Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty bánh kẹo Hải Hà

Nguyên nhân ở đây một phần do việc quản lý nhà nước về ngành bánh kẹo hiện nay chưa tập trung vaò một đầu mối thống nhất, còn phân tán, do nhiều bộ quản lý như Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thương mại cùng với các nhà máy bánh kẹo do các địa phương quản lý. Vì vậy trong những năm gần đây tình trạng đầu tư ồ ạt vào sản xuất bánh kẹo thiếu sự hướng dẫn quản lý của nhà nước, thiếu thông tin cần thiết về thị trường, dẫn tới đầu tư tràn lan, chồng chéo, sản phẩm tiêu thụ chậm, các nhà máy phải sản xuất cầm chừng không phát huy được hết năng lực của máy móc thiết bị, giảm giá bán sản phẩm để cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kém. Điều đó dẫn đến sản xuất bánh kẹo của công ty trong những năm gần đây và trong năm kế hoạch tới hầu như tăng rất ít sản lượng mà chủ yếu nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm để tăng doanh thu tiêu thụ và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta đã tạo điều kiện cho bánh kẹo ngoại tràn ngập vào thị trường Việt Nam như bánh kẹo Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã đẹp phù hợp với dân cư ở vùng nông thôn và vùng giáp biên giới đó cũng là nguyên nhân làm giảm lượng tiêu thụ của Hải Hà.

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1999. Lý do của việc giảm đó là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á làm cho mức tiêu dùng của người dân giảm xuống. Đến năm 2001 tiêu thụ đã tăng lên không nhiều (1%), có thể sẽ tăng cao hơn nếu không có tình trạng lũ lụt xảy ra ở miền Trung vào cuối năm 2001. Mặt khác có một số công ty khác ra đời sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng chiếm được thị phần lớn trên thị trường. Do vậy công ty cần đẩy mạnh công tác Marketing, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã để đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường ngoài ra phải nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với người tiêu dùng để việc tiêu thụ sản phẩm của công ty không ngừng tăng lên. 1.4.2. Tình hình xuất khẩu của công ty: Ngành bánh kẹo của nước ta so với các nước trên thế giới còn non trẻ do vậy sản phẩm xuất khẩu không nhiều. Tuy vậy, trong những năm qua công ty đã xuất khẩu được sang một số nước như: MôngCổ,Thái Lan,Lào, Campuchia. Bảng 3 : Tình hình xuất khẩu của công ty. Nước Đơn vị 1999 2000 So sánh 2000/1999 Mức tiêu thụ Tỷ lệ (%) Trung Quốc Thái Lan Mông cổ Lào Cămpuchia Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn 950 300 500 250 1250 400 700 400 250 300 100 200 150 250 131,6 133,3 140 160 Tổng 2000 3000 1000 565 Như vậy, mặc dù lượng bánh kẹo xuất khẩu của công ty ra nước ngoài không cao lắm nhưng sản lượng 2001 cao hơn 2000 là 56, 5% tức là 1000 tấn. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Trung Quốcvà Mông cổ, thị trường tiềm năng với dân số đông, mức tiêu thụ lớn đang mở ra nhiều triển vọng cho công tác xuất khẩu của công ty. Thái Lan xuất khẩu ra các loại bánh kẹo có chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Hiện nay trên thị trường nước ta tràn ngập các loại bánh kẹo Thái Lan, thế nhưng bánh kẹo của Hải Hà vẫn được người dân Thái Lan tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ chất lượng của Hải Hà đã được nâng cao không kém gì chất lượng hàng ngoại. Đây là một điều rất đáng mừng và là triển vọng tốt cho công ty bánh kẹo Hải Hà. * ảnh hưởng của thuế GTGT đối với công ty bánh kẹo Hải Hà: Theo như quy định của Luật thuế GTGT là tất cả các loại hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho đến trước ngày 1-1-1999 đều không được khấu trừ vào thuế. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tực tiếp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường do đó hàng hoá tồn kho tính đến 1-1-1999 là điều không thể tránh khỏi. Đối với lượng hàng hoá tồn kho này khin bán ra thị trường sẽ phải chịu theo luật thuế GTGT (10% giá bán) song lại không được khấu trừ thuế ở nguyên vật liệu đầu vào. Do đó công ty phải chịu thiệt thòi với lượng hàng hoá này. Tuy nhiên do nghiên cứu khá kỹ biểu thuế GTGT và thấy để giảm những bất lợi cho hàng hoá tồn kho của mình. Công ty bánh kẹo Hải Hà đã chủ động đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm từ trong năm, thực hiện việc điều tiết giữa tình hình sản xuất và tiêu thụ cho nên đến khi triển khai áp dụng luật thuế GTGT lượng hàng tồn kho của công ty đã giảm nhiều so với trước, vì vậy tuy có hcịu thiệt thòi một phần hàng hoá tồn kho này xong có thể nói rằng đây chinhs là nỗ lực lớn của công ty trong việc khắc phục vấn đề nay. 1.5. Bánh kẹo ngoại nhập trên thị trường Việt Nam: Chính sách mở cửa nền kinh tế của nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho bánh kẹo ngoại xâm nhập vào nước ta, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, rất phù hợp cho những nhóm người tiêu dùng có mức thu nhập cao họ mua bán ít quan tâm đến giá cả. Vì vậy ở những thành phố lớn như Hà nội thì lượng bánh kẹo ngoại tiêu thụ không phải là ít, nhất là bánh kẹo của Đức và Thái Lan có chất lượng cao. Mặc dù chất lượng bánh kẹo của ta thua kém không nhiều so với bánh kẹo của những nước này. Hơn nữa người Việt Nam có tiền thích "chơi sang", "sànhđiệu" dùng toàn hàng "xịn". Thị trường Hà Nội người dân có mức thu nhập cao hơn nhiều so với các tỉnh lẻ. Những năm gần đây đời sống của nhân dân ta được cải thiện và nâng cao song nhìn chung phần lớn vẫn đứng ơ rmức sống thấp hơn so với thế giới. Nên vấn đề giá cả vẫn được người tiêu dùng quan tâm nhiều, nhất là thị trường nông thôn. Nắm bắt được thị trường này, bánh kẹo Trung Quốc tràn sang nước ta và chiếm tỷ trọng lớn, giá rẻ, chất lượng phải chăng, bao bì đẹp hơn của nước ta nên tiêu thụ mạnh vào thời gian đầu. Gần đây bánh kẹo Trung Quốcxuống cấp một cách trầm trọng, dễ ẩm mốc nên uy tín của bánh kẹo Trung Quốcbị giảm. ở trung tâm Hà Nội thì bánh kẹo Trung Quốc xuất hiện, nhưng ở các vùng nông thôn và biên giới chiếm tỷ trọng khá lơn. Biểu 4: Tỷ trọng của bánh kẹo Trung Quốc trên thị trường nước ta, Thị trường cũ Thị trường hiện tại Khu vực tiêu thụ Tỷ trọng (%) Khu vực tiêu thụ Tỷ trọng (%) Hà nội Nông thôn Vùng giáp biên giới Trung Quốc 25 40 60 Hà nội Nông thôn Vùng giáp biên giới Trung Quốc 7 37 55 2.Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường sản phẩm của công ty. Hiện nay thị trường bánh kẹo ngày càng đựoc mở rộng bởi các nhà cung cấp trong và ngoài nứoc. Vì vậy, bản thân các công ty không những phải cạnh tranh với các công ty trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Các tập đoàn sản xuất bánh kẹo ở nước ngoài đang xâm nhập vào Việt Nam qua con đường liên doanh nên kinh doanh càng trở nên gay gắt hơn. Để đạt được kết quả tốt trong kinh doanh đòi hỏi công ty bánh kẹo Hải Hà phải tiến hành công tác nghiên cứu thị trường. Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu thị trường của Hải Hà đã được triển khai mạnh mẽ theo các tiêu thức khác nhau thông qua các đại lý lớn, phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, qua các số liệu thống kê. 2.1. Nghiên cứu quy mô của thị trường: Công ty bánh kẹo Hải Hà đã tiến hành nghiên cứu quy mô của thị trường qua doanh số bán của ngành và nhóm hàng, số lượng người mua và người bán trên thị trường, mức độ thoả mãn nhu cầu thị trường về bánh kẹo so với tổng dung lượng thị trường. Nguồn cung ứng bánh kẹo trên thị trường Việt Nam rất dồi dào bao gồm các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài. Bảng 5: Nguồn cung cấp bánh kẹo. Nguồn cung 1999 2000 2001 SL Tỷ trọng(%) SL Tỷ trọng(%) SL Tỷ trọng(%) Trong nước 120000 88.8 135520 91.87 150250 91.47 Nhập khẩu 15000 11.11 12000 8.13 14000 8.53 Tổng cung 135000 100 147520 100 164250 100 Bảng 6 : Tổng cầu bánh kẹo trên thị trường. Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 Tổng dân số Sản lượng bánh kẹo tiêu thụ Bình quân tính theo đầu người Triệu người Tấn Kg 79 128.000 1,62 80 139.000 1,73 81 150.000 1,85 Qua số liệu bảng trên ta thấy thị trường bánh kẹo ngày càng có xu hướng tăng về sản lượng cung ứng và tiêu dùng.Đây là cơ hội thuận lợi cho công ty bánh kẹo Hải Hà và cũng là thách thức lớn đối với công ty. Dựa trên số liệu thu được công ty phân tích và dự báo mức tiêu thụ bình quân đầu người trong năm tới, từ đó điều chỉnh lượng cung ứng thị trường cho phù hợp; có kế hoạch đầu tư về vốn, khoa học, công nghệ … cho hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu cho cả nước. Mặt khác, công ty còn nghiên cứu lượng cung và cầu để điều chỉnh giá bán cho phù hợp. Hiện nay giá cả bánh kẹo của các doanh nghiệp thường xấp xỉ nhau, sản phẩm chỉ khác nhau ở vài chi tiết chất lượng, mẫu mã. Vì vậy mà công tác tiếp thị, quảng cáo…có vai trò rất quan trọng. Chúng ta thấy rằng ngành bánh kẹo đang ở trong một thị trường cạnh tranh hết sức gay gắt. chính sự cạnh tranh này càng thúc đẩy Hải hà phải có hướng đi năng động mạnh mẽ và đa dạng các sản phẩm của mình. Đầu tư phát triển các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, bao bì, mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Hải Hà đã có văn phòng đại diện ở thành phố Hồ Chính Minh và hàng trăm đại lý trên cả nứoc. Chính vì vậy, giờ đây bánh kẹo có mặt hầu như từ các đường phố, siêu thị, ngõ hẻm, vùng sâu, vùng xa, điều này cho biết nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo ngày càng tăng. Với tốc độ phát triển dân số của nước ta đó cũng là một thị trường lớn, ngoài ra chúng ta cũng phải xâm nhập thị trường nước ngoài nhiều hơn nữa. 2.2. Nghiên cứu cơ cấu thị trường: Nghiên cứu cơ cấu thị trường cho phép doanh nghiệp hiểu được các bộ phận cấu thành chủ yếu của thị trường. Mỗi vùng khác nhau có điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, lôi sống, thị hiếu, thu nhập, thói quen khác nhau. Vì thế mà quy mô thị trường, cơ cấu hàng hoá để thảo mãn nhu cầu cũng khác nhau. Thị trường tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Hà đã được chia thành 3 vùng Bắc, Trung và Nam. Nghiên cứu thị trường giúp cho công ty không những bố trí lượng hàng hoá phù hợp với nhu cầu của dân cư trong vùng mà còn có các biện pháp kênh phân phối xúc tiến bán hàng cho phù hợp. * Thị trường miền Bắc: Thị trường chính của công thay thế, trung tâm là thủ đô Hà Nội, các tỉnh lân cận và khu 4 cũ được tiêu thụ trên thị trường này. Tâm lý của ngưới miền Bắc khi mua bánh kẹo thường quan tâm đến khối lượng của gói. Các thu nhập của người dân miền Bắc thấp hơn miền Nam nên tiêu thụ bánh kẹo mới chỉ tập trung ở thành phố và thị xã. Nhu cầu về bánh kẹo không phải là nhu cầu thiết yếu. Ăn bánh kẹo trở thành nhu cầu khi đời sống người tiêu dùng cao hơn bánh kẹo còn được dùng làm quà biếu vì thế khách hàng quan tâm đến kiểu cách và hình thức các loại mặt hàng. Các loại bánh kẹo được sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lợp xã hội nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trẻ em. Bánh kẹo thường có mặt ở các buổi lễ, tiệc, sinh nhật và các buổi trò chuyện. Vì vậy bánh kẹo vừa phải có hình thức đẹp nhỏ nhắn lịch sự. Người miền Bắc thích những loại bánh kẹo sang trọng như bánh kẹo miền Nam và ngoại nhập. Mặc dù chất lượng của Hải Hà không thua kém chất lượng bánh kẹo của các đối thủ cạnh tranh nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân miền Bắc còn hạn chế bao gói và hình dáng của sản phẩm ví dụ như kẹo cốm của Hải Hà thường bị méo hay bao bì của một số loại bánh không đẹp lắm. * Đặc điểm thị trường miền Trung: Đây là thị trường mà dân cư có mức thu nhập thấp hơn hẳn 2 vùng kia, mặt khác nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo ít họ dùng chủ yếu những loại bánh kẹo có giá thành rẻ, họ hầu như không quan tâm đến hình thức mẫu mã mà chỉ quan tâm đến độ ngọt. ở thị trường này sản phẩm chủ yếu là kẹo sữa mềm, kẹo hoa quả, kẹo cốm… Nhìn chung đây là thị trường dễ tính mà Hải Hà hoàn toàn có thể xâm nhập. Đây là thị trường tiềm tàng mà chưa khai thác được nhiều. * Đặc điểm thị trường miền Nam ở thị trường này bánh kẹo được bán tẩp trung ở các khu vực thị trường bánh kẹo. Người dân ở đây có thu nhập cao do vậy kẹo là nhu cầu gần như thường xuyên của người dân đặc biệt là trẻ em. ở đây khách hàng thường quan tâm đế số lượng kẹo trong mội gói, ít quan tâm đến khối lượng và bao bì hơn người miền Bắc và ít dùng bánh kẹo làm quà biếu. Người dân miền Nam có tập quán là ưa ngọt thích những loại bánh kẹo mang hương vị của những loại hàng hoá khác nhau. Bánh kẹo của Hải Hà có ưu thế về độ ngọt tuy nhiên về hương vị, kiểu cách và khối lượng của gói chưa phongphú, chưa đáp ứng được thị hiếu người dân ở đây. Vì vậy miền nam chỉ tiêu thụ được phần nhỏ ( 3, 7 - 6%) bánh kẹo của Hải Hà và không được ổn định. Đây là thị trường mà Hải Hà mới xâm nhập. 2.3. Nghiên cứu các nhân tố môi trường. a. Môi trường kinh tế : Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tham gia cạnh tranh, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ trong liên doanh liên kết để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần dây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao. Làm cho thu nhập trong các tầng lớp dân cư tăng rõ rệt làm cho khả năng thanh toán của tăng sức mua lớn hơn. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp , trong đó có Hải Hà nắm bắt được nhu cầu của thị trường công ty đã ngày càng mở rộng quy mô sản xuất mở rộng danh mục sản phẩm. Cụ thể nếu như năm 2001 công ty chỉ có 20 chủng loại bánh và 40 chủng loại kẹo thì sang năm 2002 công ty đã có tới 33 chủng loại bánh và 64 chủng loại kẹo. Tỷ lệ giảm phát giảm nhiều làm cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, mua thêm máy móc, thiết bị. Tuy nhiên do phải đi vay vốn nhiều mà lãi suất tiền vay cao đã làm giảm lợi nhuận công ty ( hàng tháng Hải Hà phải trả lãi tiền vay ngân hàng từ 700 - 800 triệu đồng). Mấy năm gần đây do biến động về tình hình tài chính khu vực và thế giới làm cho giá ngoại tệ tăng lên làm cho giá vật tư nhập khẩu tăng trong khi đó giá bánh kẹo không tăng do tình trạng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh sút kém. Sang năm nay giá đường giảm một cách đột ngột làm cho chi phí sản xuất của công ty giảm đáng kể. b. Môi trường luật pháp : Nước ta có thể chế chính trị ổn dịnh, đường lối rõ ràng thêm vào đó tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện để công ty phát triển các mối quan hệ liên doanh liên kết kinh tế quốc tế. Thực tế công ty bánh kẹo Hải Hà hiện nay đang góp vốn kinh doanh với hai đối tác nước ngoài để thành lập hai công ty liên doanh tại Việt Nam. - Công ty Hải Hà - Kotobuki Việt Nam (tại Hà Nội). - Công ty Miwon Việt Nam (sản xuất mì chính) ( tại Việt Trì). Đường lối chính trị rộng mở giúp công ty mua nguyên vật liệu từ nước ngoài tránh bị ép giá, đảm bảo chất lượng và có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu. c. Môi trường công nghệ: Nhờ áp dụng những thành tựu về khoa học công nghệ và có máy móc hiện đại mà chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao. Giá thành giảm. Quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin ngày càng chính xác, kịp thời giúp công ty phản ứng nhanh với sự biến động của thị trường bánh kẹo. Khi đánh giá về trình độ công nghệ chế biến chỉ có Hải Hà có đủ chủng loại bánh kẹo và là cơ sở mạnh dạn đi đâù trong nhiều sản phẩm công nghệ mới như: kẹo cứng có nhân, kẹo mền đa dạng, kẹo Jelly đổ khuôn, bánh Cacker giòn, bánh quy xốp. Các thiết bị sản xuất được nhập mới từ các nước công nghiệp tiên tiến như Đức, Nhật, Đam mạch… tuy nhiên nó là những loại có công suất nhỏ. Dây chuyền sản xuất còn ở dạng nhập lẻ, ít dây chuyền đồng bộ từ khâu nấu tới thành phẩm nên việc phát huy công suất còn bị hạn chế chưa được nâng cao. Các dây chuyền làm bánh đều nhập các lò nướng bằng điện. Do lúc đầu thiếu kinh nghiệm và tại thời điểm đó ngành sản xuất chưa phát triển vì vậy sử dụng các lò nướng này tiêu thụ nhiều điện gây khó khăn cho sản xuất, làm tăng giá thành sản phẩm. Ngành công nghiệp bánh kẹo của nước ta so với các nước trên thế giới còn non trẻ, do những chính sách mở cửa của Đảng ta, mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá với các nước trên thế giới làm cho chúng ta tiếp cận được công nghệ hiện đại nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng ngày càng cao. d. Môi trường văn hoá: Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới cơ cấu nhu cầu thị trường do đó ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường văn hoá, xã hội, tập quán của người dân cần được lưu tâm. Điều kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất bánh kẹo của công ty.Về mùa hè thời tiết nóng ẩm, bánh kẹo dễ bị chẩy nước ảnh hưởng xấu tới chất lượng và năng suất lao động. Mùa đông thuận tiện cho việc bao gói, bảo quản. Như vậy công ty phải chú ý đến công tác bảo quản sản phẩm tránh tình trạng sản phẩm biến chất gây ảnh hưởng xấu tới người tiêu dùng. 2.4. Nghiên cứu người tiêu dùng : Đây là bước tiếp theo của việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ, là bí quýêt thành công của mỗi công ty trên thị trường bởi vì xác định, tìm hiểu các dạng khách hàng có tập tính tiêu dùng hiện thực và tinh thần sẽ tạo điều kiện cho công ty đưa ra được những phương án kinh doanh hữu hiệu. Nghiên cứu người tiêu dùng rất tốn kém và hết sức phức tạp đòi hỏi nhân viên thị trường phải tích cực và nhiệt tình làm công tác trên địa phận mình được giao. Trong thời gian qua Hải Hà đã thực hiện tốt công tác này. Mỗi nhân viên thị trường hoạt động trên một địa bàn cụ thể tiếp cận với từng người ở đủ các lứa tuổi, giới tính, thu nhập cụ thể như sau: Bảng 7: Bảng nghiên cứu người tiêu dùng Đoạn thị trường Yêu cầu về sản phẩm Loại sản phẩm hay mua Khối lượng mua Cơ hội mua Từ 3 - 14 tuổi - Màu sắc sặc sỡ. - Độ ngọt cao Bánh và kẹo Thích gói nhỏ, mỗi lần chỉ mua một vài gói Người lớn mua cho là chủ yếu (vào mùa lạnh) Từ 15 - 45 tuổi. Thu nhập bình quân - Chất lượng tốt. - Giá cả vừa phải. Mùa hè hay dùngbánh, mùa đông dùng cả bánh và kẹo. Vài ngày mua một lần - Mua vào dịp lễ tết, cưới, biếu. - Mùa lạnh mua nhiều hơn. Từ 15 - 45 tuổi. Thu nhập cao Dùng loại bánh kẹo cao cấp, mẫu mã đẹp, chất lượng cao - Mùa nóng ít dùng - Mùa lạnh dùng cả bánh và kẹo. - Mua ít khi dùng tráng miệng. - Mua nhiều khi có công việc. Mua vào dịp lễ tết. Thường mua làm đồ tráng miệng Từ 15 -45 tuổi. Thu nhập thấp Chất lượng vừa phải, giá rẻ Dùng chủ yếu bánh và kẹo vào mùa lạnh. Thỉnh thoảng mua,mua nhiều khi có việc - Mua để biếu - Mua cho con cháu khi giỗ, tết, cưới. Từ 46 tuổi trở lên. Thu nhập trung bình Chất lượng gắn liền với giá cả - Mua loại quen thuộc, hay mua bánh Mua rất ít Mua cho con cháu Từ 46 tuổi trở lên. Thu nhập cao - Chất lượng tốt. -Giá cả vừa phải. -Quan tâm đến bao bì. -Hay dùng bánh. - Mua loại quen thuộc Mua ít -Dùng tráng miệng sau bữa ăn. - Mua cho cháu. - Mua đi lễ Từ 46 tuổi trở lên. Thu nhập thấp Chất lượng vừa phải, giá rẻ, ít quan tâm đến bao bì Mùa hè dùng rất ít Mua ít - Mua cho cháu. - Mua đi lễ, tết Qua đây ta có thể rút ra nhận xét. - Việc tiêu dùng bánh kẹo phụ thuộc vào lứa tuổi: người già ăn ít và chủ yêú là bánh, thường mua cho con cháu. Người trung niên mua cho con, mua khi có công việc, mua vào dịp lễ, tết, cưới hỏi, liên hoan… lứa tuổi nhỏ3 - 14 thích ăn bánh kẹo nhất. -Việc tiêu dùng phụ thuộc vào thoì tiết vào mùa lạnh thì mua nhiều hơn, mua nhiều vào dịp lễ, tết. - Việc tiêu thụ bánh kẹo hầu như ít phụ thuộc vào nghề nghiệp, giới tính. - Chủng loại bánh kẹo mua phụ thuộc vào thu nhập: người có thu nhập cao thì mua bánh kẹo cao cấp và ngược lại Căn cứ vào kết quả nghiên cứu từ đó công ty có thể vạch ra chiến lược phù hợp với từng đối tượng nghiên cứu để sản xuất ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 2.5. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên thị trường bánh kẹo cạnh tranh xảy ra hết sức quyết liệt. Công ty bánh kẹo Hải Hà không những phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các loại bánh kẹo ngoại nhập tràn lan trên thị trường. Để thành công trong kinh doanh đòi hỏi công ty phải tiến hành nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh. * Đối thủ cạnh tranh trong nước: Thứ nhất: Công ty bánh kẹo Hải châu sản xuất một số loại bánh kẹo tương tự như của Hải Hà nhưng bán với giá rẻ hơn, điều này gây rất nhiều khó khăn cho Hải Hà. Thứ hai: Ngay trên thị trường hà nội Hải Hà bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi bánh kẹo Tràng An đặc biệt là kẹo cốm Tràng An, chất lượng thơm ngon mùi hương cốm đặc sắc đã có uy tín với người Hà Nội. Ngoài ra còn có bánh kẹo Hữu Nghị, bánh kẹo của nhà máy đường 19-5. Bánh kẹo của công ty sữa Vinamilk như bánh Betit Beur chất lượng ngon như của Hải Hà: Thứ ba: Đối với khu vực thị trường miềm Trung và miền Nam thì các đổi thủ của Hải Hà chủ yêú là các công ty, nhà máy đường Quảng Ngãi, Lạng Sơn, Biên Hoà. Họ có một ưu thế hơn hẳn là có khả năng sản xuất ra đường là loại nguyên vật liệu chính để sản xuất bánh kẹo nên giá đầu vào thấp hơn hẳn so với giá đầu vào của công ty bánh kẹo Hải Hà. Mặt khác công ty này không phải chịu thúê đối với mặt hàng đường. Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm của các công ty này thấp hơn của Hải Hà rất nhiều đây là điều bất lợi đối với Hải Hà và trạng thái cạnh tranh này được gọi là trạng thái cạnh tranh không cùng trên một mặt bằng. Đặc biệt gần đây xuất hiện thêm hai đối thủ mới là công ty liên doanh kẹo Perfe thị trường Việt Nam với sản phẩm kẹo các loại, kẹo cao su thổi Bieg Babol, kẹo cao su thổi có nhân Bloop, keo sữa Alpenlie orginal và công ty chế biến thực phẩm Kinh Đô với các sản phẩm bánh các loại, đặc biệt là Snack Bimbim có chất lượng cao, mẫu mã đẹp phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nên chiếm được một thị phần lớn trên thị trường. * Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: Hiện nay bánh kẹo nhâp ngoại còn tràn lan ở mộ thị trường số thị trường, đặc biệt là tập trung ở các thị trường sát biên giới. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Hải Hà vẫn là kẹo Thái lan và Bánh Trung Quốc. Tuy nhiên gần đây uy tín của bánh kẹo ngoại đang bị giảm sút nhất là bánh Trung Quốc. Tuỳ hình thức mẫu mã đẹp, giá lại quá rẻ nhưng chất lượng kém ( dễ bị ẩm mốc…) Chính vì vậy Hải Hà sẽ cạnh tranh với bánh kẹo ngoại trên hai mặt hình thức mẫu mã và giá cả. 2.5.1. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về cơ cấu sản phẩm: Sản phẩm là vũ khí cạnh tranh chủ yếu nên công ty bánh kẹo Hải Hà đã tiếp tục đưa ra các sản phẩm mới trong vài năm gần đây như bánh Cracker, bánh phủ Socola, kẹo Jelly chip chíp, bánh Violet, bánh dạ lan hương, kẹo mơ, kẹo dâu. Danh mục sản phẩm của công ty ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường. Về mặt này, nếu so sánh Hải Hà với một số đối thủ cạnh tranh khác như: Tràng An, Hữu Nghị, 19-5, Hải Châu, Lam Sơn, Quảng Ngãi thì Hải Hà có nhiều chủng loại sản phẩm hơn, đây chính là lợi thế cạnh tranh mà Hải Hà có được. Nhưng nếu so sánh với công ty đường Biên hoà thì công ty này hơn hẳn Hải Hà, sản phẩm của họ phong phú hơn về chủng loại. Kẹo dừa, kẹo dưa, kẹo mơ, kẹo chanh, kẹo sầu riêng, kẹo me, kẹo cứng, kẹo ô mai, kẹo bạc hà, kẹo gừng…ngoài ra còn có nhiều loại bánh khác. Thực vậy về mặt sản phẩm và cơ cấu sản phẩm thì Biên Hoà là một đối thủ cạnh tranh nặng ký của Hải Hà. Bánh kẹo nhập ngoại vào Việt Nam cũng có chủng loại rất phong phú: bánh ngọt, bánh mặn, bánh phủ Socola, bánh kem xốp, bánh bích quy, bánh quy pho mát, kẹo ca cao, cà phê, mứt, kẹo tổng hợp. Sự xuất hiện của các loại nhập ngoại làm cho thị trường bánh kẹo thêm đa dạng, phong phú nhưng nó cũng làm cho sự cạnh tranh trở nên sôi động quyết liệt hơn. 2.5.2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm: Nếu như trước đây giá cả là công cụ cạnh tranh quang trọng nhất thì ngày nay nó đã nhường cho cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Ngoài việc nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới công ty còn chú ý đến củng cố đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu pha chộn nguyên vật liệu đến khâu đưa sản phẩm ra thị trường. Ngoài việc cạnh tranh với các đối thủ trong nức có chất lượng sản phẩm khá tốt, hươngvị đặc sắc mà Hải Hà còn thua kém. Bên cạnh đó bánh kẹo ngoại nhập (chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Đức…) hầu hết đều có chất lượng cao (trừ một số bánh của Trung Quốcdễ bị ẩm mốc). 2.5.3. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu, mẫu mã bao gói sản phẩm : Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Nếu trước kia con người nhu cầu là ăn ngon mặc ấm thì ngày nay là ăn ngon mặc đẹp; chính vì vậy hình thức là rất quan trọng. Do nhận thức được tầm quan trọng của nhãn hiệu, mẫu mã và bao gói sản phẩm công ty đã đầu tư một khoản tiền không nhỏ cho vấn đề này. Sản phẩm của công ty giờ đây không còn đơn điệu như xưa, từ hình thức gói gấp, gói soắn truyền thống công ty đã có những hình thức gói gối, phong bình thư tạo ra sản phẩm có hình dáng đẹp. Bao gói đẹp mầu sắc và hình ảnh đẹp phù hợp với từng lứa tuổi. Tuy nhiên, Quảng Ngãi, Biên Hoà và bánh kẹo ngoại nhập cũng đã và đang cạnh tranh gay gắt đối với Hải Hà về mặt mẫu mã và bao gói. Nếu như bánh kẹo Hải Hà chủ yếu được đựng trong túi nhựa thì bánh kẹo Biên Hoà và bánh kẹo ngoại nhập được đựng trong nhiều loại bao gói: túi nhựa, hộp giấy, hộp sắt rất đẹp hấp dẫn lại tiện cho việc vận chuyển và bảo quản. Theo số liệu điều tra của công ty, thì ngay tại Hà Nội - thị trường lớn nhất của công ty nhưng Hải Hà mới chỉ chiếm lĩnh được 30% thị trường, trong khi đó kẹo nhập ngoại chiếm tới 38%. Điều này dễ thấy bởi mức sống của người dân Hà Nội tăng lên rất nhiều và do vậy yêu cầu về mẫu mã, bao gói cũng phong phú, đa dạng hơn. Hầu hết các bánh kẹo nhập ngoại ngoài chất lượng cao còn có mẫu mã hết sức phong phú đa dạng, hấp dẫn. Về điều này Hải Hà còn nhiều yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh. 2.5.4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh về giá bán: Hiện nay, tuy giá bán không còn là công cụ mang tính chất quyết định, nhưng nó vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cạnh tranh đặc biệt đối với mặt hàng bánh kẹo để có thể giảm giá bán mà các doanh nghiệp vẫn có lãi buộc các doanh nghiệp tìm cách giảm giá thành phẩm như: sử đụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng các vật liệu thay thế, tăng năng suất lao động… Hiện nay, tuy giá bán sản phẩm của Hải Hà tương đối thấp so với bánh kẹo Biên Hoà, Tràng An và bánh ngoại nhập nhưng vẫn cao hơn Hải Châu, Hữu Nghị, 19/5 … Tại Hà Nội, Hải Hà chịu sự cạnh tranh rất gay gắt về giấ của bánh kẹo Hải Châu, vì giá của Hải Châu thấp hơn. Sự chênh lệch quá lơn giữa giá kẹo Jelly của Hải Hà và của Đức cũng gây ra sự nghi ngờ về chất lượng. III. Một số hiệu quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà. 1. Những thành tựu mà công ty đã đạt được: Hải Hà là một trong những công ty đứng đầu về sản xuất bánh kẹo trong cả nước. Với ưu thế về trang thiết bị hiện đại mới được đầu tư trong những năm gần đây cùng với đội ngũ cán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC983.doc
Tài liệu liên quan