Tình hình họat động và phát triển tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội

Bản cam kết

Mục lục

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu đề tài 3

3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 5

5. Kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được 5

6. Bố cục đề tài 6

NỘI DUNG ĐỀ TÀI 7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 7

1. Khái niệm và phân loại vốn 7

2. Sự cần thiết phải huy động vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp 10

2.1. Đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp 10

2.2. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13

2.3. Đối với việc tăng tài sản của doanh nghiệp 15

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp 16

3.1. Quy mô của doanh nghiệp 16

3.2. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 18

3.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 19

3.4. Uy tín của doanh nghiệp 19

3.5. Tình hình thị trường 20

3.6. Cơ chế chính sách của nhà nước 21

4. Các tiêu chí đo lường độ an toàn vốn của doanh nghiệp 22

5. Các kênh huy động vốn mà doanh nghiệp có thể tiếp cận 23

5.1. Kênh huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp 23

5.1.1. Lợi nhuận để lại của công ty 24

5.1.2. Vốn dự phòng 26

5.1.3. Khấu hao 28

5.1.4. Tăng vốn 30

5.2. Kênh huy động vốn từ bên ngoài 32

5.2.1. Phát hành cổ phiếu 32

5.2.2. Góp vốn hiện vật 35

5.2.3. Vay tín dụng ngân hàng 36

5.2.4. Vay tín dụng thương mại 38

5.2.5. Phát hành trái phiếu 41

5.2.6. Thuê mua 43

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 48

1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 48

1.1. Thực trạng hoạt động 48

1.1.1. Lĩnh vực xây lắp 48

1.1.2. Lĩnh vực thương mại 51

1.2. Đánh giá 53

1.2.1. Lĩnh vực xây lắp 53

1.2.2. Lĩnh vực thương mại 54

2. Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp trong những năm qua 55

2.1. Thực trạng huy động vốn 55

2.1.1. Trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp 55

2.1.2. Vay tín dụng thương mại 57

2.1.3. Vay tín dụng ngân hàng 58

2.2. Đánh giá hoạt động huy động vốn của công ty qua các năm 60

2.2.1. Những thành tựu đạt được 60

2.2.2. Những hạn chế còn tồn tại 62

2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn 63

2.2.4. Nguyên nhân của những hạn chế 64

3. Đánh giá độ an toàn vốn của công ty 65

4. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. 66

4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 66

4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 69

5. Nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty 70

6. Kinh nghiệm huy động vốn của các doanh nghiệp khác 71

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 75

1. Định hướng, mục tiêu và dự báo nhu cầu vốn trong tương lai của doanh nghiệp 75

1.1. Định hướng hoạt động của doanh nghiệp 75

1.2. Mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai 75

1.3. Dự báo nhu cầu vốn của doanh nghiệp 77

2. Giải pháp để khai thác hiệu quả các kênh huy động vốn hiện tại 78

2.1. Lợi nhuận để lại 78

2.2. Vay tín dụng thương mại 79

2.3. Vay tín dụng ngân hàng 79

3. Giải pháp để tiếp cận các kênh huy động vốn mà doanh nghiệp chưa khai thác 80

3.1. Mở rộng hội đồng cổ đông 80

3.2. Phát hành trái phiếu 81

3.3. Liên doanh hợp tác 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình họat động và phát triển tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc phát hành cổ phiếu này không phải lúc nào công ty cũng có thể tiến hành được. d. Đánh giá sự phù hợp của kênh huy động vốn đối với công ty. Việc phát hành cổ phiếu ra thị trường chứng khoán để huy động vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội hiện nay là không phù hợp vì: Thứ nhất về mặt pháp lý thì chỉ có những công ty cổ phần mới có thể tiến hành phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Nhưng hiện nay công ty lại là công ty trách nhiệm hữu hạn do vậy mà không phù hợp với việc phát hành cổ phiếu. Thứ hai là nếu công ty muốn phát hành cổ phiếu thì trước tiên phải đáp ứng hai điều kiện là công ty phải tiến hành chuyển đổi thành công ty cổ phần và phải có quy mô đủ lớn để có thể phát hành cổ phiếu. Nhưng để đáp ứng điều kiện này thì công ty gặp nhiều khó khăn do vậy mà nó không phù hợp với công ty. Vì vậy mà ít nhất trong thời gian hiện nay và trước mắt thì công ty không thể tiến hành huy động vốn từ nguồn này được. 5.2.2. Góp vốn hiện vật. a. Khái niệm. Là việc tăng vốn cho doanh nghiệp bằng việc tăng lượng vốn bằng hiện vật nhờ sự đóng góp của các cổ đông hoặc đối tác. Đó là việc góp vốn bằng hiện vật như là nhà xưởng, máy móc thiết bị… Nó cho phép doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu sử dụng vốn tức là làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp nhưng nó không mang lại phương tiện tiền tệ cho doanh nghiệp. b. Ưu điểm. Việc góp vốn hiện vật này có ưu điểm là làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không phải bỏ vốn ra mua. Vì khi mà việc góp vốn bằng hiện vật này là nhà góp vốn đem những tài sản của mình góp vào công ty, và công ty sẽ đánh giá xem phần tài sản đó đáng giá bao nhiêu để từ đó ghi nhận cho người góp vốn. Việc góp vốn bằng hiện vật không những làm tăng tài sản cố định của doanh nghiệp mà nó còn làm tăng tiềm lực cho doanh nghiệp. c. Nhược điểm. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là việc góp vốn bằng hiện vật này không làm tăng được vốn lưu động cho doanh nghiệp. d. Đánh giá sự phù hợp của kênh đối với công ty. Việc huy động vốn từ nguồn này đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là chưa phù hợp vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp do vậy mà máy móc thiết bị là tài sản chủ yếu. Do vậy mà không có nhiều các cổ đông có thể có được các máy móc xây lắp để đóng góp vào cho công ty nên nhìn chung kênh huy động vốn này đối với công ty thì việc sử dụng là rất hạn chế. 5.2.3. Vay tín dụng ngân hàng. a. Khái niệm. Vay tín dụng ngân hàng chính là việc doanh nghiệp tiến hành đi vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng, mà lượng vốn vay chủ yếu ở đây là vốn lưu động dưới dạng tiền tệ. Vay ngân hàng chính là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vốn vay ngân hàng có thể là vay ngắn hạn dưới một năm thông qua thị trường tiền tệ và vay dài hạn trên một năm thông qua thị trường vốn. b. Ưu điểm. Việc sử dụng vốn vay ngân hàng có nhiều ưu điểm. Do các tổ chức tín dụng ngân hàng tài chính là những tổ chức chuyên cho vay tiền tệ nên họ luôn có sẵn những lượng vốn lớn trong công ty do vậy mà họ có thể sẵn sàng cho vay những khoản tiền lớn khi mà doanh nghiệp có nhu cầu chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng được với những điều kiện mà các ngân hàng đưa ra. Do vậy đây là ưu điểm lớn nhất của hình thức này. Ưu điểm thứ hai là dễ dàng tiếp cận vì hiện nay hệ thống tài chính tín dụng khá là phát triển khi mà có rất nhiều các ngân hàng cổ phần hoạt động trên thị trường thêm vào đó là cơ chế chính sách khá là thông thoáng do vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận kênh huy động vốn này. Với việc thủ tục vay vốn ngân hàng hiện nay đã dễ dàng hơn trước và việc thế chấp cũng dễ dàng hơn. Một ưu điểm nữa là việc vay tín dụng ngân hàng được coi như là một đòn bẩy tài chính. c. Nhược điểm. Tuy nhiên nó có nhiều nhược điểm sau đây. Việc vay tín dụng ngân hàng thì doanh nghiệp phải chịu trả lãi ngân hàng. Vì các tổ chức tài chính tín dụng ngân hàng cũng là những công ty kinh doanh nhưng có điều khác là họ không phải kinh doanh hàng hoá dịch vụ đơn thuần mà là họ kinh doanh tiền tệ do vậy mà lãi suất cho vay chính là giá của sản phẩm mà họ cung cấp. Từ việc phải trả lãi ngân hàng này mà sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp lên từ đó sẽ làm cho giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng sẽ tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp càng đi vay nhiều từ các tổ chức tín dụng ngân hàng thì sẽ không những làm tăng các khoản nợ của mình mà còn sẽ chịu thêm phần chi phí trả lãi ngân hàng từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Một nhược điểm nữa là việc vay tín dụng ngân hàng này cũng phải chịu những rằng buộc nhất định của các điều kiện cho vay. Vì dù hiên nay cơ chế chính sách cho vay của các ngân hàng đã thông thoáng hơn nhưng các ngân hàng vẫn cần phải có sự đảm bảo do vậy mà khi cho vay các ngân hàng cũng phải đưa ra những điều kiện nhất định trong các khoản vay như là công ty phải trả lãi như thế nào, cơ cấu lại công ty… Một nhược điểm nữa của hình thức này là công ty khi đi vay cũng sẽ phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng. Vì ngân hàng cần có sự bảo đảm cho khoản vốn vay của mình có thể được thanh toán do vậy mà ngân hàng phải kiểm soát lượng vốn cho vay của mình đảm bảo cho số vốn được dùng hiệu quả. d. Đánh giá sự phù hợp của kênh huy động vốn đối với công ty. Vay tín dụng ngân hàng là một trong những kênh huy động vốn được rất nhiều các công ty áp dụng vì nó thường dễ tiếp cận và có thể vay được với số lượng vốn tương đối nhiều. Thêm vào đó thì kỳ hạn vay và phưong thức vay cũng tương đối phong phú do vậy mà có thể đáp ứng được nhu cầu của các công ty. Hiện nay thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội cũng sử dụng hình thức huy động vốn từ nguồn này như là một trong những kênh huy động vốn chủ yếu của công ty. 5.2.4. Vay tín dụng thương mại. a. Khái niệm. Tín dụng thương mại hay tín dụng nhà cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên thông qua việc mua bán máy móc, trang thiết bị và nguyên nhiên vật liệu. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp. b. Ưu điểm. Tác động tích cực của nguồn vốn này là. Nó sẽ thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa. Vì hình thức vay tín dụng thương mại là vay của các đối tác, các nhà cung cấp hay là những nhà phân phối do vậy mà lượng vốn vay này chủ yếu là vay vốn lưu đông như là nguyên nhiên vật liệu hay hàng hoá… Ở đây có thể là mua nguyên vật liệu của nhà cung ứng nhưng chưa thanh toán ngay mà hẹn thanh toán sau đây là việc mượn vốn để kinh doanh do vậy mà nó sẽ thúc đẩy tiêu dùng hàng hóa vì như vậy hàng hoá sẽ không bị tồn kho mà thay vào đó thì hàng hóa luôn được tiêu thụ. Vì vậy nó kích thích tiêu dùng hàng hoá không chỉ của doanh nghiệp mà còn của cả các nhà cung ứng. Bên cạnh đó nó còn đẩy nhanh quá trình tái sản xuất và lưu thông. Chính là xuất phát từ ưu điểm ở trên mà nó kéo theo ưu điểm này vì khi mà việc tiêu thụ hàng hóa được đẩy nhanh tức là quá trình tái sản xuất sẽ được diễn ra nhanh hơn, rõ ràng khi mà hàng hoá không tiêu thụ được bị tồn kho quá nhiều (loại trừ yếu tố dự trữ) thì quá trình tái sản xuất sẽ không thể được diễn ra nhanh được vì vốn bị ứ đọng do vậy mà quá trình lưu thông vốn cũng được đẩy nhanh khi mà quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục. Một ưu điểm nữa là nó làm gia tăng vòng chu chuyển vốn. Rõ ràng khi mà hàng hoá được tiêu thụ một cách nhanh chóng, tiêu thụ hàng hóa được thúc đẩy thì quá trình tái sản xuất được diễn ra nhanh hơn do vậy mà việc thu hồi vốn cũng diễn ra nhanh hơn, khi mà quá trình tái sản xuất được rút ngắn đồng nghĩa với việc vòng chu chuyển vốn cũng được rút ngắn do vậy mà sẽ nâng cao được hiệu quả đồng vốn. Thêm một ưu điểm nữa là nó sẽ nâng cao được hiệu quả đồng vốn. Vì khi mà hàng hóa được thúc đẩy tiêu thụ làm cho quá trình tái sản xuất được rút ngắn, vốn được lưu thông liên tục vòng chu chuyển vốn được rút ngắn, mà một tiêu chí để nói lên tính hiệu quả của đồng vốn chính là vòng chu chuyển vốn. Vòng chu chuyển vốn càng ngắn thì hiệu quả đồng vốn càng cao và ngược lại. c. Nhược điểm. Tuy có nhiều ưu điểm nêu trên nhưng kênh huy động vốn này vẫn có những nhược điểm đó là. Thứ nhất việc vay tín dụng thương mại này bị hạn chế bởi quy mô vốn của doanh nghiệp. Rõ ràng khi mà quy mô vốn doanh nghiệp càng lớn thì khả năng vay vốn của doanh nghiệp càng cao vì khi ta muốn đi vay thì phải có những điều kiện đảm bảo cho khoản vay đó. Do vậy mà quy mô vốn cũng chính là điều kiện đảm bảo cho việc đi vay. Đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì khoản vay này cũng không thể nhiều được. Thứ hai là kỳ hạn vay thường là kỳ hạn ngắn. Do đây là khoản vay thương mại hay nói cách khác chính là việc doanh nghiệp tiến hành mua chịu hàng hóa, nguyên vật liệu của nhà cung ứng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của mình do vậy mà nó khác với các khoản vay tín dụng ngân hàng có kỳ hạn dài do vậy mà ta không thể chịu tiền hàng của các đối tác quá lâu được vì các đối tác cũng phải tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Nó cũng chịu sự rằng buộc bởi thời gian của vòng chu chuyển vốn. Vì vòng chu chuyển vốn nói lên vòng quay của sản phẩm, nói lên quá trình tái sản xuất của sản phẩm do vậy mà việc vay tín dụng thương mại không thể kéo dài được vì đây chủ yếu là những khoản vay nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất và tái sản xuất. Một nhược điểm nữa là chịu sự rằng buộc của đối tác cho vay. Nói chung thì đây cũng là một điểm chung của các khoản vay vì ta không thể vay mà không chịu sự rằng buộc của người cho vay. d. Đánh giá sự phù hợp của kênh huy động vốn đối với công ty. Vay tín dụng thương mại là hình thức huy động vốn khá hiệu quả vì nó không phải chịu chi phí trả lãi mà công ty vẫn có thể có được vốn để sử dụng. Nó đặc biệt phù hợp với những công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vì vay tín dụng thương mại chủ yếu là vay nguyên nhiên vật liệu. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì đây cũng là một kênh huy động vốn mà công ty thường xuyên sử dụng. Nó phù hợp với công ty vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp là chủ yếu do vậy mà việc vay tín dụng thương mại là kênh huy động vốn hiệu quả giúp cho công ty có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn. 5.2.5. Phát hành trái phiếu. a. Khái niệm. Là việc vay vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu để vay nợ trên thị trường tài chính. Vay thông qua trái phiếu là một hình thức vay dài hạn. Thông thường lãi suất đối với trái phiếu là cố định và lãi suất được ghi trên trái phiếu, ngoài ra còn có trái phiếu với lãi suất thay đổi. Trái phiếu có lãi suất cố định là loại hình trái phiếu doanh nghiệp phổ biến nhất. Để huy động vốn trên thị trường trái phiếu các doanh nghiệp cần phải xem xét mức độ hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp. Mức độ hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc vào lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp. b. Ưu điểm. Việc phát hành trái phiếu có những ưu điểm sau. Phát hành trái phiếu có thể huy động được lượng vốn lớn khi mà việc phát hành thành công. Vì khi mà doanh nghiệp xác định phát hành trái phiếu doanh nghiệp để vay nợ trên thị trường vốn thì số lượng vốn theo dự kiến thu được sẽ phải lớn. Một ưu điểm nữa của việc phát hành trái phiếu là thời gian vay vôn dài, nó sẽ là một thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn vì không phải lo trả nợ trong quá trình sử dụng vốn và hoạt động. Sở dĩ như vậy là doanh nghiệp cần có thời gian để có thể kinh doanh đảm bảo sinh lợi. Một ưu điểm khác là lãi suất của trái phiếu thường là lãi suất cố định, kéo dài trong suốt kỳ vay do vậy mà tạo lợi thế cho doanh nghiệp khi đi vay. c. Nhược điểm. Sự hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp phụ thuộc vào lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu uy tín và danh tiếng của công ty, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì việc phát hành trái phiếu có thành công hay không thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như uy tín và danh tiếng của công ty. Do vậy mà rất khó cho những doanh nghiệp mới tham gia thị trường có thể thâm nhập vào kênh huy động vốn này. Hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả cao do vậy mà không dễ gì thực hiện thành công. Và lãi suất của trái phiếu thường phải cao vì hai lý do thứ nhất là lãi suất phải cao thì mới có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm vào trái phiếu do công ty phát hành và đầu tư vào đó. Thêm nữa là lãi suất phải cao để đảm bảo có thể loại trừ các yếu tố như lạm phát, và lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp cũng thường phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng vì nếu không thì người ta thà gửi tiền vào ngân hàng vừa an toàn lại tiện lợi. Thêm vào đó kỳ hạn của trái phiếu cũng là yếu tố quan trọng nếu kỳ hạn của trái phiếu quá dài sẽ không thu hút được các nhà đầu tư quan tâm nhưng kỳ hạn quá ngắn thì lại không đủ thời gian cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thu hồi vốn do vậy mà xác định kỳ hạn bao lâu là hợp lý cũng không phải là vấn đề đơn giản. d. Đánh giá sự phù hợp của kênh huy động vốn đối với công ty. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với các công ty lớn trên thế giới được tiến hành khá nhiều nhưng ở Việt Nam thì việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn thì chưa nhiều. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì việc phát hành trái phiếu để vay nợ là rất khó để thực hiện trong thời gian trước mắt cũng như trong thời gian tới. Vì để có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì công ty cần có được quy mô đủ lớn thêm vào đó thì doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả cũng như là tạo lập được uy tín trên thị trường. Do vậy mà hình thức huy động vốn này đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là chưa phù hợp. 5.2.6. Thuê mua. a. Khái niệm. Hiện nay, để đảm bảo mở rộng nhu cầu sản xuất hoặc hiện đại hoá sản xuất, các doanh nghiệp còn có thể lựa chọn hình thức thuê mua. Đây là công cụ tài chính rất hiệu quả được sử dụng ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ… rất phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam hình thức thuê mua chưa phổ biến. Thực chất, thuê mua là hợp đồng thuê tài sản cố định có kèm theo các điều kiện đặc biệt liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản cố định tại một thời điểm nhất định. Khi hết hạn hợp đồng doanh nghiệp có thể trả lại tài sản cố định cho bên thuê hoặc mua lại tài sản cố định đó. Trong hợp đồng thuê mua thường có ba tác nhân tham gia: Bên đi thuê, ngân hàng và các công ty cho thuê. Hình thức thuê mua mặc dù không làm tăng nguồn vốn, cũng không làm tăng giá trị tài sản cố định, tuy nhiên nó cho phép doanh nghiệp thoả mãn một số nhu cầu về thay đổi năng lực sản xuất. b. Ưu điểm. Hình thức thuê mua này có một số ưu điểm sau. Thoả mãn được nhu cầu của công ty trong việc thay đổi năng lực sản xuất. Vì với hình thức thuê mua này thì doanh nghiệp có thể có được quyền sử dụng tài sản cố định như máy móc thiết bị, để nâng cao năng lực sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất từ đó mà có được năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Với việc không phải bỏ ra một lượng vốn lớn cùng lúc để mua sắm tài sản cố định mới thì sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp không phải bị động trong việc huy động vốn. Doanh nghiệp không phải bỏ lượng vốn lớn mà vẫn có được dây chuyền sản xuất mới từ đó mà nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất phát triển. c. Nhược điểm. Song nó cũng có những nhược điểm là. Cho dù vậy thì mặc dù có được quyền sử dụng tài sản cố định mới này nhưng không làm tăng tổng giá trị tài sản cố định cho doanh nghiệp vì số tài sản cố định này là doanh nghiệp đi thuê. Đồng thời nó cũng không làm tăng vốn lưu động ròng cũng như nguồn vốn cho doanh nghiệp vì bản thân đây không phải là tài sản của doanh nghiệp nên không thể làm tăng nguồn vốn được. Đồng thời với việc đây là tài sản đi thuê nên hàng năm công ty phải trả lãi cho bên cho thuê do vậy mà khiến cho chi phí sản xuất tăng lên làm cho giá thành sản phẩm tăng lên khiến cho khả năng cạnh tranh bị ảnh hưởng. d. Đánh giá sự phù hợp của kênh huy động vốn đối với công ty. Hình thức thuê mua đã được áp dụng rất hiệu quả và phổ biến trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì hình thức này chưa phổ biến, do vậy mặc dù hình thức huy động vốn này rất hiệu quả và phù hợp với các công ty đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ nhưng do chưa phổ biến ở Việt Nam do vậy mà các công ty muốn tiếp cận kênh huy động vốn này là rất khó khăn do không có được những nhà cung cấp chuyên cho thuê tài sản. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội cũng vậy mặc dù đây có thể là một kênh huy động vốn tiềm năng và khá phù hợp với công ty nhưng do hiện nay ở trong nước chưa phổ biến do vậy mà công ty không thể sử dụng kênh huy động vốn này. Bảng tóm tắt ưu điểm và nhược điểm của từng kênh huy động vốn. Kênh huy động vốn Ưu điểm Nhược điểm Lợi nhuận để lại của công ty - Giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi bên ngoài. - Giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. - Làm tăng vốn chủ sở hữu của công ty. -Phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Làm giảm lãi cổ phần chia cho các cổ đông. Vốn dự phòng - Giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi bên ngoài. - Giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. - Khối lượng vốn huy động phụ thuộc vào quy mô của công ty. - Gặp rủi ro khi kinh doanh thua lỗ hoặc xảy ra trượt giá. Khấu hao - Khấu hao nhanh giúp cho công ty sớm thu hồi tài sản cố định. - Tiết kiệm chi phí đầu tư thay thế tài sản hao mòn và đầu tư mới khác. Khấu hao nhanh làm giá thành sản phẩm tăng từ đó làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tăng vốn - Làm giảm chi phí cho công ty khi bớt được chi phí trả lãi khi đi vay bên ngoài. - Làm giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. - Làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty. - Không thể tiến hành huy động thường xuyên. - Làm giảm lãi cổ tức chia cho các cổ đông. Phát hành cổ phiếu. - Số lượng vốn huy động được lớn. - Làm tăng vốn chủ sở hữu cho công ty. - Tốn kém và mất thời gian. - Phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu của công ty. - Làm giảm cổ phần sở hữu của các cổ đông. - Chịu sự rằng buộc về pháp lý Góp vốn hiện vật Làm tăng tài sản cố định của công ty. Không làm tăng vốn lưu động cho công ty. Vay tín dụng ngân hàng -Vay được lượng vốn lớn. - Dễ dàng tiếp cận. - Là đòn bẩy tài chính. - Chịu chi phí trả lãi ngân hàng. - Chịu sự rằng buộc với các điều kiện cho vay. - Chịu sự kiểm soát của ngân hàng. Vay tín dụng thương mại -Thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá. - Đẩy nhanh quá trình sản xuất và lưu thông. - Gia tăng vòng chu chuyển vốn. - Nâng cao hiệu quả sự dụng đồng vốn. - Hạn chế bởi quy mô của công ty. - Kỳ hạn vay ngắn. - Chịu sự rằng buộc bởi thời gian vòng chu chuyển vốn. - Chịu sự rằng buộc của đối tác cho vay. Phát hành trái phiếu -Huy động được lượng vốn lớn. - Thời gian vay vốn dài. - Lãi suất vay cố định - Sự hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn, uy tín và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Lãi suất thường cao. Thuê mua - Thoả mãn nhu cầu của công ty trong việc nâng cao năng lực sản xuất. - Không phải bỏ ra một lượng vốn lớn cùng một lúc để mua tài sản. - Không làm tăng tài sản cho công ty. - Không làm tăng vốn lưu động cho công ty. - Phải trả lãi cho bên cho thuê. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 1.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện và cung cấp các thiết bị ngành điện do vậy mà công ty có hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây lắp và thương mại. Với mỗi lĩnh vực đều có những đặc thù khác nhau do vậy mà việc phân tích đánh giá cũng khác nhau. Trong mỗi lĩnh vực có những ưu thế riêng. 1.1. Thực trạng hoạt động. 1.1.1. Lĩnh vực xây lắp. Do đặc thù của công ty là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình điện nhưng công ty đã có những bước đi vững chắc trong quá trình hoạt động và đã có được những thành tựu nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thị trường hoạt động của công ty. Mặc dù công ty mới được thành lập từ năm 2000 và đi vào hoạt động chưa lâu nên thị trường kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ bé. Bước đầu thị trường hoạt động chủ yếu của công ty là ở thành phố Hà Nội với những công trình điện cho các nhà cao tầng, hay hệ thống điện giao thông, hệ thống điện sinh hoạt nhưng qua từng năm hoạt động thì thị trường hoạt động của công ty đã được mở rộng lên rất nhiều tính đến cuối năm 2006 thì công ty đã mở rộng thị trường ra các tỉnh thành phía bắc, công ty đã thực hiện xây lắp những công trình điện ở các tỉnh như Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Giang… Do vậy mà thị trường đã được mở rộng không ngừng, tới đây công ty đang hy vọng sẽ có thể mở rộng thị trường ra các tỉnh thành phía tây bắc và bắc trung bộ. Với sự mở rông thị trường như vậy hy vọng trong tương lai sẽ có được những thành công đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội. Sở dĩ thị trường được mở rộng như vậy là do sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo công ty cũng như đội ngũ công nhân viên trong công ty. Với việc luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất những công trình nhận được tạo niềm tin với khách hàng nhờ đó mà tạo được uy tín trên thị trường không chỉ về tiến độ công trình mà còn cả về chất lượng công trình luôn được đảm bảo. Nhờ có thị trường được mở rộng qua các năm lên doanh thu từ hoạt động xây lắp của công ty cũng luôn không ngừng tăng lên nếu như doanh thu của năm đầu tiên đi vào hoạt động chỉ đạt mức một tỷ đồng thì đến năm 2003 doanh thu từ hoạt động xây lắp đã đạt đến bốn tỷ đồng và tính đến cuối năm 2006 thì doanh thu đã đạt đến con số 6,5 tỷ đồng. Sở dĩ doanh thu không ngừng tăng lên là do số lượng công trình mà công ty thực hiện đã không ngừng tăng lên nếu như năm đầu tiên công ty chỉ thực hiện có ba công trình lớn và hơn chục công trình nhỏ thì đến năm 2003 số lượng công trình mà công ty thực hiện đã đạt hơn 10 công trình lớn và nhiều công trình nhỏ khác. Tính đến cuối năm 2006 vừa qua thì công ty đã hoàn thành hơn mười công trình lớn và hàng chục công trình nhỏ từ đó đưa doanh thu từ hoạt động xây lắp lên gần bảy tỷ đồng. Cùng với việc doanh thu tăng lên và là lĩnh vực chiếm doanh thu cao nhất của công ty, điều này là dễ hiểu khi mà công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp điện. Cũng nhờ có doanh thu cao mà lợi nhuận từ lĩnh vực này cũng tăng lên rất nhiều chiếm phần lớn lợi nhuận trong công ty. Một phần vì doanh thu cao một phần vì trong quá trình thi công công ty đã cố gắng sáng tạo trong những hạng mục xây lắp để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, do vậy mà công ty mới đạt được mức lợi nhuận cao. Biểu doanh thu và lợi nhuận của hoạt động xây lắp Đơn vị: triệu đồng Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội. Cùng với doanh thu và lợi nhuận cao thì số lượng vốn được huy động vào lĩnh vực này cũng không ngừng tăng lên kể cả vốn cố định cũng như vốn lưu động, vốn tự có và vốn đi vay. Việc số lượng vốn không ngừng được đẩy vào hoạt động nói lên được phần nào sức phát triển của công ty. Số lượng vốn được huy động vào lĩnh vực xây lắp tăng từ 500 triệu năm 2000 lên đến 3,5 tỷ đồng vào năm 2006. Sở dĩ công ty có thể huy động được lượng vốn lớn như vậy là do thứ nhất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn ở mức cao do vậy mà tạo được thuận lợi rất lớn cho kênh huy động vốn từ phần lợi nhuận để lại, thêm vào đó doanh nghiệp cũng có quan hệ tốt đối với các nhà cung ứng do vậy mà việc vay tín dụng thương mại của công ty với các đối tác cung có phần thuận lợi và việc vay vốn ngân hàng cũng có một số điểm thuận lợi khi mà hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt tạo niềm tin cho ngân hàng. Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội. 1.1.2. Lĩnh vực thương mại. Trong lĩnh vực hoạt động thương mại thi công ty chủ yếu là cung cấp những thiết bị điện ra thị trường, đây là một lĩnh vực kinh doanh thứ hai của công ty cũng tạo được doanh thu đáng kể cho công ty. Về thị trường hoạt động thương mại của công ty thì chủ yếu là thị trường Hà Nội vì công ty vẫn chưa có điều kiện để mở rộng thị trường hoạt động ra bên ngoài, bên cạnh đó quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ do vậy mà doanh nghiệp chưa có kinh phí cho hoạt động mở rộng thị trường và doanh nghiệp cũng thấy ở lĩnh vực hoạt động này cũng chưa cần thiết phải mở rộng thị trường. Doanh thu từ hoạt động thương mại của công ty cũng đạt được con số đáng kể, đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp. Nếu như năm 2000 năm đầu tiên đi vào hoạt động thì lĩnh vực này chỉ mang lại cho công ty doanh thu là 100 triệu đồng, qua quá trình phát triển đến năm 2003 công ty đã đưa doanh thu của hoạt động này lên được con số 310 triệu đồng. Và đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0074.doc
Tài liệu liên quan