Tình hình hoạt động tại Nhà máy nhiệt điện Phả Lại

Giới thiệu chung về nhà máy 1

Chương 1: Tổng quan về Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 1

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy 4

1.3 Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật 5

2.1 Công tác tổ chức sản xuất 10

2.1.1 Mô hình quản lý của nhà máy 10

2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý 11

Gám đốc 11

2.1.3 Cơ cấu sản xuất 13

3.1 Các nhân tố bên trong 17

3.1.1 Lực lượng lao động 17

3.1.2 Bảo dưỡng và sửa chữa 18

3.1.3 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật 18

3.1.4 Nguyên vật liệu 19

3.1.5 Công suất huy động 20

3.2 Các nhân tố thuộc môI trường bên ngoàI 20

3.2.1 MôI trường kinh tế 20

3.2.2 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng 21

3.2.3 Các yếu tố thuộc môI trường 21

4.1 Kết quả sản xuất của nhà máy 22

4.1.1 Tình hình sản xuất 22

4.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy 22

4.1.3 Công tác cung ứng và quản lý vật tư 24

4.1.4 Hoạt động sản xuất phụ 24

4.1.5 Tình hình sự cố thiết bị 25

4.2 Hiệu quả sản xuất của nhà máy 26

4.2.2 Hiệu quả kinh tế 26

4.2.3 Hiệu quả kinh doanh 27

4.3 Phương hướng, mục tiêu trong năm 2003 27

4.3.1 Những đặc điểm của năm 2003 27

4.3.2 Những chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2003 27

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1987 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động tại Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( duy trì tần số điện 50 HZ) cho hệ thống điện tuỳ theo yêu cầu của người vận hành hệ thống điện -Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là sản xuất ra điện năng, sản xuất liên tục, không có sản phẩm dở dang, sản xuất ra đến đâu tiêu dùng ngay đến đó nên không có sản phẩm tồn kho.ĐIện năng sẽ được phát nên thanh cáI và hoà vào lưới điện quốc gia. Đồng thời cùng các nhà máy khác trong ngành luôn giữ dòng điện ổn định cung cấp cho phụ tải, đảm bảo về số lượng, chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất 1.3 Các đặc điểm kinh tế – kỹ thuật -Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu stt tên chỉ tiêu Đơn vị tính Năm2000 Năm 2001 Năm 2002 Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh Kế hoạch Thực hiện So sánh 1 Sản lượng điện 1000KWh 2.120.000 2.152.880 101,55% 2.090.000 2.219.161 106,18% 2.135.000 2.273.926 106,51% 2 Điện tự dùng % 11,2 10,99 -0,4 11 10,94 -0,66 11 10,73 -0,27 3 Than tiêu chuẩn g/KWh 457 454,92 -2,08 455 455,33 +0,33 456,424 464,546 -8 4 Dầu FO g/KWh 4,2 3,79 -0,41 4 4,19 +0,19 2,5 2,57 +0,07 -Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất điện Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy sản xuất điện nên không có thứ phẩm, không có sản phẩm hỏng và không có sản phẩm dở dang, thời điểm sản xuất cũng là thời điểm tiêu thụ. Nhà máy vận hành 24/24 giờ, quy trình công nghệ sản xuất điện ở nhà máy được mô tả như sau: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất điện ở Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Dầu FO Than vận chuyển đường sông Sông Cảng bốc dỡ Kho Than vận chuyển Đường sắt Nghiền than ống khói Trạm bơm lò hơi Hệ thống xử lý nước Lọc bụi tĩnh đIện Tổ hợp Tuabin-máy Phát đIện Bình ngưng Làm mát Kênh thải Trạm phân phối đIện Sông HảiDương Lạng Sơn HảI Phòng Bắc Giang Hà Nội Nhà máy nhận than về từ các mỏ than Quảng Ninh về theo hai tuyến: đường sông và đường sắt. Than đường sông các cẩu bốc lên, nhờ hệ thống băng tải đưa than vào kho hoặc đưa vào hệ thống nghiền than.Than đường sắt được chở bằng các toa tàu hoả, nhờ khoang lật toa dỡ tải cũng đưa than vào kho hoặc đưa vào hệ thống nghiền than. Than đã nghiền nhỏ được đưa vào để đốt lò. Nhà máy còn sử dụng dầu nặng (dầu FO) để khởi động lò Hơi và để đốt kèm khi lò Hơi bị sự cố. Khi than cháy cung cấp nhiệt cho nước trong dàn ống xung quanh lò biến nước thành Hơi, Hơi nước được sấy trong các bộ quá nhiệt thành Hơi quá nhiệt đưa sang làm quay tua bin và kéo theo làm quay máy phát điện. ĐIện được truyền tới trạm phân phối tải điện để đi tiêu thụ theo các mạch đường dây: Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang. Hơi nước sau khi sinh công làm quay tua bin sẽ đi xuống bình ngưng, nhờ hệ thống nước tuần hoàn làm mát, Hơi nước ngưng lại và được bơm trở lại lò Hơi. Trong quá trình tuần hoàn này lượng nước hao hụt được bổ sung bằng nước sạch từ hệ thống xử lý nước. Nước tuần hoàn được các bơm tuần hoàn bơm từ sông vào làm mát các bình ngưng sau đó theo các kênh thải hở để ra sông. Trong quá trình đốt lò có xỉ thải và khói thải. Khói thải trước khi đưa ra ống khói được lọc qua hệ thống lọc bụi tĩnh điện nhằm hạn chế sự ô nhiễm Thông số kỹ thuật chủ yếu Công suất thiết kế 440MW Sản lượng điện (6500 giờ/năm) 2,86 tỷ KW Tỷ lệ điện tự dùng 10,15% Hiệu suất khử mùi 99% Lò Hơi Kiểu BKZ-220-100-10c Năng suất Hơi 220 T/h áp lực Hơi 100 ata Nhiệt độ Hơi quá nhiệt 5400C Hiệu suất thô của lọ Hơi 86,05% Tua bin Kiểu K-100-90-7 công suất định mức 110MW áp suất Hơi nước 90 ata Nhiệt độ Hơi nước 5350C Máy phát điện Kiểu TBf Công suất 120 MW Than Lượng than tiêu thụ 1.568.000 tấn/năm Nhiệt trị của than 5,035kcal/kg Suất hao than tiêu chuẩn 439g/kwh ống khói cao 200 m Đường kính miệng thoát 7,2 m Chương 2: Bộ máy quản lý của nhà máy 2.1 Công tác tổ chức sản xuất 2.1.1 Mô hình quản lý của nhà máy Nhà máy nhiệt điện Phả Lại ra đời trong những năm đầu của thập kỷ 80, tuy làm chức năng chuyên sản xuất điện phục vụ cho nền kinh tế quốc dân, nhưng nó vẫn bộc lộ ra là một nhà máy có mô hình quản lý theo cơ chế quản lý cũ với 31 phòng, phân xưởng. Đây là một cơ chế cồng kềnh, nặng về thủ tục hành chính cản trở đến quá trình sản xuất điện và hoạt động của nhà máy. Trải qua 20 năm vận hành, nhà máy đã sản xuất được một sản lượng điện đáng kể cho đất nước. Trong 8 năm trở lại đây nhà máy luôn hoàn thành sản lượng điện của Tổng công ty Điện Lực Việt Nam giao cho. Như vậy ở cả hai phương diện nhà máy vừa tổ chức sản xuất điện vừa phảI sửa chữa thường xuyên hoặc đại tu thiết bị theo đúng định kỳ. Nhưng ngày nay các thiết bị đã xuống cấp, 4 tổ máy đã lần lượt đi vào đại tu. Hơn nữa sự tồn tại của 31 phòng ban, phân xưởng, đội, ngành như hiện nay càng bộc lộ yếu kém đôI khi bộ máy cồng kềnh cũng là lực lượng cản trở cho quá trình sản xuất điện. Chính vì vậy nhu cầu sắp xếp,sát nhập, giảI thể các đơn vị cũ để thành lập 16 đơn vị mới như là một yêu cầu nhiệm vụ khách quan chuẩn bị cho bước hạch toán độc lập tới đây. Ngày 01 tháng 6 năm 2002 mô hình tổ chức quản lý mới chính thức đi vào hoạt động. Trong mô hình quản lý mới này đã có sự phân công rõ ràng hơn, nhất quán hơn và lực lượng vận hành thì chuyên lo tổ chức sản xuất điện còn lực lượng sửa chữa chuyên lo sửa chữa nhỏ và đại tu thiết bị trong toàn nhà máy. Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy nhiệt điện Phả Lại Gám đốc PGĐ vận hành PGĐ sửa chữa P.tổng hợp hành chính quản trị PX sửa chữa cơ nhiệt PX .vận hành 1 PX. vận hàng 2 PX vận hành đIện- kiểm nhiệt PX hoá PX cung cấp nhiên liệu P. kế hoạch vật tư P. kỹ thuật P. thanh tra- bảo vệ- pháp chế P. tàI chính kế toán PX sửa chữa đIện- kiểm nhiệt PX sửa chữa tự động - đIều kiển tổng hợp hành chính quản trị PX cơ khí. PX sản xuất phụ P. tổ chức lao động 2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý Hoạt động của bộ máy quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nhà máy và chịu sự chi phối của cơ cấu sản xuất, do đó khi nhiệm vụ thay đổi và cơ cấu thay đổi thì bộ máy quản lý cũng phảI thay đổi cho phù hợp nhằm hoàn thiện về mặt tổ chức, thúc đẩy hoạt động sản xuất. NgoàI ra nhà máy với thiết bị lớn. yêu cầu kỹ thuật khắt khe, đòi hỏi sự chỉ đạo của bộ máy quản lý phảI hết sức kịp thời, nhanh nhạy, chính xác. Nhà máy sản xuất theo một dây chuyền khép kín, các phân xưởng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một cơ chế làm việc đồng bộ nhịp nhàng.Chính vì yêu cầu sản xuất cao như vậy nên bộ máy quản lý phảI là những cán bộ có trình độ, chuyên môn tay nghề cao. Nhà máy tổ chức quản lý theo chức năng có ưu điểm là thực hiện việc phân quyền ra quyết định cho các cán bộ phụ trách các phòng ban. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại tuy là một đơn vị kinh doanh phụ thuộc, nhưng về mặt pháp lý nhà máy vẫn có đủ tư cách pháp nhân. Nhà máy được tổ chức quản lý sản xuất hoàn chỉnh chặt chẽ. Mỗi bộ phận trong bộ máy tổ chức có chức năng nhiệm vụ nhất định - Giám đốc nhà máy : Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất của cấp trên. Giám đốc có nhiệm và quyền hạn sau: + ĐIều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy theo kế hoạch được giao từ Tổng công ty +Được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy sản xuất. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ theo phân cấp quản lý, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cán bộ công nhân viên của nhà máy. Ký kết các hợp đồng giao dịch và là đại diện pháp nhân của nhà máy trước pháp luật. +Chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về mọi hoạt động của nhà máy, chỉ đạo chung bộ máy quản lý thông qua các phó giám đốc hoặc trưởng các phòng ban - Phó giám đốc vận hành. Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức điều hành bộ máy sản xuất, chỉ đạo trực tiếp đến mọi hoạt động của các phòng ban, phân xưởng liên quan đến sản xuất và chịu mọi trách nhiệm về mặt kỹ thuật sản xuất - Phó giám đốc sửa chữa Có nhiệm vụ giúp giám đốc tổ chức điều hành bộ phận sửa chữa, chỉ đạo trực tiếp đến mọi hoạt động của các phân xưởng đại tu, bộ phận sửa chữa xây dựng và sửa chữa khác - Phòng Tổng hợp- hành chính- quản trị( sát nhập phòng Hành chính+ Ngành đời sông quản trị+ Phòng y tế +Trường mầm non) Là đơn vị giúp giám đốc trong công tác quản lý và phát hành các văn bản giấy tờ, lưu trữ in ấn tàI liệu, phục vụ lễ tân, quản lý khai thác và sử dụng nhà hành chính cũng như là các công trình phúc lợi công cộng, quản lý đất đai, phục vụ nấu ăn ca , chăm lo sức khoẻ và nuôI dạy con em cán bộ công nhân viên trong độ tuổi mẫu giáo - Phòng Kế hoạch vật tư (sát nhập từ phòng kế hoạch+ phòng vật tư) Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng các kế hoạch dàI hạn và ngắn hạn, quản lý và cung ứng các nhu cầu về vật tư, thiết bị nhiên liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà máy - Phòng kỹ thuật( sát nhập phòng kỹ thuật sản xuất + ban an toàn+ Tổ hiệu chỉnh) Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật, trong vận hành và sửa chữa toàn bộ thiết bị của nhà máy - Phòng Thanh tra- bảo vệ – pháp chế Bảo vệ tàI sản, thiết bị của nhà máy, giúp giám đốc tranh tra các vụ việc trong công tác pháp chế, phổ biến tuyên truyền pháp luật -Phòng TàI chính kế toán( đổi tên từ phòng TàI vụ) Có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý về mặt chính, lập kế hoạch tàI chính, quyết toán các công việc sửa chữa, tập hợp chi phí sản xuất gửi về Tổng công ty theo đúng quy định của Nh - Phòng tổ chức lao động Tham mưu cho giám đốc trong tổ chức xây dựng và lập kế hoạch lao động, các mô hình tổ chức sản xuất, kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, các chế độ tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, các chế độ chính sách đối vối người lao động 2.1.3 Cơ cấu sản xuất * Các phân xưởng, đơn vị trực tiếp sản xuất: gồm 5 phân xưởng - Phân xưởng vận hành 1 Quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị lò Hơi, tua bin, thiết bị điện và hệ thống kênh đập của dây chuyền 1 - Phân xưởng vận hành 2 Quản lý và vận hành toàn bộ các thiết bị lò Hơi, tua bin, thiết bị điện, thiết bị cung cấp nhiên liệu và xử lý nước của dây chuyền 2 - Phân xưởng vận hành điện- kiểm nhiệt( sát nhập bộ phận vận hành phân xưởng điện+ vận hành phân xưởng kiểm nhiệt+ tổ trưởng ca) Có nhiệm vụ vận hành và quản lý các thiết bị điện, thiết bị đo lường, điều khiển tự động của dây chuyền 1 -Phân xưởng hoá Là phân xưởng quản lý các thiết bị xử lý nước cấp cho lò Hơi của nhà máy, thực hiện các thí nghiệm, phân tích chất lượng nước, than dầu…phục vụ cho nhà máy -Phân xưởng cung cấp nhiên liệu( sát nhập bộ phận vận hành phân xưởng cung cấp nhiên liệu+ bộ phận vận hành phân xưởng đường sắt) Là đơn vị quản lý và vận hành toàn bộ thiết bị cung cấp nhiên liệu, làm nhiệm vụ bốc, vận chuyển than từ cảng vào kho than để dự trữ hoặc để sản xuất. Các thiết bị như: cẩu, băng tải, đường sắt, xe gạt than…do phó giám đốc vận hành trực tiếp điều hành * Các phân xưởng, đơn vị phục vụ sản xuất chính: gồm 5 phân xưởng -Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt( sát nhập phân xưởng đại tu cơ nhiệt+sửa chữa lò máy+bộ phận sửa chữa phân xưởng hoá+ bộ phận sửa chữa phân xưởng đường sắt+sửa chữa phân xưởng cung cấp nhiên liệu) Làm nhiệm vụ sửa chữa sự cố thường xuyên, sửa chữa lớn, toàn bộ thiết bị cơ và nhiệt trong nhà máy: lò Hơi, tua bin, thuỷ lực, băng tải… -Phân xưởng sửa chữa điện- kiểm nhiệt( sát nhập phân xưởng đại tu điện- kiểm nhiệt+ bộ phận sửa chữa phân xưởng điện+ tổ điện cẩu phân xưởng) Làm nhiệm vụ sửa chữa sự cố thường xuyên, sự cố lớn, toàn bộ thiết bị điện, kiểm nhiệt, phục vụ sản xuất của dây chuyền số 1 và phần điện của dây chuyền 2 -Phân xưởng sửa chữa tự động -điều khiển( thuộc ban cán bộ sản xuất ) Quản lý vận hành và sửa chữa tất cả các thiết bị điều khiển của dây chuyền 2( phần mềm) - Phân xưởng cơ khí( sát nhập phân xưởng cơ khí+ phòng thí nghiệm kim loại) Gia công, chế tạo các thiết bị phụ tùng phục vụ cho cho các đơn vị đại tu và sửa chữa thường xuyên đáp ứng yêu cầu của nhà máy, kiêm tra độ bền kim loại của lò Hơi, thiết bị hoá và các đường ống khác -Phân xưởng sản xuất phụ ( sát nhập phân xưởng sản xuất phụ+ đội xe+ bộ phận xây dựng dân dụng) Làm nhiệm vụ khai thác tro xỉ, sản xuất giấy tự ghi cho các đồng hồ đo của nhà máy, sửa chữa và xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp 2.2 Công tác tổ chức lao động Tổng số lao động của nhà máy vào cuối mỗi năm năm 2000: 2.165 người năm 2001: 2.329 người năm 2002: 2.690 người trong đó: dàI hạn: 2.514 người hợp đồng 1 năm: 51 người hợp đồng 3 tháng( bình quan năm): 115 người Cơ cấu lao động năm 2002 dây chuyền 11à: 2.475 người -Sau đại học 5 người chiếm 0,2 % -Đại học 148 người chiếm 5,98 % -Cao đẳng và trung cấp 512 người chiếm 20,69 % -Công nhân kỹ thuật 1810 chiếm 73,13 % dây chuyền 2 là: 215 người -Kỹ sư: 59 người 27,44 % - Cao đẳng: 66 người 30,7 % -Trung cấp: 56 người 26,04 % - công nhân: 34 người 15,82 % Được biên chế vào 5 ca vận hành, mỗi ca có 36 cán bộ công nhân viên chức, còn lại được phân bổ về các tổ sản xuất để phục vụ các ca vận hành Bố trí tổng số lao động vào các khối sản xuất như sau: -Khối sản xuất điện: 2.015 người - Khối đại tu và sản xuất khác: 647 người -Chuẩn bị sản xuất : 28 người 2.3 Công tác tiền lương Theo mô hình tổ chức quản lý cũ thì thì tiền lương chia làm 2 khối: Các đơn vị thuộc phân xưởng phó giám đốc sửa chữa thì hưởng lương khoán Các đơn vị khác thì hưởng lương bao cấp của Tổng công ty Theo mô hình quản lý mới: Tất cả các khối phòng kỹ thuật và các phân xưởng vận hành hưởng lương sản xuất điện tức là lương bao cấp. Còn phân xưởng sửa chữa thì có một bộ phận được hưởng lương bao cấp còn lại là khai thác các nguồn khác như sửa chữa lớn và khai thác tro xỉ từ hoạt động sản xuất phụ Tiền lương của cán bộ công nhân viên nhà máy đã tăng đều qua các năm, góp phần ổn định đời sống của công nhân Sau đây là bảng thu nhập tiền lương và các khoản có tính chất lương( tạm tính) đơn vị: đồng/người/tháng Các khối sản xuất Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Thu nhập bình quân tiền lương trong đó: 1.775.450 1.892.673 1.983.668 Khối sản xuất điện 1.795.536 1.904.124 2.037.201 Khối đại tu và sản xuất khác 2.012.213 2.187.645 2.261.449 Chuẩn bị sản xuất 1.156.895 1.298.352 1.435.897 chương 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất điện của nhà máy 3.1 Các nhân tố bên trong 3.1.1 Lực lượng lao động Lực lượng lao động là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp dù có máy móc thiết bị hiện đại đến đâu cũng là do con ngưới sáng tạo ra và điều khiển. Vì vậy trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc thiết bị của người lao động cao hay thấp không chỉ tác động trực tiếp đến năng suất lao động mà còn tác động đến việc khai thác các nguồn lực khác máy móc thiết bị, nguyên vật liệu… Do tầm quan trọng của lực lượng lao động như vậy nên nhà máy đã liên tục đào tạo, nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên. Đặc biệt trong năm 2002 vừa qua nhà máy đã tổ chức, bồi dưỡng, huấn luyện nâng bậc cho 202 công nhân kỹ thuật, đào tạo và công nhận chức danh vận hành cho 125 người. Đào tạo cấp giấy phép cho 48 công nhân hàn Hơi và hàn điện, học đại học tại chức 30 người đào tạo tin học 75 người và đào tạo ngoại ngẽ Anh văn cho 201 người, giới thiệu và cử cán bộ đi đào tạo nước ngoàI 2 người bổ nhiệm mới 1 cán bộ, tổ chức tập huấn nghiệp vụ 40 người, đào tạo cho đơn vị bạn 7 trưởng ca. 3.1.2 Bảo dưỡng và sửa chữa Bảo dưỡng và sửa chữa là hoạt động rất cần thiết cho mọi doanh nghiệp mới xây dựng và các doanh nghiệp đang hoạt động. Mọi yếu tố cấu thành của doanh nghiệp bao gồm: nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc thiết bị , phương tiện vận chuyển, hệ thống xử lý chất thải… đều cần được bảo dưỡng và sửa chữa. Làm tốt công tác này sẽ bảo đảm cho từng bộ phận cũng như toàn nhà máy luôn ở trạng tháI hoạt động tốt. Bảo dưỡng và sửa chữa là cơ sở để đảm bảo cho nhà máy tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng thiết bị, giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành do đó sẽ nâng cao lợi nhuận. Công tác sửa chữa là một trong những hoạt động chính và nhà máy đã đề cao vai trò quan trọng của công tác này. Tuy nhiên, qua 20 năm khai thác 4 tổ máy nhiều thiết bị của nhà máy đã cũ và có dấu hiệu xuống cấp cần phảI được thay thế và gây nhiều khó khăn cho công tác sửa chữa đặc biệt là công tác sửa chữa lớn. Trong khi đó nhiều bộ phận chi tiết trong nước chưa có khả năng sản xuất , phụ thuộc vào hàng nhập ngoại từ các máy chế tạo trước đó của Liên Xô. Vì vậy nhà máy luôn phảI chủ động khai thác tối đa chức năng sửa chữa phục hồi tại chỗ cũng như tiềm năng ngành chế tạo máy trong nước. Trong những năm gần đây nhà máy luôn hoàn thành kế hoạch sửa chữa theo định kỳ mà Tổng công ty giao cho. 3.1.3 Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng và sửa chữa đều tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Dây chuyền 1 của nhà máy thì cơ sở vật chất trang thiết bị đã trở nên yếu kém, lạc hậu, chủ yếu vận hành bằng tay hết sức thô sơ dựa trên kỹ thuật tương tự cho nên đã ảnh hưởng tới năng suất lao động. Đối với dây chuyền 2, có hệ thống điều khiển bằng máy tính tự động hoàn toàn dựa trên kỹ thuật số hiện đại vào bậc nhất không những với ngành điện Việt Nam mà còn với cả một số nước trong khu vực. Nó đã đánh dấu sự lớn mạnh của ngành điện Việt Nam trong đầu thiên niên kỷ mới; từ chỗ chỉ quản lý vận hành một vàI nhà máy nhiệt điện đốt than do Liên Xô cũ và Trung Quốc viện trợ có thiết bị của thập kỷ 60, 70 từ thế kỷ trước. Đến nay việc quản lý vận hành một nhà máy nhiệt điện đốt than có công nghệ tiên tiến ngang tầm với khu vực, góp phần vào giảI quyết việc quá tải các đường dây 220 KV ở khu vực phía Bắc vào giờ cao điểm. Đồng thời giảI quyết được bàI toán công suất vô công của lưới và điện áp ở các nút của vùng tam giác kinh tế trọng điểm là: HảI Phòng- Quảng Ninh- HảI Dương. Qua việc so sánh 2 dây chuyền của nhà máy có thể thấy được trình độ kỹ thuật máy móc thiết bị của dây chuyền 2 hiện đại hơn rất nhiều so với dây chuyền 1 do đó sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất điện của nhà máy. (Công nghệ của nhà máy là công nghệ năng lượng tức là công nghệ sản xuất ra điện năng nhờ nhiệt điện) 3.1.4 Nguyên vật liệu Nhà máy sử dụng nguyên vật liệu chính là than đá và dầu FO. Than đá vận chuyển từ vùng mỏ, phảI trảI qua nhiều khâu bốc xếp, chủ yếu bằng đường sông( từ mỏ Hòn Gai) và đường sắt( từ mỏ Vàng Ranh, Mạo Khê, Uông Bí), quãng đường vận chuyển dàI, do đó rơI vãI mất mát là không tránh khỏi.Vì vậy nhà máy luôn tìm các biện pháp để giảm thiểu mức hao hụt nguyên vật liệu.Còn đối với dầu FO thì để đốt kèm, khởi động lò, được tính theo định mức. Nếu sử dụng nhiều hơn mức cho phép thì cũng không được tính vào chi phí còn nếu sử dụng thấp hơn thì sẽ không đảm bảo hoạt động sản xuất, đều mang lại hiệu quả kinh tế thấp. NgoàI ra hoạt động sản xuất của nhà máy cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên vật liệu. Nếu như nguyên vật liệu được cung cấp đầy đủ thường xuyên theo đúng kế hoạch với chất lượng đảm bảo thì quá trình sản xuất điện sẽ ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao Vật liệu phụ: bao gồm hoá chất dùng trong sản xuất, bi thép nghiền than, dầu biến thế và dầu tua bin( chiếm tỷ trọng nhỏ) Sau đây là các nguyên vật liệu mà nhà máy đã sử dụng trong quá trình sản xuất điện Stt Danh mục nguyên vật liệu Định mức g/kwh 1 2 3 4 Than dá Dầu FO Hoá chất: axit H2SO4 Kiềm NAOH Phèn AL2(SO3)18H2O Phốt phát NAPO4 Hydrazin N2H4 Bi thép 439 0,9 0,227 0,305 0,15 0,027 0,0045 0,0002 3.1.5 Công suất huy động Công suất lắp đặt của nhà máy là 440 MW, công suất tối ưu là 360 MW. Càng gần tới công suất tối ưu thì hiệu quả kinh tế càng cao, tuy nhiên rất khó đạt được công suất này. Nếu phát quắ phụ tải cho phép thì chi phí nguyên vật liệu cho 1 kwh sẽ tăng, máy móc hao mòn nhanh hơn còn nếu công suất quá thấp thì sẽ gây ra một sự lãng phí rất lớn về nguyên vật liệu, về thời gian, không khai thác hết máy móc thiết bị và năng lực của người lao động. Tuy nhiên công suất phụ thuộc rất lớn vào mức điều chỉnh của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Tuỳ từng điều kiện, môI trường mà Tổng công ty sẽ giao chỉ tiêu cho phù hợp với mạng lưới quốc gia 3.2 Các nhân tố thuộc môI trường bên ngoàI 3.2.1 MôI trường kinh tế MôI trường kinh tế là nhân tố bên ngoàI tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của tong doanh nghiệp. Loại hình kinh doanh của nhà máy là hình thức độc quyền, không có sự cạnh tranh, phụ thuộc vào Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Sản phẩm của nhà máy có ý nghĩa rất lớn đối với xã hội. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân đều sử dụng điện. Sản phẩm điện không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn là yếu tố đầu vào của tất cả các ngành kinh tế tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó Nhà nước luôn có chính sách đầu tư, phát triển ưu đãI tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà máy hoàn thành kế hoach được giao. Được thể qua việc xây dựng thêm dây chuyền 2, các chính sách về cán bộ hưu trí, môI trường làm việc vệ sinh an toàn… 3.2.2 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng Các yếu tố thuộc cơ sơ hạ tầng như: hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, sự phát triển của giáo dục đào tạo …đều là những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà máy có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho sản xuất như nằm trên vành đai khu công nghiệp rộng, nối liên các vùng trọng điểm kinh tế: Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, hệ thống giao thông thuận tiện cả đường sông, đường sắt và đường bộ cũng đã được nâng cấp. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phong phú, trình độ dân trí cao,hiện nay có tới 80% con em công nhân viên chức của nhà máy đều qua các trường đại học, cao đẳng, trung cấp 3.2.3 Các yếu tố thuộc môI trường Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của nhà máy.Tuỳ theo điều kiện thời tiết, thời vụ mà Tổng công ty Điện lực Việt Nam sẽ điều chỉnh sản lượng sản xuất ra của các nhà máy. Vào mùa khô thì nhà máy sẽ phảI nâng cao năng suất lao động, công suất sẽ đạt ở mức tối đa vì trong giai đoạn này các nhà máy thuỷ điện sẽ giảm công suất do lượng nước giảm. Và ngược lại vào mùa mưa thì công suât của nhà máy sẽ giảm để đảm bảo sự điều hoà trong sản xuất điện của đất nước.Có thể thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của thời tiết qua năm 2002 như sau: 5 tháng mùa khô nhà máy sản xuất được 1.108.907.000kwh đạt 103,92% kế hoạch Tổng công ty Điện lực Việt Nam giao cho Thời điểm phát công suất cao nhất là vào lúc 22 giờ ngày 14/02/2002 là 406 MW Thời điểm phát công suất thấp nhất của nhà máy là lúc 11 giờ ngày 8/8/2002 là 30 MW Mức chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm đều gây bất lợi cả về kinh tế và kỹ thuật cho nhà máy Chương 4: Thực trạng sản xuất điện của nhà máy 4.1 Kết quả sản xuất của nhà máy 4.1.1 Tình hình sản xuất Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng TSCĐ 163.778 152.366 8.650.488 Tổng TSLĐ 171.913 180.131 504.907 Tổng nguồn vốn 335.691 332.497 9.155.395 Nguồn vốn chủ sở hữu 116.243 127.182 799.223.191 Vốn bằng tiền 5.765.814 6.883.902 5.311.297 Nợ phảI trả 198.627 205.588 8.356.172 Nợ phảI thu 43.196 57.307 373.438 4.1.2 Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy stt yếu tố Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Thực hiện Tỉ trọng % Thực hiện Tỉ trọng % Thực hiện Tỉ trọng % Tổng chi phí 687.224 100 610.034 100 658.371 100 Nhiên liệu 386.580 56,3 441.348 72,35 464.274 70,52 Vật liệu phụ 15.213 2,23 15.241 2,5 16.065 2,44 3 Lương BHXH, KPCĐ 31.656 4,61 39.060 6,49 44.230 6,72 -Lương 29.511 4,02 36.945 6,06 40.745 6,19 -BHXH, KPCĐ 2.145 0,41 2.015 0,43 3.485 0,53 4 Khấu hao TSCĐ 175.248 25,5 14.236 2,34 4.738 0,72 5 Các khoản dịch vụ mua ngoàI 1.126 0,16 2.315 0,38 2.658 0,4 6 Sửa chữa lớn 66.636 9,69 76.364 12,52 104.508 15,87 -S/c lớn thuê ngoàI 30.649 42.448 6,96 48.258 7,33 -S/c lớn tự làm 35.987 33.915 5,56 56.250 8,54 7 Chí phí bằng tiền 14.778 12,15 19.519 3,23 21.906 3,33 -Thuế tàI nguyên 703 0,102 726 0,19 1.065 0,16 -Thuế đất 118 0,017 129 0,02 214 0,03 -Tiền ăn ca 4.167 0,606 4.281 0,7 4.899 0,74 -Chi phí khác bằng tiền 9.790 1,43 14.183 2,32 15.727 2,39 4.1.3 Công tác cung ứng và quản lý vật tư Công tác vật tư nhà máy lấy mục tiêu đáp ứng đủ, kịp thời cho sản xuất, đảm bảo số lượng, chất lượng và các điều kiện pháp lý đòng thời xử lý nhanh các vật tư tồn đọng nhiều năm, giảI quyết phế thải thu hồi, giảm ứ đọng vốn từ nhiều năm trước để lại Giá trị vật tư thực hiện vào cuối mỗi năm trong đó: -Tổng giá trị thực hiện: 574,012 tỷ đồng + Giá trị nhiên liệu chính: 517,04 tỷ đồng +Vật liệu phụ: 20,023 tỷ đồng +Công cụ dụng cụ: 2,579 tỷ đồng +Phụ tùng cơ nhiệt: 30,697 tỷ đồng +Phụ tùng ô tô: 1,133 tỷ đồng +Phụ tùng máy tính: 0,090 tỷ đồng +Vật tư kho A: 0,038 tỷ đồng +Phế liệu: 0,936 tỷ đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC683.doc
Tài liệu liên quan