Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Du lịch và dịch vụ Hà Nội

 

Lời mở đầu 1

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty 3

1.1. Quá trình hình thành và phát triển 3

1.2. Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty 6

1.2.1. Chức năng 6

1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty 6

1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 6

1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 10

2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty 11

2.1. Kết quả hoạt động của Công ty qua các năm 11

2.2. Môi trường kinh doanh của Trung tâm du lịch & dịch vụ Hà Nội 17

2.2.1. Môi trường ngoài doanh nghiệp 17

2.2.1.1. Môi trường kinh tế 18

2.2.1.2. Môi trường kỹ thuật - công nghệ 19

2.2.1.3. Môi trường văn hoá - xã hội 20

2.2.1.4. Môi trường tự nhiên 21

2.2.1.5. Yếu tố về chính trị - luật pháp 22

2.2.2. Môi trường vi mô 23

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 23

 

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Du lịch và dịch vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội đã xuất hiện một số lượng lớn các công ty lữ hành mới được thành lập. Theo thống kê năm 2002 của Sở Du lịch Hà Nội thì năm 1999 mới chỉ có 94 công ty thì năm 2000 con số này đã tăng lên thành 243 công ty, năm 2001 là 673 và đến năm 2002 thì đã có hơn 1000 công ty. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. So với những năm trước đây, hiện nay số lượng khách du lịch nội địa đến với Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã tăng lên rất nhiều. Để có được điều đó là do khách du lịch đến với Trung tâm luôn nhận được thái độ đón tiếp niềm nở của cán bộ công nhân viên cùng với những chương trình du lịch hấp dẫn, chất lượng phục vụ tốt. Các chương trình du lịch nội địa của Trung tâm được chia làm hai: Chương trình du lịch chủ động và chương trình du lịch theo yêu cầu của khách. Các chương trình du lịch chủ động: Các chương trình này chủ yếu là sản phẩm mới. Khi bộ phận Marketing phát hiện được nhu cầu của khách hàng thông qua việc thu thập thông tin trên thị trường, Trung tâm sẽ tổ chức khảo sát, thử nghiệm chương trình với toàn bộ công nhân viên điều hành, hướng dẫn, marketing. Sau đó, xây dựng chương trình một cách hợp lý. Khi khảo đi sát, Trung tâm thường quan tâm đến tài nguyên du lịch, các cơ sở cung cấp dịch vụ và lựa chọn cơ sở phục vụ…trước khi chương trình được đưa ra bán. Tuỳ theo số lượng và nhu cầu của khách mà Trung tâm sẽ đưa ra các chương trình khác nhau để khách có thể lựa chọn cho phù hợp với đoàn. Các chương trình du lịch theo yều cầu của khách: Đây là các chương trình được thực hiện theo yêu cầu của khách. Khi nhận được yêu cầu và đòi hỏi từ phía khách, các nhân viên sẽ tập hợp và dựa vào những căn cứ như: Nhu cầu của khách, những yêu cầu của khách cụ thể trong các chương trình, những chương trình hiện có của Trung tâm, mối quan hệ luôn muốn đổi mới vươn tới, vượt lên những gì hiện có. Mỗi cán bộ công nhân viên, mỗi người lãnh đạo Trung tâm trong điều kiện hiện nay cần toàn tâm, toàn ý cho sự phát triển của Trung tâm. Nỗ lực có vững, có chắc thì kinh doanh lữ hành nội địa mới đứng vững được trên thị trường, hoà nhịp phát triển chung của du lịch Hà Nội và du lịch Việt Nam. Open tour + City tour: Đây là mảng mà Trung tâm thu được kết quả cao nhất trong toàn bộ hoạt động của mình. Hàng năm, hoạt động này đã thu hút được một số lượng lớn khách du lịch cho Trung tâm. Đối với Trung tâm, năm 2002 lượng khách citytour và opentour chiếm 70,1% tăng 5,9% so với năm 2001, khách nội địa chiếm 16%, giảm 7,9% so với năm 2001, khách quốc tế chủ động chiếm 14,7% tăng so với năm 2001 là 48,05%. Tình hình thế giới phức tạp, nhiều biến cố khôn lường, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngành du lịch thế giới, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch Việt Nam. Mặc dù lượng khách quốc tế toàn ngành đón được tăng 11,6% , nhưng lượng khách mà Trung tâm phục vụ lại giảm xuống. Vì năm 2000 trên địa bàn Hà Nội chỉ có 293 công ty lữ hành quốc tế và nội địa, năm 2001 con số này đã tăng lên là 734 công ty tăng 411 công ty tương đương với 150%. Lượng khách du lịch vào Việt Nam tăng nhưng tốc độ tăng của các công ty lữ hành tăng nhanh hơn tốc độ tăng của khách, thị trường khách bị chia sẻ, số lượng khách Trung tâm phục vụ trong năm qua đã giảm xuống. Đối với City tour: Đây là các tour được xây dựng nhằm phục vụ các đối tượng khách có nhu cầu tham quan thủ đô Hà Nội và thường thì các chương trình này được thực hiện trong những khoảng thời gian ngắn thường là một ngày. Đối tượng khách là những người nước ngoài, những người ở các tỉnh, thành phố khác đến tham quan Hà Nội. Đối với Open tour: Các chương trình được Trung tâm xây dựng nhằm phục vụ các đối tượng khách khác nhau với nhu cầu và mong muốn khác nhau, và thường là các chương trình du lịch tự do tuỳ theo nhu cầu của khách. Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến tiêu dùng các chương trình du lịch này là rất lớn, được thể hiện qua các số liệu bảng sau: Bảng10: Chỉ tiêu khách của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco Đơn vị: Lượt khách Năm 2000 2001 2002 Open tour + City tour 38.364 20.081 21.280 Nguồn:Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco Bảng trên cho thấy: Trong năm 2000, số lượng khách mà Trung tâm phục vụ cao gần như gấp đôi so với hai năm 2001 và 2002. Sở dĩ có được điều đó là do Đảng và Nhà nước ta đã xác định năm 2000 là năm du lịch Việt Nam. Vì vậy, đã thu hút được số lượng lớn khách du lịch đến nghỉ ngơi, tham quan, giải trí ở Việt Nam. Ngoài ra còn có một lý do khác đó là vào năm 2000, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực Đông Nam á đã dần được khắc phục, tình hình kinh tế ở các nước trong khu vực đã ổn định và đang có xu hướng phát triển. Sang năm 2001, số lượng khách của Trung tâm giảm một cách đáng kể, giảm gần một nửa so với năm 2000, từ 38.364 lượt khách xuống chỉ còn 20.081 lượt khách. Lý do của sự giảm xút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng bố tại Mỹ ngày 11/09/2001 đã tác động đến tâm lý của khách du lịch về tính mạng và tài sản. Nhưng sang đến năm 2002, thì số lượng khách du lịch có xu hướng tăng dần. Mảng kinh doanh lữ hành quốc tế: Kinh doanh lữ hành quốc tế luôn là thế mạnh của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco, doanh thu của lữ hành quốc tế chiếm 70% doanh thu của hoạt động kinh doanh lữ hành. Nhưng những năm gần đây, Trung tâm đã chú trọng cả đến mảng lữ hành nội địa do nắm bắt được nhu cầu đi du lịch và thu nhập ngày một tăng lên của người dân trong nước, nhưng không phải vì thế mà Trung tâm lại bỏ qua hay không chú ý đến mảng lữ hành quốc tế. Một công ty du lịch muốn tạo được chỗ đứng và vị trí vững chắc trên thị trường du lịch thì nó phải đồng thời hoạt động trên cả hai mảng lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế. Trong quá trình hoạt động thì nó phải tạo ra được uy tín của mình trên thị trường bằng cách xây dựng các chương trình du lịch phong phú, đa dạng với những mức giá cả phù hợp nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng tốt. Ngoài ra, các chương trình đó còn phải tạo ra được sự mới lạ, khác thường so với các chương trình của các công ty khác đã và đang thực hiện. Để từ đó Trung tâm có thể mở rộng được quy mô và thị trường khách hướng vào phục vụ. Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco hiện nay đang có được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có được điều đó là do Trung tâm đã biết phát triển đúng đắn và hài hoà trong hai mảng kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa. Trong những năm qua, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã và đang tập trung vào khai thác một số thị trường có tiềm năng và có khả năng thanh toán cao: Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Đức... Bảng 11: Chỉ tiêu khách quốc tế của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco Đơn vị: Lượt khách Số thứ tự Nội dung 2000 2001 2002 I Outbound 745 1.293 1.103 II Inbound 4.380 4.530 3.286 1 Trung Quốc 2.584 3.008 2.109 2 Hàn Quốc 235 356 196 3 Thái Lan 190 183 135 4 Mỹ 250 332 196 5 úc & Neuzealand 100 150 109 6 Đức 100 55 66 7 Thụy sỹ 140 37 45 8 Các nước khác 781 595 496 Nguồn: Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco Trong tất cả các thị trường mà Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đang hướng vào phục vụ, thị trường Trung Quốc có tỷ lệ cao nhất chiếm hơn 50% trong tổng số các thị trường khác cộng vào. Mặc dù, số lượng khách Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhưng khả năng thanh toán của họ lại thấp so với các đối tượng khách khác: Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan...Số lượng khách Trung Quốc nhiều là vì Trung Quốc có vị trí địa lý gần với Việt Nam, giá cả của các chương trình du lịch phù hợp với mức thu nhập của người dân Trung Quốc. Vì vậy, việc mua một chương trình du lịch ở Việt Nam phù hợp với họ. Khả năng chi trả của khách Trung Quốc thấp là do thu nhập của họ còn thấp và với mức thu nhập đó thì họ chỉ đủ để thực hiện một chuyến đi du lịch ở Việt Nam. Ngoài ra, thị trường Mỹ và Hàn Quốc là những thị trường có khả năng thanh toán cao đòi hỏi Trung tâm cần hướng vào thu hút. Trong hai năm 2000 và 2001 số lượng khách du lịch Mỹ và Hàn Quốc của Trung tâm tăng một cách đáng kể là do Việt Nam được thế giới công nhận là điểm đến an toàn nhất. Nhưng sang đến năm 2002, số lượng khách này đã giảm gần một nửa, điều này là do tình hình thế giới lúc này đã ổn định và du khách không chỉ đến Việt Nam mà họ còn đến du lịch ở các nước khác nữa. Đồng thời trong những năm này Trung tâm cũng đã tổ chức được một số lượng lớn khách du lịch trong nước đi tham quan du lịch một số nước trên thế giới với các chương trình được xây dựng nhằm phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu của khách. Để có được những thành công bước đầu này là do có sự phấn đấu rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên, và một phần là do uy tín và danh tiếng của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco trên thị trường trong và ngoài nước. 2.2. Môi trường kinh doanh của Trung tâm du lịch & dịch vụ hà nội 2.2.1. Môi trường ngoài doanh nghiệp: Bao gồm môi trường kinh tế, môi trường kỹ thuật-công nghệ, môi trường văn hoá xã hội, môi trường tự nhiên. 2.2.1.1. Môi trường kinh tế: Trong các nhân tố của môi trường vĩ mô thì nhân tố kinh tế là quan trọng nhất và quyết định đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Trung tâm. Bởi vì, kinh tế quyết định đến khả năng thanh toán của khách du lịch. Khi kinh tế phát triển, đồng nghĩa với việc thu nhập của người dân cao hơn, đời sống được cải thiện và khi đã thoã mãn được tất cả những nhu cầu thiết yếu thì người ta sẽ có xu hướng chuyển sang thoã những nhu cầu cao hơn, đó là nhu cầu thứ yếu. Khi nắm bắt được tình hình kinh tế phát triển, Trung tâm sẽ tiến hành xây dựng các chương trình du lịch sao cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách du lịch. Khi nền kinh tế tăng trưởng cao kéo theo thu nhập bình quân trên một đầu người của nước ta tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân trên một đầu người của Việt Nam đạt trên 400 USD. Với mức thu nhập như vậy, đời sống người dân được tăng lên rất nhiều. Ngày nay người ta không chỉ nghĩ đến ăn, mặc… mà nhu cầu du lịch cũng đã xuất hiện trong rất nhiều người Việt Nam. Đối với ngành du lịch kể từ khi đất nước chuyển đổi cơ chế ngành du lịch cũng bước sang một trang mới. Ngày càng nhiều người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài, lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam cũng ngày một tăng lên. Trong năm 2002 được coi là một năm phát triển nhất của ngành du lịch Việt Nam. Trong khi ngành du lịch của các nước trên thế giới còn đang trong cuộc khủng hoảng do khủng bố, chiến tranh, thì ngành du lịch Việt Nam đã đón một số lượng khách du lịch quốc tế tương đối lớn. Trong năm 2002, ước tính Việt Nam đã đón khoảng trên 2.600.000 lượt khách, tăng 11,5% so với năm 2001.Trong đó số khách đi bằng đường hàng không là 1.514.500 lượt khách chiếm 58,3% tổng số khách đến, tăng 17%; bằng đường biển là 307.380 lượt khách chiếm 11,8% tổng số khách đến, tăng 7,9%; bằng đường bộ là 778.120 lượt khách chiếm 29,7% tổng số khách đến tăng 3,6% so với năm 2001. Bảng 12: Thị trường du lịch quốc tế hàng đầu của Việt Nam trong năm 2002 là : Thị trường Tỷ lệ (%) Trung Quốc 27,7 Nhật Bản 10,5 Mỹ 9,7 Đài Loan 8 Pháp 4,2 Hàn Quốc 3,9 úc 3,6 Anh 2,6 Các nước khác 29,8 Thị trường nội địa tăng trưởng ổn định. Số lượng khách du lịch nội ước khoảng 13.000.000 lượt người, đạt 107,4% kế hoạch năm, tăng trưởng 11,6% so với năm 2001. Thu nhập về du lịch đạt khoảng 23.500 tỷ VND tăng 14,6% so với năm 2001. Như vậy tình hình phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh. Nắm bắt được những điều kiện thuận lợi này, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã xây dựng những chiến lược phát triển du lịch cụ thể để tiếp cận với môi trường kinh tế đầy tiềm năng này. 2.2.1.2. Môi trường kỹ thuật-công nghệ: Trong vài thập kỷ vừa qua, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới đã có những bước vượt bậc, có thể nói là phát triển một cách mạnh mẽ với những ứng dụng tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, quân sự… Khi kỹ thuật-công nghệ phát triển nó dẫn đến việc tăng năng suất lao động, thời gian làm việc giảm, mọi thao tác kỹ thuật được thực hiện một cách nhanh chóng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Khi hiệu quả kinh tế cao đồng nghĩa với việc kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng, và khi đó khả năng thanh toán của mọi tầng lớp dân cư tăng, mọi nhu cầu thiết yếu được thoả mãn và họ có xu hướng đòi hỏi được thoả mãn những nhu cầu thứ yếu (nhu cầu cao cấp) trong đó có cả nhu cầu đi du lịch. Khoa học công nghệ phát triển không những thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà nó còn tác động vào việc nâng cấp, trang bị lại cơ sở vật chất kỹ thuật trong các công ty, doanh nghiệp du lịch. Khi đã được đầu tư một cách thích đáng thì khả năng phục vụ khách của công ty sẽ được tốt hơn, đáp ứng được nhanh nhất mọi nhu cầu của khách du lịch. Bởi vì, nhu cầu đi du lịch nằm trong nhu cầu cao cấp, khách du lịch luôn đòi hỏi được phục vụ một cách tốt nhất. Do đó, Trung tâm cần phải trang bị lại một cách đồng bộ từ nơi làm việc, cơ sở vật chất kỹ thuật trong Trung tâm cho đến những phương tiện vận chuyển. Từ đó sẽ thu hút được khách du lịch đến và tiêu thụ các sản phẩm của Trung tâm, tạo ra uy tín, danh tiếng của Trung tâm trên thị trường trong và ngoài nước. Khi kỹ thuật-công nghệ đã được áp dụng nó sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra với tốc độ nhanh, bền vững và ngoài ra nó còn đảm bảo việc giữ gìn vệ sinh môi trường. 2.2.1.3. Môi trường văn hoá-xã hội: Việt Nam với 4000 năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một nền văn hoá pha trộn của nhiều dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với nhiều di tích văn hoá lịch sử như: cố đo Huế, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, văn hoá cồng chiêng Hoà Bình, lễ hội dân gian…, cộng đồng người Việt Nam có 54 thành phần dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đặc trưng cho một nền văn hoá. Mỗi dân tộc giữ cho mình một bản sắc riêng biệt với những phong tục tập quán khác nhau. Điều đó tạo ra sự phong phú đa dạng trong nền văn hoá nước ta. Tất cả tạo nên thế mạnh đáng kể trong việc phát triển du lịch ở Việt Nam. Nó cũng là nguồn lực to lớn để thúc đẩy du lịch phát triển tạo ra nguồn thu nhập cho tầng lớp dân cư, ngân sách Nhà nước và tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Hà Nội là trung chính trị, văn hoá của cả nước. Từ nhiều thế kỷ trước Hà Nội là kinh đô của nhiều triều đại Phong Kiến. Chính vì vậy, nó đã hình thành nên nhiều nét văn hoá khiến Hà Nội trở thành vùng đất ngàn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sử, văn hoá to lớn. Ngày nay, khi nhắc đến Hà Nội là người ta nói đến một vùng đất tập trung nhiều danh nhân nổi tiếng của dân tộc, người ta sẽ nhắc đến nếp sống thanh lịch của người dân Hà Thành, nhiều lễ hội đân gian… Người dân Hà Thành có cốt cách thanh lịch, hiếu khách, thân tình, lịch sự trong giao tiếp. Những đặc điểm này rất phù hợp cho việc phát triển du lịch ở Hà Nội. Đối với khách du lịch, khi đi du lịch, ngoài mục đích là tham quan, nghỉ dưỡng họ còn có mục đích khác đó là thích tìm hiểu, khám phá về văn hoá, lịch sử, con người tại nước mà họ đến du lịch. Vì vậy, Việt Nam có đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành du lịch, Việt Nam có bề dầy lịch sử với nền văn hoá phong phú. Vì vậy, có thể thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, du lịch đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho địa phương và đất nước. Nhân tố văn hoá-xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch. Nó là nhân tố thu hút hay cản trở sự phát triển của du lịch. Khi yếu tố đó là tích cực thì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút khách, còn khi yếu tố đó là tiêu cực thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển du lịch. 2.2.1.4. Môi trường tự nhiên: Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Châu á. Nước ta có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú hớp dẫn phân bố rộng khắp và trải dài từ Bắc vào Nam. Rất nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên đã được Nhà nước và thế giới xếp hạng. Đây là nhân tố tạo ra những thuận lợi ban đầu cho việc phát triển kinh doanh du lịch của một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay một quốc gia. Vì vậy, khi xây dựng chiến lược kinh doanh sao cho phải phù hợp với môi trường tự nhiên phong phú và đa dạng của từng vùng. Đối với một nơi nào đó có đầy đủ những điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các điều kiện tự nhiên thuận lợi… thì nơi đó sẽ có điều kiện rất lớn để phát triển du lịch. Tiềm năng về tài nguyên nhân văn du lịch: Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội là vùng đất, cái nôi của nền văn hoá Đại Việt, nơi hình thành Nhà nước Việt Nam đầu tiên, đất đế đô của hầu hết các Vương triều. Chính nơi đây đã hình thành nét đặc trưng cô đọng nhất của văn hoá Việt Nam để rồi lan toả ra cả nước. Tài nguyên này là con người, các chùa, miếu, đình, các công trình kiến trúc xây dựng, di tích văn hoá, các lễ hội truyền thống, các bảo tàng, các cơ sở nghệ thuật của Hà Nội: Văn miếu Quốc Tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Bảo tàng Hồ Chí Minh… Trên địa bàn Hà Nội có khoảng hơn 2000 di tích lịch sử trong đó có 484 di tích đã được xếp hạng. Mật độ di tích của Hà Nội thuốc loại cao nhất trong cả nước. Những di sản này được sinh ra và nuôi dưỡng bằng chính đạo lý, tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc cho nên nó có sức sống mãnh liệt và lâu bền. Các di tích lịch sử của Hà Nội: Khu phố cổ 36 Phố phường, Nhà tù Hoả Lò… Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên: Vì là một thành phố công nghiệp nên điều kiện về tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế. Ngoài khu vực diện tích mặt nước là các hồ: Hồ Tây, sông Hồng…thì khu vực diện tích cây xanh là rất hạn chế chỉ có khu vườn cây ở Bách Thảo là đáng kể. Nói chung, tài nguyên thiên nhiên ở Hà Nội là rất hạn chế, hầu như là không có gì đặc sắc. 2.2.1.5. Yếu tố về chính trị-luật pháp Chế độ chính trị của nước ta hiện nay được coi là tương đối ổn định và vững chắc được thế giới công nhận là điểm đến an toàn và thân thiện. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thông thoáng hơn. Thể hiện nhất quán quan điểm mở rộng hợp tác, giao lưu thân thiện với các nước trên thế giới phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây Việt Nam tham gia xây dựng nhiều mối quan hệ quốc tế: Tham vào tổ chức ASEAN, tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương (APEC), đặc biệt là Việt Nam đã bình thường quan hệ hoá với Mỹ. Hệ thống luật pháp của nước ta ngày càng kiện toàn một cách đầy đủ và đồng bộ hơn với nhiều bộ luật, pháp lệnh, quy định cụ thể… Nhằm tăng cường công tác quản lý của Nhà nước tạo ra khung hành lang pháp lý vững chắc đảm bảo cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong các hoạt động kinh doanh của mình hơn. Trong lĩnh vực du lịch hiện nay có nhiều văn bản pháp luật ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động của ngành như: pháp lệnh du lịch, Nghị định 27-2000/NĐ/CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch, Nghị định 47/2001NĐ/CP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, tổ chức thanh tra du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lữ hành và thành tra du lịch. Dự án xây dựng luật du lịch đã được Quốc hội chấp nhận và đưa vào nội dung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội trong giai đoạn 2002-2007. 2.2.2. Môi trường vi mô: Bao gồm: Đối thủ cạnh tranh, sức ép từ các nhà cung cấp, thị trường khách, sự phát triển dịch vụ môi giới. 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã là kinh tế thị trường thì dứt khoát sẽ có sự cạnh tranh. Vì nền kinh tế thị trường của Việt Nam là nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, cho nên trong quá trình cạnh tranh luôn có sự điều tiết của các doanh nghiệp Nhà nước để tránh cạnh tranh độc quyền. Trên thị trường Hà Nội hiện nay, hoạt động kinh doanh lữ hành đã và đang diễn ra hết sức sôi nổi, quyết liệt và mạnh mẽ với sự hiện diện của hàng trăm, hàng nghìn công ty lữ hành kể cả quốc doanh, liên doanh lẫn tư nhân. Các công ty này hoạt động trên các lĩnh vực và các mảng lữ hành khác nhau, cả lữ hành quốc tế lẫn lữ hành nội địa. Trong trường hợp này, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco sẽ phải lựa chọn ra cho mình đâu là đối thủ mà Trung tâm cần cạnh tranh. Để từ đó Trung tâm đưa ra các phương án, chiến lược, sách lược cạnh tranh sao cho có thể đạt được hiệu quả cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để xác định ai là đối thủ cạnh tranh của Trung tâm trên thị trường cần phải thực hiện các công việc hay đặt ra các câu hỏi để: Xác định xem ai có cùng thị trường mục tiêu với mình. Sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế hay cùng loại. Vị trí địa lý có gần kề hay không. Tình hình trạng thái có tương tự không (sản phẩm, dịch vụ có giống nhau hay không). Sau khi đặt ra những câu hỏi thì Trung tâm sẽ xác định đâu là đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Trên thị trường Hà Nội hiện nay có một số công ty du lịch của Nhà nước hoạt động mạnh trong mảng lữ hành quốc tế và nội địa mà Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco xem như là đối thủ cạnh tranh của mình: Công ty du lịch Công đoàn, du lịch Đường sắt, du lịch Vận tải thuỷ, Star tour, Vina tour, du lịch Bến Thành-chi nhánh tại Hà Nội… Theo tính chất của ngành, sản phẩm của các công ty này thường là giống nhau. Cho nên chúng không thể cạnh tranh với nhau về sản phẩm được, mà chúng chỉ có thể cạnh tranh với nhau về giá và chính chất lượng của sản phẩm. Công ty nào đưa ra thị trường một mức giá phù hợp mà vẫn đảm bảo chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo được lợi nhuận thì công ty đó sẽ chiến thắng và chiếm lĩnh được thị trường đó. Ngoài việc cạnh tranh bằng giá thì các công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và danh tiếng của mình trên thị trường nữa thì mới thu hút được khách. Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco có đầy đủ các điều kiện để có thể cạnh tranh với các công ty trên địa bàn Hà Nội: Mức giá bán của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco cũng không cao hơn so với các công ty khác trên địa bàn. Ngoài ra, Trung tâm còn có uy tín và danh tiếng rất cao trong khu vực hoạt động cũng như trên phạm vi cả nước. Vì vậy, điều đó đã tạo điều kiện rất lớn để Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco có thể hoạt động một cách có hiệu quả trên thị trường Hà Nội. 2.2.2.2. Sức ép từ phía các nhà cung cấp: Đối với một doanh nghiệp lữ hành, các nhà cung cấp có vai trò đặc biệt trong quá trình kinh doanh của mình. Các nhà cung cấp đảm bảo các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp, nó quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này. Do đó, nó góp phần tạo nên tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lữ hành nói chung và Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco nói riêng có rất nhiều các nhà cung cấp khác nhau. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là liên kết tất cả các dịch vụ mà nhà cung cấp đó thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với mức giá gộp. Các nhà cung cấp là những người cung cấp các dịch vụ về: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vé tham quan tại điểm đến cũng như tại địa bàn hoạt động của công ty. Trong số các nhà cung cấp trên, riêng về vận chuyển thì Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã tự tổ chức cho mình một đội xe. Vì là một công ty lữ hành hoạt động trong cả lĩnh vực gửi khách, cho nên công ty luôn tạo ra cho mình một mối quan hệ với các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn Hà Nội: Ngoài những khách sạn liên doanh trực thuộc công ty: Khách sạn Hà Nội Horison, khách sạn liên doanh SAS, khách sạn liên doanh Hà Nội …công ty còn có mối quan hệ với các khách sạn khác: Khách sạn Guoman, khách sạn Bảo Sơn… Tại những điểm đến du lịch, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco cũng đặt quan hệ với một số nhà cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống. ở Hạ Long: Khách sạn Hạ Long 2,3; Bạch Đằng, Vườn Đào, Suối Mơ, Công Đoàn, Hoàng Lan…nhà hàng Hồng Ngọc. ở Hải Phòng: Khách sạn Hướng Dương, Các Hoàng Tử, Viễn Đông, Vân Anh, Nam Dương… ở Trà Cổ: Khách sạn Phương Linh, Hoàng Long, Biển Xanh, Trà Long… Ngoài ra, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco còn có quan hệ với rất nhiều khách sạn khác ở một số tỉnh, thành phố giàu tài nguyên du lịch: Huế, Đà Nẵng, Hội An… Hiện nay, do sức ép từ phía các nhà cung cấp là rất lớn. Chính vì vậy, để giảm bớt sức ép và sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp, Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco đã tiến hành mở rộng các mối quan hệ với rất nhiều nhà cung cấp khác nhau để giảm tránh sự ràng buộc một cách quá mức vào các nhà cung cấp. Tạo ra môi trường cạnh tranh hoàn hảo giữa các nhà cung cấp với nhau và đồng thời cũng là để tạo ra sự lựa chọn phù hợp đối với các nhà cung cấp. Do đó, trong chiến lược kinh doanh của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco là phải bằng cách nào đó để có thể mở rộng mối quan hệ với càng nhiều nhà cung cấp thì càng tốt. Nó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Trung tâm một cách có hiệu quả. 2.2.2.3. Sức ép từ phía khách hàng: Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco hoạt động kinh doanh trong cả mảng lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa. Do đó, thị trường khách hàng chính của Trung tâm thực hiện trong thời gian qua là: ăThị trường khách Châu Âu: Đây là một trong những thị trường truyền thống của Trung tâm Du lịch Hà Nội-Toserco. Khách du lịch là người Châu Âu trong những năm gần đây đi vào Việt Nam ngày càng đông. Họ đã biết đến Việt Nam qua báo chi và các phương tiện thông tin đại chúng trong thời kỳ hai cuộc kháng chiến c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC436.doc
Tài liệu liên quan