Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị

 Kế toán công ty đã mở nhiều sổ chi tiết phục vụ công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng song thực tế vẫn chưa bám sát được nhu cầu. Ví như kế toán không mở sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp mà chi mở bảng kê hoá đơn do nhà cung cấp cấp trên cơ sở đó vào nhật ký số 5 điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra đối chiếu.

- Về việc mở sổ kế toán tổng hợp:

 Đặc thù phân cấp quản lý của công ty chia thành đơn vị trực thuộc - hạch toán phụ thuộc và đơn vị trực thuộc - hạch toán báo sổ. Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu công ty giao cho các đơn vị có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, tự trang trải chi phí, đảm bảo nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, với công ty và phấn đấu có tiết kiệm. Điều này gây khó khăn cho công tác kế toán công ty trong việc tập hợp chính xác chi phí phát sinh của toàn công ty. Hiện nay, công ty không mở sổ nhật ký chứng từ số 7, 8 mà chỉ căn cứ vào tài liệu của các đơn vị trực thuộc cung cấp (đã qua công tác kiểm tra đối chiếu trong nội bộ công ty), cùng bản kế hoạch sản xuất kinh doanh để kế toán tổng hợp chi phí hạch toán trực tiếp đồng thời ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan. Đây sẽ là khó khăn rất lớn cho công tác kiểm toán nội bộ cũng như công tác thanh tra kiểm tra của các cấp quản lý cao hơn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của khách hàng đặt ra để chiếm thị trường lớn trong phạm vi cả nước. Hiện tại và tương lai công ty đã chủ trương mở rộng thị trường của mình sang các nước trong khu vực: Lào, Campuchia... Đặc điểm hoạt động quản lý ở công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ở công ty. Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Các phòng ban không trực tiếp ra lệnh cho các đơn vị sản xuất, mà các bộ phận này chỉ chuẩn bị thông tin thông qua một người để đưa quyết định xuống đơn vị sản xuất, đồng thời làm nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc các vấn đề liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Đứng đầu là ban giám đốc công ty được phân công phụ trách theo dõi các khối công việc, các đơn vị chuyên ngành gồm 4 người: Giám đốc công ty và 3 phó giám đốc. Giám đốc công ty là người phụ trách chung, là đại diện cho công ty trước pháp luật và cấp trên về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc công ty có toàn quyền quyết định trong việc tổ chức, điều hành mọi hoạt động chung của công ty nhằm thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, đồng thời trực tiếp quản lý XN xuất nhập khẩu, các phòng ban đội xây dựng. Giám đốc công ty vạch ra các phương hướng mục tiêu dài hạn, ngắn hạn cho cả công ty, kiểm tra giám sát, đôn đốc chỉ đạo các đơn vị trưởng và các cán bộ trực thuộc kịp thời khắc phục những sai sót để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. GĐ công ty do cấp trên bổ nhiệm. Các phó giám đốc công ty (do Giám đốc công ty đề nghị được cấp trên bổ nhiệm) là người giúp GĐ thực hiện các nhiệm vụ do GĐ phân công, làm PGĐ điều hành các khối sản xuất kinh doanh của công ty: 1 Phó Giám Đốc công ty phụ trách nhà máy chế tạo thiết bị chiếu sáng và XN quản lý điện chiếu sáng. 1 Phó Giám Đốc phụ trách XN xây lắp và khối kỹ thuật. 1 Phó Giám Đốc phụ trách khối đăng kiểm và dịch vụ xe Các phòng ban chức năng: Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý nhân sự, tham mưu cho GĐ về công tác nhân sự, tuyển lao động, đào tạo kỷ luật lao động, giải quyết chính sách chế độ tiền lương, thưởng phạt đối với CBCNV trong công ty đảm bảo công tác hành chính, văn thư, tiếp khách, phục vụ ăn uống và khám chữa bệnh của Cty. Phòng kế hoạch đầu tư phát triển: trực tiếp lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về sản xuất kinh doanh của công ty và trình GĐ phê duyệt, theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đó. Tổ chức phối hợp, điều hành chung về công tác kế hoạch trong công ty, là đầu mối liên hệ với các bạn hàng của công ty. Tham mưu cho PGĐ về công tác kế hoạch của công ty và chịu trách nhiệm về truyền đạt thông tin của GĐ tới các đơn vị trực thuộc. Phòng tài chính kế toán: Hướng dẫn làm thủ tục mở tài khoản chuyên chi cho các đơn vị, kết hợp với phòng kế hoạch đầu tư và phát triển để thanh toán cho các đơn vị theo hợp đồng nội bộ. Phân công phân cấp quản lý đến từng bộ phận kế toán để theo dõi hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cung cấp thông tin tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh giúp GĐ đưa ra quyết định về công việc kinh doanh, ngoài ra còn cung cấp đầy đủ chính xác các tài liệu về cung ứng, dự trữ, sử dụng vật tư máy móc để quá trình quản lý và sử dụng nó tốt. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm hoàn thành trong từng khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng của vật tư, hàng hoá nhập xuất, chất lượng các công trình do công ty thi công. Xí nghiệp xuất nhập khẩu (phòng thị trường): có nhiệm vụ nhập khẩu vật tư, thiết bị, mua bán các loại vật tư, thiết bị trong nước phục vụ quá trình sản xuất tiêu thụ các sản phẩm của công ty trên thị trường. Ngoài ra còn nhận nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần điện chiếu sáng, trong đó XN được tổ chức các đại lý bán hàng theo quy định của NN. Phòng quản lý vật tư thiết bị: có nhiệm vụ nhập xuất toàn bộ vật tư thiết bị nhập vào kho công ty, quản lý bảo quản vật tư thiết bị được phân công. Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ đảm bảo công tác an ninh, an toàn, đôn đốc giám sát việc thực hiện nội quy của công ty, pháp lệnh của NN, trong lĩnh vực công ty quản lý, trông coi giữ gìn tài sản của công ty. Ngoài ra còn có những bộ phận sau trực tiếp chịu sự quản lý của GĐ Cty. Các chi nhánh của công ty: có nhiệm vụ làm Marketing giới thiệu sản phẩm, năng lực sản xuất của công ty, từng bước mở rộng kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của công ty sản xuất, khai thác, tham gia đấu thầu, tổ chức thi công các công trình chiếu sáng, tổ chức lắp ráp hoàn thiện sản phẩm tại chỗ một số chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thường xuyên thỉnh thị báo cáo thực tế với GĐ công ty để đề xuất biện pháp phát triển. Đội xây dựng: có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn trong toàn và ngoài công ty. Cung cấp bê tông, cát, đá cho các đơn vị trong công ty. Trên đây là vài nét về đặc điểm và nhiệm vụ chính của các phòng ban chức năng của công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị. Ngoài các nhiệm vụ nói trên, các đơn vị đều phải có trách nhiệm phối hợp với nhau để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên, làm tham mưu trợ giúp đắc lực cho GĐ công ty. Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chiếu sáng và thiết vị đô thị. Tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh. Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị là một doanh nghiệp hoạt động công ích, vì vậy công ty vừa phải thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, vừa phải thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ do NN giao. Hiện nay công ty đang: Quản lý và duy trì lưới đèn công cộng thành phố Hà Nội (giá trị sản lượng đạt 7.1 tỷ đồng, chiều dài 3094 km). Xây dựng và cải tạo hệ thống chiếu sáng (giá trị sản lượng đạt 2.4 tỷ đồng, chiều dài tuyến điện cải tạo và xây dựng mới là 90km). Sản xuất các sản phẩm như đèn chiếu sáng, xe chuyên dụng (giá trị sản lượng đạt 16.5 tỷ đồng) Vì đặc điểm của mỗi loại sản phẩm, công việc là khác nhau, nên đòi hỏi mỗi bộ phận sản xuất cũng phải có những đặc thù riêng. Do đó công ty đã chia thành các khối sản xuất; đứng đầu mỗi khối là một PGĐ công ty trực tiếp lãnh đạo. Khối kỹ thuật và XN xây lắp điện chiếu sáng. Bao gồm: XN tư vấn thiết kế XN dụng cụ cơ điện XN xây lắp điện Nhiệm vụ: Thiết kế, khảo sát các công trình chiếu sáng công cộng, chiếu sáng nội ngoại thất, lập dự toán và tiên lượng vật tư chuyển phòng kế hoạch đầu tư và phát triển thẩm định, lập kế hoạch đấu thầu (kể cả các công trình), làm tư vấn theo yêu cầu khách hàng. Quản lý, sửa chữa đại tu các thiết bị máy móc, gia công chế tạo khuôn mẫu Lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông trên toàn quốc và thực hiện trang trí trong những ngày lễ tết. Khối dịch vụ đăng kiểm Bao gồm XN quản lý đội xe Trạm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ Cửa hàng xăng dầu Nhiệm vụ: Thực hiện dịch vụ kiểm định các phương tiện cơ giới đường bộ Cung cấp các dịch vụ vận tải, xe ca cho các đơn vị khác trong công ty Cung cấp xăng dầu phục vụ trong và ngoài công ty Nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng và XN quản lý điện chiếu sáng. Bao gồm: XN quản lý điện chiếu sáng Nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng. Nhiệm vụ: Quản lý duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng, tín hiệu giao thông trong toàn thành phố HN, thực hiện công trình chiếu sáng lễ hội theo kế hoạch. Nhà máy sản xuất thiết bị chiếu sáng là nơi tập trung sản xuất ra các sản phẩm của công ty. Hàng năm nhà máy đã sản xuất ra một số lượng sản phẩm lớn với giá trị sản lượng trung bình chiếm 36% so với tổng sản lượng toàn công ty. Bao gồm: XN sản xuất thiết bị chiếu sáng: sản xuất ra các loại đèn, phụ kiện phục vụ cho công tác chiếu sáng công cộng, chiếu sáng công nghiệp, chiếu sáng nội, ngoại thất XN ô tô: sản xuất, đóng mới các loại xe chuyên dùng phục vụ cho đô thị như xe ép rác, xe hút bùn, xe rửa đường... đại tu sửa chữa các loại xe khác. Phân xưởng đúc: đúc những sản phẩm gang, nhôm, làm chi tiết cho các loại đèn chiếu sáng, đúc cột đèn dùng để chiếu sáng vườn hoa, công viên. XN gia công nóng: sản xuất các loại cột thép, cầu xà, chụp khung nóng. Đứng đầu mỗi XN là một GĐXN và một PGĐ phụ trách khối về mọi hoạt động của XN như: tình hình sử dụng vật tư, lao động, máy móc thiết bị, kết quả sản xuất cũng như tiến độ sản xuất của XN mình phụ trách. Ngoài ra, các XN lại chia thành các xưởng, tổ sản xuất theo từng công đoạn công nghệ chế tạo ra sản phẩm như phân xưởng cơ khí, phân xưởng rèn nhiệt, phân xưởng sơn mạ, phân xưởng chuẩn bị, tổ dập, phân xưởng lắp ráp mỗi phân xưởng do một người làm tổ trưởng có nhiệm vụ giúp GĐXN theo dõi giám sát quá trình sản xuất, tổ chức phân công công việc cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Khả năng công nghệ hiện nay của công ty. Các công nghệ sản xuất các cấu kiện thiết bị chiếu sáng Trình độ công nghệ từ thiết kế, trang bị kỹ thuật sản xuất các cấu kiện thiết bị chiếu sáng của công ty HAPULICO được đánh giá ngang tầm với các nước trong khu vực. Công nghệ dập Công nghệ xử lý bề mặt Công nghệ chất dẻo Công nghệ lắp ráp và kiểm tra. Công nghệ thiết kế Công nghệ gia công cơ khí. Với đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, cùng với máy móc, thiết bị xưởng hiện đại. Công ty đủ khả năng thực hiện các công nghệ cơ bản sau: Công nghệ gia công cơ khí Công nghệ dập. Công nghệ uốn tôn Sản xuất các loại nhíp ô tô, các loại thép hình. Công nghệ hàn ghép. Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ mới vào sản xuất đã đem lại cho công ty những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ đáp ứng được nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Quy trình sản xuất hai sản phẩm chính Quy trình về sản xuất đèn chiếu sáng công cộng Các loại phôi từ PX đúc Vật tư cấp từ kho kim khí Các chi tiết phụ kiện cấp từ kho Gia công cơ khí mài, taro Xử lý bề mặt sơn Xử lý bề mặt sơn mạ Lắp ráp thành sản phẩm hật ký - Chứng từ bổ Chứng từ gốc Bảng hân Nhật ký - Chứng từ bổ Chứng từ hật ký - Chứng từ bổ Chứng từ gốc Bảng hân Nhật ký - Chứng từ bổ Kiểm tra Đóng gói nhập kho Gia công cơ khí dập, taro Quy trình sản xuất và lắp ráp các loại đèn nội thất SX bán TP trong nước Tập kết bán TP nhập ngoại Lắp ráp thân đèn Lắp ráp cụm điện Nhập kho xuất bán Tổng hợp Kiểm tra Chứng từ gốc Bảng hân bổ Chứng từ gốc Bảng hân bổ Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đạt được qua những năm gần đây. Nhờ kết quả thực hiện đầu tư, đồng thời lại được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành trong và ngoài thành phố, những năm qua công ty đã đạt được bước tăng trưởng vượt bậc, thể hiện qua các mặt: Công ty luôn bám sát nhiệm vụ chính trị thành phố giao, tập trung duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng thành phố, phát huy có hiệu quả lưới đèn, tiết kiệm chi phí đầu tư sửa chữa, hạn chế điện năng sử dụng, tăng cường công tác quản lý. Hiện any, công ty đang quản lý 786 km đèn, 454 trạm điện với công suất là 4600 kw. Đi đôi với công tác bảo trì, công ty còn thực hiện trang trí đèn màu thường xuyên phục vụ các ngày lễ hội với nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới làm tăng thêm vẻ đẹp thủ đô, góp phần tạo không khí vui tươi trong ngày lễ. Tổng giá trị trang trí đèn thành phố đạt 2 tỷ đồng. Công tác xây lắp công trình chiếu sáng năm 2001 đạt kết quả hơn năm trước (GTSL tăng hơn 20%). Sản xuất công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh. Ngoài mặt hàng truyền thống về sản phẩm chiếu sáng vẫn được duy trì, công ty đã đẩy mạnh mặt hàng chế tạo, đóng xe chuyên dùng đô thị (GTSL sản xuất công nghiệp lên tới 40.5 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2000 và bằng 160% năm 1999) Công ty đã hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch được giao và tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng 25% so với các năm trước: Chỉ tiêu giá trị sản lượng công ty năm 2001: So với năm 1999 tăng 26 tỷ đồng, đạt 168% So với năm 2000 tăng 23.5 tỷ đồng, đạt 134% Trong đó giá trị sản lượng công nghiệp do Nhà máy sản xuất theo giá thành công xưởng năm 2001: So với năm 1999 tăng 17.3 tỷ đồng, đạt 175% So với năm 2000 tăng 11.5 tỷ đồng, đạt 140% Chỉ tiêu doanh thu năm 2001 So với năm 1999 tăng 41.7 tỷ đồng, đạt 186% So với năm 2000 tăng 27.2 tỷ đồng, đạt 143% Các khoản nộp ngân sách năm 2001: So với năm 1999 tăng 0.9 tỷ đồng, đạt 134% So với năm 2000 tăng 0.8 tỷ đồng, đạt 129% Lợi nhuận năm 2001: So với năm 1999 tăng 2.4 tỷ đồng, đạt 185% So với năm 2000 tăng 1.5 tỷ đồng, đạt 140% Kết quả công ty đạt được trong những năm qua thật đáng tự hào và khích lệ. Theo dự án đầu tư chiều sâu dự kiến đến năm 2003; giá trị sản lượng công ty đạt 90 tỷ. Công ty sẽ cố gắng phấn đấu năm 2003 đạt GTSL 100 tỷ. Để thực hiện được mục tiêu có ý nghĩa lịch sử 100 tỷ, công ty đề ra chỉ tiêu phấn đấu năm 2002 như sau (so với thực hiện năm 2001): GTSL đạt 95 tỷ, bằng 104.4%, trong đó của nhà máy chế tạo thiết bị chiếu sáng và đô thị đạt 42 tỷ, bằng103.7%. Doanh thu đạt 90 tỷ, bằng 100% Các khoản nộp ngân sách đạt 3.6 tỷ đồng, bằng102.8% Năng suất lao động bình quân đạt 170 triệu đồng, bằng 112.6% Thu nhập bình quân đạt 1.6 triệu đồng, bằng 106.7% Hiệu quả sử dụng vốn NN cấp: 1 đồng vốn làm ra GTSL : 10.6 đồng, bằng 105% 1 đồng vốn làm ra doanh thu: 10.4 đồng, bằng 104% 1 đồng vốn làm ra lợi nhuận: 0.58 đồng, bằng 100% phần II: Báo cáo tổng hợp tình hình tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán của Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty Do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty đã chia thành các khối và XN sản xuất riêng biệt, không tập trung tại một điểm chính. Vì vậy bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức phân tán; mỗi khối, mỗi XN đều có kế toán, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh tại đơn vị mình, lập báo cáo gửi lên phòng kế toán của công ty (các đơn vị thành viên hạch toán riêng). Phòng kế toán công ty tiến hành tập hợp các báo cáo tài liệu của đơn vị thành một bản báo cáo của Cty Niên độ kế toán của công ty áp dụng là một năm, bắt đầu từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12. Cụ thể về công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty như sau: Phòng kế toán gồm 9 người. Kế toán trưởng - kiêm trưởng phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của Công ty, tham mưu cho Giám Đốc về hoạt động tài chính, thu chi tiền mặt, kế hoạch tìm nguồn vốn vay và tài trợ... cho Công ty. Nghiên cứu, vận dụng chế độ tài chính kế toán của NN với điều kiện cụ thể của công ty, đồng thời tham mưu cho GĐ bố trí, sắp xếp nhân sự phòng TCKT. Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho Kế toán trưởng, 1 kế toán TSCĐ theo dõi khối kỹ thuật, dụng cụ cơ điện, hàng năm lập kế hoạch khấu hao, đồng thời giám sát và kiểm kê TSCĐ có hiệu quả, xử lý những trường hợp gây thiệt hại cho Công ty và 1 kế toán tiền lương thanh toán và quyết toán lương. Kế toán tổng hợp: làm nhiệm vụ ghi sổ NKCT, Bảng cân đối kế toán, sổ chi tiết, sổ cái, lập báo cáo tài chính, theo dõi hạch toán toàn bộ hoạt động của các xí nghiệp, các khoản phải thu, phải trả, thanh toán nội bộ, tổng hợp chi phí, tính giá thành, tiêu thụ sản phẩm, tổng hợp số liệu lập báo cáo kế toán của Công ty. Kế toán tổng hợp cùng với kế toán trưởng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty từ đó có ý kiến đề xuất và giải pháp hoàn thiện. Kế toán vật tư: có nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp vật tư, giám sát tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, dụng cụ trong kỳ, theo dõi thanh toán công nợ với người bán . Cuối tháng tập hợp chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu để ghi sổ kế toán đối chiếu giữa số liệu sổ sách và thực tế, phát hiện sai lệch để ghi sổ kịp thời. Kế toán tiền mặt: có nhiệm vụ theo dõi xác khoản thu chi tiền mặt, các khoản tạm ứng xảy ra hàng ngày,theo dõi khối sản xuất công nghiệp, kiểm tra việc thanh toán lương, có nhiệm vụ tổ chức sổ sách theo dõi, phân loại các nguồn thu và chi phục vụ yêu cầu tổng hợp báo cáo các bộ phận có liên quan. Kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi các khoản thu, chi TGNH, làm thủ tục vay vốn và bảo lãnh với NH, thanh toán các khoản tiền vay, công nợ với NH và NS. Lập kế hoạch vay vốn và trả nợ vay hàng năm. Theo dõi khối đăng kiểm và dịch vụ xe đô thị. Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi thi công các công trình, việc thanh toán NS với cấp trên, với khách hàng, theo dõi tiền về thu nợ của khách hàng, theo dõi khối vận hành xây lắp. Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý và thu chi tiền mặt. Bên cạnh đó còn có bộ phận kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc công ty do giám đốc công ty bổ nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ của cấp trên có trách nhiệm cụ thể sau: Làm tham mưu cho đơn vị trưởng về mặt quản lý tài chính tại đơn vị, theo dõi quản lý tài sản của đơn vị và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có tiết kiệm. Tổ chức việc mở sổ kế toán ghi chép, thống kê theo dõi, định kỳ tổng hợp lập báo cáo theo quy định sau khi đã đối chiếu có xác nhận của đơn vị liên quan phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị, của công ty. Tổ chức lưu giữ toàn bộ chứng từ sổ sách, báo biểu kế toán, báo cáo theo quy định. Tổ chức hình thức sổ kế toán của công ty. Tổ chức hạch toán ban đầu. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ kịp thời và theo đúng quy định về nội dung, phương pháp lập. Công ty đã căn cứ vào những chứng từ thống nhất bắt buộc và những chứng từ mang tính hướng dẫn ban hành theo chế độ chứng từ kế toán theo quy định 1141 TC/QĐ - CĐKT ngày 1/11/1995 để xây dựng một hệ thống chứng từ. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ đến các bộ phận đơn vị có liên quan do kế toán trưởng công ty xây dựng. Chứng từ sau khi sử dụng được bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định lưu trữ của NN. Tổ chức thực hiện, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở công ty Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất trong toàn công ty là hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ - CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng bộ tài chính. Ngoài ra công ty quy định mở chi tiết một số tài khoản để theo dõi hạch toán tại các đơn vị phụ thuộc trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ. TK 1367.1 XN quản lý đội chiếu sáng TK 136 .3 XN dụng cụ cơ điện TK 1367.2 XN xây lắp TK 136 .4 XN dịch vụ đăng kiểm TK 136 .1 Khối SXCN TK 136 .5 XN XNK TK 136 .2 XN tư vấn kỹ thuật TK 136 .6 Chi nhánh Đối với công tác theo dõi hạch toán, xác định kết quả toàn bộ hoạt động của các đơn vị phụ thuộc, công ty quy định mở các tài khoản sau: TK 111 : Tiền mặt TK 154 CFSX (mở chi tiết từng hoạt động SP chính) TK 112 TGNH (được mở TK chuyên chi) TK 155 TP (đơn vị có tổ chức kho tp) TK 141 Tạm ứng TK 211 TSCĐHH TK 142 Chi phí trả trước TK 241 XDCBDD TK 152 NVL TK 214 HMTSCĐ TK 153 CCDC TK 331 Phải trả cho người bán TK 335 Chi phí phải trả TK421 Lãi chưa phân phối TK 336 Phải trả công ty TK431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi TK414 Quỹ phát triển kinh doanh TK621 Chi phí NVLTT TK 622 Chi phí NCTT TK627 Chi phí SXC TK 641 Chi phí bán hàng (XN XNK sử dụng TK này, không dùng TK 627). Chế độ sổ sách theo dõi hạch toán. Công ty tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ, bao gồm: Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 9, 10 Bảng kê số 1, 2, 3, 4, 5, 6 Các sổ chi tiết Sổ kế toán tổng hợp : Sổ cái, Bảng đối chiếu luân chuyển Trình tự ghi sổ kế toán của công ty như sau: Chứng từ gốc bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Bảng kê BCTC Sổ Cái Bảng tổng hợp đối chiếu chi tiết Chú thích: Ghi hàng ngày Kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng Tại các đơn vị phụ thuộc, căn cứ vào tình hình đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý, công ty quy định mở sổ sách theo dõi theo hình thức Nhật ký - Sổ cái nhằm quản lý có hiệu quả và tổng hợp báo cáo kịp thời chính xác, tránh tình trạng chi tiêu lãng phí, sai chế độ, tổn thất tài sản của công ty. Ngoài ra tùy từng đơn vị có thể lựa chọn hệ thống sổ sách chi tiết sau: Sổ quỹ tiền mặt (do thủ quỹ ghi) Sổ quỹ tiền mặt (do kế toán ghi) Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ theo dõi hàng NX (sổ bán hàng) Thẻ kho theo dõi từng loại vật tư, hàng hóa Sổ theo dõi hàng gửi Sổ theo dõi tạm ứng Sổ theo dõi chi phí chung (CPBH) Sổ theo dõi chi tiết chi phí công trình Sổ theo dõi chi tiết công nợ... Hệ thống báo cáo áp dụng trong công ty Căn cứ vào sự cần thiết, phương pháp lập các báo cáo tài chính và đặc điểm hạch toán công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị đã sử dụng hệ thống báo cáo theo chế độ quy định gồm các báo cáo bắt buộc được lập theo quý, năm và các báo cáo lập theo tháng - báo cáo nội bộ. Các báo cáo mang tính chất bắt buộc lập theo quý, năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01): Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu số B02). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03) . Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B04) Ngoài ra còn có một số báo cáo không mang tính bắt buộc hàng tháng các đơn vị lập và gửi báo cáo về công ty để phục vụ yêu cầu quản lý. Biên bản kiểm kê tiền mặt tồn quỹ ngày 25 hàng tháng. Báo cáo thu chi tài chính (TM, TGNH). Báo cáo quỹ tiền mặt. Bản kê phân loại chi tiết; CFC, CFBH, các khoản thanh toán chi hộ công ty Bản kê bán hàng. Bản theo dõi thanh toán với người mua hàng (báo cáo công nợ). Bảng tổng hợp NXT vật tư, hàng hoá. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản xác minh quan hệ thanh toán với công ty. Bản kê thuế giá trị gia tăng. Báo cáo hoá đơn đã sử dụng. Các báo cáo tài chính của Cty được lập và gửi vào cuối mỗi quý cho các nơi Sở giao thông công chính Hà Nội. + Cục thống kê. Cục thuế Hà Nội. + Chi cục quản lý vốn của các doanh nghiệp. Đối với báo cáo nội bộ, kế toán các đơnvị chịu trách nhiệm lập và gửi báo cáo tới các đơn vị chậm nhất ngày 28 hàng tháng cùng với kế hoạch tháng sau cho phòng kế hoạch đầu tư và phát triển, quản lý lưu giữ toàn bộ chứng từ, sổ sách, biểu mẫu báo cáo của các đơn vị. Khi có lệnh chuyển giao vào kho lưu giữ phải lập biên bản bàn giao. Công tác hạch toán kế toán theo một số phần hành cụ thể ở công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị. Kế toán vốn bằng tiền Số tiền thường xuyên có mặt tại quỹ được ấn định tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động từng thời kỳ của từng đơn vị. Mọi nghiệp vụ phát sinh có đầy đủ chứng từ gốc hợp lệ: Phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, giấy báo nợ, giấy báo có, bảng sao kê ngân hàng... đều được kế toán phân loại theo nội dung và định khoản theo quy định ghi vào sổ quỹ, bảng kê. Đối với khoản nợ gốc ngoại tệ, kế toán theo dõi theo cả nguyên tệ. Cuối niên độ kế toán tính số dư các khoản nợ phải trả ngoại tệ cần được đánh giá theo tỷ giá thực tế (theo công bố của ngân hàng NN). Kế toán tạm ứng và thanh toán tạm ứng thực hiện theo đúng quy định, đảm báo chứng từ hợp lệ. Riêng đối với các xí nghiệp được phép mở tài khoản chuyên chi, kế toán các đơn vị lập biên bản đối chiếu xác định số dư nợ đối với công ty. Các chứng từ hợp lệ được tổng hợp phân loại ghi sổ NKCT đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, kịp thời. Cuối kỳ tập hợp số liệu ghi sổ cái tài khoản 111, 112 ,141.. Chứng từ gốc Bảng kê số 1, 2 Nhật ký chứng từ số 1, 2 Báo cáo thu chi TM, TGNH Sổ quỹ tiền mặt, TGNH Sổ cái TK 111, 112 Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng Kế toán Nguyên vật liệu. Công ty hiện nay có khoảng 2000 chủng loại vật tư và bán thành phẩm: Kim loại đen (thép hình các loại), kim loại mầu (điện phân), thép tấm, các loại bóng đèn chiếu sáng, đèn dân dụng, Balast tụ nối các loại, linh kiện chi tiết lắp ráp các loại sản phẩm chiếu sáng, các loại phụ tùng ô tô, phụ kiện để lắp đặt các tuyến đường chiếu sáng (dây, cáp, điện các loại...). Một số các vật tư phục vụ sản xuất khác. Tuy nhiên do sản lượng NVL ở công ty thường xuyên biến động, hoạt động nhập xuất NVL diễn ra liên tục, do đó để hạch toán trị giá NVL xuất kho, công ty đã sử dụng giá hạch toán và cuối kỳ kế toán NVL sẽ tính ra trị giá thực tế NVL xuất kho để ghi sổ kế toán tổng hợp. Các chứng từ gốc là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, chứng từ thuế giá trị gia tăng... Đối với công tác kế toán chi tiết NVL ở công ty được tổ chức theo phương pháp ghi thẻ song song giữa kho và phòng kế toán đồng thời công ty cũng áp dụng phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển để hạch toán chi tiết. Đối với công tác kế toán tổng hợp NVL: Xuất phát từ yêu cầu quản lý, sử dụng NVL và trình độ kế toán NVL công ty đã sử dụng phương pháp kế khai thường xuyên để hạch toán NVL. Nên các tài khoản được sử dụng chủ yếu là: TK 152, TK 151, TK 331. Ngoài ra có TK 111, 112, 141, 621,627, 641, 642, 133, 632, 138, 136 (chi tiết). Do công ty áp dụng hình thức NKCT nên các chứng từ gốc đều được phân loại và ghi sổ chi tiết, bảng kê, sổ NKCT. Cuối tháng tổng hợp số liệu từ sổ NKCT để ghi sổ cái TK 152, TK 331, TK 133... Chứng từ gốc SCT thanh toán với NB, Nhật ký chứng từ 1,2,5,10 Sổ chi tiết NVL Bảng tổng hợp NVL Thẻ kho Sổ cái TK 152, 331,133 ... Bảng kê số 3 Bảng phân bổ số 2 Báo cáo tài chính Chú thích: Ghi hàng ngày Kiểm tra đối chiếu Ghi cuối tháng Kế toán tài sản cố định. Tài sản cố định của công ty gồm: nhà cửa 33 danh mục, máy móc thiết bị 19 danh mục, dụng cụ xử lý 31 danh mục, vật kiến trúc 11 danh mục,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC960.doc
Tài liệu liên quan