Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Xây Dựng số 4

 Trong thời gian thực tập tai Công ty Xây Dựng số 4 thuộc Tổng công ty Xây Dựng Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chú và các bác trong phòng Tổ chức lao động cùng các phòng ban khác trong Công ty em đã hoàn thành khoá thực tập này một cách nhanh chóng và thuận lợi. Dưới sự hướng dẫn của các chú, các bác trong Công ty, đặc biệt là phòng Tổ chức lao động, phòng Dự án đã giúp cho em hiểu rất nhiều về tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức quản lý lao động của Công ty Xây Dựng số 4 nói riêng và của ngành xây dựng nói chung. Có được như vậy, khi ra trường em không phải bỡ ngỡ khi tham gia vào công việc của doanh nghiệp.

 Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú phòng Tổ chức lao động Công ty Xây Dựng số 4 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

 

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty Xây Dựng số 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy móc thiết bị, xây dựng kho tàng, nhà làm việc, lắp đặt điện nước thi công theo biện pháp. - Bảo đảm công tác sửa chữa thiết bị, tổ chức cung ứng vật tư năng lượng cho SX,và quản lý dự trữ; lập kế hoạch cung cấp NVL, tổ chức hệ thống sửa chữa thiết bị, máy móc và các tài sản cố định. - Quản lý chất lượng : áp dụng các mô hình quản lý chất lượng và quản lý chất lượng toàn diện (TQM) - Bảo đảm cho việc thi công đúng tiến độ, chất lượng đạt tiêu chuẩn, bảo đảm hiệu quả kinh tế... - Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ quản lý SX : Tổ chức hệ thống theo dõi ghi chép tình hình diễn biến thường xuyên của quá trình SX, xây dựng các báo cáo về tình hình SX nhằm giúp cho lãnh đạo ra quyết định. h, Kết cấu sản xuất của Công ty bao gồm : - 10 Xí nghiệp thực hiện công việc xây dựng, có tên hiệu, có trụ sở hoạt động ổn định, hạch toán dạng báo sổ, được Công ty uỷ nhiệm một số mặt hoạt động trực tiếp với khách hàng, được hợp đồng mua sắm vật tư, trang thiết bị theo quy định và hợp đồng lao động ngắn hạn... - 1 Xí nghiệp chuyên về nền móng công trình - 1 Xí nghiệp Cơ giới sửa chữa có 2 chức năng là thực hiện việc thi công phụ trợ và phục vụ. Đơn vị này chuyên công việc đào móng, vận chuyển đất, đắp đất, quản lý và tham gia sửa chữa máy móc thiết bị. - 1 Chi nhánh đóng tại Bắc Ninh, đại diện cho Công ty để tìm kiếm việc làm, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức các đội thi công theo dự án được ký kết - 4 Đội trực thuộc Công ty có nhiệm vụ thực hiện các dự án xây dựng, giao thông, thuỷ lợi; Đây là loại hình tổ chức sản xuất dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty, nhưng được nhận khoán gọn toàn bộ chi phí Công ty giao để Đội phát huy tinh thần lao động sáng tạo bảo đảm công trình phải đạt được chất lượng cao. Hết dự án là hết nhiệm vụ nên chỉ có tên hiệu theo dự án, không có trụ sở cố định và tổ chức của Đội cũng thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của dự án tiếp theo. Các Xí nghiệp, công trình trực thuộc được hình thành để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các đơn vị được phép tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành nghề được Nhà nước cho phép. Các đơn vị trực thuộc hoạt động theo kế hoạch, hạch toán nội bộ, chịu sự Quản lý, kiểm tra và hướng dẫn của Công ty. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về Quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của đơn vị trong phạm vị được phân công được pháp luật quy định, được phép ký hợp đồng kinh tế để mua vật tư, thuê máy móc thiết bị, vv. để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc Công ty giao, nhưng phải phù hợp với giá cả và thủ tục quy định hiện hành. Quan hệ giữa các đơn vị trong Công ty và đơn vị với các thành phần kinh tế đều phải thông qua hợp đồng kinh tế và phải chuyển khoản theo tài khoản của Công ty. Các đơn vị trên được chủ động xây dựng kế hoạch của đơn vị mình trên cơ sở các thông tin và các dự án có tính khả thi được phản ánh trong kế hoạch của đơn vị. i, Cơ câú tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Cơ cấu tổ chức quản lý của Doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc được chuyên môn hoá và có trách nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhưng bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và mục tiêu chung đã xác định. Cơ cấu tổ chức được hình thành bởi 2 phân hệ : Bộ phận quản lý, cấp quản lý. Bộ phận quản lý phản ảnh sự phân chia chức năng theo chiều ngang, thể hiện chuyên môn hoá trong phân cấp quản lý; Cấp quản lý là chia chức năng qủan lý theo chiều dọc, là thể hiện trình độ tập trung hoá trong quản lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo dạng trực tuyến tham mưu Giám đốc công ty Các đội trực thuộc Phó GĐ KT Phòng K. Toán Văn Phòng Phòng TChức Phó GĐ TT Phòng DU AN Phòng KTTT Phó GĐ KD Phòng KHKT Phòng TCông Các xí nghiệp - Giám đốc phụ trách chung, có quyền ra lệnh và quyết định - Các phó giám đốc là trực tuyến đối với một số phòng ban được phân công phụ trách, lãnh đạo chức năng đối với các Xí nghiệp và các đội trực thuộc nhưng không có quyền ra lệnh. Các phó giám đốc điều hành trực tiếp các phòng chức năng và sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia giúp giám đốc ra quyết định. - Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu: đề xuất các chủ trương biện pháp giúp Giám đốc Công ty tổ chức quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình về sản xuất kinh doanh và thực hiện các mặt quản lý. Chịu trách nhiệm cá nhân về các hoạt động của phòng mình phụ trách. - Các Xí nghiệp được thành lập để trực tiếp thực hiện thi công các công trình, được Công ty uỷ quyền - Trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, điều độ kịp thời trong thi công, đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ thi công và an toàn lao động . - Căn cứ vào kế hoạch của Giám đốc Công ty giao, đơn vị chủ động tìm kiếm việc làm ; Kết hợp với các phòng chức năng Công ty để hoàn thành nhiệm vụ Giám đốc Công ty giao. Các đội trực thuộc chủ yếu nhận thi công các dự án do Công ty thắng thầu giao cho - Địa điểm hoạt động và biên chế phụ thuộc vào từng dự án. k, Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh Đơn vị tính : Ngàn đồng STT Các chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 1 Giá trị tổng sản lượng 192.497.000 206.000.000 2 Doanh thu 190.264.000 180.000.000 3 Lợi nhuận 2.115.000 2.200.000 4 Nộp ngân sách 7.745.000 8.551.000 n, Công tác đầu tư chiều sâu: Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới Công ty luôn xác định côn người là yếu tố quyết định do vậy Công ty luôn quan tâm đến Công tác tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV. Công ty đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý từ Công ty đến xí nghiệp, tiến hành tinh giảm biên chế, có chế độ và quy định phân công và phân cấp từ Công ty đến cơ sở nhăm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của CBCNV trong toàn Công ty, nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý. Công ty đã có chương trình cử cán bộ ra nước ngoài học tập đúc rút kinh nghiệm của bạn, cử cán bộ đi học tập các lớp của Bộ, Tổng Công ty đồng thời Công ty còn mở lớp tại Công ty để nâng cao trình độ mọi mặt cho CBCNV. Cùng với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV Công ty cũng không ngừng quan tâm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của CBCNV trong toàn Công ty với mức thu nhập bình quân đạt. Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Thu nhập bình quân (1000đ/người/tháng) 500 600 700 760 800 850 2. tìm hiểu chi tiết các phòng ban Phòng kế hoạch tổng hợp: Biên chế phòng: - Phòng kế hoạch tổng hợp gồm có: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên khác . Chức năng: Là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc công ty về kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công typhù hợp với nhiệm vụ và định hướng phát triển. Triển khai công tác kế hoạch đối với các phòng ban, xí nghiệp, đội. Nghiên cứu đề xuất chỉ đạo công tác giá cả trong hạch toán kinh tế cùng với các phòng ban, xí nghiệp, phân xưởng, tổ đội xác định các định mức kinh tế kỹ thuật đưa vào giá thành sản phẩm của đơn vị sản xuất trình nên cấp có thẩm quyền duyệt. Tham mưu cho giám đốc quản lý và chỉ đạo công tác đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị cho công ty. Nhiệm vụ: Công tác kế hoạch: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và năng lực sản xuất của công ty để xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm nhằm cân đối đủ các điều kiện để thực hiện. Căn cứ vào kế hoạch năm của các bộ phận đăng ký, phòng kế hoạch triệu tập các xí nghiệp, đội, chủ nhiệm công trình để bảo vệ kế hoạch. Căn cứ vào kế hoạch năm của các đơn vị tính toán cân đối lập bảng biểu trình giám đốc công ty và bảo vệ kế hoạch với tổng công ty. Căn cứ vào kế hoạch năm được tổng giám đốc phê duyệt kết hợp với tiến độ của các công trình phòng KHTH tính toán lại cân đối cân đối lập biểu trình duyệt kế hoạch quý, tháng. Kế hoạch sản xuất đi cùng với kế hoạch vật tư, tài chính, nhân lực - Kế hoạch sản xuất đi cùng với bảo vệ sản xuất và an toàn lao động. Công tác hợp đồng kinh tế: Tham gia lập những công trình đặc biệt. Quản lý giá dự toán và thanh quyết toán công trình vốn đầu tư hoặc công trình công ty nhận thầu. Soạn thảo các văn bản HĐKT trình giám đốc duyệt trực tiếp theo dõi việc chỉ đạo thực hiện hợp đồng , các công trình công việc phục vụ khác thuộc trách nhiệm quản lý của công ty, phải đảm bảo tính pháp lý trong việc thi hành. Theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng đôn đốc các bên có liên quanthực thi các điều khoản đã ký. Khi hợp đồng đã hoàn thành tổ chức việc thanh lý hợp đồng đã ký đảm bảo đúng nguyên tắc quy định của Nhà nước và theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty. Quản lý và lưu trữ các hợp đồng gốc của công ty ký. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và dài hạn của Công ty. Điều tra cơ bản năm tiềm năng, năng lực sản xuất thiết bị kho tàng, lán trại nhà ở cơ sở vật chất của Công ty. Mối quan hệ công tác: Với phòng TCLĐ: Lập và cân đối lao động, đào tạo công nhân kỹ thuật, tham gia xác định tổng quỹ tiền lương. Với phòng KTTC Lập và cân đối kế hoạch năng lượng điện tiêu thụ, kế hoạch chi tiết các mặt, trang bị xe máy thi công , đổi mới trang bị dây truyền sản xuất. Với phòng KTTT để chuẩn bị hợp đồng. Với phòng Tài vụ Phòng lao động tiền lương Biên chế của phòng: Phòng lao động tiền lương gồm có 1 trưởng phòng và 2 nhân viên. Chức năng: Là phòng tham mưu cho giám đốc công ty về các mặt công tác tổ chức lao động. Nhiệm vụ: Công tác tổ chức cán bộ: Xây dựng sửa đổi, bổ sung điều lệ hoạt động của Công ty trình Giám đốc công ty phê duyệt. Tuyển chọn và quản lý cán bộ theo phân cấp của Tổng công ty. Có kế hoach bồi dưỡng đào tạo cán bộ theo quy hoạch và phát triển của Công ty. Xây dựng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc Công ty trình Giám đốc công ty phê duyệt. Chuẩn bị phương án quy hoạch cán bộ diện Công ty và Tổng công ty quản lý. Phương án bổ nhiệm kiêm nhiệm tuyển chọn, khen thưởng, kỷ luật, năng bậc lương, điều động cán bộ trình Giám đốc xem xét và quyết định hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Đề xuất và tổ chức thực hiện công tác đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân. Công tác lao động và tiền lương: Xây dựng kế hoach lao động, quy chế phân cấp việc tuyển chọn hợp đồng lao động. Quản lý và sử dụng lao động hiện có trong kỳ kế hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc cho người lao động nhằm đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Công ty. Cùng với phòng kế hoach và tài vụ xây dựng đơn giá nội bộ đối với những công việc chưa có trong tập định mức của Nhà nước và ứng dụng các định mức lao động đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phâm trong khuôn khổ các định mức đơn giá của Nhà nước, xây dựng các hình thức trả lương thưởng. Hướng dẫn kiểm tra các đợn vị trong công ty thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao dộng theo quy định của Bộ luật lao động. Theo dõi việc thực hiện các thoả ước lao động. Tổng hợp lưu trữ các số liệu về tổ chức lao động, lập báo cáo thống kê về LĐTL của Công ty ( Theo chuyên môn ) báo cáo cấp có thẩm quyền theo định kỳ hoặc yêu cầu đột xuất. Giải quyết chế độ chính sách cho CBCNVC về nghỉ chế độ. Bảng tổng hợp số lượng, chất lượng và lực lượng Lao động chất lượng công nhân kỹ thuật ( Có đến 15 - 6 - 1999) Đơn vị báo cáo: Công ty xây dựng số 4 - Tổng Công ty XD Hà nội Số Tổng Trong đó Cấp bậc TT Ngành nghề số Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Trên 7 thợ bình quân A B I. Công nhân xây dựng 268 80 95 67 20 6 4.01 Nề 117 36 37 31 8 5 4.22 Mộc 18 2 6 5 5 4.72 Sắt 22 16 4 1 1 4.41 Sơn vôi, kính 2 2 4 Bê tông +lao động 101 41 29 26 5 3,95 Lắp ghép cấu kiện Lắp đường ống nước 8 1 5 1 1 4.25 II. Công nhân cơ giới 77 49 18 10 3.49 ủi san cạp gạt cẩu Đào xúc (lái xúc) 5 5 3.00 Cẩu trục bánh xích, lốp Cẩu trục tháp + dàn 10 2 3 5 4.3 Vận hành máy XD 8 3 5 4.62 Vận hành máy đóng cọc Lái xe ôtô 25 25 3 Vận hành máy nén khí CN máy bơm nổ Thuỷ thủ Thuyền trưởng , phó III. CN lắp máy 12 1 8 2 1 3.58 Lắp đặt t.bị đường ống Lắp đặt thiết bị điện Lắp đặt cơ khí Sửa chữa ôtô 12 1 8 2 1 4.25 Cẩu chuyển IV. Công nhân cơ khí 45 7 27 11 4.08 Hàn 23 3 13 7 4.17 Gò đúc 3 1 2 4.00 Rèn 3 2 1 4.33 Tiện 2 2 4 Máy doa,phay khoan Nguội Điện 14 3 8 3 4 Tổng (I+II+III+IV) 402 137 148 90 21 6 4.03 Số liệu về quỹ thời gian, chỉ tiêu về sử dụng thời gian lao động : Do đặc thù của ngành XD, khi biện pháp và tiến độ thi công đòi hỏi, có thể bố trí lao động ngoài giờ và tính lương ngoài giờ đồng thời sử dụng thêm lao động thời vụ để hoàn thành tiến độ. Thời gian trong giờ vẫn tính 8 tiếng là thời gian trong mức để hoàn thành công việc. Định mức lao động của Công ty: Dựa vào định mức dự toán xây dựng cơ bản là định mức kinh tế kỹ thuật xác định mức hao phí cần thiết về lao động để hoàn thành 1 đơn vị khối lượng công tác xây lắp tương đối hoàn chỉnh như 1m3 tường, 1 m3 bêt tông từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây lắp kể cả hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm bảo đảm thi công xây lắp liên tục đúng quy trình, quy phạm, định mức thi công XDCB, các quy chuẩn XD, quy phạm kỹ thuật về thiết kế thi công, nghiệm thu, mức cơ giới hoá chung trong ngành XD, tình trạng thiết bị kỹ thuật, tổ chức lực lượng của các đơn vị xây lắp cũng như đưa kết quả áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong XD như sử dụng các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến. Trong trường hợp xét thấy định mức không phù hợp hoặc công việc phức tạp không có trong định mức thì Công ty áp dụng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ để xây dựng định mức khoán cho người lao động. Ví dụ : - Việc trát trần tường khu vệ sinh trong không gian chật hẹp, không thể áp dụng định mức như trát trần tường các phòng bình thường - Công ty vẫn bố trí thành phần công nhân như quy định nhưng chụp ảnh toàn bộ quá trình thi công, phân tích thời gian trong mức để tính thời gian thực tế hoàn thành khối lượng công việc, suy ra định mức thực cho 1 m2 để thay đổi đơn giá, bảo đảm đúng quyền lợi cho người lao động - Việc gia công 1 hoa cửa sắt có hình dáng phức tạp, Công ty bố trí gia công thí điểm 3 hoa cửa, bấm giờ thời gian, lấy thời gian trung bình để tính định mức. Kết cấu định mức dự toán được trình bầy theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây lắp được mã hoá thống nhất. Mỗi loại định mức được trình bầy tóm tắt, thành phần công việc, điều kiện kỹ thuật thi công, biện pháp thi công và đựơc xác định theo đơn vị, tính phù hợp để thực hiện công tác xây lắp đó (NVL chính tính bằng đơn vị thống nhất của nhà nước, VL phụ tính theo % vật liệu chính..). Các trường hợp mà yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công khác với quy định trong định mức dự toán thì lập riêng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng. Các hình thức trả lương : a/ Đối với người lao động, chủ yếu dựa vào khối lượng công việc và đơn giá lương sản phẩm giao cho tổ (định mức lao động để hoàn thành 1 đơn vị sản phẩm nhân với ngày công định mức bao gồm lương cơ bản, phụ cấp có tính chất lương và các chi phí theo chế độ với công nhân xây lắp có thể khoán trực tiếp cho người lao động); đơn giá đã được nghiên cứu thực tế với điều kiện bảo đảm đúng thời gian, đạt chất lượng theo yêu cầu để thanh toán lương. Sau khi tính toán số tiền lương cả tổ được lĩnh trên bảng giao khoán thì phòng tổ chức lao động sẽ phải tính hệ số chia lương cho từng người ở phần chấm công thực tế tại mặt sau theo công thức: KLĐi = H NgixNi / ( ồ H NgixNi ) Trong đó - KLĐi = Hệ số chia lương của lao động thứ i - H Ngi= Hệ số cấp bậc lương của lao động thứ i theo nghị định 26 CP - Ni = Số công làm việc của lao động thứ i Ví dụ bảng lương khoán tháng 7 năm 2000 sau đây : Mặt trước Công ty XD số 4 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Đội công trình: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà nội ngày 30 tháng 8 năm 2000 Phiếu giao nhận công việc về bê tông kiêm hợp đồng để thanh toán 1) Hạng mục công trình : Nhà C Tờ số : 1 2) Địa điểm xây dựng : Khách sạn B 3) Tổ :Lao động Họ Tên tổ trưởng : Nguyễn Văn D 4) Phần giao khối lượng : Stt Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá (đồng) Thời gian Chất lượng đạt (%) Thành tiền (đồng) Giao Thực hiện Giao Thực hiện 1 A B 2 3 4 5 6 7 8=(3x4x7) 01 Đổ BT móng = máy, đầm máy M3 75 60 20.000 15/7 18/7 100 1.200.000 02 Đổ BT Cột = máy, đầm máy M3 25 20 55.000 20/7 21/7 90 990.000 03 Đổ BT dầm sàn = máy, đầm máy M3 125 100 40.000 30/7 29/7 100 4.000.000 5) Ghi chú : Đơn giá tính đến sản phẩm cuối cùng bao gồm cả : Công tác chuẩn bị, vận chuyển vật liệu bằng thủ công, sàng cát, rửa đá, Trộn đúng liều lượng và thi công đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Riêng BTCT đúc sẵn bao gồm cả công việc lắp cốp pha. 6) Trước khi thi công đã được phổ biến biện pháp bảo đảm an toàn lao động. Mặt sau phần chấm công và chia lương tháng : 7 năm 2000 Số tt Họ và Tên Bậc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Cộng tổng số công Hệ số chia lương Số tiền được lĩnh Ký nhận 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Nguyễn Văn Lệ 1,62 (3) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 0,098 606.620 2 Trần Công Đoàn 1,62 (3) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 0,098 606.650 3 Đặng thị Hà 1,78 (4) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 24 0,108 668.520 4 Vũ Ngọc Phan 1,78 (4) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 0,117 724.230 5 Hồ Anh Tuấn 1,78 (4) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 26 0,117 724.234 b/ Đối với bộ máy quản lý xí nghiệp ( Kể cả bộ máy công trường ) Phần I: Trả đủ lương cấp bậc trách nhiệm theo nghị định. Phần II: Phần trả thêm theo tính chất và hiệu quả công tác của mỗi người hệ số được quy định như sau: Giám đốc : hệ số 2,2 Phó Giám đốc và chức vụ tương đương: Hệ số 2 Phụ trách các bộ phận nghiệp vụ , kỹ thuật : Hệ số 1,8 Các nhân viên còn lại hệ số 1,6 c/ Đối với bộ máy cơ quan Công ty: - Đối tượng thực hiện: Bao gồm CBCNV thuộc biên chế cơ quan Công ty và đã được ký hợp đồng lao động dài hạn. - Phương thức phân phối: Phần 1: Giữ nguyên mức lương quy định ( Lương tối thiểu 210.000đ ) Phần 2: Trả lương trách nhiệm theo hệ số Giám đốc : hệ số 1 Phó Giám đốc , kế toán trưởng : Hệ số 0,7 Trưởng phòng và các chức tương đương: Hệ số 0,4 Phó phòng và các chức tương đương: Hệ số 0,3 Phần 3: Phần lương bổ xung thêm hàng tháng có thể tăng hoặc giảm căn cứ vào quỹ lương còn lại khi đã chi lương hai phần trên , nếu đạt gía trị sản lượng 1 tháng = 15 tỷ thì lương phần 3 được hưởng bình quân 1.200.000 đồng theo phân loại : A, B, C . ( Hệ số A = 1,2 ; B = 1 , C =0,8 ) cụ thể A = 1.200.000, B = 1.000.000, C = 800.000 d/ Tiền thưởng Hàng tháng nếu quỹ lương chi không hết thì để lại đến tháng sau - Cuối kỳ kế hoạch nếu quỹ lương chi không hết thì tính toán thưởng cho CBCNV. Những ngày lễ tết hoặc cuối năm, để động viên tinh thần lao động của CBCNV có thể trích quỹ khen thưởng để thưởng. Mối quan hệ công tác: Phòng tổ chức lao động là phòng chức năng theo sự chỉ đạo của giám đốc Công ty đồng thời trực thuộc ngành dọc với Tổng công ty. Quan hệ chặt chẽ với uỷ ban kiểm tra của Đảng uỷ công ty để nắm bắt tình hình giải quyết những vấn đề thuộc công tác cán bộ. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ đề xuất phương án tổ chức đào tạo nâng bậc thợ ( Kèm cặp tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo ), thi thợ giỏi, nâng lương cho CBCNVC. Phối hợp với các phòng ban của Công ty thực hiện và giải quyết những công việc có liên quan tới nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khyếu lại tố cáo. Phối hợp với tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên Công ty để tổ chức vận động công nhân viên chức thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền lương, kỷ luật lao động, bảo hiểm xã hội, trợ cấp khó khăn cho CBCNVC và hợp đồng dài hạn. Quan hệ tốt với địa bàn phường, quận để giải quyết những công việc có liên quan đến công ty. Thực hiện chế độ giao ban nghiệp vụ theo định kỳ, hướng dẫn việc kiểm tra việc triển khai thực hiện các chế độ chính sách qui định của nhà nước, quyết định, nghị quyết của Công ty về công tác tổ chức lao động thanh tra bảo vệ ở các xí nghiệp, đội, phân xưởng, phòng ban công ty. 2.3 Phòng kế toán tài chính A. Biên chế phòng: Phòng tài chính kế toán bao gồm có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân viên khác. B. Chức năng: Phòng kế toán tài chính (KTTC) có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty triển khai thực hiện toàn bộ công tác Tài chính kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở toàn Công ty theo điều lệ của Công ty. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật. Đảm bảo tổ chức và chỉ đạo công tác Tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế. C. Nhiệm vụ: Công tác tài chính: Phòng KTTC tham mưu cho giám đốc công ty thực hiện quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai… do Nhà nước giao, thông qua số liệu báo cáo kế toán và sổ sách kế toán, đề xuất với giám đốc Công ty các biện pháp và nội dung trong quá trình thực hiện quyền trên. Tham mưu cho giám đốc công ty nắm chắc và làm việc với cơ quan tài chính thực hiện vốn Tổng công ty giao cho công ty. Tham mưu cho giám đốc Công ty thực hiện quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Tham mưu cho giám đốc Công ty thực hiện quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty. Thực hiện và kiểm soát việc sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty thực hiện chủ trương huy động vốn trong và ngoài nước phục vụ sản xuất kinh doanh phù hợp với quy định của Nhà nước. Thực hiện việc thành lập, sử dụng các quỹ tập trung theo quy định của bộ tài chính và của Tổng công ty. Quản lý sử dụng phần lợi nhuận còn lạI sau khi làm đủ nghĩa vụ thuế. Thực hiện báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của chủ đại diện sở hữu. Công tác kế toán thống kê: Tổ chức công tác kế toán thống kê và bộ máy kế toán thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của toàn Công ty theo quy định, đảm bảo phục vụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, quản lý doanh nghiệp cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN và phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế. Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và nguồn vốn kinh doanh, quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty . Tính và trích nộp đúng, đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, các khoản nộp cấp trên, các quỹ để lại doanh nghiệp , thanh toán các khoản tiền vay và các khoản công nợ phải thu, phải trả. Tổ chức xác định, phản ánh kết quả kiểm tra và tham mưu lãnh đạo công ty các tài liệu để sử lý kiểm tra. Lập và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán của toàn công ty . Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính – kế toán của nhà nước và các quy định của cấp trên trong toàn công ty . Tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán. Thực hiện đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán trong toàn công ty . Nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát: Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ bảo vệ tài sản và vốn trong toàn công ty . Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ quản lý kinh tế tài chính. Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh – kế toán đầu tư xây dựng cơ bản. D. Mối quan hệ: Với phòng kinh tế thị trường : Để hướng dẫn thực hiện các hợp đồng với A( hoặc B chính ). Đảm bảo đúng pháp luật về bảo lãnh, tạm ứng, thanh toán, chính sách thuế và thanh lý hợp đồng. Với phòng kế hoạch - đầu tư: - Để cùng thực hiện theo dõi, quản lý hợp đồng kinh tế với các B trong và ngoài Công ty . Thực hiện trương trình đầu tư quản lý việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ. - Thực hiện các công việc trong phạm vi chức năng của mình. Với phòng Tổ chức lao động: Phối hợp để thực hiện các khâu quản lý lao động, quản lý định mức đơn giá. Các quy chế trả lương cho CBCNV… Có ý kiến thoả thuận hoặc đề nghị khi có tuyển dụng thuyên chuyển, nâng cấp bậc, khen thưởng, thi hành kỷ luật các nhân viên kế toán , thủ quỹ, thủ kho trong đơn vị thuộc diện công ty quản lý . Với các phòng ban khác: Hướng dẫn, phổ biến thi hành kịp thời các chế độ thể lệ tài chính, kế toán nhà nước và quy định của cấp trên về thống kê , thông tin kinh tế cho các bộ phận, cá nhân có liên quan trong công ty. Đồng thời yêu cầu tất cả các bộ phận chuyển đầy đủ kịp thời những tài liệu pháp quy và các tài liệu cần thiết cho công việc kế toán và kiểm tra kế toán.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC389.doc
Tài liệu liên quan