Tình hình hoạt động tại Nhà máy in Diên Hồng

I. Khái quát về nhà máy in Diên Hồng 1

II. Quá trình hình thành phát triển của nhà máy in Diên Hồng 2

III. Bộ máy tổ chức của Nhà máy in Diên Hồng 5

III.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà máy in Diên Hồng 5

III.2. Đặc điểm về mặt bằng, lao động của nhà máy 12

A. Mặt bằng 12

B. Lao động 14

III.3. Quy trình công nghệ máy móc thiết bị của nhà máy 14

A. Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất hiện nay 14

B. Đặc điểm của máy móc thiết bị 15

IV. Những khó khăn thuận lợi - giải pháp của nhà máy trong giai đoạn hiện nay. 17

A. Khó khăn 17

B. Giải pháp 18

Kết luận 20

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Nhà máy in Diên Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiến sỹ văn hoá, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp công đoàn... - Với truyền thống đoàn kết thống nhất của toàn thể CBCNV - Với ý chí tiến thủ và trách nhiệm cao được sự chỉ đạo và giúp đỡ trực tiếp của cơ quan chủ quản là NXGD nhà máy in sẽ đạt được nhiều thành tích trong thời kỳ mới. II. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy in Diên Hồng 1. Thời kỳ 1954 - 1968 ( Dồn nhập các nhà in nhỏ đấu tranh cải tạo CTN - TBTD - Sở tán chống chiến tranh phá hoại đợt 1). - Năm 1953 trở vệ trước là một nhà in tư nhân Pháp chuyên in báo - Trụ sở đáng tại 15 Hà Trưng - Hà Nội. - Từ ngày tiếp quản thủ đô 1/10/1954 quản lý nhà máy in là một nhà tư sản Việt Nam, lấy tên là kiến thiết. Chuyên in các giấy tờ việc vật bằng phương pháp Typô - Trực thuộc sở Văn Hoá Thông Tin sang Bộ Văn Hoá Thông Tin. - Năm 1965 phải đối phố với cuộc đấu tranh phá hoại của giặc Mĩ đối với miền Bắc nhà máy phải thực hiện sơ tán đợt 1 - Một số bộ phận đóng chốt tại 15 Hai Bà Trưng Hà Nội. Một số máy móc tột được dấu tại Hoà Bình, Hà Bắc. 2. Thời kỳ 1969 - 1991 (Quyết định của bộ giáo dục về việc thành lập nhà máy in Diên Hồng - Chống chiến tranh phá hoại. Thực hiện sơ tán đợt 2). - Ngày 14/11/1969 bộ giáo dục ra quyết định số 39/QĐ thành lập chính thức nhà máy in Diên Hồng (Bao gồn Diên Hồng và H40) chia thành 2 cơ sở sản xuất: đ Cơ sở 1: 15 Hai Bà Trưng - Hà Nội đ Cơ sở 2: Đóng tại trường nhạc hoa Thanh Xuân. Trong thời gian này được sự giúp đỡ cảu Bộ Vh và nhà máy in Diên Hồng được trang bị mới các thiết bị in; đóng sách ảnh kẽm cảu CHDC Đức để thay thế dần máy móc cũ của các nhà tư sản trước đây; tăng sản lượng in lên tỉ trang / năm. - Từ 1969 -1972. Cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ đối với niềm Bắc ngày càng ác liệt. Năm 1971 nhà máy phải thực hiện sơ tán đợt 2. Nhiệm vụ chiến lược của thời kỳ này là. Vừa chiến đấu vừa sản xuất, vừa sơ tán để tiếp tục sản xuất. Cơ sở sản xuất được sơ tán thành 3 cơ sở nhưng sau đó (năm 1973) lại được rút lại củng cố cho 2 cơ sở cũ. 1974 nhà máy in Diên Hồng được Bộ Giáo dục ra quyết định phân hạng vào loại xí nghiệp hạng 4. - Năm 1969 - 1975 là thời kỳ thịnh vượng của nhà máy được xếp vào loại nhà in thứ 2 trong các nhà in có sách in đẹp được cấp bằng khen về nghệ thuật in sách đẹp cục xuất bản, bộ văn hoá cấp sản lượng cũng được tăng cao khoảng 1,5 tỷ trang / năm. VT vậy bộ chủ chương thu hẹp quy mô sản xuất của nhà máy - chỉ thực hiện in một sản lượng nhỏ sách giáo khoa, còn chủ yếu là in sổ sách giấy tờ phục vụ trong ngành. - Năm 1987 - 1990 bộ có chủ chương nâng sản của nhà máy nhưng do máy móc của CHDC Đức được trang bị từ năm 1969 đã xuống cấp. Trước tình hình đó (năm 1990) lãnh đạo nhà máy đã đề nghị Bộ cho phép đầu tư chiều sau. Song ngân sách bộ thời kỳ này còn rất hạn hẹp không đáp ứng được. Vì vậy bộ có chủ trương dồn nhập các đơnvị trong bộ lại và ký quyết định 1015 đưa nhà máy in Diên Hồng trực thuộc bộ về trực thuộc NXBGD. Trong thời kỳ này nhà máy đã chịu nhiều sự khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng của chiến tranh những vẫn hoàn thành tốt công việc được giao góp phần bảo vệ tổ quốc xaay dựng tốt các tổ chức Đảng, Đoàn, Lực lượng tự vệ... Nhiều cán bộ - công nhân viên và tổ chức của nhà máy đã được khen thưởng của nhà nước, Bộ Văn Hoá Bộ Giáo Dục và tổng liên đoàn LĐViệt Nam... 3. Thời kỳ 1991 - 1996 (thời kỳ củng cố - xây dựng phát triển xưởng chế bản - in). - Đã thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất từ phương pháp in Typo sang phương pháp inoffsot với thiết bị chế bản in và hoàn thiện sách không ngừng được đổi mới theo hướng đồng bộ và hiện đại. - Nguồn công việc in sách giáo khoá nhiều và ổn định. - Có sự đoàn kết thống nhất, điều hành ăn ý giữa lãnh đạo của nhà XBGD với lãnh đạo nhà in và giữa lãnh đạo nhà in với CBNV của mình. - Có chính sách trọng dụng thu hút người tài từ đó tạo nên sự tăng trưởng về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đời sống vật chất và tinh thần của CBCNV không ngừng được cải thiện. 4. Thời kỳ cuối năm 1996 đến nay. (phát huy kết quả đầu tư - Tin tưởng - Đoàn kết thống nhất - Trách nhiệm cao - Đưa nhà máy in Diên Hồng vào một thời kỳ phát triển mới). - Trong thời kỳ này có sự thay đổi vè lãnh đạo do, ông Hoàng Tất Thứ nguyên giám đốc xưởng chế bản in đến tuổi về hưu. Giám đốc nhà XBGD xin và bổ nhiệm ông Doãn Minh Tâm nguyên là giám đốc công ty in Nam Hà về làm quyền giám đốc và sau làm giám đốc nhà máy in Diên Hồng. - Tiếp theo giám đóc nhà xuất bản GD đã ký quyết định số 259/QĐ về quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức nhà máy in Diên Hồng. Vì vậy từ tháng 11/1996 trở về sau nhà máy in Diên Hồng bước sang một thời kỳ mới. Thừa kế truyền thống tốt đẹp của nhà máy với tinh thần đoàn kết, thống nhất giữa nhà xuất bản GD với nhà máy và nội bộ nhà máy. Diên Hồng hứa hẹn một thời kỳ phát triển mới vững mạnh đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như hoà nhập cùng sự phát triển chung của xã hội. Bộ máy tổ chức của nhà máy in Diên Hồng. III. Bộ máy tổ chức quản lý của nhà máy in Diên Hồng III. 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của nhà máy in Diên Hồng Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc sản xuất P.X in offst S.x hoàn thiện Phòng kinh doanh tiếp thị Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư Tổ bảo vệ Tổ chế bản Tổ cơ điện Tổ cắt dọc Ghi chú đ : Quan hệ chỉ đạo, điều hành đ : Quan hệ phối hợp * Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận. A. Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính - lao động - tiền lương. 1. Tham mưu cho GD trong việc thành lập và giải thể các phòng, phân xưởng, tổ sản xuất, bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ quản lý, lãnh đạo. 2. Xây dựng khoa học và biểu chế lao động hàng năm và từng thời kì theo phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định số lao động phát triển, giảm hàng năm và từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. 3. Xây dụng cơ chế tuyển dụng, tổ chức quản lý lao động công trình và tổ chức, dạy nghề, bồi dưỡng nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động . 4. Tổ chức kí kết hợp đồng lao động và đăng kí hợp đồng lao động theo quy định, thực hiện ghi và quản lý lao động quản lý hồ sơ của người lao động. 5. Thực hiện chế độ bảo hộ dl, bồi dưỡng độc hại, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. 6. Chủ trì và phối hợp với các phòng, phân xưởng và BCH CD giải quyết các chế độ cho thôi việc nghỉ việc, khu thưởng, kỉ luật của bồi thường về theo quy định của nhà nước. 7. Tổ chức và triển khai thực hiện các giải pháp về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. 8. Cùng với tổ chức công đoàn xây dựng, bổ sung, sửa đổi thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động vdà quản lý những vấn đề xung quang việc tranh chấp hợp đồng lao động. 9. Thống kê tổng hợp phân tích và đánh giá tình hình sử dụng lao động, sản lượng lao động, chất lượng, lao động (t) lao động, lao động dư thừa, nghỉ việc, đề xuất, phản ánh việc lao động phù hợp với tính chất lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 10. Tính chất xây dựng và quản lý định mức lao động và đánh giá tài liệu. 11. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế tra lương, trả thưởng, xác định quỹ tiền lương, xác định quỹ tiền lương, tập thể theo quyết dịnh của nhà nước. 12. Xây dựng chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, xác định tiêu chuẩn cấp bậc kĩ thuật đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh tổ chức bồi dưỡng thi nâng ngạch, nâng bậc thợ trong doanh nghiệp. 13. Theo dõi tổng hợp trong các tình hình thực hiện công tác lao động tiền lương trong doanh nghiệp. 14. Hướng dẫn người lao động thực hiện chế độ BHXH, BHYT và tổ chức theo dõi khám chữa bệnh cho người lao động, theo dõi và kiểm tra việc thu nộp BHXH, BHYT. 15. Tổ chức quản lý và lưu trữ sử dụng hồ sơ tài liệu, con dấu của doanh nghiệp theo quyết định của pháp luật. 16. Tổ chức bảo vệ kho tàng, thiết bị, nhà xưởng và các phương tiện đồ dụng, dụng cụ của doanh nghiệp theo quy định. 17. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác an ninh trật tự phòng cháy chữa cháy, chủ trì và phối hợp với các phòng , phân xưởng kiểm tra việc thực hiện nội quy lao động, trật tự nội vụ, vệ sinh công nghiệp trong doanh nghiệp. 18. Giúp giám đốc doanh nghiệp soạn thảo các văn bản về quản lsy, tổng hợp trong các định kì và tiếp khách đối ngoại. B. Phòng kế toán. 1. Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh, chính xác trung thực, kịp thời đầy đủ sự hình thành và vận động của toàn bộ tài sản như: Nhà cửa, máy móc thiết bị, vật tư sản phẩm, hàng hoá, tiền vốn. 2. Tính toán và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp nông sản, nộp cấp - các quỹ để lại doanh nghiệp thanh toán đầy đủ và đứng hậu các khoản tiền ứng các khoản công nợ phải thu, phải trả. 3. Xác định và phản ánh chính xác, kịp thời đúng chế độ kết quả kiểm kê tài sản hàng kỳ, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời các thủ tục và tài liệu cần thiết cho việc xử lý các khoản mất mát, hao hụt, hư hỏng - đồng thời đề xuất các biện pháp của quyết xử lý. 4. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán nhà nước và các quy định của cấp - về thống kê, thông tin kinh tế cho các liên phân, cá thể liên quan trong doanh nghiệp. 5. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp giúp giám đốc thẩm định giá, các loại vật tư, hàng hoá trước khi mua, phối hợp với phòng sản xuất - kinh tế và các phòng liên quan để tính toán hiệu quả kinh tế thống nhất giá cả và phương thức tính toán trước khi kí kết hợp đồng kinh tế với kế hoạch, theo dõi và thanh toán các hợp đồng kinh tế. 6. Phối hợp thời gian định mức sản phẩm và đơn giá tiền lương, giám sát việc thực hiện định mức lao động, tiền lương, tập thể, các khoản phương cấp và các chế độ chính sách đối với công nhân viên chức. 7. Lập kịp thời chính xác các báo cáo kết toán phục quản lý theo yêu cầu của giám đốc. Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo tài chính kế toán, trực kê của doanh nghiệp cho cấp - và các cơ quan quản lý nhà nước theo chế độ quy định. 8. Tổ chức phân tích hoạt động kế toán của doanh nghiệp sản xuất nhằm đánh giá đúng thành kết quả và kết quả của kinh doanh, phế liệu những lãng phí thiệt hại, những hoạt động không có hiệu quả để có biện pháp khác phục kịp thời. 9. Thông qua công tác tài chính kế toán, cải tiến quản lý kinh doanh nhằm khai thác hết khả năng của doanh nghiệp, triệt để thâm kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. 10. Tổ chức do quản, lưu trữ các tài liệu kế toán của doanh nghiệp theo chế độ nhà nước quyết định. C. Phòng kế hoạch - vật tư. 1. Xây dựng kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính hàng năm trên cơ sở các nguồn lực hiện có. Nhà xưởng, máy móc thiết bị in, công nghệ in, lao động, khả năng tài chính. Giúp giám đốc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm thông qua kế hoạch sản xuất, phiếu sản xuất có đủ các thông số về số lượng, chất lượng, thời gian để chuyển sao cho các đơn vị triển khai thực hiện. 2. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất dự báo và các hợp đồng kinh tế đã ký, tổ chức thực hiện việc mua xắm, quản lý sử dụng vật tư thiết bị, phụ tùng đảm bảo cho sản xuất kịp thời, tiết kiệm. Quản lý các nguyên vật liệu, phụ tùng được giao nhiệm vụ quản lý quy định. 3. Chủ động liên hệ với NXB GD và các đơn vị ngoài NXBGD trong việc vận tài liệu và giao trả sản xuất, đọc đính chính, đưa sách mẫu, nộp lưu biểu... Dự định thao trình giám đốc ký các hợp đồng in gia công cho NXBGD, triển khai thực hiện hợp đồng đã ký kết đảm bảo số lượng, chất lượng và tiến độ. 4. Chủ động khai thác các hợp đồng in và chế bản ngoài NXBGD lắm tận dụng năng lực máy móc thiết bị tăng thêm thu nhập cho người lao động. Phối hợp với phòngg kế toán trong việc tính toán hiệu quả kinh tế, giá cả và phương thức thanh toán, tính đầy đủ và kịp thời gái thành kế hoạch của từng tài liệu, từng hợp đồng làm cơ sở cho lao động tiền lương và kiểm tra tiến độ thực hiện đối với từng tài liệu in và từng hợp đồng in. 5. Căn cứ vào tính chất và yêu cầu của từng tài liệu triển khai thực hiện công nghệ phù hợp, khoa học, kiểm tra kỹ thuật quản lý và kiểm tra tiến độ thực hiện đối với từng tài liệu in, từng hợp đồng in. 6. Trên cơ sở định mức tiêu hao vật tư, tính toán lwong vật tư cần thiết đối với từng hợp đồng kế toán để lập phiếu xuất chuyến giao cho các bộ phận sử dụng. Phối hợp với phòng kế toán quyết toán giấy in gia công với NXBGD, tổng hợp và quyết toán các loại vật tư cho sản xuất, phối hợp kiểm tra, quản lý nhập - xuất NVL. 7. Lập và gửi báo cáo kịp thời cho ban giám đốc, trưởng phòng kế toán tình hình sản xuất hàng tuần, tháng, quý, năm về tiến độ thực hiện các hợp đồng, số trang in công nghiệp, trang in thành phẩm kết hoạch, quản lsy sản phẩm hoàn thành. 8. Tổ chức thực hiện, tiếp vận NVL và giao trả sản phẩm bảo đảm an toàn, kịp thời, không để ứ đọng sản phẩm trong kho và trong phân xưởng, quản lý chặt chẽ thành phẩm đã được hoàn thiện. 9. Phối hợp với các kỹ thuật viên thực hiện kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm. Phối hợp với phòng tài chính - LĐTL kiểm tra thực hiện nội quy lao động, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp xàn và máy. 10. Tổ chức cắt rọc giấy, tổ chức nhập, xuất và giao nhận nguyên vật liệu, bán thành phẩm phcụ vụ sản xuất kinh doanh. D. Phân xưởng in offset 1. Xây dựng kế hoạch sản xuất định kỳ: tuần, tháng, quý, năm. Tổ chức thực hiện lệnh sản xuất của giám đốc thông qua phiếu sản xuất do phòng sản xuất - kế toán lập trên cơ sở máy móc thiết bị và lao động hiện có, phân công công việc khoa học phù hợp với lao động và máy móc hiện có. Tổ chức thựchiện đủ và đúng yêu cầu đề ra đối với từng khuôn in, từng tài liệu in về số lượng, chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật của sản phẩm đảm bảo tiến độ sản xuất theo phiếu sản xuất. 2. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, NVL, phụ tùng lao động trong phạm vi phân xưởng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị hàng năm, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc thiết bị trong quá trình sử dụng, kiểm tra ATLĐ và bảo hộ lao động với CNSX. Thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp, tổ chức sửa chữa thông thường máy móc thiết bị. 3. Chủ động phối hợp với phòng Lao động tiền lương, phòng sản xuất - kế toán chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư cần thiết đáp ứng yêu cầu sản xuất, quản lý chặt chẽ việc xuất nhập và tiêu hao NVL, phụ tùng trên cơ sở định mức tiêu hao NVL, đề xuất các biện pháp thực hành tiết kiệm NVL, phụ tùng trong sản xuất. 4. Lập và gửi kịp thời các báo cáo thống kê sản lượng thực hiện hàng tuần, hàng tháng của toàn phân xưởng cho giám đốc, phòng Lao động tiền lương và phòng sản xuất - kế toán, phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc xác định sản phẩm làm dở hàng tháng, quý, năm. 5. Phối hợp với phòng lao động tiền lương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và thi nâng bậc hàng năm. E. Phân xưởng hoàn thiện 1. Xây dựng kế hoạch sản xuất định kỳ, tổ chức thực hiện lệnh sản xuất giám đốc, phân công công việc kế hoạch phù hợp lao động và máy móc thiết bị hiện có. Tổ chức thực hiện đủ và đúng yêu cầu đề ra đối với từng khuôn in, từng tài liệu in về số lượng, chất lượng. 2. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng lao động trong phân xưởng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch duy tu bão dưỡng máy móc thiết bị hàng năm. Kiểm tra an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, sửa chữa thông thường máy móc thiết bị. 3. Chủ động phối hợp với phòng lao động tiền lương, sản xuất - kế toán chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư cần thiết đáp ứng yêu cầu sản xuất, quản lý chặt chẽ việc xuất nhập và tiêu hao nguyên vật liệu, phụ tùng - cơ sở định mức theo NVL, đề xuất các biện pháp thực hành tiết kiệm NVL, phụ tùng trong sản xuất. 4. Lập và gửi kịp thời báo cáo sản lượng thực hiện hàng tuần, tháng của toàn phân xưởng cho giám đốc, phòng lao động tiền lương, phối hợp với các phòng chức năng trong xác định sản phẩm làm dở hàng tháng, quý, năm. 5. Phối hợp phòng lao động tiền lương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và thi nâng bậc hàng năm. F. Phòng kinh doanh Tiếp thị : Lập kế hoạch ngắn hạn , dài hạn về kinh doanh, làm đại lý trao đổi hàng hoá. Tiếp xúc và đàm phán với các đối tác về hợp đồng mua bán sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng tài liệu dạy và học. - Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm - Chuẩn bị hồ sơ thầu mua sắm nguyên vật liệu Mở và quản lý các đại lý tiêu thụ sản phẩm - Thực hiện một số nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý, sản xuất theo yêu cầu của Bộ giáo dục và Nhà xuất bản Giáo dục III. 2. Đặc điểm về mặt bằng, lao động của nhà máy in Diên Hồng A. Sơ đồ mặt bằng WC PX sản xuất phụ (PX) Sân thể thao Trạm điện nước PX hoàn thiện sách Kho Tổ chế bản Kho Hội trường Kho Nhà điều hành Nhà xe Siêu thị sách Bảo vệ Tổng diện tích thuê đất: 30.000m2 Hành lang giao thông: 4200m2 Diện tích sử dụng: 25.800m2 B. Lao động: B1. Số lượng lao động - 236 nhân viên ( -31 nhân viên quản lý ) (quản lý theo kiểu quản lý trực tuyến ) - Số công nhân viên Nam : 124 ( 52,32% ) - Số công nhân viên Nữ :112 ( 47,68% ) B2. Chất lượng lao động - Số công nhân viên tốt nghiệp đại học : 25 (10,55%) - Công nhân chuyên nghiệp : 39 (16,46%) - Công nhân bậc cao : 52 (21,94%) - CNV quản lý, chuyên môn nghiệp vụ : 32 (13,5%) - Số bậc thợ công nhân năm 2002: Bậc 6: 18 người Bậc 5: 18 người Bậc 4: 31 người Bậc 3: 53 người Bậc 2: 38 người Bậc 1: 12 người Tổng: 158 người - Dự kiến tổ chức thi nâng bậc năm 2003: 69 người Bậc 6 đ 7 : 3 người Bậc 5 đ 6 : 3 người Bậc 4 đ 5 : 4 người Bậc 3 đ 4 : 29 người Bậc 2 đ 3 : 27 người Bậc 1 đ 5 : 3 người Đào tạo CV chính trị : 2 người Tổ chức, chính trị : 3 người Quản lý hành chính nhà nước : 4 người III. 3. Quy trình công nghệ, máy móc thiết bị của nhà máy A. Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất hiện nay 1. Phân xưởng cắt dọc giấy (pha cắt) Kho nguyên vật liệu Máy cắt cuộn Kho sấy giấy Chuyển giao cho PX Offset 2. Phân xưởng in offset Tiếp nhận Canfilon Bình bản Phơi bản Chuyển giao cho PX Offset 3. Phân xưởng hoàn thiện sách Bản đã phơi Máy xén giấy đen Máy in offset Chuyển giao cho PX hoàn thiện Mấy xén giấy trắng Giấy trắng đã sấy Máy gấp tay sách Đóng hộp nhập kho Máy xén 3 mặt Máy bắt tay sách Sản phẩm giấy đã in Máy đóng thép Bắt sách thủ công Máy khâu chỉ Máy vào bìa 4. Phân xưởng hoàn thiện sách A1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất - Ký hợp đồng hay nhận được đơn đặt hàng, phòng kế hoạch sản xuất viết lệnh sản xuất đưa xuống tổ chế bản và các phân xưởng offset, phân xưởng hoàn thiện sách tổ chế bản tiến hành bình bản phơi bản và chuyển bản đã phơi sang phân xưởng offset để in; phân xưởng offset nhận giấy từ tổ cắt rọc về in; phân xưởng hoàn thiện sách nốt các công đoạn cuối để hoàn thành sản phẩm đ nhập kho thành phẩm. A2. Chức năng của từng phân xưởng A.2.1. Phân xưởng cắt dọc giấy: chuyên cắt giấy từ lô cuộn ra khổ giấy theo yêu cầu để phục vụ in . A.2.2. Phân xưởng chế bản: nghiên cứu phiếu sản xuất lấy mẫu ở bộ phận làm film đưa đến sửa chữa và chỉnh bản chuyển sang phân xưởng in offset. A.2.3. Phân xưởng in offset: nhận vật liệu và tin theomẫu và kiểm tra mẫu phát hiện sai sót để sửa chữa, sau đó chuyển xuống phân xưởng hoàn thiện sách. A.2.4. Phân xưởng hoàn thiện sách: Tuỳ theo yêu cầu nhận thành phẩm từ phân xưởng trên để đưa vào máy gấp và các công đoạn khác . B. Đặc điểm máy móc thiết bị B1. Số lượng, chất lượng máy TT Tên máy móc - thiết bị Số lượng Nước sản xuất Hiện trạng của máy I Máy in 1 Máy in 16 trang 1 màu A1 1 Đức 60% 2 Máy in 16 trang 2 màu A2 1 Nhật 30% 3 Máy in 8 trang 2 màu A3 4 Máy in 16 trang (A1, A2, A5, A7) 4 Đức và Nhật 30-60% 5 Máy in 8 trang (A3,A4, B1, B2, B3) 5 Đức 30-75% II Máy hoàn thiện sách 1 Máy gấp 3 Đức 25-70% 2 Máy khâu chỉ 4 Đức 40-70% 3 Máy vào bìa 1 Thuỵ Sĩ 65% 4 Máy đóng ghim 2 đầu 1 Nhật 20% 5 Máy mạ vàng thuỷ lực 1 Việt Nam 95% 6 Máy cán, láng bóng 1 Việt Nam 70% 7 Máy ép sách 3 VN, TQ 75-100% 8 Máy sâu gân bìa 1 Trung Quốc 100% 9 Máy bắt liên hoàn 1 Nhật 55% 10 Máy đóng sách 2 70% III Máy dao 1 Máy dao 1 mặt 2 65-85% 2 Máy dao cắt 2 20-40% IV Tổ chế bản 1 Máy công tắc film 1 10% 2 Máy chụp + ổn áp 1 65% 3 Máy phụ bản + bộ nguồn 2 VN 45-75% 4 Máy rửa bản 1 Việt Nam 75% 5 Máy sấy 2 VN 20-90% V Máy móc thiết bị khác 1 Máy mài dao 1 VN 65% 2 Máy bơm nước 2 TQ 80-95% 3 Thiết bị thu hơi thu khí độc 2 VN 80% 4 Máy nén khí ABC 2 ý 80% 5 Máy rửa lô 1 VN 10% 6 Máy cắt cuộn 1 Đài Loan 50% B2. Năng suất (trang in/1 năm) Năm In công nghiệp In thành phẩm KH TH % đạt được KH TH % đạt được 2000 2.580.094.154 2.457.331.970 95,24% 1.496.072.000 1.557.763.015 104,12% 2001 3.018.660.285 2.670.000.000 88,4% 1.808.974.538 1.630.000.000 90% 2002 3.697.095.420 3.816.000.000 103,2% 1.887.500.000 1.832.009.782 97% Dự kiến 2003 3.705.000.000 1.797.000.000 B3: Báo cáo kết quả kinh doanh (đồng) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 - Doanh thu thuần 10.694.295.544 105.70508.799 13.923210650 - Lợi nhuận sau thuế 1.040.337.867 272232659 267580000 - Thu nhập bình quân 1.031.595 872.250 1.090178 1393.928 IV. Những khó khăn, thuận lợi và giải pháp của nhà máy trong giai đoạn hiện nay A. Thuận lợi - Khó khăn * Thuận lợi: Nhà máy in Diên Hồng là đơn vị đầu tiên của nhà xuất bản Giáo dục được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ, lãnh đạo của Nhà xuất bản đã đi vào thế ổn định về tư tưởng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Sản lượng trang in hàng năm được Nhà xuất bản giáo dục giao chiếm khoảng 70% sản lượng tạo thuận lợi ổn định về việc làm, tiền lương và thu nhập cho cán bộ CNVC. - Mối quan hệ giữa nhà máy và các đơn vị khác ngày càng được củng cố và mở rộng tạo cơ hội khai thác thêm việc làm tăng doanh số sản phẩm tiêu thụ. - Cán bộ công nhân viên chức nhà máy nhiệt tình, hăng say lao động sản xuất. * Khó khăn: - Giá công in giảm do cạnh tranh gay gắt, trong khi đó giá vật tư đầu vào, tiền lương các trích theo lương, các chi phí sản xuất không giảm mà có xu hướng tăng lên để đảm bảo bù đắp được chi phí và có lợi nhuận lao động rất khó khăn. - Khấu hao máy móc thiết bị 1 trang in cao hơn khá nhiều các nhà in khác cùng địa bàn. Vốn lưu động ngân sách và tự có thấp, nhà máy chủ yếu phải vay vốn ngân hàng và chịu lãi suất để sản xuất kinh doanh. - Đội ngũ cán bộ quản lý đã được rèn luyện nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường. Nhà máy thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, kĩ thuật cao để in và hoàn thiện sản phẩm chất lượng cao. B. Giải pháp 1. Kiện toàn công tác điều độ sản xuất, quản lý kỹ thuật, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sách 100% là loại A, đảm bảo tiến độ và sản lượng SGK giao teo đúng hợp đồng đã kí kết với NXB Giáo dục, xác định số việc in ấn SGK là nhiệm vụ chính trị số một của nhà máy. 2. Tích cực khai thác số lượng trang in ngoài NXB Giáo dục nhằm đảm bảo nguồn công việc, đặc biệt tiền lương cho CNVC. 3. Tiếp tục thực hiện việc đổi mới phương thức nhận việc, kí kết các hợp đồng kinh tế, tạo thuận lợi và sự yên tâm cho kế hoạch trong toàn bộ quá trình in và hoàn thiện sản phẩm, theo hợp đồng - nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và có lợi nhuận. 4. Tiếp tục kiện toàn và thúc đẩy hoạt động của phòng kinh doanh - tiếp thị, giữ vững, tăng thị phần, tăng doanh số bán sản phẩm vở học sinh các loại. 5. Quản lý chặt chẽ việc mua bán nguyên vật liệu, kiểm tra giám sát chặt chẽ việc bán phế liệu phế phẩm đảm bảo tận thu phế liệu, thực hành tiết kiệm các chi phí sản xuất, cắt giảm tối đa các chi phí gián tiếp. 6. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức sản phẩm và đánh giá tiền lương, quy chế trả lương làm cho việc trả lương, trả thưởng thực sự là động lực thúc đẩy kích thích sản xuất. 7. Đoàn kết nội bộ, xây dựng và thực hiện mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau giữa các phòng, phân xưởng, giữa cán bộ CNVC với nhau. 8. Phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban chức năng của NXB Giáo dục trong sản xuất và các hoạt động khác. 9. Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị, chi bộ đoàn, công đoàn, đoàn thanh niên, thanh tra CN để giáo dục chính trị, tư tưởng, hiểu biết pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, kiến thức văn hoá quản lý kinh tế cho cán bộ CNVC, động viên khuyến khích cán bộ CNVC phấn khởi hăng hái hoàn thành nhiệm vụ được phân công. - Đề nghị NXB Giáo dục tạo điều kiện giao in đủ kế hoạch và giao ngay từ đầu năm để nhà máy chủ động thực hiện. - Chỉ đạo và hỗ trợ kinh tế để nhà máy thực hiện công tác thuê đất, mua sắm thiết bị và phương tiện đi lại. - Quan tâm chỉ đạo thường xuyên hơn nữa trong các mặt: sản xuất, lao động, tổ chức cán bộ, tài chính, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ CNVC và các mặt của công tác đoàn thể. + Đối với lao động trả lương thời gian Tiền lương theo chính sách 2 CV 4320/LĐ-TBXH 1, 2 ; 1,0; 0,7 + Đối với lao động tiền lương sản phẩm hoặc khoán. Kết luận Với tất cả nhữ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC681.doc
Tài liệu liên quan