Tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí

 

 

 

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khoa Quản Lý Doang Nghiệp

Đinh Phượng Vũ Lớp QLDN1-MSV: 2000A1669

LỜI MỞ ĐẦU 1

I. Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí 2

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 2

2. Chức năng – Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 3

3. Bộ máy tổ chức kinh doanh trong công ty 8

 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí 9

2.1 Sản lượng 10

2.2 Doanh thu của công ty 10

2.3 Tình hình nộp ngân sách nhà nước 13

2.4 Thị phần của công ty 13

2.5 Lĩnh vực thị trường 16

2.6 Sản phẩm của công ty 17

II. Đánh giá một số tình hình chung ở công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí 19

1. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 19

2. Tài sản cố định và tài sản lưu động của công ty 20

3. Lợi nhuận của công ty thực hiện được 21

4. Quy mô hoạt động 22

5. Nhận xét - Đánh giá chung 22

 

Kết luận 23

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong việc tổ chức mạng lưới kinh doanh theo sự phân công của tổng công ty cho phù hợp, đảm bảo kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh thị trường của ngành hàng. - Được quyền tuyển dụng và cho thôi việc đối với cán bộ công nhân viên trong công ty theo đúng chế độ chính sách. - Được quyền quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng bổ nhiệm và miễn nhiệm các cán bộ cấp trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp trong công ty. Đồng thời đề nghị lên tổng công ty và bộ bổ nhiệm chức phó giám đốc và giám đốc công ty. - Căn cứ vào quy chế và khả năng kinh doanh, công ty được phép cử cán bộ đi nước ngoài và được mời khách nước ngoài vào Việt nam để tìm hiểu, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế phục vụ kinh doanh của công ty, thực hiện chính sách của ngành và pháp luật của Nhà nước, đảm bảo an ninh bí mật. BỘ MÁY Tổ CHỨC CỦA CễNG TY VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ Giám đốc P.GĐ 1 P.GĐ 2 P.KH&ĐT P.TC-HC P.TCKT 4 6 10 11 14 15 16 17 18 19 20 1 2 3 5 7 8 9 13 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Ghi chỳ : Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng 1. XNKD cao su 11. XNKD Tổng hợp 2. XNKD vũng bi 13. XNKD Kim khớ 3. XNKD hoỏ chất 14. Nhà mỏy cơ điện 4. XNKD thiết bị và dụng cụ đo lường 15. Chi nhỏnh (CN) TPHCM 5. XNKD vật tư cơ điện 16. CN TP Đà Nẵng 6. XNKD điện dõn dụng 17. CN Quảng Trị 7. Nhà mỏy dõy và cỏp điện 18. CN Hà Nam 8. XNKD thiết bị và truyền tải điện 19. CN Thỏi Nguyờn 9.XNKD xuất khẩu 20.CN Quảng Ninh 10.XN kho vận và dịch vụ Bộ máy tổ chức kinh doanh trong công ty (Sơ đồ tổ chức trang trước) Đặc điểm của bộ máy tổ chức kinh doanh của công ty Để thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mình, công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí đã xây dựng một cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo đó, bộ máy tổ chức của công ty bao gồm các bộ phận: Ban giám đốc (gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc), các phòng ban (phòng kế hoạch và đầu tư, phòng Tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính), hệ thống các xí nghiệp kinh doanh, các nhà máy sản xuất và các chi nhánh của công ty. Chức năng - Nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc, các phòng ban chức năng khác có liên quan. Giám đốc là người đứng đầu trong công ty do bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm, là người đại diện cho toàn công ty trước ban quản lý cấp trên và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Theo cơ cấu tổ chức này, giám đốc trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các phòng ban (phòng kế hoạch và đầu tư; phòng Tài chính kế toán; phòng tổ chức tổng hợp); 11 xí nghiệp kinh doanh; 2 nhà máy sản xuất và 6 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố khác nhau. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc chuẩn bị các quyết định hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quyết định của các đơn vị cấp dưới. Các phó giám đốc không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các đơn vị cấp dưới mà việc truyền mệnh lệnh vẫn theo trực tuyến quy định, tức là do giám đốc trực tiếp ra lệnh. Phó giám đốc 1: Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động của 8 đơn vị, bao gồm 7 xí nghiệp kinh doanh (xí nghiệp kinh doanh cao su; Xí nghiệp kinh doanh vòng bi, xí nghiệp kinh doanh hoá chất, xí nghiệp kinh doanh xuất khẩu; xí nghiệp kinh doanh vật tư cơ điện, xí nghiệp thiết bị truyền tải điện, xí nghiệp kinh doanh kim khí) và một nhà máy sản xuất dây và cáp điện. Phó giám đốc 2: Chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của 11 đơn vị, bao gồm: 4 xí nghiệp kinh doanh (Xí nghiệp kinh doanh thiết bị và dụng cụ đo lường; xí nghiệp kinh doanh điên dân dụng; xí nghiệp kho vận và dịch vụ; xí nghiệp kinh doanh tổng hợp) 1 nhà máy cơ điện và 6 chi nhánh tại TPHCM; Đà Nẵng; Quảng trị; Hà nam; Thái Nguyên và Quảng Ninh. Nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng Kế hoạch và đầu tư: Trên cơ sở các số liệu của phòng Tài chính kế toán cung cấp và căn cứ kế hoạch của các đơn vị trực thuộc và các phòng kinh doanh, chi nhánh gửi lên để lập kế hoạch tổng hợp giúp ban giám đốc có kế hoạch chỉ đạo chung hợp lý. Đó là những kế hoạch về sản xuất, về xuất nhập khẩu, về mặt hàng,về thị trường…,để thực hiện mục tiêu và chiến lược của công ty đề ra. Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi tình hình tài chính của công ty, lập báo cáo tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin về tài chính cho ban giám đốc. Thực hiện các kế hoạch chi trong nội bộ và bên ngoài công ty về các khoản vay nợ cũng như thạnh toán hợp đồng. Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ sắp xếp tổ chức lực lượng lao động, tuyển dụng, đào tạo cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đồng thời tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết các đơn thư khiếu nại và đề xuất biện pháp xử lý lên giám đốc. - Hệ thống các xí nghiệp kinh doanh, các nhà máy sản xuất và các chi nhánh của công ty, tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo lệnh và các quyết định của giám đốc. Đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của các phó giám đốc. Đ ặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí (ELMACO) Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một công ty làm ăn tốt hay sấu, ta có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu nhất định dùng nó để đánh giá chung. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh qua 3 chỉ tiêu: Doanh thu; sản lượng và lợi nhuận. Sản lượng Các chỉ tiêu phản ánh khối lượng sản xuất thường được đánh giá bởi 3 loại thước đo: Thước đo hiện vật (số lượng sản phẩm, số tấm, cái, chiếc…); Thước đo bằng giờ lao động (số giờ lao động định mức để hoàn thành kế hoạch cho một đơn vị sản phẩm…) và cuối cùng là thước đo giá trị (bằng tiền) Trong 3 loại thước đo trên thì thước đo giá trị được sử dụng nhiều hơn cả, nếu đo bằng giá trị thì: Giá trị tổng sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, phản ánh toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh trực tiếp hữu ích của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Sau đây là kết quả thực hiện chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng ở công ty ELMACO qua 3 năm 2001; 2002; 2003 Bảng Tốc độ tăng giá trị tổng Sản lượng Đơn vị tính:1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch 2002/2001 2003/2002 Số tiền % Số tiền % Giá trị Tổng sản lượng 14.466 16.600 28.000 2134 14,75 11.400 68,67 Nguồn: Báo cáo cân đối tài chính - Phòng Tài chính kế toán Có thể thấy chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng của công ty năm sau đều cao hơn năm trước cả về số tương đối và tuyệt đối. Đặc biệt năm 2003, giá trị tổng sản lượng của công ty tăng rất nhanh, tăng 68.67% so với năm 2002 tương ứng với số tương đối là 11.400 triệu đồng, do thị trường của công ty có nhiều thuận lợi, sản xuất được mở rộng nên tổng giá trị tổng sản lượng tăng cao so với năm 2002. Doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả thu được của doanh nghiệp, dựa trên mức sản lượng tiêu thụ và giá bán. Doanh thu = sản lượng tiêu thụ*giá bán Trong vài năm qua, với chiến lược đa dạng hoá kinh doanh tăng cường mở rộng thị trường dựa trên mục tiêu thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là kết quả mà công ty đã đạt được về mặt doanh thu. Bảng tình hình thực hiện doanh thu - lợi nhuận của công ty qua các năm Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 So sánh 2002/2001 So sánh 2003/2002 Doanh thu 244.996.860 323.750.030 439.079.359 78.753.170 115.329.329 Lợi nhuận sau thuế 887.551 204.356 155.081 -683.195 -49.275 Nguồn: Báo cáo hoạt động tài chính - Phòng Tài chính kế toán Qua bảng tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận của công ty, nhìn chung doanh thu qua các năm đều tăng rõ rệt thông qua con số năm 2001 mới chỉ là 244.996.860.000 đồng thì năm 2002 đã tăng lên 323.750.030.000 đồng không chỉ dừng lại ở đó năm 2003 doanh thu của công ty đã tăng lên thêm một lượng so với năm 2002 là 115.329.329.000 đồng Tốc độ tăng doanh thu hàng năm cho thấy công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên doanh thu hàng năm tăng lên rõ rệt, nhưng kết quả doanh thu tăng trưởng mạnh qua từng năm mà lợi nhuận sau thuế lại giảm đáng kể qua từng năm, năm 2001, lợi nhuận sau thuế đạt 887.551 nghìn đồng tương đương với số tiền là 683.195 nghìn đồng, nhưng đến năm 2003 con số này đã giảm xuống còn 155.081 nghìn đồng, ứng với số tiền là 49.275 nghìn đồng. Mà ta đã biết lợi nhuận thì bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí. Điều này cho thấy doanh thu của công ty tăng trưởng rất mạnh qua từng năm nhưng lợi nhuận thu được lại giảm đáng kể chứng tỏ rằng việc chi phí cho công tác quản lý là rất cao, giá cả lên xuống thất thường, không ổn định dẫn đến việc lợi nhuận giảm là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, công ty cần có biện pháp khắc phục ngay tình trạng này. Hiệu quả công tác quản trị nhân lực được thể hiện ở kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt hay xấu phụ thuộc và tác động đến công tác quản lý nhân lực. Không thể tách dời hiệu quả kinh doanh và quản lý nhân lực bởi hiệu quả kinh doanh chính là công cụ đánh giá quản lý nhân lực có thực sự hiệu quả hay không. Bảng tình hình tăng giảm tài sản và nguồn vốn cho thấy về phần tài sản tăng dần từ 67.414 triệu VNĐ lên 115.903 triệu VNĐ năm 2002; năm 2003 có tăng nhưng không đáng kể 128.496 triệu VNĐ. Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn tăng lên phù hợp với xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều đặn qua các năm. Trong đó tiền mặt lại chiếm tỷ lệ thấp nhất trong tổng tài sản, tỷ lệ hàng tồn kho khá cao, điều này cho thấy cơ cấu tài sản chưa hợp lý vì lượng tiền mặt ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Lượng tiền vay dài hạn cũng tăng dần theo quy mô. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn kinh doanh. Về phần nguồn vốn, nhìn chung nợ phải trả tăng cao qua các năm, từ 90,9% lên 93,6% chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Theo báo cáo giải trình gửi Bộ Thương mại năm 2002 thì vay vốn ngắn hạn bình quân là 83,49% trên tổng nguồn vốn, chi phí cho lãi vốn là 6.776 triệu VNĐ chiếm 21% so với doanh thu thuần. Thực tế vốn chủ sở hữu lại giảm từ 9,1% xuống còn 6,4% thể hiện việc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả cần phải có những chính sách đầu tư hợp lý kết hợp với việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực hiện có, tinh giảm biên chế đối với đối tượng lao động không hiệu quả, quan tâm tuyển dụng nhân tài trong và ngoài công ty nhằm khắc phục khó khăn định hướng cho tương lai. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy: Tổng doanh thu tăng đều đặn qua các năm 2001 là 244.996.859 nghìn VNĐ tăng lên 439.079.539 nghìn VNĐ. Các khoản giảm trừ giảm đều đặn qua các năm cho thấy chi phí cho thuế xuất khẩu; chiết khấu; giảm giá hàng bán; hàng bị trả lại giảm. Vai trò của nhà hoạt động quản trị có hiệu quả nên sản phẩm sản xuất ra đều được khách hàng chấp nhận, chứng tỏ tay nghề của người lao động được nâng cao. Tổng doanh thu tăng, vì vậy chi phí cho quản lý doanh nghiệp tăng lên theo cùng tỷ lệ năm 2002 so với năm 2001 tăng một lượng là 816.031 nghìn đồng, năm 2003 so với năm 2002 tăng 492.174 nghìn đồng, đồng nghĩa với việc kéo theo lợi tức gộp tăng, lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2002 tăng lên 1.258.486 nghìn VNĐ, nhưng năm 2003 lại giảm mạnh xuống còn 448.449 nghìn đồng. Điều đó cho thấy công ty cần sớm có biện pháp khắc phục tình hình trên nhằm tăng lợi nhuận cho công ty. Công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí được thành lập và hoạt động trên 30 năm, có bề dầy lịch sử trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Quy mô tăng trưởng không ngừng, thể hiện doanh thu tăng đều đặn qua các năm, luôn hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước với số thực nộp là 22 tỷ VNĐ, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Dưới đây là kết quả thu được từ tình hình thực hiện nộp ngân sách Nhà nước của công ty và doanh số bán hàng cũng như kết quả thu được từ hoạt động xuất nhập khẩu mà công ty thực hiện được trong vài năm trở lại đây. Đơn vị tính: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 % tăng (giảm) 2003/2002 Doanh số bán 232.680 271.000 294.000 108,48 Doanh thu bán hàng 244.808 258.000 310.000 120,15 Xuất khẩu 161.304 190.256 220.880 116,09 Nhập khẩu 5.180 18.000 12.000 66,66 Thu nhập bình quân 0,8 1 1,3 130 Vốn lưu động cuối kỳ kế hoạch 8.660 8.673 8.740 100,77 Nộp NSNN 23.927 22.000 23.000 104,54 Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Tài chính kế toán Trong những năm gần đây, công ty chú trọng đến việc sản xuất và xuất khẩu nên năm 2003 đạt 220.880 tỷ đồng. Riêng nhà máy dây và cáp điện ELMACO - Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO - 9002 đã có nhiều sản phẩm đạt huy chương vàng tại các kỳ hội trợ triển lãm hàng công nghiệp. Trong 3 năm tuy tình hình kinh tế trong nước cũng như trên thế giới có rất nhiều biến động nhất là trong lĩnh vực cơ khí, điện khí hoá. Trong điều kiện thị trường hiện nay sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt, song với công nghệ đã sử dụng hiện có và đội ngũ công nhân viên kỹ thuật cao, giầu kinh nghiệm, công ty đã biết khai thác hướng đi phù hợp cho từng thời kỳ. Do đó, công ty đã vượt qua những khó khăn thử thách, ổn định và giữ vững sản xuất nhịp độ phát triển của công ty luôn tăng trưởng. Doanh số bán hàng của công ty năm 2001 so với năm 2003 tăng từ 232 tỷ 680 triệu đồng lên tới 294 tỷ đồng, đạt 108,48%. Điều này cho thấy công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ và kết hợp phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tăng doanh số bán cũng chính là tăng doanh thu từ 244 tỷ 808 triệu VNĐ lên 310 tỷ đồng, chiếm 108,77%. Dẫn đến thu nhập bình quân tăng từ 0,8 lên 1,3 triệu đồng, đời sống cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Ngoài ra, việc xuất khẩu cũng tăng đáng kể. Trong đó xuất khẩu tăng 116,09%%; nhập khẩu giảm 66,66%. Điều này cho thấy hàng hoá được sản xuất trong nước ngày càng chiếm ưu thế và tương lai sẽ thay thế hoàn toàn hàng hoá nhập khẩu. Nộp ngân sách Nhà nước năm 2002 tuy có giảm so với năm 2001 nhưng năm 2003 đã nhích dần từ 22 tỷ VNĐ lên 23 tỷ VNĐ nhìn chung là có khả quan. 4. Thị phần của công ty Bảng: Thị phần của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiến % Số tiền % DT của công ty 244.997 323.750 439.079 78.753 24,33 115.329 26,27 DT thị trường 80.168 86.787 100.485 6.619 7,63 13.698 13,63 Thịphần công ty 1.803 2.823 3.122 1.020 36,13 299 9,6 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Nhìn vào bảng số liệu mà hoạt động của công ty trong 3 năm trở lại đây ta thấy, doanh thu của công ty và doanh thu thị trường qua các năm đều tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu của công ty cao hơn tốc độ tăng doanh thu của thị trường, do đó thị phần của công ty ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này càng chứng tỏ được rằng, việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mục đích và kế hoạch phát triển của mình. Nếu phân chia tình hình hoạt động của công ty theo từng khu vực thị trường cụ thể thì thấy rằng doanh thu tại những thị trường này đều tăng hàng năm. Mỗi một khu vực thị trường đều đóng góp quan trọng cho thành tích chung của công ty là thị phần của ELMACO vẫn đang tiếp tục gia tăng trong lúc doanh thu thị trường chung cũng trong giai đoạn khả quan. 5. Lĩnh vực thị trường Khi nói đến lĩnh vực thị trường cần phải hiểu rõ là bao gồm cả hoạt động mua và hoạt động bán. Hoạt động mua, được hiểu là quá trình tìm kiếm các nguồn đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc đơn giản chỉ là hoạt động mua để bán.Với ELMACO, trong hoạt động này nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa tức là công ty vừa mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất vừa mua chỉ để bán đều có thể diễn ra trên cả hai thị trường TLSX lẫn TLTD. Trong ELMACO, thương mại được coi là hoạt động kinh doanh chính, hiểu đơn thuần chỉ là hoạt động mua vào để bán ra nhằm thu một khoản chênh lệch mà người ta gọi nó là lợi nhuận. Nói đến thị trường có thể chia ra làm 2 loại: Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào của ELMACO chủ yếu thông qua con đường nhập khẩu, bởi vì hàng năm có tới 60% đến 70% hàng hoá được nhập khẩu trên tổng hàng hoá mà công ty có được. Ngoài ra, do đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại mang tính chất công nghiệp, nghĩa là có trực tiếp sản xuất, chế biến một số sản phẩm, do đó ELMACO còn sử dụng các nguồn đầu vào một số địa phương trong nước chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất. Song, thị trường đầu vào chủ yếu của ELMACO là thị trường ngoài nước, nhiều điều phức tạp hơn. Công ty cần phải nghiên cứu kỹ thị trường về phương thức thanh toán, về các điều khoản hợp đồng kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm, chú ý tới phong tục tập quán, chính sách của các nước sở tại, cần thường xuyên theo dõi sự biến động của giá cả,sự thay đổi tỷ giá để đưa ra các giải pháp hợp lý như mua một lần hay mua nhiều lần, mua với số lượng bao nhiêu, vận chuyển như thế nào?… Thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, Italia… Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung quốc, Hàn quốc, Thái Lan,… Trong khi hoạt động mua chủ yếu bằng con đường nhập khẩu thì hoạt động bán ở công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí lại có chung tình trạng như hầu hết ở các doanh nghiệp nội địa khác: Đó là khả năng cạnh tranh không đủ tầm để có thể xuất khẩu một cách ồ ạt và thậm chí nhiều doanh nghiệp không muốn chấp nhận một cuộc phiêu lưu có thể phải trả giá đắt là hướng ra xuất khẩu đành vật lộn với thị trường trong nước vốn đỗi quen thuộc. Trong một vài năm gần đây đã rất chú trọng tới thị trường xuất khẩu và đã gặt hái được khá nhiều thành công, tuy nhiên thị trường tiêu thu chính của họ vẫn là nội địa. 6. Sản phẩm của công ty Sản phẩm của công tyVật liệu điện và Dụng cụ cơ khí đa phần là những tư liệu sản xuất như vật liệu điện, hoá chất, kim khí,….Những sản phẩm này hầu hết không có định mức tiêu dùng cụ thể, một số mặt hàng kinh doanh của ELMACO không có trong danh mục quản lý của Nhà nước mà do các đơn vị tự mày mò nghiên cứu, cân đối thông qua nhu cầu và hợp đồng mua bán, sau đó đăng ký với các cơ quan chủ quản và được chấp nhận. Để tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, trong hệ thống tổ chức kinh doanh của ELMACO được chia thành nhiều trung tâm kinh doanh, thành các xí nghiệp kinh doanh, nhà máy trực tiếp sản xuất và các chi nhánh thực hiện một số chức năng nhất định. Chẳng hạn, đối với trung tâm kinh doanh vật liệu điện và dụng cụ cơ khí trụ sở 240-242 Tôn Đức Thắng có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh các mặt hàng chủ yếu của ELMACO, ngoài việc tổ chức tiếp thị để cung cấp đến thẳng tay khách hàng và bán buôn là chủ yếu, trung tâm còn tổ chức một số quầy hàng giới thiệu và bán lẻ một số mặt hàng mang tính chất tiêu dùng nhỏ lẻ…. Một số sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của công ty là: Sản phẩm cáp điện, Sản phẩm dây điện từ, Sản phẩm carton cách điện, Sản phẩm đồng, Nhôm, kẽm, Sản phẩm lốp ô tô, Sản phẩm que hàn và lưỡi cưa vòng… Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty: Cao su tự nhiên; Quặng rutile; Tùng hương; Quặng sắt; Nhựa thông; Quặng kẽm… Sản phẩm của công ty là sản phẩm đồng nhất, do đó bị cạnh tranh gay gắt cả thị trường trong và ngoài nước. Như vậy để sản phẩm của mình có thể trụ vững và cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước thì nhất định họ phải có một chiến lựơc thật cụ thể cùng với những sản phẩm có chất lượng mang tính cạnh tranh cao, có được như vậy thì những sản phẩm của công ty mới thực sự đi sâu vào thị trường, đến tay người tiêu dùng một cách tốt nhất. Để đạt được kết quả trên có thể khẳng định trong những năm qua công ty đã làm tốt các mặt sau: Định hướng sản xuất kinh doanh theo đúng hướng phát triển của thị trường: Lãnh đạo công ty đã có chủ trương và định hướng đúng đắn. Công ty đã tạo cho mình chỗ đứng ở các khu vực kinh tế trọng điểm như: Các thành phố lớn, các khu công nghiệp đầu mối giao thông. Ngoài ra, công ty còn xuất khẩu một số thiết bị máy móc ra nước ngoài, thực hiện phương châm đa dạng hoá kinh doanh, con đường phù hợp với trình độ chưa phát triển của nền sản xuất xã hội, đáp ứng thị trường một cách kịp thời trên cơ sở linh hoạt, năng động trong điều hành, lấy hiệu quả và uy tín công ty để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. Nội bộ đoàn kết; Từ khi thành lập đến nay bộ máy hoạt động của công ty luôn phối hợp tốt về mọi mặt. Phát huy nội lực: Để tồn tại và phát triển công ty đã biết tận dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên giầu kinh nghiệm, cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất. Giữ chữ tín với khách hàng, với phương trâm: “Khách hàng là thượng đế”, luôn thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng ký kết đảm bảo đúng chất lượng. Qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhìn chung doanh thu bán hàng có tăng đều đặn qua các năm. Để tồn tại và phát triển, công ty cần phải có nhiều giải pháp để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. II. Đánh giá một số tình hình chung ở công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí. 1. Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với ELMACO, chưa khi nào nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ xung có thể đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà quy mô hoạt động của công ty tăng trưởng không ngừng và đang quyết tâm thực hiện mô hình kinh doanh “lợi nhuận chuyên doanh theo hướng đa dạng hoá mặt hàng”, đồng thời đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu kinh doanh từ kinh doanh thương mại thuần tuý sang sản xuất và kinh doanh thương mại, cải tiến phương thức kinh doanh mở rộng mạng lưới kinh doanh, đặc biệt chú trọng phát triển hoạt động xuất khẩu nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thị trường và nhu cầu xã hội. Trước tình hình này, vẫn như trước đây, vốn kinh doanh chủ yếu của công ty có được do vay vốn từ các ngân hàng thương mại, chấp nhận trả lãi vay ở mức cao, và do là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại nên công ty ELMACO có những điều kiện thuận lợi để giải ngân, họ không cần có tài sản thế chấp, và được ưu tiên giải quyết, tuy nhiên họ phải chịu một khoản chi phí vay tương đối cao nên ít nhiều làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (Đánh giá dựa trên bảng tình hình tăng giảm tài sản và nguồn vốn) Bảng này cho cho thấy: nợ ngắn hạn (chủ yếu là nợ ngân hàng và một phần của phải trả khách hàng) tăng lên từ 2001 đến 2003 và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng nguồn vốn. Năm 2001 là 85,2% thì đến năm 2003 đã là 91,0%, trong khi đó nợ dài hạn và nợ khác tăng giảm không đáng kể nên làm cho nợ phải trả hàng năm tăng lên. Việc sử dụng vốn ngắn hạn ngân hàng dùng chủ yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, với một mức chi phí vay không nhỏ chắc chắn sẽ có tác động đến kết quả kinh doanh của công ty. Theo báo cáo giải trình của công ty ELMACO gửi bộ Thương mại năm 2001 thì vốn vay ngắn hạn bình quân là 83,49% trên tổng nguồn vốn, dẫn đến chi phí trả lãi vay vốn lớn bằng 6.776.199.327 đồng bằng 2,1% so với doanh thu thuần.Trong hoàn cảnh đó thì vốn chủ sở hữu mà thực tế là nguồn vốn và quỹ của doanh nghiệp thì lại tăng giảm không đều và không lớn. Rõ ràng, cơ cấu nguồn vốn như thế này chưa được coi là tối ưu, sẽ ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận và vấn đề phân phối. 2. Tài sản cố định và tài sản lưu động Xem xét tình hình nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn tại một thời điểm và sự biến động của nó trong một thời kỳ nhất định cho phép chúng ta đánh giá được quy mô và cơ cấu tài sản. Trong cơ cấu tài sản của ELMACO, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh khoảng trên 70%, nó phản ánh chức năng kinh doanh chính là kinh doanh thương mại của công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí. Nhu cầu lớn về tài sản lưu động cũng chính là một lý do chính dẫn đến nhu cầu nguồn vay ngắn hạn cao mà ta đã đề cặp đến ở phần trước. Trong bảng về tình hình tăng giảm về vốn và nguồn vốn thấy rõ nhu cầu về tài sản lưu động qua các năm tăng lên là hoàn toàn phù hợp với mục đích của công ty theo xu hướng mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên cơ cấu của tài sản lưu động lại tỏ ra chưa hợp lý, lượng tiền mặt chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, trong khi đó các khoản phải thu là hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ lớn và có xu hướng tăng lên. Thực tế này dẫn đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty bị giảm sút, trong khi nguồn vốn vay ngắn hạn càng tăng. Song sở dĩ các khoản phải thu của khách hàng từ năm 2001 đến năm 2003 đều tăng là do đặc điểm hàng hoá tiêu thụ của công ty chủ yếu vào thầu các công trình xây dựng, cải tạo hệ thống điện, công trình xây lắp và các dự án, cho nên hàng hoá kinh doanh hoạt động của công ty thường sau khi hoàn tất giao hàng, cơ bản nghiệm thu mới được thanh toán tiền hàng (thể hiện trong hợp đồng kinh tế), đồng thời đa số các nhà máy, xí nghiệp là bạn hàng truyền thống của công ty, thường xuyên mua vật tư là nguyên liệu cho đầu vào của sản xuất thực hiện nhận hàng kỳ sau thanh toán tiền hàng kỳ trước tạo thành công nợ luân chuyển nên công nợ phải thu của công ty cao. Đặc điểm này cùng với việc quy mô hoạt động tăng trưởng không ngừng nên dễ hiểu vì sao các khoản phải thu tăng theo thời gian. Như nếu đem toàn bộ số công nợ phải thu tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC350.doc
Tài liệu liên quan