Tình hình hoạt động tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng

PHẦN I - LỜI MỞ ĐẦU. 2

PHẦN II - NỘI DUNG

A - Đặc điểm, tình hình hoạt động của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3

I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. 3

II. Cơ cấu tổ chức của công ty vật tư kỹ thuật xi măng . 6

1. Mô hình cơ cấu tổ chức. 6

2. Chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của công ty. 8

3. Sự phân chia quyền hạn chức năng của từng phòng ban 9

4.Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động 16

III. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của công ty. 20

1. Kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ. 20

a. Kết quả kinh doanh. 20

b. Kết quả tiền lương doanh nghiệp. 26

2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực. 29

3. Những tồn tại của Công ty. 33

B - Hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty. 35

I. Hướng phát triển của công ty. 35

II. Phương hướng của phòng tổ chức lao động trong thời gian tới . 37

PHẦN III - KẾT LUẬN. 39

 

doc40 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Công ty vật tư kỹ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: Lập kế hoạch điều độ sản xuất kinh doanh, ttỏ chức tiếp nhận, áp tải, bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá, điều độ vận tải, tổ chức quản lý việc nhập, xuất xi măng và vật tư hàng hoá tại các kho hàng, bến bãi phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, với nhiệm vụ chủ yếu: + Hàng tháng căn cứ vào hợp đồng mua, bán xi măng và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty để lập kế hoạch và tổ chức tốt việc tiếp nhận xi măng tại các đầu nguồn. Phối hợp chặt chẽ với các Công ty đầu nguồn, các chủ phương tiện tham gia vận chuyển hàng hoá để tổ chức tốt việc giao nhận, vận chuyển, áp tải( nếu có) xi măng từ đầu nguồn về các điểm nhận hàng. + Lập kế hoạch tác nhiệp hàng ngày về việc điều phối xi măng theo phương tiện vận tải, quia hệ chặt chẽ với các ga, cảng…, tổ chức đủ lực lượng bốc xếp để giải toả và giao nhận hàng hoá tại các đầu mối giao nhận của Công ty. Chịu trách nhiệm lập thủ tục và tổ chức thực hiện giao hàng cho các đối tượng nhận hàng. Tổ chức phục vụ tận tình chu đáo với khách dến nhận và trả hàng. + Tổ chức điều hành sản xuất đúng kế hoạch tác nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý hàng hoá trong suốt quá trình tiếp nhận, áp tải, và giao cho các đơn vị có liên quan. + Tổ chức điều phối và sử dụng các lực lượng vận tải nội bộ của Công ty và lực lượng vận tải thuê ngoài một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. + Thực hiện nhiệm vụ trung tâm thông tin điều hành sản xuất trong toàn Công ty, thu nhận toàn bộ thông tin, xử lý các nguồn thông tin trong quá trình tác nghiệp, điều độ sản xuất kinh doanh của Công ty. + Đảm bảo đủ lượng kho chứa theo yêu cấu dự trữ xi măng của Công ty từng thời kỳ, củng cố, kiện toàn hệ thống mạng lưới kho đảm bảo khao học, hợp lý hiệu quả. + Xây dựng qui trình nhập, xuất, điều độ hàng hoá, quản lý và nắm chắc về số lượng, trọng lượng, chất lượng, chủng loại, số lô hàng hoá trong kho, tổ chứ thực hiện nghiêm qui định cuat Công ty về quản lý xuất, nhập xi măng. + Tổ chức thực hiện tốt chế độ thống kê, boá cáo, luân chuyển chứng từ, mở sổ sách theo dõi thống kê nghiệp vụ nhập, xuất hàng hoá. + Thực hiện chế đọ báo cáo nhanh, định kỳ, báo cáo theo yêu cầu đột xuất. . Xây dựng báo cáo sơ kết, tống kết thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tháng, qúi, năm và phương hướng kỳ tới. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, các trang thiết bị, phương tiện làm việc. HIệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB. CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành chống tiết kiệm, lãng phí. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phòng tiêu thụ xi măng: có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý là tổ chức thực hiện tốt công tác tiêu thụ xi măng trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Phòng tiêu thụ xi măng được giao nhiệm vụ + Tiếp thị, nắm bắt nhu càu tiêu dùng xi măng của nhân dân và các đơn vị kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố để xây dựng phương án tiêu thụ xi măng phù hợp với từng thời kỳ, đảm bảo giữ vững phát triển và mở rộng các hình thức tiêu thụ xi măng. + Đề xuất kịp thời các biện pháp quản lý điều hành các phương thức tiêu thụ xi măng trình Giám đốc Công ty duyệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. + Quản lý và tổ chức điều hành hoạt động của các trung tâm, các cửa hàng, đại lý bán xi măng của Công ty trên địa bàn Thành phố nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. + Đề xuất việc phát triển, thành lập, giải thể, sát nhập các trung tâm, các cửa hàng bán xi măng, điều động bố trí lao động, bổ nhiệm Cán bộ, lập thủ tục đề nghị xin cấp đủ các giấy tờ cần thiết, liên quan đến hoạt động của trung tâm, cửa hàng. + Tổ chức kiểm tra, giám sát việc lập và thực hiện kế hoạch tác nghiệp hàng ngày của các trung tâm, các cửa hàng. + Tổ chức quản lý chặt chẽ hoá đơn chứng từ sổ sách và các tài liệu liên qua đến hoạt động tiêu thụ xi măng, thực hiện nghiêm túc chế độ luân chuyển chứng từ, thống kê báo cáo theo qui định nghiệp vụ của Công ty và pháp lệnh thống kê kế toán của Nhà nước. + Lập các thủ tục để thanh toán các chi phí bán hàng và đề nghị trang cấp các trang bị, phương tiện làm việc cho các cửa hàng, trung tâm đảm bảo kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. + Chủ trì và báo cáo Công ty hỗ trợ để giải quyết các tranh chấp về chất lượng xi măng do Phòng Tiêu thụ xi măng bán ra. + Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, các trang thiết bị, phương tiện làm việc. HIệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CB. CNV hăng hái thi đua lao động sản xuất thực hành chống tiết kiệm, lãng phí. Tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phòng tổ chức lao động. 4.Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức lao động. a. Cơ cấu phòng tổ chức. Trước năm 2006 phòng tổ chức lao động có 7 người, cuối 2006 do thực hiện cổ phần hoá, tinh giảm biên chế ma nhân sự trong phòng chỉ còn lại 6 người, gồm: - Trưởng phòng: phụ trách chung, ra chỉ thị và quyết định thưcj hiện các công việc của phòng. Đã qua đào tạo tại nhiều trường đại học và các lớp học nâng cao và củng cố chuyên môn do ban tổ chức chính phủ tổ chức, trong đó có tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế lao động – ĐH. Kinh Tế Quốc Dân, và trường lý luận cao cấp. - Phó phòng: Phụ trách tiền lương, làm công tác định mức lao động từ đó xây dựng phương án và đơn giá tiền lương, phân bổ tiền lương cho từng khối (văn phòng – lao động gián tiếp, tiêu thụ - lao động trực tiếp). Ngoài ra còn phụ trách việc thi đua khen thưởng, xây dựng các quy chế thi đua khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng, đồng thời kết hợp những chính sách mềm dẻo phù hợp với công ty. Phó phòng tổ chức đã qua đào tạo khoa kinh tế trường ĐH. Bách Khoa Hà Nội, ngoài ra cũng tốt nghiệp trường lý luận cao cấp. - Một cán bộ làm về bảo hiểm, hưu trí, an toàn lao động, định biên lao động. Đã tốt nghiệp ĐH. Bách Khoa Hà Nội. - Một cán bộ tiền lương, chuyên về tính toán, chia lương cho cán bộ, nhân viên trong công ty theo đơn giá tiền lương đã xác định. Đã tốt nghiệp khoa Kế toán, ĐH. Kinh Tế Quốc Dân. - Một thanh tra pháp chế: thanh tra nội bộ, giám đốc dùng để kiểm tra nội bộ công ty. Thanh tra kiểm tra việc chấp hành nội quy, thực hiện và hoàn thành công việc, xử lý các vi phạm nội bộ… Cán bộ thanh tra đã tốt nghiệp ĐH. Luật Hà Nội. b.Chức năng. Tham mưu, giúp giám đốc công ty trong lĩnh vực thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác tổ chức, cán bộ; lao động tiền lương, an toàn vệ sinh lao động; công tác thanh tra pháp chế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ. c.Nhiệm vụ chủ yếu. - Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty để nghiên cứu đề xuất với Giám đốc về việc hoàn thiện mạng lưới tổ chức như thành lập mới, giải thể, tách, sát nhập tổ chức… phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ, đảm bảo gọn, nhẹ và họt động có hiệu quả. Xây dựng chức nang, nhiệm vụ và mối quan hệ hiệp tác lao động giữa các đơn vị trong Công ty: tham mưu giúp Giám đốc trong công tác qui hoạch, đào tạo, nhận xét đánh giá cán bộ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm cán bộ, đề xuất nâng bậc, nâng lương, điều chỉnh tiền lương cho CB.CNV, tham mưu giải quyết các tranh chấp về lao động và tiền lương trong Công ty. - Lập kế hoạch về nguồn lao động hàng năm, tham mưu các biện pháp giảm biên chế, tuyển dụng mới nguồn lao động, ra các quyết định về tổ chức theo phân cấp như: Quyết định điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, các quyết định thành lập, giải thể, sát nhập các tổ chức, các hội đồng, các tổ tư vấn … các quyết định nâng bậc, nâng lương và các quyết định khác thuộc lĩnh vực tổ chức và lao động. - Tham mưu giúp giám đốc Công ty trong việc phân cốngử dụng lao động hợp lý trên cơ sở định biên lao động sát thực đối với từng đơn vị trong toàn Công ty. Tổ chức đào tạo, kèm cặp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ đối với người lao động, đề xuất chọn cử CBCNV đi học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của Công ty. - Lập kế hoạch quĩ tiền lương hàng năm trình cấp trên phê duyệt, xây dựng và hoàn thiện qui chế quản lý, phân phối quĩ tiền lương. Xây dựng đ[n giá tiền lương đối với các công việc trong Công ty trình cấp trên phê duyệt, phân bổ và giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trong Công ty; xây dựng các định mức lao động đối với các loại công việc trong công ty trình cấp trên phê duyệt, tổ chức áp dụngcác định mức lao động tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vật tư kỹ thuật xi măng. Tham mưu, đề xuất các hình thức trả lương trong công ty vật tư kỹ thuật xi măng đảm bảo công bằng hợp lý đúng chế độ chính sách và có tác dụng kích thích người lao động. - Thực hiện việc thanh toán kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản tiền lương, tiền thưởng và các chế độ có tính chất lượng đối với người lao động; quản lý theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách như nghỉ phép, nghỉ hưởng chế độ BHXH (hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp). Theo dõi thu nhập đối với từng CBCNV, lập thủ tục xin cấp sổ BHXH, sổ lao động; quản lý, bảo quản và bổ sung kịp thời hồ sơ, sổ BHXH, sổ lao động của CBCNV thuộc phạm vị quản lý của Công ty, theo dõi và quyết định toán thu, nộp BHXH đối với cơ quan BHXH địa phương theo qui định của điều lệ bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người lao động theo qui định của Nhà nước; quản lý, theo dõi đội ngũ CBCNV của Công ty đã về nghỉ hưu trí, tham mưu đề xuất các buổi họp mặt, tặng quà và giải quyết các kiến nghị đối với Công ty của CNCNV đã về nghỉ hưu trí. - Tham mưu giúp Giám đốc triển khai công tác an toàn và vệ sinh lao động theo qui định của Nhà nước như: Tổ chức hệ thống chỉ đạo công tác bảo hộ lao động; xây dựng hoàn thiện và ban hành các nội quy, quy định về ATVSLĐ; tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động cho CBCNV, tổ chức kiểm định các thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, các hệ thống thu lôi, chống sét theo quy định của Nhà nước; trang bị đầy đủ, kịp thời các phương tiện phòng hộ lao động, kiểm tra hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị và phương tiện phòng hộ lao động đối với người lao động để đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất. Giải quyết các vụ tai nạn lao động và thực hiện việc theo dõi điều tra khai báo theo quy định. - Xây dựng và ban hành quy chế thi đua khen thưởng trong Công ty; tham mưu đề xuất các nội dung và hình thức tổ chức các phong trào thi đua trong lao động sản xuất, triển khai thực hiện phong trào, theo dõi phong trào và sơ kết, tổng kết đề xuất khen thưởng các cá nhân tập thể có thành tích trong phong trào thi đua, đề xuất khen thưởng các danh hiệu thi đua theo quy định của nhà nước đảm bảo chính xác, kịp thời để công tác thi đua thực sự là đòn bẩy kinh tế. - Giúp Giám đốc trong việc xây dựng và ban hành nội quy lao động của Công ty theo quy định của pháp luật, đề xuất xử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật lao động đảm bảo kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật và có tác dụng giáo dục thiết thực. - Tham mưu giúp Giám đốc, tổ chỉ đạo các đơn vị trong Công ty thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Ngăn chặn kịp thời những âm mưu diễn biến hoà bình phá hoại chống lại đường lối chính sách của Đảng có thể xảy ra trong Công ty. Nắm bắt tình hình để tham mưu giúp Giám đốc duy trì và bảo đảm sự thống nhất, đoàn kết nội bộ Công ty. - Tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực pháp luật trong sản xuất kinh doanh; tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong Công ty, tham mưu đề xuất biện pháp giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra trong Công ty, xây dựng chương trình, kế hoạc và tổ chức thực hiện công tác thanh tra kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện pháp luật trong toàn Công ty. Tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân, tham mưu các biện pháp giúp Giám đốc Công ty giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng trình tự và các quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Công ty tiếp và làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ quan điều tra… đến làm việc tại Công ty. Lưu trữ các văn bản, tài liệu, các kết luân thanh tra, kiểm tra của các đoàn tại Công ty. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động các trang thiết bị, phương tiện làm việc được Công ty giao. hiệp tác chặt chẽ với các đơn vị liên quan, động viên CBCNV hăng hía thi đua lao động sản xuất thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí. Tổ chức thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được Công ty giao. III. Kết quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của công ty. 1. Kết qủa sản xuất kinh doanh dịch vụ. a. Kết quả kinh doanh. Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng doanh thu 1.516.533.879 1.578.340.178 1.385.059.979 2. Giá vốn hàng bán 1.407.399.507 1.467.718.789 1.285.927.853 3. Lợi nhuận gộp 109.134.371 110.621.389 99.132.125 4. Doanh thu tài chính 4.155.368 2.932.756 2.370.481 5. Chi phí hoạt động tài chính (lãi vay) 1.739 1.542 993.316 6. Chi phí bán hàng 84.557.739 86.789.693 66.167.710 7. Chi phí quản lý DN 26.669.377 20.829.619 21.426.572 8. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 8.660.885 5.934.499 12.915.007 9. Thu nhập khác 18.350.345 21.459.774 7.512.088 10. Chi phí khác 14.556.159 18.408.214 5.177.949 11. Lợi nhuận khác 3.794.159 3.051.560 2.344.138 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 12.455.044 8.986.060 15.249.145 13. Thuế thu nhập 4.520.397 2.509.096 4.269.760 14. Lợi nhuận sau thuế 7.934.647 6.476.963 10.979.384 Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trên cho thấy doanh thu của Công ty vật tư kỹ thuật xi măng rất lớn vì Công ty kinh doanh xi măng - một sản phẩm có giá trị cao và là vật liệu không thể thiếu trong ngành xây dựng. Quá trình công nghiệp hoá của đất nước càng nhanh thì nhu cầu xi măng cho xây dựng cũng tăng nhanh tương ứng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nhu cầu xây dựng là rất lớn để hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng. Do đó, nhu cầu xi măng tăng nhanh đột biến trong những năm qua, đó cũng là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển tăng doanh thu. Doanh thu của Công ty năm 2003 là 1.516.533.879 nghìn đồng, năm 2004: 1.578.340.178 nghìn đồng, năm 2005: 1.385.059.979 nghìn đồng. Doanh thu của Công ty năm 2004 tăng 104,1% so với năm 2003. Năm 2005 doanh thu giảm so với năm 2004 và 2003, doanh thu của Công ty năm 2005 bằng 87,8% năm 2004. Đó là do một số nguyên nhân khách quan mang lại như: Công ty quản lý một số địa bàn trong năm 2005 ảnh hưởng hai cơn bão đã làm công tác xây dựng trên địa bàn giảm sút, dẫn đến sản lượng tiêu thụ xi măng cũng giảm sút theo. Giá xăng dầu tăng cao làm ảnh hưởng tới công tác tiếp nhận, vận chuyển của Công ty bằng đường sắt và đường bộ gặp khó khăn, đồng thời làm cho giá bán biến động. Ngoài ra, mức độ cạnh tranh gay gắt , quyết liệt giữa Công ty và các công ty xi măng liên doanh như Nghi Sơn, Phúc Sơn, Chifon Hải Phòng… và những biến động phức tạp như việc cạnh tranh giữa các công ty con trong cùng Tổng công ty xi măng Việt Nam tại thị trường Hà Nội, Hà Tây và các tỉnh lân cận. Thêm vào đó là thị trường nhà đất năm 2005 đóng băng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các công trình dẫn tới việc tiêu thụ xi măng của Công ty cũng giảm sút theo. Lợi nhuận gộp của Công ty năm 2003 là 109 tỷ đồng, năm 2004 là 110 tỷ đồng và năm 2005 là 99 tỷ đồng: - Năm 2004 lợi nhuận gộp bằng 101% so với năm 2003. - Năm 2005 lợi nhuận gộp bằng 99% so với năm 2004. Lợi nhuận gộp của Công ty là tương đối cao vì doanh thu của Công ty là tương đối lớn. Và chứng tỏ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là tương đối lớn, và do đó tổ chức tốt mạng lưới bán hàng sẽ làm chi phí này giảm xuống và sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên và Công ty sẽ đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Chi phí bán hàng của Công ty năm 2003 là 84.557.739 nghìn đồng, năm 2004 là 86.789.693 nghìn đồng và năm 2005 là 66.167.710 nghìn đồng. - Năm 2004 chi phí bán hàng tăng 2.231.954 nghìn đồng tức 102,6% so với năm 2003. - Năm 2005 chi phí bán hàng giảm 20.0621.983 nghìn đồng, tức bằng 76,3% so với năm 2004. Chi phí bán hàng của Công ty rất lớn vì Công ty là một doanh nghiệp thương mại do đó việc giảm chi phí bán hàng rất có ý nghĩa với Công ty. Năm 2005 chi phí bán hàng giảm một cách đáng kể, giảm 20..621.983 nghìn đồng chứng tỏ đây là một thành tích rất đáng kể của Công ty. Chi phí bán hàng năm 2005 giảm còn là do một phần doanh thu giảm do đó làm cho chi phí bán hàng giảm theo, nhưng không thể bỏ qua những cố gắng của Công ty trong việc làm giảm chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2003 là 26.669.377 nghìn đồng, năm 2004 là 20.829.619 nghìn đồng và năm 2005 là 21.426.572 nghìn đồng. Do đó, năm 2004 chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 77,9% so với năm 2003, đây là thành tích của doanh nghiệp trong việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, mặc dù năm 2004 doanh thu của Công ty tăng so với năm 2003 nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm. Năm 2005 chi phí quản lý doanh nghiệp bằng 102,8% so với năm 2004, tuy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng chi phí bán hàng lại giảm, do đó năm 2005 Công ty đã tăng cường công tác giám sát, kiểm tra nên chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Qua biểu đồ biểu diễn lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh ta thấy, năm 2005 lợi nhuận gộp của Công ty là cao nhất, chi phí bán hàng cũng cao nhất nhưng chi phí quản lý lại thấp nhất. Tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu năm 2003 đạt 7,2%, năm 2004 đạt 7% và năm 2005 đạt 7,2%. Do năm 2004 lợi nhuận gộp so với năm 2003, vì giá vốn hàng bán tăng đáng kể và chi phí bán hàng cũng tăng. Năm 2005 tỷ lệ này tăng hơn năm 2004 vì Công ty đã giảm chi phí bán hàng một cách đáng kể, do đó tuy doanh số có giảm sút nhưng tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu của Công ty vẫn tăng. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2003 là 7.934.647 nghìn đồng, năm 2004 là 6.476.963 nghìn đồng và năm 2005 là 10.979.384 nghìn đồng. Do đó, năm 2004 lợi nhuận sau thuế giảm 1.457.684 nghìn đồng, tức năm 2004 lợi nhuận sau thuế chỉ bằng 81.6% so với năm 2003. Năm 2005 lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2004 là 4.502.421 nghìn đồng, tức là năm 2005 lợi nhuận sau thuế bằng 170% so với năm 2004 và bàng 138.7% so với năm 2003. Đây là một thành tích rất đáng kể của Công ty trong năm 2005, tuy doanh thu của Công ty giảm sút mạnh so với năm 2004 và năm 2003 lợi nhuận của Công ty vẫn tăng so với 2 năm qua. Lý do làm cho Công ty tăng lợi nhuận sau thuế là do chi phí bán hàng của Công ty đã giảm đáng kể, vì vậy việc tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ đã làm cho chi phí quản lý của doanh nghiệp giảm và vì thế lợi nhuận của Công ty tăng lên. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/doanh thu của Công ty năm 2003 là 0,523% và năm 2004 là 0,41%, năm 2005 là 0,79%. Từ các con số trên ta thấy doanh thu của Công ty rất lớn nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại rất thấp so với doanh thu do đặc thù của sản phẩm xi măng là có giá trị lớn, lợi nhuận trên mọt đơn vị sản phẩm là rất thấp. - Năm 2004 tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm so với năm 2003 là vì chi phí bán hàng tăng và doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty giảm so với năm 2003. - Năm 2005 lợi nhuận sau thuế trên doanh thu tăng hơn năm 2004, đây là thành tích của Công ty, đặc biệt là do Công ty đã làm giảm mạnh chi phí bán hàng nên lợi nhuận sau thuế tăng. Năm 2003 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 14.225.374 nghìn đồng. Năm 2004 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 19.757.065 nghìn đồng. Năm 2005 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 17.600.300 nghìn đồng. Năm 2006 Công ty đã nộp ngân sách nhà nước là 14.000.000 nghìn đồng. Nộp ngân sách nhà nước của Công ty năm 2004 là cao nhất là do doanh thu của Công ty năm 2004 cao hơn các năm qua. Năm 2005 nộp ngân sách của Công ty thấp hơn các năm 2003 và 2004 nên việc nộp ngân sách cũng thấp hơn năm 2004. Phân tích trên cho thấy năm 2004 Công ty tuy có doanh thu cao hơn năm 2003 nhưng các chỉ tiêu về lợi nhuận lại giảm so với năm 2003. Do đó, năm 2004 doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả bằng năm 2003 do Công ty phải phát sinh thêm một số loại chi phí tăng như chi phí bán hàng, giá vốn hàng bán tăng, một số chi phí khác tăng, nhưng thu nhập lại giảm. Năm 2005 Công ty kinh doanh tương đối hiệu quả, tuy doanh thu của Công ty giảm so với các năm qua nhưng chi phí bán hàng của Công ty lại giảm nên Công ty đạt lợi nhuận cao hơn các năm qua. Do đó, việc tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Nhìn vào biểu đồ biểu diễn các chỉ tiêu lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy: lợi nhuận gộp của năm 2003 khá cao tuy nhiên lội nhuận sau thuế lại thấp, đó là do chi phí cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp cao, lãng phí, sự phân bổ chưa hợp lý. Năm 2004 lợi nhuận gộp của Công ty cao nhất nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty lại thấp nhất trong các năm, đó là do chi phí của công ty cho các hoạt động trong năm 2004 cao, đặc biệt chi phí cho bán hàng năm 2004 cao nhất trong ba năm (86789693 nghìn đồng). Tuy nhiên đến năm 2005 lợi nhuận gộp của Công ty tuy thấp nhất trong các năm nhưng lợi nhuận sau thuế lại cao nhất,chi phí cho bán hàng giảm mạnh, cho thấy sự phân bổ hợp lý của Công ty trong năm 2004, do đã đầu tư tốt cho bộ phận bán hàng ( đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng, sửa sang lại hệ thống cửa hàng…) nên năm 2005 bộ phận bán hàng chuyên nghiệp hơn, dẫn đến phí cho việc bán hàng giảm đi nhiều. Ngoài chức năng cung ứng và lưu thông xi măng do các nhà máy thuộc Tổng công ty xi măng sản xuất ( đây là nguồn thu chủ yếu của Công ty), Công ty còn có một số hoạt động kinh doanh khác tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Xí nghiệp bao bì Vĩnh Tuy mới đi vào hoạt động nhưng cũng đã phát huy hiệu quả, mang lại doanh tu và lợi nhuận bước đầu cho Công ty. Trung tâm thể thao giải trí là nơi cho thuê sân tení, bể bơi, cho thuê hội trường, các hoạt động giải trí như massage, bước đầu cũng đã mang lại lợi nhuận cho Công ty. Trong thời kì kinh doanh ngày càng gay gắt thì việc Công ty đa dạng hóa kinh doanh là một hướng đi đúng đắn, phân tán rủi ro, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. b. Kết quả tiền lương doanh nghiệp. Bảng 2 : Tổng hợp tiền lương các năm Năm Lao động bình Quân (người) Sản lượng hàng bán (tấn) Quỹ lương thực hiện (nghin đồng) Lương bình quân (nghìn đồng) 2003 738 2.220.244,505 28.641.504,124 3.234,136 2004 714 2.308.590,495 29.234.148,099 3.412,015 2005 720 2.029.472,925 27.669.436,780 3.202,481 Quỹ tiền lương được xây dựng từ các nguồn: Bán xi măng. Áp tải. Quỹ lương của bên vận tải sửa chữa. Chuyên trách công đoàn. Một phần cho thuê kho bãi. Quỹ tiền lương được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là nguồn bán xi măng và quỹ lương của bên vận tải sửa chữa. Vì Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là công ty chuyên kinh doanh xi măng, nên tiền lương trả cho công nhân phụ thuộc vào lợi nhuận thu được từ việc tiêu thụ xi măng. Thu nhập của công nhân viên trong công ty luôn lớn hơn tiền lương họ nhận được đó là do Công ty còn hỗ trợ cho họ một khoản tiền ăn trưa, cuối năm họ còn nhận được một khoản được chia từ quỹ lương dự phòng nếu còn dư, ngoài ra hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn được nhận một khoản khuyến khích cho lao động tiên tiến. Số lao động qua các năm có xu hướng giảm dần, năm 2003 là 738 người, đến năm 2005 còn 720 người, đến đầu năm 2007 chỉ còn 335 người. Đó là do sự điều chỉnh cơ cấu cơ cấu Công ty qua từng giai đoạn, từng thời kì phát triển của Công ty. Điều này lý giải cho việc tiền lương của công nhân viên trong Công ty tăng dần lên. Năm 2003 bán được 2.220.244,505 tấn xi măng, năm 2004 bán được 2.308.590,495 tấn xi măng, tăng 4%, đó là do nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở của nước ta ngày càng tăng phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ra. Tuy nhiên năm 2005 lại giảm so với năm 2004 là 12%, đó là do sự ra đời và cạnh tranh của nhiều công ty xi măng khác, do các nguyên nhân như thiên tai, sự đóng băng thị trường bất động sản… làm giảm các công trình xây dựng, gây khó khăn cho việc xây dựng vì thế mà sản lượng xi măng tiêu thụ cũng theo đó giảm sút. Quỹ tiền lương thực hiện tăng dần theo thời gian hoạt động của Công ty, năm 1995 chỉ có 3,5 tỷ đồng, năm 1996 là 7,3 tỷ đồng , năm 2000: 14,9 tỷ đồng, năm 2002: 21,9 tỷ đồng, năm 2003: 28,6 tỷ đồng, năm 2005: 27,66 tỷ đồng, cao nhất là 2004 với 29,2 tỷ đồng. Năm 2004 cùng với sản lượng tiêu thụ cao nhất trong các năm là quỹ tiền lương thực hiện cao nhất, số lao động tương đối ít so với các năm khác (714 người), từ đó mà tiền lương trả cho công nhân viên trong Công ty cung cao hơn (3.412 nghìn đồng). Lương bình quân năm 2005 thấp nhất trong ba năm, chỉ có 3.202 nghìn đồng, thấp hơn năm 2003 (3.234 nghìn đồng) và 2004 (3.234,136 nghìn đồng). Điều này thể hiện rất rõ ở sản lượng hàng tiêu thụ của Công ty qua các năm, bởi hoạt động của Công ty chủ yếu là bán xi măng, bán hàng hiệu quả thì tiền lương cho công nhân viên cũng theo đó mà cao lên và ngược lại. 2. Kết quả phát triển nguồn nhân lực. Bảng 3 : Số lao động trong Công ty qua các năm Đơn vị: Người Số la

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC819.doc
Tài liệu liên quan