Tình hình kinh tế - Xã hội địa phương năm 2003 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng ngoại thương

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG 2

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương 2

1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 7

1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự 7

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong chi nhánh 8

CHƯƠNG 2: TÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 27

2.1. Hoạt động huy động vốn 27

2.2. Hoạt động cho vay 29

2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 32

2.4. Các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp 33

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI 35

3.1. Tình hình kinh tế- xã hội địa phương năm 2003 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng 35

3.2. Một số mục tiêu hoạt động và giải pháp trong thời gian tới 36

3.2.1. Công tác huy động vốn 36

3.1.2. Công tác đầu tư 36

3.1.3. Mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế 37

3.1.4. Giải quyết các khoản nợ tồn đọng, khai thác tài sản, xiết nợ, trích lập dự phòng rủi ro 38

3.1.5. Công tác công nghệ và kế toán 38

LỜI KẾT 39

 

doc39 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình kinh tế - Xã hội địa phương năm 2003 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c Chi nhánh. Quản lý toàn bộ sổ phụ, chứng từ có liên quan đến các tài khoản nói trên. Kiểm tra, theo dõi và hạch toán thu lãi kịp thời tài khoản Nostro. Giải quyết các tồn đọng cũ trước đây thuộc các tài khoản song biên với các ngân hàng nước ngoài. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế Xây dựng các báo cáo tổng hợp về hoạt động kinh doanh cũng như định hướng phát triển của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo định kỳ 6 tháng, 1 năm, 5 năm... Thực hiện phân tích kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, nhằm đưa ra những kết luận để tham mưu cho Tổng Giám đốc về phương hướng kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tham gia với Ngân hàng Nhà nước và các ngành hữu quan trong việc xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương. Xây dựng chế độ và biểu mẫu báo cáo thống kê hống nhất trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, có phân tích theo quy định hiện hành. Căn cứ vào báo cáo của Chi nhánh và tham khảo ý kiến của các phòng có liên quan để xếp loại thi đua trình Hội đồng Thi đua quyết định. Tổ chức theo dõi nắm tình hình công tác Kho quỹ toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kho quỹ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đảm bảo kho quỹ an toàn và phục vụ công tác kinh doanh có hiệu quả. Lập báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm và theo dõi chấm điểm thi đua về công tác kho quỹ của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Tiếp nhận, dịch các tài liệu của các Tổ chức Quốc tế về tình hình tiền tệ, séc, các giấy tờ có giá; thông báo hướng dẫn toàn bộ hệ thống về đặc điểm tình hình tiền giả, tiền thật của tiền mặt đồng Việt Nam, Ngân phiếu thanh toán, các loại tiền mặt, séc, ngoại tệ bị mất cắp... Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ ngân quỹ cho toàn hệ thống. Thực hiện các nghiệp vụ khác khi Tổng Giám đốc giao * Phòng vốn Tham mưu cho Tổng Giám đốc về các giải pháp huy động nguồn vốn và sử dụng vốn. Trực tiếp triển khai các phương thức huy dộng vốn, khai thác nguồn vốn, quản lý và điều hành nguồn vốn của Ngân hàng Ngoại thương. Chủ động phối hợp với Phòng Quản lý tín dụng và các phòng liên quan trong việc xây dựng kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vón toàn hệ thống hàng quý, năm để trình Tổng Giám đốc. Theo dõi và thực hiện kế hoạch cân đối vốn nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán, nâng cao hệ số sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh trong toàn hệ thống. Hàng tháng, quý, năm lập cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, lưu giữ tổng hợp số liệu tích luỹ và gửi Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế. Trên cơ sở số liệu cân đối vốn và sử dụng vốn cùng Phòng Tổng hợp và Phân tích kinh tế tham mưu cho Tổng Giám đốc chỉ đạo hoạt động kinh doanh trong toàn hệ thống. Hàng quý căn cứ vào chính sách tiền tệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, tình hình nguồn vốn, trình Ban lãnh đạo giao hạn mức vốn, hạn mức tín dụng, bảo lãnh cho các Chi nhánh và điều chuyển vốn cho các Chi nhánh. Đồng thời căn cứ khả năng nguồn vốn, sử dụng vốn để đưa ra những kiến nghị tham mưu cho lãnh đạo điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình biến động của kinh tế xã hội và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương. Lập và phân tích trạng thái ngoại hối, nghiên cứu tình hình thị trường tiền tệ trong và ngoài nước, đề xuất biện pháp bảo toàn nguồn vốn ngoại tệ của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Thực hiện trình dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Ngoại thương theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Phối hợp với các phòng liên quan để giải quyết những tồn tại về công nợ đối với các Chi nhánh và các vấn đề có liên quan đến nguồn vốn và sử dụng vốn. Căn cứ vào chính sách tỷ giá và lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Căn cứ định hướng, kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương và sự biến động tỷ giá, lãi suất của thị trường trong và ngoài nước để xây dựng biểu lãi suất huy động, cho vay đối với khách hàng, lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và tỷ giá. Xây dựng các văn bản chế độ liên quan đến tỷ giá, lãi suất tiết kiệm và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học. Trực tiếp theo dõi và quản lý các công ty trực thuộc, các công ty liên doanh trong nước và các công ty mà Vietcombank có cổ phần. Theo dõi, lập báo cáo về mọi mặt hoạt động của các Chi nhánh và công ty về các mặt nghiệp vụ. Tư vấn cho Tổng Giám đốc trong định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương theo định kỳ tháng, quý, năm. Lập báo cáo thống kê phát sinh từ nghiệp vụ của phòng gửi Ngân hàng Nhà nước: Mua ngoại tệ, bán ngoại tệ cho các công ty liên doanh, điện báo tín dụng... Nắm vững thường xuyên về kết quả hoạt động kinh doanh, lỗ lãi của các Chi nhánh và Công ty, diễn biến tình hình các chỉ tiêu tài chính, phản ánh kịp thời tình hình cho Ban lãnh đại để có những biện pháp khắc phục. Kết hợp với các phòng chức năng kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động kinh doanh, về sử dụng vốn vay Trung ương của các Chi nhánh và các Công ty theo nhiệm vụ quản lý của phòng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Khách hàng Thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nhất là hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm xác định chính xác vị thế và thị phần của Ngân hàng Ngoại thương trên thương trường. Nắm bắt tìm khách hàng, trên cơ sở đó tham gia tư vấn cho Ban lãnh đạo về chủ trương mở rộng quan hệ với hệ thống khách hàng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương theo đúng luật pháp và điều lệ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong từng giai đoạn. Nghiên cứu cụ thể các hoạt động của các ngân hàng khác (nhóm đối thủ cạnh tranh), tìm hiểu tâm lý và thị hiếu khách hàng, khảo sát thực tế tại các địa bàn khác nhau...xây dựng cơ chế chính sách khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại thương theo từng giai đoạn phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ. Đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện công tác khách hàng trong toàn hệ thống. Tham gia xây dựng các văn bản liên quan đến chính sách kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương như chính sách kinh doanh tiền tệ, tín dụng, lãi suất... Phối hợp cùng các phòng, ban chức năng trình Ban lãnh đạo xử lý các nghiệp vụ mới phát sinh chưa có quy định về chính sách khách hàng hoặc để sửa đổi các quy định đã có cho phù hợp hơn. Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác tuyên truyền, quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương. Thực hiện các công tác khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Pháp chế Tham gia soạn thảo, xây dựng các văn bản, quy chế liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo lãnh... của Ngân hàng Ngoại thương, của các Bộ, ngành và của Nhà nước khi được yêu cầu. Xem xét, kiểm tra có ý kiến và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với dự thảo cuối cùng của các văn bản trước khi trình Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc ký ban hành. Tư vấn về mặt pháp lý cho Tổng Giám đốc trong việc soạn thảo, ký kết các văn bản và giải quyết các vụ việc có liên quan đến Ngân hàng Ngoại thương. Được ủy quyền tiếp xúc và ký các văn bản ghi nhớ với các cá nhân và tổ chức kinh tế, các công ty luật trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý trong hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương: phối hợp với các phòng, ban chức năng thực hiện những vấn đề đó. Tham gia bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng Ngoại thương trong việc tố tụng, giải quyết tranh chấp tại toà án, trọng tài kinh tế hoặc các cơ quan khác ở trong và ngoài nước trên cơ sở pháp luật. Tổ chức và phối hợp với các phòng, ban liên quan của Ngân hàng Ngoại thương trong việc tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho viên chức Ngân hàng Ngoại thương và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên phòng. Kiến nghị với Tổng Giám đốc về mặt pháp luật những vấn đề cần được huỷ bỏ, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và hoàn thiện trong tổ chức và hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hệ thống hoá các văn bản pháp luật của Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan, các văn bản chế độ, thể lệ nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương. Tuỳ từng vấn đề và thừa lệnh Tổng Giám đốc, trong khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phong Pháp chế được quyền yêu cầu các cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ cần thiết. Thực hiện các nhiện vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Công nợ Trên cơ sở chủ trương của Nhà nước về xử lý nợ (xoá nợ, giảm nợ, giãn nợ...) để tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống. Phối hợp với các ngành chủ quản, các cơ quan pháp luật để tiến hành xử lý nợ quá hạn có vấn đề (các khoản nợ của các đơn vị giải thể và khó đòi), nợ khoanh, giãn nợ. Kết hợp với các phòng ở Hội sở Trung ương và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương để theo dõi các khoản nợ có vấn đề do Tổng Giám đốc giao. Thống kê, báo cáo định kỳ số liệu theo chủ trương xử lý nợ của Nhà nước và của ngành. Nghiên cứu các mẫu biểu thống kê, báo cáo số liệu công nợ áp dụng trong toàn hệ thống nhằm phục vụ công tác thống kê, tổng hợp, phân tích kinh tế để tìm các giải pháp xử lý thích hợp. Tập hợp thống kê và kết hợp với một số Chi nhánh để xử lý các khoản nợ bảo lãnh nước ngoài kê khai trong thanh toán công nợ. Tổng hợp theo dõi các loại tài sản do các Phòng hoặc các Chi nhánh thu nợ, xiết nợ thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Kết hợp với các phòng Trung ương, các Chi nhánh Nghiên cứu trình Ban lãnh đạo các phương án, hướng xử lý đối với các tài sản trên. Tập hợp, thống kê, báo cáo tình hình tài sản đã thu, giảm thu nợ theo quý. Kiến nghị các biện pháp tiếp theo nhằm thu nợ đạt hiệu quả cao hơn. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản lý Tín dụng Tổ chức thực hiện việc thu nhận, tổng hợp và phân tích, xử lý các nguồn thông tin liên quan đến các lĩnh vực tín dụng, đầu tư, chứng khoán, thương mại; cây dựng các biểu mẫu báo cáo phục vụ công tác quản lý tín dụng; định kỳ phân tích đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của các Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương...nhằm tham mưu cho Tổng Giám đốc về định hướng đầu tư hoạch định chính sách tín dụng, quản lý và điều hành hoạt động đầu tư tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Cung cấp thông tin theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo và Giám đốc các Chi nhánh về tình hình đầu tư tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương và các thông tin kinh tế cần thiết khác (như tình hình cung cầu trong và ngoài nước, năng lực sản xuất trong nước, giá cả nhập khẩu và nội địa, dự đoán xu hướng biến động của thị trường trong và ngoài nước...) đối với một số mặt hàng có kim ngạch lớn, các mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế (xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, hàng tiêu dùng cao cấp, gạo, cà phê, hải sản...) và các dự án đầu tư xây dựng các công trình lớn có vốn đầu tư của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương... Kết hợp chặt chẽ với CIC Ngân hàng Nhà nước theo dõi tình hình dư nợ của các doanh nghiệp tại hệ thống Ngân hàng Ngoại thương cũng như tại các tổ chức tín dụng khác. Tham gia ý kiến trên giác độ cấp quản lý của Trung ương đối với các dự án tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán, thuê mua... và các dự án trên mức phán quyết của Giám đốc các Chi nhánh để trình Tổng Giám đốc hoặc Hội đồng Tín dụng xem xét và quyết định. Nghiên cứu và đề xuất với tổng Giám đốc xây dựng các chính sách mới về tín dụng, đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán hoặc sửa đổi, bể sung các chính sách hiện hành để phù hợp với thông lệ quốc tế và hoàn cảnh thực tế Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư. Tiến hành tổ chức hội thảo, hướng dẫn về nghiệp vụ đầu tư, tín dụng, bảo lãnh, kinh doanh chứng khoán cũng như các thông tin nghiệp vụ khác cho các Chi nhánh trong hệ thống. Căn cứ vào Luật pháp về Ngân hàng, Điều lệ hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương và các chế độ quản lý hiện hành của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và theo yêu cầu chỉ đạo kinh doanh của ban lãnh đạo xây dựng các chế độ quản lý hoạt động kinh doanh, các thể lệ về tín dựng, bảo lãnh thuộc hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Góp ý kiến xây dựng các văn bản chế độ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành hoặc của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến tín dụng, đầu tư. v.v. Tuỳ theo tình tình và tính chất vụ việc phối hợp với các Phòng, Ban liên quan tiến hành tổ chức kiểm tra độc lập theo quyết định của Tổng Giám đốc để giám sát việc chấp hành chế độ thể lệ và các quy định hiện hành về tín dụng, bảo lãnh, phân tích tình hình dư nợ, hiệu quả đầu tư... của các Chi nhánh trong hệ thống. Hàng quý, năm làm báo cáo công tác tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hàng năm tổ chức tập huấn, đúc rút kinh nghiệm, hướng dẫn nghiệp vụ, chính sách, văn bản mới về công tác tín dụng cho cán bộ tín dụng toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương. -Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Trung tâm thanh toán: Làm đầu mối giao dịch điện thanh toán và các điện giao dịch khác của toàn hệ thống trong quan hệ với nước ngoài, cụ thể: Chuyển giao (truyền thông) tất cả các điện đi và đến kể cả điện thanh toán và không thanh toán của Sở giao dịch và các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương. Xử lý hạch toán các lệnh chi trả ra nước ngoài của các Chi nhánh liên quan đến tài khoản Nostro của trung ương. Xử lý hạch toán các lệnh chuyển tiền đến của nước ngoài liên quan đến tài khoản Nostro của Trung ương và có người hưởng là Chi nhánh. Tổ chức hướng dẫn các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương thực hiện qui chế về thanh toán giữa Vietcombank với nước ngoài theo quy định về quản lý vốn ngoại tệ tập trung của Tổng Giám đốc. Tổ chức hướng dẫn công tác chuyển giao điện (từng bước tự động hoá) qua Trung tâm Thanh toán. Thực hiện toàn bộ công tác mật mã, telex, fax của Vietcombank Trung ương và xử lý quy trình thanh toán qua hệ thống SWIFT. Tổng hợp, phân tích tình hình và kiến nghị về việc thực hiện thanh toán qua trung tâm thanh toán. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Trung tâm tin học Chịu trách nhiệm quản lý và bảo mật các dữ liệu, thông tin trên máy tính của Hội sở Trung ương và các thông tin khác của toàn hệ thống được lưu giữ tại Trung tâm. Chỉ đạo và xử lý kịp thời các thông tin nghiệp vụ phát sinh tại Hội sở Trung ương và những giao dịch của Chi nhánh thực hiện qua Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và các công tác thống kê, báo cáo, phân tích. Nghiên cứu và nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới trong lĩnh vực quản lý ngân hàng để tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc ứng dụng công nghệ và công tác tự động hoá ngân hàng. Trực tiếp thực hiện các dự án, chương trình có liên quan đến tự động hoá ngân hàng. Nghiên cứu và đề xuất xây dựng mạng lưới vi tính toàn hệ thống để tổng hợp và cung cấp số liệu thong tin chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo của Lãnh đạo. Giúp các Chi nhánh nâng cao nghiệp vụ vi tính đáp ứng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo công tác thanh toán trong hệ thống nhanh, an toàn, chính xác. Nghiên cứu xây dựng quy chế, trực tiếp thực hiện và giám sát công tác quản lý bảo mật thông tin trong toàn hệ thống. Xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản và thường xuyên bảo dưỡng máy của hệ thống mạng vi tính. Trực tiếp quản lý mạng nội bộ tại Hội sở Trung ương và mạng hệ thống của Ngân hàng Ngoại thương. Tham gia cùng với các phòng liên quan trong vấn đề chỉ đạo và thực hiện đấu thầu mua sắm thiết bị, máy vi tính cho Hội sở Trung ương và toàn hệ thống. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề sử dụng máy vi tính phổ cập cho cán bộ, nhân viên thừa hành nghiệp vụ trong cơ quan. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản lý thẻ: Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ liên quan đến phát hành và thanh toán Thẻ. Là đầu mối quan hệ đối ngoại với các Tổ chức Thẻ quốc tế và các ngân hàng thành viên. Là trung tâm xử lý dữ liệu về phát hành, thanh toán, cấp phép và tra soát Thẻ giữa các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, giữa Ngân hàng Ngoại thương với các thành viên khác và các Tổ chức Thẻ quốc tế. Tham gia mạng thanh toán và trao đổi toàn cầu của các Tổ chức Thẻ quốc tế. Là trung tâm xử lý, phát hành, in ấn và quản lý thẻ trắng. Nghiên cứu và tổ chức chương trình mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ trên toàn hệ thống. Tổ chức và phối hợp với các tổ chức Thẻ quốc tế thực hiện các chương trình quản lý rủi ro. Tổ chức tập huấn và đào tạo bổ sung nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Thẻ trong toàn hệ thống. Quản lý, theo dõi và báo cáo hoạt động phát hành, thnh toán thẻ của toàn hệ thông Ngân hàng Ngoại thương, các Chi nhánh, các Ngân hàng đại lý, các cơ sở chấp nhận thẻ và chủ thẻ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quan hệ quốc tế: Tham mưu cho tổng Giám đốc trong quan hệ đối ngoại của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp của Nhà nước và tình hình thế giới. Nghiên cứu, đễ xuất và thực hiện việc thiết lập mở rộng, huỷ bỏ quan hệ đại lý, quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài. Theo dõi và thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường tiền tệ và tài chính thế giới, tổng hợp, nghiên cứu, phân tích thông tin và đưa ra những nhận xét cũng như các đánh giá về các xu hướng thị trường ngoài nước hiện tại và trong tương lai. Tổng hợp, phân tích thông tin, và đánh giá, xếp loại các ngân hàng, bạn hàng nước ngoài có quan hệ cũng như các quan hệ giao dịch giữa Ngân hàng Ngoại thương và bạn. Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc ký kết các văn bản giữa Ngân hàng Ngoại thương với nước ngoài. Trong phạm vi được uỷ nhiệm tham gia đàm phán, ký kết các văn bản hợp đồng về tiền tệ, thanh toán đối ngoại, các thoả ước ký giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Thông báo, hướng dẫn các Chi nhánh trong nước và các phòng chức năng về thực hiện các Hiệp định Nhà nước liên quan đến tiền tệ, thanh toán đối ngoại, các thoả ước ký giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của toàn hệ thống. Là đầu mối bố trí chương trình, nội dung làm việc với khách quốc tế. Làm thủ tục mở hoặc đóng tài khoản tiền gửi của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng nước ngoài. Phụ trách công tác mẫu chữ ký và thiết lập khóa điện, khoá SWIFT đối với các ngân hàng đại lý. Chịu trách nhiệm biên tập, xuất bản báo cáo năm của Ngân hàng Ngoại thương. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo của Ban lãnh đạo, phối hợp cùng phòng TCCB- ĐT có kế hoạch cụ thể đặt mối quan hệ với các tổ chức hoặc ngân hàng nước ngoài cử cán bộ đi đào tạo. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản lý vốn và Liên doanh cổ phần: Quản lý liên doanh với nước ngoài: Theo dõi, phân tích hoạt động của các liên doanh, có báo cáo nhận xét đánh gía thường kỳ trên cơ sở các báo cáo hoạt động của các liên doanh gửi về để tham mưu cho Ban lãnh đạo nhận định đưa ra chiến lược hoạt động của Liên doanh có hiệu quả hay không hiệu quả để có biện pháp khắc phục. Làm tham mưu cho các Chủ tịch HĐQT liên doanh mà Vietcombank kiêm nhiệm để xử lý các vụ việc phát sinh thuộc thmmr quyền của HĐQT. Giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến liên doanh mà liên doanh cần Vietcombank hỗ trợ. Cùng phối hợp với các liên doanh tổ chức các phiên họp HĐQT thường kỳ theo quy định của Hợp đồng và Điều lệ liên doanh. Chịu trách nhiệm nghiên cứu đề xuất trong việc đàm phán, sửa đổi hợp đồng, điều lệ liên doanh khi cần thiết với các đối tác nước ngoài trên cơ sở Luật đầu tư và các Quy chế có liên quan do Nhà nước ban hành trong từng thời điểm và trình các Bộ, ngành có liên quan xin chấp thuận sửa đổi. Quản lý Chi nhánh và Văn phòng đại diện của Vietcombank ở nước ngoài. Phối hợp với Đại diện đề xuất xử lý những vấn đề phát sinh trong hoạt động của Văn phòng. Cung cấp các thông tin, quy chế, chính sách, chiến lược liên quan đến hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện để Chi nhánh, Văn phòng đại diện thường xuyên nắm được chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng. Làm báo cáo tổng hợp trình Ban lãnh đạo hàng quý hoặc 6 tháng/1 lần về kết quả hoạt động của các Văn phòng đại diện và có kiến nghị đề xuất. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Văn phòng Giúp Tổng Giám đốc xây dựng chương trình công tác của toàn hệ thống theo định kỳ năm, 6 tháng, hàng tháng và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác. Bố trí, sắp xếp chương trình làm việc hàng tuần, hàng tháng của HĐQT, Ban Tổng Giám đốc. Truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ban lãnh đạo tới các Chi nhánh, Công ty, Phòng, Ban tại Hội sở Trung ương...(gọi chung là các đơn vị). Tổ chức thực hiện công tác thư ký cho Ban lãnh đạo trong buổi họp giao ban, họp, làm việc... Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Ban lãnh đạo làm việc, tiếp khách làm việc theo lịch đã định. Đón tiếp khách theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc, liên hệ và báo cho phòng Quản trị bố trí phương tiện đưa đón khách đến làm việc, hội nghị hoặc tham quan (đã được Ban lãnh đạo phê duyệt). Tổ chức việc mua vé máy bay hoặc các phương tiện giao thông khác cũng như làm các thủ tục cần thiết (kể cả hộ chiếu và Visa) cho cán bộ đi công tác trong và ngoài nước. Tổ chức công tác văn thư- lưu trữ theo đúng các văn bản quy định của Nhà nước và của ngành Ngân hàng quy định. Cung cấp các tài liệu (kể cả sao chụp) lưu trữ theo yêu cầu của các phòng nghiệp vụ hoặc các đơn vị khác theo đúng quy định về bảo mật hồ sơ lưu trữ. Làm đầu mối để phối hợp với các phòng ban theo phê duyệt của Ban lãnh đạo trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, các buổi họp mặt do Ngân hàng Ngoại thương Trung ương tổ chức. Cấp giấy giới thiệu, xác nhận ngày đi đường cho cán bộ nhân viên đi công tác, đi phép. Đặt và phân phối báo cho các phòng theo phê duyệt của Ban lãnh đạo. Ký thừa lệnh Tổng Giám đốc trên những công văn liên quan đến công tác văn phòng khi được uỷ quyền. Tham gia với tư cách là thành viên xét duyệt thi đua khen thưởng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tham mưu cho Ban lãnh đạo và theo dõi việc thực hiện quy định về trang phục, thực hiện nếp sống văn minh tại Hội sở Trung ương. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. * Phòng Quản trị Trên cơ sở mô hình tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và nhu cầu phát triển của bộ máy Ngân hàng Ngoại thương Trung ương, tham mưu cho Ban lãnh đạo về hệ thống trụ sở phù hợp với quy mô, trình độ phát triển, yêu cầu quản lý ở từng địa bàn theo xu hướng hiện đại và dân tộc. Thực hiện việc dự trù, mua sắm, quản lý và bảo dưỡng các loại trang thiết bị, phương tiện làm việc, văn phòng phẩm... theo sự phê duyệt của Ban lãnh đạo. Luôn luôn bảo đảm xe tốt để phục vụ kịp thời cho yêu cầu công tác của Ban lãnh đạo và các phòng Ban tại Trung ương và Sở Giao dịch. Phối hợp với Văn phòng tiếp, đưa đón khách theo kế hoạch. Bố trí nơi ăn ở nếu khách có nhu cầu nghỉ lại qua ngày (kể cả Hội nghị, Hội thảo, Họp mặt làm việc...) Tổ chức thực hiện việc in ấn các loại ấn chỉ, ấn phẩm để phân phối cho toàn ngành, tài liệu cho Hội nghị, Hội thảo và cho các phòng ban khi có yêu cầu. Thực hiện công tác lao vụ, đảm bảo trật tự vệ sinh và bảo vệ an toàn trong cơ quan, xây dựng nếp sống văn minh sạch đẹp, đảm bảo điều kiện làm việc, sinh hoạt tại Trung ương và Sở Giao dịch. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nội quy lao động của cán bộ nhân viên Ngân hàng Ngoại thương. Làm bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên tại Trung ương và sở Giao dịch. Tổ chức tốt công tác bảo vệ an toàn cơ quan, trông giữ xe của cơ quan cũng như xe của cán bộ công nhân viên, Theo dõi, quản lý toàn bộ các tài sản, hệ thống nước, điện, điện lạnh tại trụ sở Trung ương và Sở Giao dịch. Thực hiện việc kiểm soát và tổ chức việc thanh toán các chi phí về điện, nước, điện thoại, bưu phí... liên quan đến cơ quan. Thực hiện việc lập kế hoạch xây dựng cơ bản chung toàn ngành, phối hợp với phòng Kế toán-Tài chính trong việc làm các thủ tục cần thiết để trình Ban lãnh đạo trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản của toàn ngành cũng như tiến hành các công việc xây dựng, sửa chữa công trình liên quan đến trụ sở làm việc và khu tập thể thuộc sở hữu của Ngân hàng Ngoại thương Trung ương. Tổ chức thực hiện và triển khai hướng dẫn các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương làm tốt công tác bảo vệ, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt để đảm bảo an toàn tài sản cơ quan và các cơ sở khác do Ngân hàng Ngoại thương quản lý. Phối hợp với công đoàn chăm lo sức khoẻ, đời sống cho cán bộ công nhân viên như tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hoặc đột xuất cho cán bộ nhân viên tại TW, tổ chức đưa đón cán bộ đi tham quan, nghỉ mát (nếu cơ quan tổ chức), kết hợp với Văn phòng, phòng TCCB- ĐT tổ chức thăm hỏi gia đình cán bộ hưu trí khi ốm đau, họp mặt nhân dịp lễ tết. Tham

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC660.doc
Tài liệu liên quan