Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty tư vấn xây dựng công trình thủy I

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 1

Chương 1: Sự cần thiết phải có khu tránh bão 2

1.1. Tình hình khai thác thủy sản nước ta hiện nay 2

1.2. Đi ều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam 2

1.3. Những thiệt hại đối với nghề cá do bão lũ gây ra trong 1 số năm gần đây 5

1.4. Hiện trạng đội tầu đánh bắt của các địa phương 5

1.5. Kinh nghiệm trú tránh bão của các nước trong khu vực và của ngư dân địa phương 6

1.6. Yêu cầu kỹ thuật đối với các khu trú đậu tránh bão 8

Chương 2: Một số nguyên tắc hay cách sắp xếp tàu đậu trong vũng 10

 2.1. Hình thức neo trụ 10

 2.2. Đặt bích neo trên bờ hoặc trên đê chắn sóng 10

 2.3. Bố trí trụ neo nối bờ 11

Chương 3: Một số ví dụ khu tránh bão 12

 3.1. Khu tránh bão Cửa Tùng – Quảng Trị 12

 3.2. Khu neo đậu vũng An Hòa tỉnh Quảng Nam 14

 3.3. Khu neo đậu tránh bão Tam Quan tỉnh Bình Định 15

Chương 4: Kết luận 20

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty tư vấn xây dựng công trình thủy I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Thực tập cuối khoá là một yêu cầu bắt buộc với mỗi sinh viên trước kỳ đồ án tốt nghiệp. Nó giúp sinh viên nắm vững, củng cố và mở rộng thêm những kiến thức lý luận đã được học tập và rèn luyện ở trường; tiếp cận dần với công việc thực tế hàng ngày của một cán bộ kỹ thuật. Hơn nữa nó giúp mỗi sinh viên sắc bén lên trong nhãn quan xem xét các vấn đề thực tế mà các Công ty tư vấn xây dựng thường ngày phải đối mặt giải quyết. Đặc biệt hơn là tác phong làm việc, ứng xử mà họ đã cảm nhận, tiếp thu và bồi đắp cho mình là những điều quý giá và bổ ích. Sau cùng có thể nói: những kiến thức, tài liệu và mọi điều thu thập được từ nơi thực tập sẽ giúp sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho đồ án tốt nghiệp của mình và cho công việc sau này. Trong quá trình thức tập tại công ty tư vấn xây dựng công trình thủy I , dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các anh chị trong công ty, em đã thu được nhiều diều bổ ích. Em xin trân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty và dặc biệt là các anh chị trong phòng thiết kế 2 đã giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này. Chương 1 Sự cần thiết phải có khu tránh bão 1.1. Tình hình khai thác thủy sản nước ta hiện nay Khai thác hải sản luôn giữ vai trò quan trọng trong ngành thuỷ sản, đồng thời góp phần tăng cường bảo vệ an ninh quốc phòng và chủ quyền lãnh hải. Theo đánh giá sơ bộ, trữ lượng hải sản thuộc vùng biển VN là trên 3,8 triệu tấn, khả năng khai thác hàng năm là 1.55 triệu tấn theo số liệu điều tra cuối tháng 3 /2000, cả nước có 80835 phương tiện khai thác hải sản, tổng công suất 295199 cv. Năm 1999 sản lượng khai thác hải sản là 1212800 tấn trong tổng số 1827300 tấn lượng thuỷ sản nói chung. Kim ngạch suất khẩu đạt 971,12 triệu USD . Kế hoạch năm 2000 sản lượng thuỷ sản là 1940000 tấn, trong đó khai hthác hải sản là 1220000 tấn. Kim ngạch xuất khẩu 1100 triệu USD. 1.2. Điều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam Các đặc điểm về khí hậu hải văn biển của các vùng biển Việt Nam Yếu tố khí tượng thuỷ hải văn chính ảnh hưởng tới hoạt động của tàu thuyền nghề cá là : Gió Bão áp thấp nhiệt đới, dông và sương mù, sóng, dòng chảy biển và thuỷ triều. Theo số liệu quan trắc thường xuyên tại các trạm ven biển có thể rút ra đặc điểm khí hậu hải văn của từng khu vực biển như sau: Vùng biển vịng bắc bộ Chịu ảnh hưởng mạnh của bão và áp thấp nhiệt đớihình thàng từ biển đông và thái bìng dương. Thời gian xuất hiện thường từ trung tuần tháng 5 đến dầu tháng 10. tập trung vào các tháng 7,8,9 . riêng tháng 8 chiếm 30 phân trăm. thanh hoá, nghệ an, hà tĩnh, hải phòng, quảng ninh là vùng thường có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào nhiều. Hướng của bão chủ yếu từ đông nam lên tây bắc. hướng gió trong bão theo chiều ngược kim đồng hồ. Vào các tháng 10 á tháng 3 thường xuất hiện các đợt gió mùa đông bắc mạng kéo dài. Mỗi đợt dài từ 5 đến 7 ngày, ảnh hưởng lớn tới hoạt động trên biển. Sương mù bình lưu thường xảy ra vào cuối mùa đông. Thịnh hành nhất là vào tháng 3. Thuỷ triều thuộc loại nhật triều thuần nhất, biên độ triều lớn lên tới 4m và giảm dần theo vĩ độ. Vùng biển miền trung Bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra từ trung tuần tháng 9 đến hết tháng 11 với cường lực mạnh. Khu vực bão thường đổ bộ vào là Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định. Hướng đi của bão chủ yếu là Đông – Tây, vào cuối mùa thiên về Tây - Nam. Những cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện ngay tại biển đông rất nguy hiểm cho tàu thuyền nghề cá bởi tốc độ di chuyển nhanh, hướng thay đổi bất thường. đặc biệt tại khu này độ dốc cao, sông htường ngắn, dốc, rừng đầu nguồn bị phá nhiều. Bão và áp thấp nhiệt đới thuờng kèm theo mưa lớn trên diện rộng, dễ gây ngập lụt, lũ quét tại các vùng cửa sông rất nguy hại cho tàu thuyền khi vào trú đậu tránh bão. Các đợt gió mùa đông bắc mạnh ảnh hưởng tới vùng biển tương tự như vùng biển vịnh bắc bộ tuy cường lực và thời gian giảm nhẹ hơn, nhất là từ Đà Nẵng trở vào. Thuỷ triều phức tạp, phía Bắc và Nam là nhật triều không đều, biên độ 1,2 đến 2,2m, đoạn giữa từ cửa Việt đến Quảng Nam là bán nhật triều, biên độ triều nhỏ, từ 0,4 đến 1m. Vùng biển Đông nam bộ Bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện từ trung tuần tháng 10 đến hết tháng 11, số lượng ít hơn hẳn so với vùng biển miền trung. Hướng đi chính của bão từ Đông đông bắc – Tây tây nam. Chế độ gió khá ổn địng và chi phối các yếu tố khí hậu khác. Mùa khô chế độ gió Bắc và Đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3, các đợt gió đông bắc mạng chỉ kéo dài 1 á 2 ngày ít ảnh hưởng tới thời tiết biển. Mùa mưa,gió tây nam là chủ yếu, từ tháng 5 đến tháng 9 chế độ gió khá ổn định về hướng và cường độ, thường nhỏ hơn mùa khô, thời kỳ chuyển mùa gió lặng chiếm ưu thế rất thuận lợi cho khai thác trên biển. Thuỷ triều chủ yếu là bán nhật triều, biên độ trong kỳ nước cường đạt 3 á4m, nước kém đạt 1,2 á2m thuậ lợi cho tàu thuyền lợi dụng triều vượt bãi cạn vào trong sông. Vùng biển Tây nam bộ Rất ít bão và áp thấp nhiệt đới. Trong 40 năm gần đây chỉ có 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếo tới vùng biển. Hướng di chuyển chính Đông đông bắc – Tây tây nam. Chế độ khí hậu ôn hoà với 2 mùa mua gió chính. từ tháng 4 đến tháng 11 có gió tây nam, tay và tây bắc; tốc độ trung bình 3,4m/s. Từ tháng 12 đến tháng 3, gió Bắcvà Đông bắc chuyển dần sang Nam và Đông nam ở cuối mùa. Trong các tháng 11, 12 và tháng 3 giao mùa thời gian gió lặng chiếm tới 40%trong tháng, rất thuận lợi cho nghề cá. Vào mùa gió tây nam (mùa mưa ) cần đề phòng các cơn giông gây gió mạnh gió xoáy cục bộ gây nguy hiểm cho tàu thuyền. Kết luận Vùng biển Việt Nam vừa chịu tác động của gió mùa Đông Bắc vừa chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và gió mạnh bất lợi cho đánh bắt hải sản, mặt khác bão lại xuất hiện đột ngột , tốc độ di chuyển cao thời gian ngắn, cường độ mạnh tập trung nhiều ở miền trung và miền bắc, do đó việc xây dựng các khu tránh trú bão cho các tàu thuyền đánh cá là rất cần thiết. 1.3. Những thiệt hại đối với nghề cá do bão lũ gây ra trong 1 số năm gần đây Bên cạnh những thuận lợi nghề khai thac còn gặp nhiều khó khăn do giông bão thiên tai, gió lốc và lũ lụt gây thiệt hại rất đáng kể về người và tài sản của ngư dân. đặc biệt thời gian gần đây , khí hậu thời tiết trên biển có những biến động phức tạp. Năm 1997 riêng cơn bão số 5 đầu tháng 11 đổ bộ vào nam bộ đã làm 3675 tầu thuyền chìm đắm, mất tích; 2770 ngư dân chết và mất tích; 1277 người bị thương, 5325 người được cứu vớt; thiệt hại về thuỷ sản ước hơn 2300 tỷ đồng. Năm 1998 các cơn bão số 4,5,6,7,8 đổ bộ vào miền trung đã gây ra thiệt hại tren 110 tỷ đồng; 451 tầu thuyền chìm đắm, 4 tầu mất tích; 78 người chết, 26 người mất tích, 14 người bị thương. Năm 1999 áp thấp nhiệt đới liên tiếp xảy ra ở khu vực miền trung vào đầu tháng 11 và 12 kèm theo mưa to, và lũ lớn làm thiệt hại về thuỷ sản ước tính hơn 100 tỷ đồng; 1282 tầu thuyền chìm đắm; 59 người chết, hàng trăm người bị thương. 1.4. Hiện trạng đội tầu và hoạt động đánh bắt tại các đia phương Tổng hợp chung đến tháng 3 năm 2000 đội tàu nghề cá cả nước có 80835 phương tiện trong đó 74570 phương tiện gắn máy. Tổng công suất 2952199 CV phân chia theo cỡ loại ngành nghề và phạm vi hoạt động đối với các khu vục vùng biển và phạm vi cả nước. Dự kiến dóng mới và cải tạo trong năm 2000 thuộc chương trình khai thác hải sản xa bờ là 783 chiếc, tổng công suất 190910cv đèu là loại tàu > 90cv. Đánh giá chung đội tàu thuyền khai thác hải sản của ta con tồn tại nhiều nhược điểm sau: + tỷ lệ tàu nhỏ chiếm tỷ trọng cao (tàu nhỏ dưới 23cv chiếm 46,4% ). + Số lượng tàu thuyền hoạt động ở khu vực ven bờ chiếm 51,4%, giữa chiếm 35%, xa bờ chiếm 13,6%. + các tàu nhỏ không có phương tiện thông tin, phương tiện cứu sinh, cứu nạn, công suất máy nhỏ, thường rất khó khăn khi gặp bão hoặc gió lớn. Kết luận: các tàu nhỏ không có khả năng tự chống chọi với bão hay áp thấp nhiệt đới mà phải cần có những khu tránh trú bão an toàn. 1.5. Kinh nghiệm trú tránh bão của các nước trong khu vực và của ngư dân địa phương Kinh nghiệm trú tránh bão của các nước trong khu vực để hạn chế thiệt hại do thiên tai gió bão gây ra đối voái tàu thuyền nghề cá, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực thường phải phối hợp nhiều lĩnh vực. Hệ thống dự báo thời tiết, thông tin, báo hiệu, hướng dẫn thường xuyên cho ngư dân, đặc biệt khi có những biến động bất thường về thời tiết. Hệ thống cứu hộ cứu nạn cho tàu thuyền hoạt động trên biển nối chung, trong đó có nghề cá. Hệ thống hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát trang thiết bị an toàn cứu sinh, cứu đắm và thông tin liên lảctên tàu thuyền nghề cá. Hình thành các khu neo đậu kín sóng đồng thời làm cảng căn cứ và là nơi trú đậu tránh bão cho tàu thuyền. Khi có gió bão toàn bộ các tàu thuyền hoạt động trên biển đều phải về trú đậu tại các cảng căn cứ ven bờ hoặc các cửa sông nằm sâu trong đất liền. Các khu trú đậu tránh bão được bố trí gần nhất với các tụ điểm nghề cá và thường là kết hợp ngay với các cảng cá. Kinh nghiệm của ngư dân các địa phương - Sau khi nhận được thông tin về bão hoặc áp thấp nhiệt đới, tàu thuyền nhanh chóng chạy xa vùng bão và tìm về nơi trú đậu. - Nơi trú đậu hiện tai hầu như chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, các vũng vịnh ven biển , các cửa sông lạch có tụ điểm nghề cá, các đảo hoạc quần đảo được che chắn phần nào bởi sóng gió. - Với các tàu nhỏ, cách trú bão tót nhất là đưa lên cạn nơi các bãi bùn đất cạnh sông hoặc các bãi cát ven vịnh, đảo. - Các tổn thất của tàu và ngư dân khi đã về nơi trú đậu do bão gây ra thường do các nguyên nhân sau: + luồng cửa sông, lạch cạn hẹp, thiếu hệ thống báo hiệu đẫn luồng nên tàu không vào sâu được trong vũng đậu cửa sông hoặc mắc kẹt tại các bãi ngang cửa sông bị chìm đắm dưới tác dụng của sóng biển. + Do việc neo đậu trú tránh hoàn toàn tự phát, thiếu các hạng mục công trình hỗ trợ nên: Tàu đậu thành từng mảng lớn sát cạnh nhau khó xoay chuyển theo sự thay đổi của hướng gió, lại dễ bị va đập vào nhau khi gió mạnh, sóng lớn gây vỡ thành tàu chìm đắm và gây khó khăn khi ứng cứu. Neo tàu không ăn, không đủ sức ổn định tàu nên dễ bị cuốn trôi va vào đá, bãi ngầm đối với tàu đậu ở vũng vịnh ven bờ ven đảo hoặc bị nước lũ cuốn trôi đối với những tàu trú tại các cửa sông (nhất là owr khu vực ven biển miền trung ). Do thiếu phương tiện cứu nạn cứu hộ nên thường bị động và không kịp thời giải quyết ứng cứu đối với sự cố, tai nạn cho người và tàu thuyền. 1.6. Yêu cầu kỹ thuật đối với khu trú đậu tránh bão Khu trú đậu tránh gió bão đối với tàu thuyền nghề cá cần đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chính sau: khu nước neo đậu tàu tương đối kín sóng, lặng gió, được che chắn tối thiểu 3 phía khỏi sóng đại dương (chiều cao sóng khi có gió bão cấp 11, 12 nhỏ hơn 1m ). Tốt nhất là nằm sâu trong các vịnh kín hoặc cửa sông cách ly hẳn với sóng biển. Luồng vào đủ rộng và sâu để loại tàu trung bình có thể ra vào đồng thời (luồng 2 chiều ), loại tàu lớn nhất ra vào an toàn theo tiêu chuẩn luồng 1 chiều. Chiều rộng luồng tối thiểu là 8Bt hoặc 4 - 5 Btmax. Chiều sâu luồng tối thiểu là 1,1 – 1,5 Btmax kể từ mực nước thấp tùy thuộc địa chất đáy. Trên luồng phải có đèn báo cửa và hệ thống báo hiệu dẫn đường đảm bảo tầu thuyền ra vào an toàn cả ngày lẫn đêm. Khu nước phải đủ rộng và có điều kiện địa chất đáy thuận lợi để neo đậu tàu bằng chính neo tàu. Trường hợp diện tích tự nhiên vùng neo đậu chật hẹp, điều kiện địa chất đáy không đảm bảo giữ neo, cần bố trí các trụ neo phao độc lập để hỗ trợ vào tổ chức việc neo đậu tàu. Tàu đậu tại phao thành nhóm có chiều dài rộng nhỏ hơn 1/2 bước sóng khi gió bão và có thể xoay chuyển dễ dàng để luôn hướng mũi tầu đón sóng gió đến và hạn chế va đập vào nhau do sóng. Tại khu vực đậu tàu tránh bão ở các cửa sông miền trung cần bố trí các bệ neo, trụ neo dọc bờ để hỗ trợ tàu đậu ổn định khi có lũ trên sông. Tại các khu neo đậu tàu xa cảng hoặc chưa có cảng nhưng gần với tụ điểm nghề cá, ngoài các trụ neo tầu độc lập, cần xây dựng các trụ neo tàu nối bờ có cầu dẫn dơn giản để thuận lợi cho ngư dân tiếp cận với bờ khi vào trú tránh. Trên vùng đất của khu đậu trú tránh bão cần có các cơ sở cung ứng dịch vụ thiết yếu phục vụ ngư dân và tàu thuyền ( y tế, các phương tiện thông tin, lương thực, nước ngọt, ... ) đảm bỏa giải quyết các nhu cầu cấp thiết và các sự cố tai nạn. - Phương tiện, trang thiết bị thông tin báo hiệu hỗ trợ cứu hộ cứu nạn phả đủ để chủ động đối phó và phối hợp với các lực lượng phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn tàu trên biển của trung ương và địa phương. Chương 2 Một số nguyên tắc hay cách sắp xếp tàu đậu trong vũng 2.1. Hình thức neo trụ Các tàu neo chung với nhau vào 1 neo. Kết cấu neo có thể là trụ BTCT hoặc kết cấu phao nổi. Với kiểu neo đậu này tàu có thể dễ dàng xoay theo hướng gió. 2.2. Đặt bích neo trên bờ hoặc trên đê chắn sóng 2.3. Bố trí trụ neo nối bờ Đối với các tàu nhỏ dưới 23CV, cách neo trú tốt nhất khi có gió mạnh là đưa lên cạn, nơi các bãi cát , bùn ở cửa sông hoặc di chuyển sâu vào trong các cửa sông. Chương 3 Một số ví dụ khu tránh bão Khu neo đậu tránh bão Cửa Tùng - Quảng Trị a. Phạm vi phục vụ Bao gồm tàu thuyền nghề cá tại khu vực và các tàu nơi khác đến đánh bắt tại ngư trường Bắc Quảng Trị. Như vậy phạm vi phục vụ của khu trú đậu Cửa tùng là địa phương tỉnh. b. Số lượng phương tiện Bao gồm các tàu thuyền địa phương, tàu thuyền dự kiến đóng mới và tàu thuyền từ nơi khác đến. Tổng cộng là 850 chiếc, trong đó có khoảng 250 phương tiện có công suất 45-150CV cần vị trí trú đậu, số còn lại là tầu < 23Cv sẽ tự phân tán neo đậu sâu bên trong sông. c. Vị trí và diều kiện tự nhiên Khu trú đậu xay dựng tại địa phận các xã Vĩnh Quang và trung Giã. Tọa độ j=17o2 N, l = 107o2 B. Khí hậu vùng này có 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ bình quân 24 – 27oC. nhiệt độ cao nhất 40oC, nhiệt độ thấp nhất 10oC. Lượng mưa bình quân 2500mm- 2700mm. Vùng này chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa, thủy triều và còn chịu ảnh hưởng của lũ trên sông Bến Hải. Mực nước triều cao nhất : +2.6m Mưc nước triều trung bình : -0.2m Mực nước triều thấp nhất : -0.96m Cửa sông bị bùn cát từ bờ nam tràn sang bồi lấp. Độ sâu ngoài cửa chỉ đạt 1 – 1.2m d. Địa hình địa mạo Cửa tùng có một lạch đổ ra biển. Phía bắc là mũi Mủi si che chắn các hướng sóng gió bắc và đông bắc và Tây bắc, Phía nam, địa hình bằng phẳng có nhiều đồi cát vươn ra biển, Vùng nước trong sông được che chắn kín sóng gió là nơi trú ẩn rất tốt. Độ sâu tại cửa biển và đoạn luồng vào bến ku neo đậu đạt 1-1,2 m do đó chỉ có tàu nhỏ xuồng ghe vượt qua được, tàu lớn phải lợi dụng triều. e. Điều kiện địa chất Địa chất đáy khu vực chủ yếu là bùn pha cát và cát, rất thuận lợi cho việc neo đậu, nạo vét và xây dựng công trình. f. Hình thức neo đậu và các hạng mục công trình Các tàu neo đậu chủ yếu dùng phương pháp tự neo kết hợp vvới trụ và phao neo. Chiều sâu khu nước neo đậu 2,5-3m cho tàu đến 150CV. Cao độ đáy khu nước neo đậu: -2,7m Khu neo đậu được bố trí tại bờ phía nam cửa Tùng thuộc địa phận xã Trung giang và nằm ngoài giới hạn lạch chạy tàu chung. Khu quay vòng bố trí phía thượng lưu khu neo đậu. Các tàu nhỏ đậu bên trong sát bờ và vuông góc với bờ. Hình thức neo đậu quay lái vào trong, thả neo mũi, neo lái buộc vào cọc BTCT đóng sẵn trên bờ. Các tàu lớn đậu bên ngoài chừa đường đi cho các tàu cứu hộ. Tàu đậu ngược hướng gió, thả neo lái, neo mũi buộc vào phao đậu tàu. Hệ thống neo buộc tàu bao gồm các phao đường kính D=2m , và các cọc BTCT 35x35đóng dọc theo tuyến bờ ngoài tác dụng làm cọc neo còn có tác dụng làm cọc định vị cho tàu đỗ đúng vị trí quy định. Xây dựng các trụ neo tàu BTCT có cầu dẫn nối bờ tại vị trí neo đậu. Trụ có kích thước 2x2x1m cọc BTCT 35x35 dài 20m . Số lượng 20 trụ. Phao tthép đường kính 2m, rùa neo 15t cho các tàu lớn neo đậu. Số lượng 20 quả. Khu neo đậu vũng An Hòa tỉnh Quảng Nam Phạm vi phục vụ Tỉnh Quảng nam có 2 trung tâm nghề cá lớn nhất là Cửa Đại và vũng An Hòa(cửa Kỳ Hà ) tính đến cuối năm 1999 số tàu thuyền đánh bắt hỉa sản phía nam tỉnh có khoảng 1800 chiếc với tổng công suất 30620CV. Trong đó chủ yếu là tàu nhỏ dưới 23CV: 1251 chiếc , còn lại là tàu từ 23-300CV. Hoạt động đánh bắt hải sản phía nam của tỉnh bị ảnh hưởng rất lớn bởi bão và gió mùa đông bắc, tây Nam. Để có nơi neo đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá cần quy hoạch khu neo đậu tranhs bão tại vũng An Hòa tỉnh Quảng Namphục vụ tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá phía nam tỉnh và các tàu thuyền đánh bắt hải sản ở ngư trường khu vực. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vũng nước sâu An Hòa thuộc xã Tam Hải, Tam Giang, Tam Quan, huện núi thành tỉnh Quảng Nam. Tọa độ địa lý: j = 15o29’ vĩ độ bắc ; l = 108o40’ độ kinh đông. Đặc điểm khí tượng thủy hải văn chính Hứong gió thịnh hành là gió màu Đông Bắc và gió mùa Tây Nam Bão thường xuất hiện từ tháng 8-11, mỗi năm có 4-6 cơn bão đổ bộ trực tiếp hoặc ảnh hưởng tới vùng biển Quảng Nam. Tốc độ gió trong bão đạt tới cấp 11 (v= 28m/s ngày 22/10/1996) Khu vực neo đậu có chế độ nhật triều không đều, biên độ triều đạt 0.9-1.3m. Mực nước cao thiết kế: +2.3m Mực nước thấp thiết kế: +0.5m Địa hình địa mạo Vũng nước sâu An Hòa được che chắn sóng gió bởi xã Tam Hải, Tam Giang, Tam Quan. Vào sâu hơn nữa là khu vực sông Trường Giang, đay là vùng biển do thiên tạo kín sóng gió nhất trong khu vựctỉnh Quảng Nam, rất thuận lợi cho tàu thuyền neo đậu tránh trú với số lượng lớn. Điều kiện địa chất Địa chất đáy vũng An Hòa gồm bùn cát pha và cát, nói chung rất thuận lợi cho việc thả neo tàu. Khu neo đậu tránh bão Tam Quan Bình Định phạm vi phục vụ Tại khu vực Tam quan, tầu thuyền và phương tiện nghề cá của khu vực tập trung chủ yếu ở 6 xã ven biển là Tam Quan Bắc, Tam Quan nam, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Mỹ, Hoài Hải. Số lượng tổng cộng khoảng 1.300 chiếc chiếm 30% số lượng tàu thuyền toàn tỉnh. Tổng công suất khoảng 31.500CV chiếm 45% công suất tàu thuyền toàn tỉnh. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều phương tiện ở nơi khác đến tham gia đánh bắt với số lượng thường xuyên khoảng 200 -300 chiếc. Số lượng phương tiện và năng lực dự kiến Tàu thuyền thuộc huyện Hoài Nhơn Loại > 40CV 88 chiếc Loại 23- 40CV 641 chiếc Loại < 23CV 271 chiếc Tàu thuyền các nơi khác 200 chiếc, chủ yếu là loại ≥ 90CV Như vậy tổng số phương tiện cần đáp ứng là 1200 phương tiẹn, trong đó cókhoảng 400 phương tiện có công suất < 23CV sẽ tự phân tán neo đậu. Dự kiến khu trú đậu sẽ đáp ứng cho khoảmg 800 phương tiện có công suất từ 23- 90CV. Vị trí và điều kiện tự nhiên Vị trí khu trú đậu dự kiến bố trí tại xã Tam Quan bắc (từ cầu thiên chánh đến trạm biên phòng cửa Tam Quan ). Tạo độ địa lý từ 14o34’36’’ vĩ Bắc và 109o03’24’’ kinh đông đến 14o33’24’’ vĩ bắc và 109o03’40’’ kinh đông Gió : Khu vực này có 2 mùa gió chính, gió mùa đông và gió mùa hè. Mùa hè hướng gió thịnh hành là hướng đông và đông nam. Mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Tây bắc và bắc . Tối đa gió trung bình khoảng 2 á 4 m/s. Khi có bão vận tốc gió có thể lên đến 40 m/s. Bão: Mùa bão ở đây từ tháng 9 á 11, tháng 10 là tháng nhiều bão nhất. Trung bình hàng năm có khoảng 1 cơn bão đổ bộ trực tiếp và Bình Định. Mưa bão là loại thiên tai chính gây thiệt hại nặng nề cho người và phương tiện nghề cá nơi đây. Mùa bão trùng với mùa mưa cũng là thời kỳ có nhiều những cơn dông gây mưa to gió lớn làm tăng mức độ nghiêm trọng của lũ lụt khi có bão. Dao động mực nước có tính chất bán nhật triều không đều. Các ngày trong tháng có 2 lần nước lớn và nước ròng. Giá trị mực nước thiết kế như sau (Hệ hải đồ) : Mực nước cao thiết kế ( P 5% ) = + 2,5 m Mực nước trung bình ( P 50% ) = + 1,1 m Mực nước thấp thiết kế ( P 95% ) = + 0,3 m * Công trình thủy công : + Nạo vét luồng tàu và khu nước neo đậu tàu, đảm bảo cho các tàu đi lại và neo đậu tại khu trú bão an toàn trong mọi điều kiện thời tiết. + Trụ neo tàu nối bờ dài 72m; có kết cấu dạng trụ va neo bằng BTCT M300, nối với nhau bằng cầu dẫn rộng 2m, với quy mô : Tiếp nhận tàu đánh bắt hải sản có công suất đến 135CV ra vào thường xuyên. Tàu tính toán có các đặc trưng tính toán sau : Lmax = 23,0m; Bmax = 4,6m ; Tmax=1,7m Cao trình mặt trụ : + 3,3m Cao trình đáy vũng neo đậu : - 1,6m Công trình trụ neo nối bờ cho tàu 135CV : + Trụ neo nối bờ được bố trí trên mặt bằng dạng bến nhô. Toàn bộ có 05 trụ neo nối bờ. + Chiều dài 01 trụ neo là 63m, chiều dài tuyến cập tàu của 01 trụ là 126m; quy mô cho tàu đến 135CV neo đậu trú bão. + Kết cấu 01 trụ neo nối bờ bao gồm : 06 trụ va tựa tàu bằng BTCT M250 nối với nhau bằng 05 cầu dẫn dài 9m bằng BTCT M300. + Trụ va tựa có kích thước mặt bằng 3m x 3m. Cao độ mặt trụ +3,3m; cao độ đáy trụ +0,8m; cao trình đáy khu nước -1,60m theo hệ cao độ Hải đồ, chiều sâu nước neo đậu bến 1,92m. + Cầu dẫn có kích thước mặt bằng : dài x rộng = 9m x 2m. Cao độ mặt cầu là +3,3m. + Nền cọc : dùng cọc vuông BTCT M300 có tiết diện 40cm x 40cm. Chiều dài cọc tính theo các mặt cắt địa chất điển hình là 12m. Mỗi trụ va tựa gồm 6 cọc bố trí đóng xiên 6:1. Mỗi cầu dẫn gồm 3 cọc đóng thẳng đứng cách nhau 3,5m. + Kết cấu phần trên của trụ va tựa là đài BTCT M250 đổ tại chỗ. Kết cấu phần trên của cầu dẫn là một dầm chữ T, phần bụng dầm có tiết diện W x H = 60 x 55 cm, phần cánh dầm dày 25cm ở giữa và dày 20cm tại mép, kết cấu bằng BTCT M300 đúc liền khối. + Bích neo tàu 30T, trên mỗi trụ va tựa bố trí 01 cái. Kết cấu bích neo bằng ống thép F 400, phía trong ống đặt lồng thép và được đổ bê tông tại chỗ cùng với đài trụ va tựa. + Đệm tựa tàu là ống cao su có đường kính ngoài F 300 , dài 1,5m treo thẳng đứng bằng xích thép. ở mỗi trụ va tựa bố trí 4 đệm, một trụ neo nối bờ có 24 đệm tàu . . * Phao neo tàu : + Là phao trụ chia làm 6 ngăn kín nước có : - Đường kính F = 3,8 m - Chiều cao phao H = 1,8 m - Mớn nước T = 1,36 m - Lượng chiếm nước toàn phần D = 20,9 T + Thân phao có kết cấu vỏ tôn dày 10mm, được gia cường bởi các mã tôn dày 8mm và sườn thép hình L 80 x80 x 8 mm + Đệm chống va đập được làm bằng gỗ nhóm III có tiết diện (150x150)mm2 + Giữa tâm phao có ống thông thủy F 340 mm để trục lõi phao qua. Kết cấu ống trục lõi phao là thép tấm dày 12mm. + Trục lõi phao là trục tròn có đường kính F 100 mm làm bằng thép đúc + Trên mặt boong phao được hàn các thanh thép F 6 cách nhau 250mm để chống trượt. + Các mối hàn tôn bao, boong, đáy, vách với nhau hàn 2 phía chiều cao 6mm đến 8mm và phải đảm bảo yêu cầu chất lượng kín nước, các mối hàn còn lại yêu cầu kín chu vi tiếp xúc bề mặt chi tiết. + Trước khi trang trí phao phải thử phao bằng không khí với áp suất p=0,75kg/cm2. Phía trong phao được sơn 3 lớp sơn chống gỉ. Phía ngoài phao được sơn 2 lớp sơn chống gỉ và 1 lớp sơn màu (phần trên mạn khô). Lớp sơn màu sơn thành 8 dải màu vàng, đỏ xen kẽ theo chiều đứng. + Một quả phao neo tàu được neo giữ bởi một rùa BTCT M200 có trọng lượng 35 T thông qua xích neo F 40 - loại xích hàn theo GOCT228-65 . + Kết cấu phao neo tàu xem các bản vẽ PNT-02/09 đến PNT-08/09. * Rùa neo : + Rùa neo hình hộp có hệ số hình dạng bằng 0,275. Kết cấu rùa bê tông cốt thép M200. Móc neo bằng thép tròn cán nóng F 90. Chương 4 Kết luận Hiện nay việc trú đậu tránh bão ủa tàu thuyền đánh cá hoạt động trên biển do ngư dân thực hiện tự phát, thiếu hướng dẫn tổ chức, các vị trí trú đậu tránh bão gần như hoàn toàn dự vào điều kiện tự nhiên, nhiều tổn thất tai nạn xảy đến cho tàu thuyền ngay tại nơi trú ẩn, việc giải quyết cứu hộ cứu nạn và cung ứng dịch vụ thiết yếu cho ngư dân khi vào trú đậu tránh bão còn bị động và chưa kịp thời. Do vậy việc quy hoạch các khu trú đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá hoạt động trên biển và đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các vị trí được chọn để trú tránh bão là hết sức cần thiết. Với những đặc điểm của hoạt động khai thác và đội tàu đánh cá hiện nay phù hợp với đặc thù thời tiết gió bão và điều kiện địa lý tự nhiên của các vùng biển. Các vị trí neo đậu tránh bão cho tàu thuyền nghề cá trên biển cần hình thành một hệ thống với nhiều cấp độ và quy mô đáp ứng khác nhau, nằm gần các tụ điểm nghề cá và ngư trường trọng điểm kết hợp chặt chẽ với các cảng cá và bến cá tư nhân. Mục lục Trang Lời nói đầu 1 Chương 1: Sự cần thiết phải có khu tránh bão 2 Tình hình khai thác thủy sản nước ta hiện nay 2 Đi ều kiện tự nhiên của vùng biển Việt Nam 2 Những thiệt hại đối với nghề cá do bão lũ gây ra trong 1 số năm gần đây 5 Hiện trạng đội tầu đánh bắt của các địa phương 5 Kinh nghiệm trú tránh bão của các nước trong khu vực và của ngư dân địa phương 6 Yêu cầu kỹ thuật đối với các khu trú đậu tránh bão 8 Chương 2: Một số nguyên tắc hay cách sắp xếp tàu đậu trong vũng 10 2.1. Hình thức neo trụ 10 2.2. Đặt bích neo trên bờ hoặc trên đê chắn sóng 10 2.3. Bố trí trụ neo nối bờ 11 Chương 3: Một số ví dụ khu tránh bão 12 3.1. Khu tránh bão Cửa Tùng – Quảng Trị 12 3.2. Khu neo đậu vũng An Hòa tỉnh Quảng Nam 14 3.3. Khu neo đậu tránh bão Tam Quan tỉnh Bình Định 15 Chương 4: Kết luận 20 Đánh giá của cơ quan nơi thực tập Công ty tư vấn xây dựng công trình thủy i

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC437.doc
Tài liệu liên quan