Tình hình hoạt động tại Công ty dệt Hải Phòng

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG TY DỆT HẢI PHÒNG 1

I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1

1-/ Từ năm 1988 đến năm 1991 1

2-/ Từ tháng 10/1991 đến năm 1997 2

3-/ Từ năm 1997 đến nay 3

II-/ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY

QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3

1-/ Nhiệm vụ và chức năng 3

2-/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý sản xuất 3

3-/ Đặc điểm kỹ thuật 6

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KIDNH DOANH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI 10

I-/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 10

1-/ Kết quả sản xuất 10

2-/ Tình hình xuất nhập khẩu và ảnh hưởng của

thị trường trong và ngoài nước. 11

3-/ Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty 12

II-/ ĐÁNH GÍA CHUNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

DỆT HẢI PHÒNG. 17

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT NHẬP KHẨU 19

I-/ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU

TẠI CÔNG TY DỆT: 19

1-/ Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm: 19

2-/ Hạ giá thành sản phẩm. 20

3-/ Tăng vòng quay của vốn: 22

4-/ Ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất sẽ tạo cơ sở

khoa học cho sự định hướng và quy hoạch phát triển

sản xuất nâng cao NSLĐ: 22

II-/ Ý KIẾN VỀ VIỆC TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO

DOANH NGHIỆP. 23

1-/ Cần khắc phục hiện trạng không kiểm soát được

nguồn tài liệu thông tin của ngành dệt. 23

2-/ Tạo lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm trong toàn ngành. 23

3-/ Nhà nước phải tạo môi trường, hành lang pháp lý

thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. 24

4-/ Chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng. 25

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty dệt Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c năng nhiệm vụ riêng. + Tổ se, mắc sợi: có nhiệm vụ se sợi, đảo sợi (làm tăng tính cường lực của sợi) mắc trục (tuỳ theo mẫu mã từng loại sản phẩm mà có cách mắc khác nhau). + Tổ hồ sợi: sau khi sợi mắc xong sẽ được đưa qua hồ để tăng độ bền kéo của sợi. + Tổ tẩy nhuộm: tẩy nhuộm theo yêu cầu của từng loại sản phẩm. - Phân xưởng dệt: dệt theo thiết kế mẫu mã và đơn đặt hàng, máy ở đây hầu như có tính tự động cao, công nhân chỉ có thao tác thay suốt sợi khi hết hoặc điều chỉnh máy khi có sự cố. - Phân xưởng may hoàn tất: sau khi bán sản phẩm được tẩy nhuộm thì được đưa sang phân xưởng may, đây là phân xưởng cuối cùng để hoàn tất sản phẩm. Ngoài ba phân xưởng trên còn có tổ KCS trực thuộc phòng kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm dở dang từ phân xưởng này sang phân xưởng khác và kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi nhập kho. 3-/ Đặc điểm kỹ thuật 3.1. Đặc điểm về tài sản cố định. Máy móc thiết bị và tài sản cố định của Công ty có rất nhiều loại đa dạng do nhập của nhiều nước khác nhau. Do vậy hệ thống thiết bị máy móc của Công ty không đồng bộ nên việc đảm bảo máy móc thiết bị theo yêu cầu của sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc đầu tư chiều sâu của Công ty từng bước giải quyết những khó khăn trên đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành cho nên công tác tiêu thụ được tốt hơn, sản phẩm chất lượng cao và nhiều hơn. Biểu 1: Một số thiết bị STT Tên máy móc - thiết bị Số lượng Nước sản xuất 1 Máy dệt ATM - 175 90 Liên Xô 2 Máy đánh ống 02 Liên Xô 3 Máy mắc 02 Liên Xô 4 Máy dồn 01 Liên Xô 5 Máy se đậu 02 Liên Xô 6 Máy ép kiện 01 Việt Nam 7 Máy suốt 03 Liên Xô 8 Máy may 25 Liên Xô 9 Máy hồ sợi 01 Trung Quốc 10 Máy vắt - tẩy nhuộm 04 02 của Ba Lan, 02 của Đài Loan 11 Máy vắt ly tâm 02 01 của Hunggari, 01 Trung Quốc 12 Máy sấy 01 Trung Quốc 13 Máy sén nhung 01 Trung Quốc 14 Nồi hơi 02 Trung Quốc 15 Trạm máy bơm 01 Liên Xô (Báo cáo kiểm kê thiết bị của Công ty dệt Hải Phòng năm 1999) 3.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu chính của Công ty là sợi Ne 20/1, Ne 32/1, Cotton 100%. Công ty thường mua sợi của các doanh nghiệp trong nước như Công ty dệt Hà Nội, Công ty dệt 8/3, Công ty dệt Nha Trang, nhập sợi của ấn Độ, Trung Quốc,... Tuỳ từng thời kỳ có sự chênh lệch giữa giá sợi nhập thấp hơn giá sợi mua trong nước thì Công ty mới tiến hành nhập sợi nước ngoài. Ngoài ra Công ty còn nhập một số hoá chất từ Singapo, Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Pháp, Mỹ, ý. Một số hoá chất như Bevaloid 5400, Bevaloid 4168, Ô xi già (H2O2) và các chất làm mềm sợi,... hoá chất vật liệu phụ mua trong nước như Xút (NaOH), Silicat (Na2SiO3), tinh bột sắn, chỉ trắng, túi PE, bao PP. 3.3. Qui trình công nghệ Qui trình dệt là một qui trình khác phức tạp, kéo dài thời gian bắt đầu được đưa vào sản xuất khi có sản phẩm nhập kho qua rất nhiều công đoạn, chất lượng của từng công đoạn bán sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới tỉ lệ phế phẩm của các công đoạn tiếp theo. Trong mỗi công đoạn chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng ngoài yếu tố chủ quan là máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân còn bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố chủ quan như thời tiết, nắng ráo, hanh khô. Khi thời tiết hanh khô sẽ làm cho sợi bị khô gẫy dễ đứt làm chất lượng giảm xuống rõ rệt hoặc khi thời tiết có độ ẩm khác nhau do sợi có độ hút ẩm cao nên việc điều chỉnh định mức sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay Công ty có hai qui trình công nghệ dệt khăn, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà dệt theo kiểu công nghệ nào. * Qui trình dệt khăn tẩy trước (xem hình) Sợi mộc được đưa vào đảo, se, guồng sợi thành từng con sợi nhỏ, sau đó đưa vào máy tẩy nhuộm đ vắt đ sấy khô đ đánh ra ống sợi nhỏ và sau đó đưa lên giàn mắc phân băng (mắc từng trục sợi một) đ Dệt đ Cắt may đ sản phẩm cuối cùng, sản phẩm này thường được bán vào thị trường đòi hỏi thấp hơn như các nước Đông Âu (XHCN cũ) và thị trường nội địa. Đặc điểm của sản phẩm này là bền nhưng đặc tính kỹ thuật không cao. * Qui trình công nghệ dệt khăn tẩy sau Sợi mộc được đưa vào đánh ống sau đó mắc đồng loạt (mắc nhiều trục một lúc đ Hồ sợi có tác dụng làm tăng độ bền kéo cơ học của sợi để khi dệt không bị đứt đ Dệt, sau khi dệt xong mới mang đi tẩy hoặc nhuộm đ Máy vắt đ Máy sấy khô đ Cắt may đ Thành phẩm. Sản phẩm theo qui trình công nghệ nay đáp ứng được các thị trường tiêu thụ khó tính như Nhật, EU,... Quy trình công nghệ Nguyên vật liệu chính Sợi mộc Đảo, se, guồng, sợi Tẩy nhuộm thủ công Đánh ống Mắc phân băng Dệt KCS 1 Cắt may KCS 2 Sợi mộc Đánh ống Mắc đồng loạt Hồ sợi Dệt 1 KCS 1 Tẩy nhuộm Sấy Cắt may KCS 2 Nhập kho thành phẩm chương II Tình hình sản xuất kidnh doanh và phương hướng trong thời gian tới I-/ Tình hình sản xuất kinh doanh 1-/ Kết quả sản xuất Là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đặc biệt là ưu tiên thị trường xuất khẩu. Từ năm 1990 thị trường chính của Công ty là các nước XHCN cũ, khi thị trường các nước này mất ổn định làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty. Trong những năm 1990 - 1997 để tháo gỡ khó khăn Công ty thường ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác qua các Tổng Công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) hay TOCONTAP, UNIMEX,... Do cơ chế quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu lúc đó cũng như do trình độ cán bộ làm công tác XNK còn yếu kém, nên việc tìm kiếm mở rộng thị trường trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế. Nhận thức được vấn đầy này nên Ban lãnh đạo Công ty đã tổ chức lại bộ máy quản lý, đổi chức năng của phòng vật tư tiêu thụ thành phòng kinh doanh XNK có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn rộng hơn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời Công ty mạnh dạn vay vốn để đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm nên tình hình sản xuất cũng như kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Biểu 2: Tình hình sản xuất của Công ty Thông số ĐVT 1998 1999 2000 1-/ Vốn kinh doanh Tr.đg 11.411,3 11.136,4 11.791,89 1.1. Vốn ngân sách Tr.đg 1.265,4 1.465,4 1.578,49 1.2. Vốn tự bổ xung Tr.đg 31,9 31,9 31,9 1.3. Vốn vay Tr.đg 1.4. Vốn huy động các nguồn khác Tr.đg 2-/ Diện tích đất 1.000 m2 9,85 9,85 9,25 Trong đó DT có công trình XD 1.000 m2 0,72 0,72 0,72 3-/ Tổng số lao động Người 300 325 320 Trong đó LĐ chờ sắp xếp việc làm Người 4-/ Kết quả kinh doanh Tr.đg 4.1. Doanh thu Tr.đg 10.653.500 12.831.200 14.361.700 4.2. Lãi thực hiện (trước thuế) Tr.đg 12,4 13,4 3,55 4.3. Lỗ (cộng dồn) Tr.đg 5-/ Tổng mức nộp NS (không kể LD) Tr.đg 21,4 137,55 73,66 5.1. Thuế doanh thu Tr.đg 55 100 40 5.2. Thuế lợi tức Tr.đg 5.3. Thuế xuất nhập khẩu Tr.đg 14 5.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt Tr.đg 5.5. Thu sử dụng vốn + thuế đất Tr.đg 66,4 37,55 19,66 6-/ Tổng nợ phải trả Tr.đg 14.354 13.402 14.414,25 6.1. Nợ ngân sách Tr.đg 24,6 22,3 (6,54) 6.2. Nợ ngân hàng Tr.đg 10.114 9.639,1 10.181,5 7-/ Tổng số nợ phải thu Tr.đg 873,8 1.651,3 529,79 Trong đó nợ khó đòi Tr.đg (Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty) 2-/ Tình hình xuất nhập khẩu và ảnh hưởng của thị trường trong và ngoài nước. Qua tìm hiểu từ năm 1997 đến nay ta thấy tình hình xuất nhập khẩu của Công ty dệt Hải Phòng có một số cơ cấu thay đổi như sau: Từ năm 1997 trở về trước Công ty phần lớn nhập khẩu nguyên vật liệu như sợi Ne 20/1, hoá chất tẩy nhuộm, chất hồ sợi (Bevaloil 4168, Bavaloil 4118, Bensop, Vevetol, H2O2...). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sang các nước Đông Âu theo kế hoạch hàng trả nợ được ký giữa Chính phủ ta và nước bạn hoặc xuất uỷ thác qua các Tổng công ty VINATEX, TOCONTAP,... với số lượng và doanh thu rất khiêm tốn 2 tỷ VNĐ, chủ yếu là các loại khăn tắm 50 x 100, 70 x 140, 60 x 120 được dệt theo qui trình công nghệ tẩy trước chất lượng không cao, do đó sản phẩm của Công ty cũng không chiếm lĩnh được thị trường một số nước khắt khe như Nhật, EU,... Nhận thức được vấn đề này cuối năm 1997 lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu một số máy móc thiết bị hiện đại của Ba Lan, Đài Loan, Trung Quốc có công nghệ tiên tiến để có thể dệt được các loại khăn có chất lượng cao mềm mại hợp thị hiếu người tiêu dùng bao gồm các máy: 2 máy nhuộm BCBA của Ba Lan, 2 máy nhuộm cao cấp của Đài Loan, 1 máy xén bông, 1 máy hồ, 1 máy sấy của Trung Quốc, 20 đầu RUBI dệt Jắc ka của Trung Quốc. Thực tế cho thấy việc đầu tư của lãnh đạo Công ty hoàn toàn đúng đắn, kết quả năm 1998 doanh thu của Công ty đạt và các năm tiếp theo doanh thu bao giờ cũng cao hơn năm trước. Biểu 3: Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu Năm Tên N.Liệu 1999 2000 2001 Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị - Sợi Ne 20/1 64.684 2.022.184 32.400 978.735 - Sợi Ne 32/1 41.561 1.438.629 20.620 669.737 - Bevaloil 4118 951 20.925 1.200 26.400 2.000 44.000 - Bevaloil 4168 9.000 102.724 12.000 136.920 20.000 220.000 - Vevatol 2.090 49.112 2.500 58.725 3.000 69.000 - Bensop 1.180 35.532 2.000 60.220 2.500 75.000 - Unitex 500 125.000 700 175.000 - Leuconphor 300 69.000 800 184.000 - Chất ổn định H20 1.000 6.200 1.500 9.000 - Xút 15.000 60.000 16.000 64.000 - Ô xi già 16.590 98.864 20.000 119.000 22.000 130.900 - Sô đa 2.000 6.400 3.000 9.600 - Công hoá 1.000 26.000 1.500 3.900 - Thuốc nhuộm 500 225.000 300 135.000 - Các chất trợ 128 3.213 300 7.530 500 12.500 Tổng cộng 2.574.867 1.131.900 (Báo cáo tình hình nhập khẩu của Công ty) 3-/ Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty Tình hình xuất khẩu sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng tuy một số thị trường mới chỉ là tiềm năng, song đây cũng là chiến lược để Công ty phấn đấu mở rộng thị trường. 3.1. Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty * Đặc điểm thị trường các nước Đông Âu (các nước XHCN cũ). Đây là thị trường tương đối dễ tính, nhu cầu đòi hỏi về chất lượng khăn tay không quá cao, kênh phân phối sản phẩm vào thị trường này gồm 2 kênh. - Bán theo các hiệp định trả nợ hàng hoá được ký kết thông qua Chính phủ giữa nước ta và bạn, sau đó hạn ngạch được phân bổ cho từng doanh nghiệp cho nên số lượng sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào việc đàm phán trả nợ giữa nước ta và bạn. - Bán theo hình thức liên kết với các lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài, hình thức này đơn giản cả về giao hàng cũng như thanh toán, xong bán hàng theo hình thức này số lượng hàng bán được rất nhỏ. Tuy nhiên gần đây ngành dệt may Việt Nam nói chung cũng như Công ty dệt Hải Phòng nói riêng bị thu hẹp thị trường ở các nước này mà nguyên nhân chủ yếu do: + Các hiệp định trả nợ giữa nước ta với các nước trên được trả bằng các sản phẩm nông, thuỷ sản, tỉ trọng ngành công nghiệp rất thấp. + Do không có chính sác bán hàng hợp lý, không cải tiến mẫu mã mặt hàng,... nên bị các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc cạnh tranh. + Do cơ chế cũng như phương thức thanh toán còn phức tạp gây trở ngại cho việc giao nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng. - Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này như sau: + Năm 1994 : 100.000 rúp + Năm 1997 : 150.000 rúp + Năm 1998 : 250.000 rúp + Từ năm 1998 - đến nay : kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này không còn nữa. * Đặc điểm thị trường các nước EU. Đây là khu vực thị trường rất khó tính, hàng dệt may của các doanh nghiệp dệt Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường này đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã, ngoài ra số lượng hàng dệt may muốn vào thị trường này phải được sự quản lý giám sát của EU thông qua các chính sách quản lý bằng hạn ngạch. Tuy nhiên bù lại hàng bán vào các nước này giá thường cao, phương tức thanh toán thuận tiện. Thực tế qua nhiều năm cho thấy các doanh nghiệp chiếm lĩnh và phát triển ổn định ở thị trường này đều là các doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã luôn thay đổi phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này qua các năm rất khiêm tốn do sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được chất lượng cũng như công tác Marketing kém. Trung bình kim ngạch xuất khẩu của thị trường này chỉ đạt ằ 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. * Thị trường Mỹ. Mỹ là thị trường tiêu thụ giàu có nhất thế giới nên có một sản phẩm tốt với giá cạnh tranh muốn bán vào thị trường này là điều không phải dễ dàng vì đây là thị trường khổng lồ có nhiều đối thủ cạnh tranh cũng đang cố gắng thâm nhập và bán sản phẩm của họ. Đối với sản phẩm dệt thì đây là một thị trường rộng lớn đầy hứa hẹn bởi vì đây là một thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may rất lớn mà ngành này ở đây không đáp ứng được nhu cầu, đối với loại thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng xâm nhập được. Tuy nhiên hiện nay do giữa ta và Mỹ chưa có hiệp định thương mại nên trong lúc này doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, tiếp thị và tìm hiểu luật pháp của nước này trước khi đưa sản phẩm vào tham gia cạnh tranh. Tuy nhiên hiện nay mới ở mức độ cử cán bộ đi thâm nhập thị trường. * Thị trường Nhật. Đây là thị trường không hạn ngạch rất lớn với 124 triệu dân, GNP đạt 4.600 tỷ đô la Mỹ năm 1994, Nhật Bản là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ và cũng là một nước nhập khẩu lớn, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này chiếm 87% tổng kim ngạch của Công ty. Gần đây, nguồn nhập khẩu của Nhật tập trung chủ yếu là từ các nước đang phát triển hơn là những nước công nghiệp. Riêng đối với các sản phẩm hàng dệt may sản xuất trong nước không được chú trọng như các ngành công nghiệp khác mà nhu cầu tiêu dùng trong nước lại rất lớn, qua theo dõi tổng kết của Tổng Công ty dệt may Việt Nam (VINATEX) thì riêng sản phẩm khăn tay bông của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản chiếm hơn 60% kim ngạch của sản phẩm này xuất sang các nước khác. Chính vì mức độ tiêu dùng lớn như vậy lại là thị trường không hạn ngạch nên các doanh nghiệp cũng cần có một chiến lược phát triển ổn định và bền vững đối với thị trường này. 3.2. Lựa chọn mặt hàng xuất nhập khẩu Là doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp thì việc tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu sản phẩm là việc quan trọng, do vậy doanh nghiệp phải chủ động trong chương trình hoạt động, chủ động thích nghi với bối cảnh và điều kiện thị trường thường xuyên thay đổi. Để tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường, doanh nghiệp phải biết lựa chọn sản phẩm để xuất khẩu và tổ chức sản xuất, có nghĩa là phải có chiến lược kinh doanh xuất khẩu của mình. Bởi vì việc lựa chọn sản phẩm để thực hiện xuất khẩu là tìm phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp và có giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra để tồn tại và phát triển. Trong những năm gần đây, Công ty xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là khăn tắm (cỡ 50 x 100 và 70 x 140) do Liên Xô và các nước XHCN theo hiệp định ký kết giữa các Nhà nước. Từ năm 1994 đến nay do có biện pháp lựa chọn sản phẩm kỹ lưỡng mà số lượng sản phẩm xuất khẩu của Công ty phần lớn là các loại khăn ăn cỡ 28 x 28, 29 x 31, các loại khăn tắm 50 x 100, 70 x 140 vẫn được xuất sang Hungari, Tiệp Khắc nhưng số lượng ít. Từ năm 1997 Công ty đã lựa chọn và cho sản xuất các loại khăn ăn, tẩy sau như 80-1, 100-1, 120-1... có độ mịn, dày, mềm mại. Có thời gian sử dụng được lâu và mặt hàng này được khách hàng nước ngoài chấp nhận. Do đó hiện nay doanh thu và lợi nhận của Công ty chủ yếu do các mặt hàng này đem lại. Công ty đã tổ chức sản xuất ba ca liên tục đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty, phát huy được công suất máy móc, công nghệ với chất lượng tốt nhất. 3.3. Tình hình xuất nhập khẩu và ảnh hưởng của thị trường trong và ngoài nước. Qua tìm hiểu từ năm 1997 đến nay ta thấy tình hình xuất nhập khẩu của công ty dệt Hải Phòng có một số cơ cấu thay đổi như sau: Từ năm 1997 trở về trước Công ty phần lớn nhập khẩu nguyên vật liệu như sợi Ne 20/1, hoá chất tẩy nhuộm, chất hồ sợi (Bevaloil 4168, Bevaloil 4118, Bensop. Vevetol, H202 ...). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sang các nước Đông Âu theo kế hoạch hàng trả nợ được ký giữa Chính phủ ta và nước bạn hoặc xuất uỷ thác qua các Tổng Công ty VinaTex, tocontap... với số lượng và doanh thu rất khiêm tốn 2 tỷ VND, chủ yếu là các loại khăn tắm 50x100, 70x140, 60x120 được dệt theo quy trình công nghệ tẩy trước chất lượng không cao, do đó sản phẩm của Công ty cũng không chiếm lĩnh được thị trường một số khắt khe như Nhật, EU... Nhận thức được vấn đề này cuối năm 1997, lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu một số máy móc thiết bị hiện đại của Ba Lan, Đài Loan, Trung Quốc có công nghệ tiên tiến để có thể dệt được các loại khăn có chất lượng cao, mềm mại hợp thị hiếu người tiêu dùng bao gồm các máy: 2 máy nhuộm BCBA của Ba Lan, 2 máy nhuộm cao cấp của Đài Loan, 1 máy xén bông, 1 máy hồ, 1 máy sấy của Trung Quốc, 20 đầu Rubi dệt Jắc ka của Trung Quốc. Thực tế cho thấy việc đầu tư của lãnh đạo Công ty hoàn toàn đúng đắn, kết quả năm 1998 doanh thu của Công ty đạt và các năm tiếp theo doanh thu bao giờ cũng cao hơn năm trước. Biểu 3: Kết quả sản phẩm xuất khẩu Năm 1999 2000 2001 Tên sản phẩm Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị 10-1 (300g/tá) 4.520 5.469.000 4.670 5.650.500 6200 7.495.800 20-1 (375g/tá) 4.000 4.840.000 4.200 4.920.000 5.530 6.690.000 20-1 (450g/tá) 384 718.000 630 1.178.000 450 840.400 40-1 (525g/tá) 352 748.000 300 638.000 470 998.000 Tổng cộng 11.572.000 12.386.500 16.025.200 (Báo cáo tổng kết hoạt động xuất khẩu của Công ty) Biểu 4: So sánh doanh thu xuất khẩu qua mộtsố năm. Tỷ đồng. (Báo cáo tổng kết qua các năm) IV-/ Đánh gía chung tình hình xuất khẩu của công ty dệt Hải Phòng. - Qua một thời gian tìm hiểu công tác xuất khẩu tại công ty Dệt ta thấy một số điểm mạnh yếu trong việc xuất khẩu tại Công ty dệt như sau: Ưu điểm: Sau một thời gian Nhà nước không bao tiêu sản phẩm bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường, từ năm 1997 trở về trước, Công ty hết sức lúng túng không tìm được thị trường đầu ra, nhất là xuất khẩu còn nhỏ bé không tương xứng với tiềm năng. Nhưng từ năm 1998 do có sự đầu tư đúng hướng với quy trình công nghệ tiên tiến, sản phẩm của công ty có một sự đột biến rất lớn về chất lượng mẫu mã (trước đây không sản xuất được do máy móc thiết bị thiếu đồng bộ) làm cho sản phẩm có giá trị cao, mẫu mã đẹp, kết hợp với việc tổ chức lại bộ máy tổ chức quản lý các phòng ban có tác động tích cực đến công tác xuất khẩu, vì thế mà doanh thu xuất khẩu các năm 1998, 1999, 2000, 2001 có những nhảy vọt đáng kể (xem biểu 2). Như vậy từ một doanh nghiệp sản xuất yếu kém trong Sở Công nghiệp Hải Phòng (từ trước 1994) cho đến nay Công ty đã từng bước đứng vững và lớn mạnh trên thương trường, làm ăn có lãi, sản phẩm xuất khẩu ngày càng nhiều chiếm phần lớn doanh thu của công ty. Có được thành tích này là do sự lãnh đạo quản lý của tập thể cán bộ công nhân viên, sự đoàn kết nhất trí, sự cố gắng nỗ lực vươn lên tìm tòi, tìm ra được một biện pháp sản xuất, xuất khẩu hợp lý. Một số nhược điểm: Mặc dù có những thành tích đáng kể trong sản xuất kinh doanh, nhất là trong việc xuất khẩu hàng hoá. Song công ty có một số nhược điểm: Mặc dù trong năm 2001, lãnh đạo công ty đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị (2 tỷ VNĐ) nhưng đây vẫn chưa phải là dây chuyền tiên tiến nhất. Với một số máy của Trung Quốc (như máy hồ G142C, máy sấy, máy xén bông) trong quá trình sản xuất vốn có một số nhược điểm, một số phụ tùng máy dễ hỏng, ngoài ra công ty còn chưa có máy dệt Jăcka nên một số mặt hàng khách nước ngoài yêu cầu chưa đáp ứng được. - Phần lớn máy móc thiết bị của công ty đều đã cũ, lạc hậu (máy dệt ATM của Liên Xô cũ, máy mắc, đảo xe của Trung Quốc từ năm 1968) nên năng suất không cao, hao phí vật tư còn lớn, sản phẩm phế phẩm còn nhiều chiếm xấp xỉ 5%. - Đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật thiếu nên còn lúng túng trong cải tiến mẫu mã, cũng như xử lý các sự cố hỏng hóc của máy móc. - Điều nữa là công ty chưa hoạch định được một chiến lược xuất khẩu thích hợp với từng loại thị trường cho từng thời kỳ, mặc dù đã có sự quan tâm nhất định đến công tác nghiên cứu thị trường nhưng công ty lại thiếu chiến lược xuất khẩu. Việc tháo gỡ được những vướng mắc trên sẽ đẩy mạnh công tác xuất khẩu của công ty ngày một hiệu quả. Chương III Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu I-/ Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu tại công ty dệt: 1-/ Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm: Chất lượng sản phẩm xác định được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện nhất định và thoả mãn được nhu cầu của xã hội. Một trong những yêu cầu của người tiêu dùng là sản phẩm có chất lượng tốt, không như trước đây, người tiêu dùng chỉ coi trọng số lượng trên hết. Cùng với chất lượng tốt, sản phẩm còn phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và những yêu cầu ngày càng khắt khe, tỉ mỉ hơn do mức sống người dân không ngừng nâng cao. Người tiêu dùng đòi hỏi không những bền đẹp, mà còn giá cả hợp lý, do đó công ty cần áp dụng mọi biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, không ngừng cải tiến kỹ thuật để có thể cạnh tranh với các công ty khác về chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Bởi vì chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ, trình độ tay nghề người lao động, trình độ quản lý. Nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ có ý nghĩa tương đương với việc tăng số lượng sản phẩm mà còn có ý nghĩa về mặt tiết kiệm chi phí lao động. Đặc biệt nếu sản phẩm có chất lượng cao sẽ tăng uy tín của công ty với khách hàng nước ngoài. Chất lượng hàng hoá nhất là mặt hàng khăn ăn xuất khẩu của công ty phải chú trọng tới việc xây dựng những tiêu chuẩn thống nhất trên cơ sở nắm được cụ thể các đặc điểm tính chất và giá trị sử dụng của chúng. Việc xây dựng tiêu chuẩn cũng cần dựa trên chất lượng hàng hoá này của các nước có trình độ sản xuất tiên tiến, có như vậy mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Năm 1998, mặc dù đã có nhiều cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm chưa đủ yêu cầu là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu chưa đạt được chỉ tiêu đề ra. Khi xét chất lượng sản phẩm không chỉ xét một đặc tính riêng lẻ mà phải xét trong một hệ thống các đặc tính tồn tại của sản phẩm. Thực tế cho thấy cùng với chất lượng sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm được đa dạng hoá cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc xuất khẩu được tăng nhanh hoàn thiện và đổi mới sản phẩm xuất khầu là rất cần thiết vì các sản phẩm đều có một chu kỳ sống vì sản phẩm đó đã lỗi thời của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm cũng sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời. Bởi vậy, muốn chiến thắng đối thủ cạnh tranh trên thị trường công ty phải luôn cải tiến đa dạng kiểu dáng mẫu mã và điều đó được gắn với việc tìm mua công nghệ đã trở thành một yêu cầu bức xúc hiện nay, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Điểm mấu chốt của chính sách này là công ty phải đảm bảo lúc nào cũng có nhiều sản phẩm mới hoặc được gọi là mới để khi thị trường trì trệ là chiến lược tung ra ngay, sản phẩm của công ty bán ra thị trường được phát triển theo 2 hướng: - Thứ nhất, làm cho sản phẩm được khách hàng chấp nhận, cải tiến sao cho phù hợp với sở thích của khách hàng. - Thứ hai, tạo cho sản phẩm có những đặc tính riêng để làm cho sản phẩm nổi bật so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh hoặc tạo ra các giá trị tăng thêm làm cơ sở để quảng cáo, bán hàng và phát triển sản phẩm. Một điều cần chú ý là kiểu dáng mẫu mã mà sản phẩm xuất khẩu có thể được coi là đẹp, thích hợp với thị trường này nhưng lại không phù hợp với tập quán truyền thống ở thị trường khác, nên phải chú ý mỗi sản phẩm chỉ thích hợp với một thị trường nhất định. Để thực hiện chính sách đổi mới sản phẩm, Công ty phải đầu tư thích đáng vào kỹ thuật công nghệ, chú trọng công tác nghiên cứu thị trường. Các bộ phận này phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận sản xuất, họ phải cải tiến, phải phát triển đúng từng loại sản phẩm cho từng thị trường cụ thể, phải thiết kế được những kiểu dáng mới đẹp. 2-/ Hạ giá thành sản phẩm. Cùng với việc nâng cao chất lượng hàng hoá với mẫu mã kiểu dáng bền đẹp cũng chưa đủ để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh thì Công ty phải giảm được giá bán sản phẩm, muốn thế Công ty phải thực hiện các biện pháp sau: 2.1- Khai thác tốt nguồn nguyên liệu đầu vào. Giá thành sản phẩm khăn tay bông của Công ty phải điều tra nghiên cứu cho thấy tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm tới gần 90% giá thành nên nếu khai thác tốt nguồn nguyên liệu đầu vào sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Ví dụ: nguồn nguyên liệu chính của Công ty là sợi do hai nguồn cung cấp chính là sợi của các nhà máy trong nước sản xuất như Nhà máy sợi Nha Trang, Huế, Hà Nội, Nam Định... và nguồn sợi nhập ngoại, giá của sợi nội địa và sợi nhập ngoại có những lúc ổn định song có những lúc lại rất chênh lệch tương đối lớn do tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD. 2.2- Giảm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. Giảm chi phí quản lý, chi phí sản xuất là giảm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp có tác động tích cực đế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0483.doc
Tài liệu liên quan