐN KINH DOANH (Tính tại thời điểm cuối năm): Đơn vị tính: 1000 VN đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng tài sản 17.651.843 11.215.016 17.552.387 - Tài sản lưu động 17.383.184 10.946.357 13.809.401 - Tài sản cố định 268.659 268.659 3.742.985 2. Nguồn vốn 17.651.843 11.215.016 17.552.387 - Vốn vay 13.611.824 5.664.475 4.545.217 - Vốn chủ sở hữu 4.040.018 5.550.540 13.007.169 Qua số liệu tình hình một số chỉ tiêu cơ bản của công ty ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Bảng V: Khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp: Năm 2005 2006 2007 Nợ phải trả/Tổng TS (%) 77.11 50.51 28.89 Nợ phải trả/TSLĐ (%) 78.3 51.75 32.91 Dựa vào số liệu của Bảng V ta thấy rõ ràng là khả năng thanh toán của doanh nghiệp vẫn luôn được đảm bảo. Thậm trí chỉ với tài sản lưu động của doanh nghiệp cũng đủ đảm bảo thanh toán cho toàn bộ khoản nợ của doanh nghiệp. Không những thế mà tỷ lệ này đang tăng lên rõ rệt qua từng năm: Năm 2005 tỷ lệ: Nợ phải trả/ TSLĐ là 78.3% đến năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn: 32.91% (tức là cứ 0.3291 đồng nợ phải trả của doanh nghiệp được đảm bảo bởi 1 đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp) với kết quả như vậy cho ta thấy khả năng tiến mạnh, tiến vững chắc của doanh nghiệp trên con đường phát triển ngày càng được củng cố, khả năng phát triển, mở rộng thị trường là rất lớn. Tuy nhiên với kết quả này cũng cho thấy số hàng hóa tồn kho trong doanh nghiệp có khả năng còn tồn rất nhiều. Doanh nghiệp chưa sử dụng được hết lợi ích của “Đòn bẩy kinh doanh” để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa. Đây là điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng đầu tư, đầu tư cả theo chiều rộng và chiều sâu nhằm tăng hiệu quả trong kinh doanh. Bảng VI: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản của doanh nghiệp: Năm 2005 2006 2007 LN/Tổng TS (%) 2.48 4.55 5.45 Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong những năm gần đây tăng rất mạnh. Điều này cho ta thấy được hiệu quả của công tác quản lý của doanh nghiệp có sự tăng tiến rõ rệt trong vấn đề sử dụng vốn (do biết tiết kiệm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp một cách đáng kể) từ đó làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đồng thời ngày một nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân viên chức của công ty. Điều này còn được thể hiện qua mức lương bình quân của cán bộ, công nhân viên của công ty trong những năm gần đây: Lương bình quân năm 2005 là: 2.400.000đ/người/tháng Lương bình quân năm 2006 là: 2.850.000đ/người/tháng Lương bình quân năm 2007 là: 3.460.000đ/người/tháng Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng để các thành viên trong công ty có điều kiện trú tâm trong công việc và gia sức phát huy hết năng lực và phẩm chất của người lao động, đóng góp cho sự phát triển chung của công ty. Cách tính lương cho người lao động trong công ty được áp dụng linh hoạt cho từng phòng ban, đảm bảo được sự công bằng, có chế độ thưởng, phạt rõ ràng, dành mạch và khuyến khích được tính tích cực, nhiệt tình của cán bộ, công nhân viên: + Đối với bộ phận bán hàng: Công ty áp dụng phương pháp tính lương cố định theo thời gian kết hợp với tính lương theo doanh thu tiêu thụ để có thể kích thích được ý thức tự giác, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng cách kết hợp với thu nhập của người lao động. + Đối với các phòng ban khác: Công ty áp dụng phương pháp tính lương theo thời gian. 1.3. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp: Trong thời đại hiện nay (thời đại của hội nhập và phát triển) công ty CP điện khí Trường Thành cũng như rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác đang đứng trước rất nhiều những cơ hội và cả những thách thức: - Thuận lợi: + Cơ hội mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và toàn thế giới là lớn. + Được tiếp xúc với nhiều nền kinh tế khác nhau trên thế giới tạo cơ hội để cọ sát với thực tế cạnh tranh trên thương trường. + Được hưởng các chính sách về đối xử bình đẳng giữa các nền kinh tế độc lập trong các nước thuộc khối niên minh kinh tế lớn nhất thế giới. + Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có ứng dụng công nghệ cao, tiện lợi, tiện ích của công ty cũng vì thế mà càng cao lên làm tăng nguồn cầu sản phẩm của doanh nghiệp. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong công ty có trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề khá cao. Đáp ứng được các yêu cầu về lao động trong thời đại mới. - Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi này là hàng loạt những khó khăn mà công ty Trường Thành cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tỉnh táo để phát hiện những mặt yếu của mình để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể như: Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ (Công ty Trường Thành cũng không nằm ngoài diện này) vốn ít do vậy năng lực cạnh tranh còn bị hạn chế, dễ bị các doanh nghiệp mạnh của nước ngoài thao túng và dần dẫn đến bị thôn tính. + Hội nhập là các doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh trên một “sân chơi” hoàn toàn mới, với các luật lệ mới và không còn được hệ thống bảo hộ doanh nghiệp trong nước bảo vệ qua hàng rào thuế quan. + Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đang ngày càng bị cạnh tranh gay gắt. 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 2.1. Cơ cấu tổ chức CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC Giám đốc tài chính Giám đốc Kinh doanh P.KD điện tử điện lạnh P.KD bếp gas, gas dân dụng Tổ lái xe, bảo vệ Các Trung tâm, các Chi nhánh Phòng Kế toán Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã từng bước sắp xếp tổ chức nhân sự ngày càng hợp lý hơn theo mô hình tinh giản, gọn nhẹ, với phương châm: Nâng cao trình độ chuyên môn trong từng khâu, từng lĩnh vực, đồng thời phát huy tối đa khả năng làm việc của cán bộ công nhân viên chức, công ty luôn có chính sách đối xử công bằng giữa các thành viên trong Công ty tạo môi trường làm việc thuận lợi và lành mạnh tạo động lực để mọi thành viên Công ty ra sức phát huy sáng tạo đóng góp cho Công ty. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cổ phần điện khí Trường Thành: Hiện tại tổng số cán bộ, công nhân viên trong công ty là 48 người. Công ty được tổ chức, quản lý, khoa học, chặt chẽ. Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật giỏi, là các kỹ sư lâu năm, nhiều kinh nghiệm, và có đội ngũ công nhân lành nghề, lao động tích cực, chịu khó học hỏi, cầu tiến bộ với cơ cấu trong Năm 2007 như sau: Bảng VII: CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO CHỨC NĂNG TT Chức vụ Trình độ Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) 01 Ban Quản lý Kỹ sư 01 8.33 Cử nhân 03 02 Kế toán Cử nhân 04 8.33 03 NVKD điện tử, điện lạnh Kỹ sư 02 16.66 Cử nhân 04 Tốt nghiệp THPT 02 04 NV kỹ thuật Kỹ sư 04 31.25 Cử nhân 06 Thợ bậc 3/7 05 05 NVKD bếp gas và gas dân dụng Cử nhân 04 27.08 Tốt nghiệp THPT 09 06 Lái xe + bảo vệ Tôt nghiệp THPT 04 8.33 Tổng: 48 100 Dựa vào Bảng VII ta thấy: Ban quản lý của doanh nghiệp chỉ chiếm 8.33% (4 người) trong tổng số 48 lao động trong công ty chủ yếu có trình độ là kỹ sư và cử nhân. Như vậy bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ. Trong doanh nghiệp thương mại thì số lượng nhân viên kinh doanh thông thường là chiếm số đông. Bởi đây là họat động chính của doanh nghiệp thương mại. Trong công ty Trường Thành ta thấy rất rõ điều này: Số nhân viên kinh doanh của công ty (Cả bộ phận gas và bộ phận điện tử, điện lạnh) là 43.74% (Tương ứng 21 người) cho ta thấy được sự hợp lý trong cơ cấu lao động của công ty. Hơn nữa qua cơ cấu nhân viên của công ty còn cho ta thấy sự tương thích giữa đội ngũ lao động hiện có với yêu cầu thưch hiện nhiệm vụ là rất hợp lý. Bảng VIII: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN Thứ tự Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 01 Kỹ sư 07 14.58 02 Cử nhân 21 43.75 03 Công nhân kỹ thuật 05 10.42 04 Lao động phổ thông 15 31.25 Tổng: 48 100 Từ những số liệu trên cho ta thấy: Trong tổng số 48 người thì cán bộ chuyên môn đã có 33 người chiếm tỷ lệ 68.75%. Cơ cấu lao động trong công ty chủ yếu là những lao động có trình độ và tay nghề cao. Có khả năng đảm bảo chất lượng công trình được tốt hơn. Từ đây cũng có thể giải thích được một phần các nhân tố tạo nên uy tín cũng như sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững chắc của công ty. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của lao động, công ty Trường Thành rất trú trọng đến việc tuyển chọn và tổ chức học tập, nâng cao tay nghề cho người lao động trong công ty, khuyến khích người lao động ra sức học tập, tích lũy kinh nghiệm. 2.2. Nhiệm vụ: - Tổng Giám đốc Công ty: là người điều hành chung các hoạt động quyết định kế hoạch kinh doanh, tập hợp các thông tin từ các đơn vị trực thuộc và các phòng ban để tổ chức quản lý và thực hiện. - Giám đốc tài chính Công ty: là người giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quá trình quản lý chỉ đạo các hoạt động liên quan đến tài chính của công ty. - Giám đốc kinh doanh Công ty: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc quản lý, chỉ đạo các họat động liên quan đến việc kinh doanh của công ty. - Phòng Kế toán: Liên tục cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày Giúp cho lãnh đạo công ty lắm được tình hình về công tác tài chính kế toán trong toàn Công ty một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời nhất để từ đó đưa ra được các quyết định đúng đắn về thực hiện các quan hệ phân phối và cân đối kinh doanh phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh của Công ty phát triển, cũng như việc theo giõi thanh toán của công ty. Phòng Kinh doanh điện tử, điện lạnh: Thực hiện việc quản lý kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh trong toàn Công ty, theo dõi chi tiết tới từng hợp đồng, ký với các khách hàng và các Công ty xây dựng, đồng thời lập kế hoạch kinh doanh để các phòng ban, đơn vị trực thuộc triển khai và phấn đấu thực hiện. Cuối kỳ: báo cáo, đánh giá lại mức độ thực hiện kế hoạch, phân tích những thông tin, số liệu cụ thể báo cáo ban giám đốc. Phòng được chia thành 4 bộ phận: Trưởng phòng, phó phòng, bán hàng và thủ kho. Trưởng phòng chịu trách nhiệm chính trước ban giám đốc về mọi họat động chung của phòng, phối kết hợp tổ chức thực hiện cùng với các đơn vị tổ chức trực thuộc của từng hợp đồng với khách hàng. Phó phòng cùng theo dõi phối kết hợp thực hiện cùng các đơn vị trực thuộc theo từng hợp đồng, đồng thời cùng liên đới chịu trách nhiệm với ban lãnh đạo công ty đồng thời hàng tháng, quý tổng hợp số liệu báo cáo Ban Giám đốc. Bộ phận bán hàng: Thực hiện những hợp đồng đã ký với khách hàng, ngoài ra ngoài ra còn phải thực hiện các biện pháp chăm sóc khách hàng sau bán hàng Thủ kho: phân phối và tiếp nhận hàng hóa, bảo quản, sáp xếp hàng hóa theo từng chủng loại, theo yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời lập báo cáo liên tục để gửi lên lãnh đạo về tình hình Xuất – Nhập – Tồn hàng hóa trong kho. - Phòng Kỹ thuật: Có chức năng nghiên cứu, lắp đặt và bảo hành các sản phẩm của công ty. - Phòng kinh doanh bếp gas và gas dân dụng: Có vai trò và chức năng giống như phong kinh doanh điện tử, điện lạnh nhưng về các mặt hàng liên quan đến gas và bếp gas. - Tổ lái xe và bảo vệ: Lái xe có nhiệm vụ đưa đón cán bộ công ty hoặc vận chuyển hàng hóa đến nơi nắp đặt. Bảo vệ: Có chức năng bảo vệ Để thực hiện từng hợp đồng kinh doanh cụ thể, Công ty đã thành lập các Trung tâm và Chi nhánh tại Hà Nội, các Chi nhánh đơn vị có nhiệm vụ khai thác thị trường và cùng với phòng kinh doanh ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện theo các hợp đồng. 2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị: Bảng IX: DANH MỤC CÁC TRANG THIẾT BỊ CHỦ YẾU TT Tên thiết bị Năm trang bị Nơi sản xuất 01 Máy vi tính 1994 Việt Nam 02 Máy photo 1994 Việt Nam 03 Máy phách 1994 Việt Nam 04 Máy Scan 1994 Việt Nam 05 Máy mài 1995 Nhật Bản 06 Máy khoan 1995 Nhật Bản 07 Máy cắt 1995 Nhật Bản 08 Máy hàn 1995 Nhật Bản 09 Bơm cao áp 1995 Việt Nam 10 Máy đo áp suất 1998 Nhật Bản 11 Máy đo lưu lượng gió 1998 Nhật Bản 12 Máy đo độ ồn 1998 Nhật Bản 13 Máy hút chân không 1998 Nhật Bản Doanh nghiệp kinh doanh thương mại như công ty Trường Thành thì yêu cầu về trang thiết bị của công ty không yêu cầu tính phức tạp, và giá trị lớn. Điểm này chính là điểm khác biệt với các doanh nghiệp sản xuất. Chính vì vậy mà ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã trang bị hầu như là đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình với xuất sứ của các thiết bị này là ở các nước có nền công nghệ vào bậc nhất trên thế giới như Nhật Bản. Như vậy công ty cổ phần điện khí Trừơng Thành đã trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc. Tuy thời gian trang bị đã khá lâu nhưng do việc bảo qản và sử dụng cẩn thận nên hầu hết các trang thiết bị này đều vẫn còn có khả năng sử dụng được. Bên cạnh đó cũng xó một số trang thiết bị cần được đổi mới và trang bị thêm như: máy tính, máy in ... song điều kiện kinh phí của doanh nghiệp còn hạn hẹp nên yêu cầu này khó có thể đáp ứng được trong thời gian sắp tới. HƯỚNG ĐỀ TÀI DỰ KIẾN LỰA CHỌN: Trong các doanh nghiệp thương mại, vốn hàng hóa là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ kinh doanh hàng hóa là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm một khối lượng công việc rất lớn .... Quản lý hàng hóa là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp thương mại. Vì vậy việc tổ chức tốt quá trình tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh trong toàn doanh nghiệp. Công ty cổ phần điện khí Trường Thành là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại với mặt hàng kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm điện tử, điện lạnh với giá trị hàng hóa là rất lớn. Công tác lưu chuyển hàng hóa là họat động chính của công ty. Do vậy vấn đề lưu chuyển hàng hóa là vấn đề đáng được quan tâm ở công ty. Thấy được vai trò quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty thương mại nói chung và công ty cổ phần điện khí Trường Thành nói riêng, em hướng đề tài dự kiến lựa chọn của em là: “Một số giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần điện khí Trường Thành”. Tuy nhiên để tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn, tăng doanh thu hàng năm thì cần có một chiến lược Marketing đúng đắn và hợp lý. Công tác Marketing cũng là một yêu cầu hết sức bức thiết trong các doanh nghiệp thương mại. Chính vì vậy nên đề tài dự kiến lựa chọn cũng có thể là: “Hoàn thiện và phát triển họat động Marketing trong công ty cổ phần điện khí Trường Thành” Qua việc thực tập thực tế ở công ty, em muốn tìm hiểu sâu hơn công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thương mại nhằm bổ xung them kiến thức cũng như kinh nghiệm về công tác quản trị. KẾT LUẬN Công ty cổ phần điện khí Trường Thành là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, trong suốt hơn 13 năm hoạt động kinh doanh công ty ngày càng chứng tỏ được mình trong sự cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. 13 năm là một giai đoạn tương đối d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5695.doc