Tổ chức của tàu trong tình huống khẩn cấp

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:

1. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay.

2. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng.

3. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi sỹ quan phụ trách.

4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó.

5. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố.

6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố.

7. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy.

Cách tốt nhất để chống cháy bắt nguồn ở buồng bơm là đóng chặt thông gió để làm cạn nguồn ôxy và sử dụng hệ thống dập cháy cố định trên boong.

7. CHÁY TRONG KHU VỰC BẾP

HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ

1. Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. phát vào lúc . giờ. 

2. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế, nếu cần thiết.

Lưu ý đám cháy có thể làm hỏng hệ thống thông tin nội bộ. 

3. Khởi động bơm cứu hỏa. 

4. Đóng thông gió khu sinh hoạt. Xác nhận vào lúc . giờ. 

5. Nếu cần thiết, đóng thông gió buồng máy. 

6. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy. Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp. Thuyền viên tại vị trí xảy ra cháy phải theo quy ước thông báo về sự có mặt của mình về nơi tập hợp để kiểm tra quân số.

Trong mọi trường hợp không được sử dụng nước để dập lửa đám cháy do dầu ăn/ mỡ. Dùng nước sẽ phát tán đám cháy và gây ra bỏng nặng. 

Thuyền trưởng

1. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. 

2. Thực hiện kế hoạch xử lý sự cố. 

3. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. 

4. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận. 

5. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. 

6. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên bờ. 

Thuyền phó hai

Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái.

Máy trưởng

1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí khác phù hợp. Giữ liên lạc bằng VHF. 

2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy, và khu vực lân cận khi cần thiết. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào lúc . giờ. 

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 

Người phụ trách tại hiện trường

Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất.

Đội ứng phó

Đội ứng phó 1

Là đội chống cháy. Triển khai rồng để phun nước làm mát vách, chống cháy tại nơi xảy ra cháy nếu tiếp cận được. Trong mọi trường hợp, sử dụng quần áo cứu hỏa và thiết bị thở.

Đội ứng phó 2

Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Hỗ trợ Đội ứng phó 1 chống cháy. Sơ tán người bị thương.

Đội hỗ trợ

1. Dự phòng cho đội chống cháy để phun nước làm mát vách 

2. Đóng các thông gió khu sinh hoạt. 

3. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 

4. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 

5. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 

6. Giúp chăm sóc người bị thương. 

7. Sơ tán nhân viên trên bờ. 

8. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có radio cầm tay VHF được chỉ định phụ trách những người trên. 

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý:

1. Có thể ngắt nguồn điện cho nhà bếp tại chỗ hoặc từ buồng máy.

2. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay. Tránh hét vào máy.

3. Chỉ dùng VHF cho những thông tin quan trọng.

4. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể, người ghi phải có máy VHF để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó.

5. Nếu không đủ rồng tại khu vực, sử dụng vòi rồng ở bên ngoài khu sinh hoạt hoặc trên boong chính. Cần phải có vòi phun sương.

6. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố.

Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy.

 

doc30 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức của tàu trong tình huống khẩn cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần thiết. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường. 3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. 4. Khi yêu cầu, vận hành hệ thống dập cháy bằng Halon và nước phun sương. 5. Ngắt nhiên liệu tới máy chính và máy phụ khi cần thiết. Người phụ trách tại hiện trường Máy hai, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất. Đội ứng phó Đội ứng phó 1 Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Nếu cần thiết, đội ứng phó sẽ là đội tấn công sử dụng vòi rồng, hoặc/ và cứu người bị kẹt. Đội ứng phó 2 Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Đội ứng phó 2 có thể cứu người từ khu vực buồng máy trong khi Đội ứng phó 1 tiếp tục chống cháy. Đội ứng phó 2 phun nước làm mát vách khu vực lân cận. Đội hỗ trợ Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm: 1. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. 2. Đóng các thông gió từ bên ngoài và tấm chắn lửa ống thông gió. 3. Phun nước làm mát vách trong khu vực lân cận. 4. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. 5. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. 6. Tuần tra khu vực sinh hoạt. 7. Giúp chăm sóc người bị thương. 8. Chuẩn bị xuồng cứu sinh sẵn sàng để bỏ tàu trong trường hợp tình hình trở nên tồi tệ và cần thiết phải bỏ tàu. 9. Sơ tán nhân viên trên bờ. 10. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có máy VHF cầm tay được chỉ định phụ trách những người trên. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý: Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay. Chỉ dùng VHF cho việc liên lạc quan trọng. Tránh chỉ ra những điều rõ ràng. Khi sử dụng VHF, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi sỹ quan phụ trách. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể người ghi phải có VHF để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó. Nếu cần thiết sử dụng vòi rồng ở bên ngoài khu vực buồng máy. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy. Lưu ý vị trí để hóa chất, vì chúng có thể tác động đến đám cháy và chất lượng không khí. 5. CHÁY TRONG KHU VỰC HẦM HÀNG Hành động ứng phó Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế, nếu cần thiết. Thông báo lúc .................. giờ Khởi động bơm cứu hỏa và hệ thống dập cháy cố định trên boong. Đóng thông gió, và các lỗ đo của hầm hàng bị cháy và hầng hàng bên cạnh. Xác nhận vào lúc...........giờ. Sẵn sàng máy chính. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy. Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp. Thuyền trưởng Điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. Kiểm tra sơ đồ xếp hàng và tính chất của hàng hóa Khói tỏa ra có phải hơi độc không? Khởi động hệ thống dập cháy cố định trên boong Kiểm tra nhiệt độ hầm hàng đang cháy và các hầm lân cận Đánh giá khả năng đám cháy bùng trở lại nếu như mở nắp hầm Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên bờ. Thuyền phó hai Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái. Máy trưởng 1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí khác phù hợp. 2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào lúc .................. giờ. 3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. Người phụ trách tại hiện trường Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất. Đội ứng phó Đội ứng phó 1 Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng để chống cháy và/ hoặc cứu người bị mắc kẹt. Đội ứng phó 2 Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Cứu người bị mắc kẹt trong khi Đội ứng phó 1 chống cháy. Phun nước làm mát vách khu vực xung quanh. Đội hỗ trợ Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm: Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Đóng các thông gió và lỗ đo. Phun nước làm mát vách khu vực lân cận. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. Chuẩn bi thiết bị nâng để chuyển người bị thương Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. Tuần tra khu vực xung quanh. Giúp chăm sóc người bị thương. Sơ tán nhân viên trên bờ. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định phụ trách những người trên. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý: Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi sỹ quan phụ trách. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy. Cách tốt nhất để chống cháy bắt nguồn ở hầm hàng là đóng chặt thông gió để làm cạn nguồn ôxy và sử dụng hệ thống dập cháy cố định trên boong. 6. CHÁY TRONG KHU VỰC BUỒNG BƠM Hành động ứng phó Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế, nếu cần thiết. Thông báo lúc .................. giờ Ngừng làm hàng. Xác nhận vào lúc ........... giờ. Khởi động bơm cứu hỏa và hệ thống dập cháy cố định trên boong. Đóng thông gió. Xác nhận vào lúc ........... giờ. Sẵn sàng máy chính. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy. Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp. Thuyền trưởng Điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. Khởi động hệ thống dập cháy cố định trên boong Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên bờ. Thuyền phó hai Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái. Máy trưởng 1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí khác phù hợp. 2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào lúc .................. giờ. 3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. Người phụ trách tại hiện trường Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất. Đội ứng phó Đội ứng phó 1 Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng để chống cháy và/ hoặc cứu người bị mắc kẹt. Đội ứng phó 2 Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Cứu người bị mắc kẹt trong khi Đội ứng phó 1 chống cháy. Phun nước làm mát vách khu vực xung quanh. Đội hỗ trợ Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm: Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Đóng các thông gió. Phun nước làm mát vách khu vực lân cận. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. Chuẩn bi thiết bị nâng để chuyển người bị thương Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. Tuần tra khu vực xung quanh. Giúp chăm sóc người bị thương. Sơ tán nhân viên trên bờ. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định phụ trách những người trên. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý: Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi sỹ quan phụ trách. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy. Cách tốt nhất để chống cháy bắt nguồn ở buồng bơm là đóng chặt thông gió để làm cạn nguồn ôxy và sử dụng hệ thống dập cháy cố định trên boong. 7. CHÁY TRONG KHU VỰC BẾP HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. phát vào lúc .................. giờ. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế, nếu cần thiết. Lưu ý đám cháy có thể làm hỏng hệ thống thông tin nội bộ. Khởi động bơm cứu hỏa. Đóng thông gió khu sinh hoạt. Xác nhận vào lúc ............... giờ. Nếu cần thiết, đóng thông gió buồng máy. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy. Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp. Thuyền viên tại vị trí xảy ra cháy phải theo quy ước thông báo về sự có mặt của mình về nơi tập hợp để kiểm tra quân số. Trong mọi trường hợp không được sử dụng nước để dập lửa đám cháy do dầu ăn/ mỡ. Dùng nước sẽ phát tán đám cháy và gây ra bỏng nặng. Thuyền trưởng Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. Thực hiện kế hoạch xử lý sự cố. Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên bờ. Thuyền phó hai Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái. Máy trưởng 1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí khác phù hợp. Giữ liên lạc bằng VHF. 2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy, và khu vực lân cận khi cần thiết. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào lúc .................. giờ. 3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. Người phụ trách tại hiện trường Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất. Đội ứng phó Đội ứng phó 1 Là đội chống cháy. Triển khai rồng để phun nước làm mát vách, chống cháy tại nơi xảy ra cháy nếu tiếp cận được. Trong mọi trường hợp, sử dụng quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Đội ứng phó 2 Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Hỗ trợ Đội ứng phó 1 chống cháy. Sơ tán người bị thương. Đội hỗ trợ Dự phòng cho đội chống cháy để phun nước làm mát vách Đóng các thông gió khu sinh hoạt. Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. Giúp chăm sóc người bị thương. Sơ tán nhân viên trên bờ. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có radio cầm tay VHF được chỉ định phụ trách những người trên. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý: Có thể ngắt nguồn điện cho nhà bếp tại chỗ hoặc từ buồng máy. Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay. Tránh hét vào máy. Chỉ dùng VHF cho những thông tin quan trọng.. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể, người ghi phải có máy VHF để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó. Nếu không đủ rồng tại khu vực, sử dụng vòi rồng ở bên ngoài khu sinh hoạt hoặc trên boong chính. Cần phải có vòi phun sương. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy. 8. CHÁY TRÊN BOONG Hành động ứng phó Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế, nếu cần thiết. Thông báo lúc .................. giờ Ngừng làm hàng. Xác nhận vào lúc ........... giờ. Khởi động bơm cứu hỏa và hệ thống dập cháy cố định trên boong. Sẵn sàng máy chính. Bất kỳ thuyền viên nào có mặt tại nơi sự cố phải cố gắng hạn chế đám cháy. Nếu tình hình trở nên nguy hiểm, phải rút lui an toàn về vị trí tập hợp. Thuyền trưởng Điều chỉnh tốc độ máy cho phù hợp. Điều chỉnh hướng đi để hạn chế tối đa tác động của khói, hơi và độ lắc của tàu. Xem xét việc sử dụng nước hay bọt để chữa cháy Khởi động hệ thống dập cháy cố định trên boong Kiểm tra xem đã sử dụng tối đa các họng cứu hỏa trên boong Kiểm tra và giám sát nhiệt độ của hầm hàng phía dưới Thông báo cho nhà chức trách địa phương về tình huống khẩn cấp. Trong cảng, liên lạc với dịch vụ khẩn cấp (cứu hỏa, cứu thương, cứu nạn của cảnh sát). Có thể yêu cầu cảnh sát để phong tỏa khu vực lân cận. Phối hợp với cứu nạn từ phía bờ. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên bờ. Thuyền phó hai Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái. Máy trưởng 1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí khác phù hợp. 2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào lúc .................. giờ. 3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. Người phụ trách tại hiện trường Thuyền phó nhất, nếu có mặt, phụ trách ở vị trí gần nơi xảy ra cháy nhất. Đội ứng phó Đội ứng phó 1 Hai thành viên của đội mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Khi được yêu cầu, dùng rồng để chống cháy. Đội ứng phó 2 Mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở, phun nước làm mát vách khu vực xung quanh. Đội hỗ trợ Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ bao gồm: Giúp đội ứng phó mặc quần áo cứu hỏa và thiết bị thở. Phun nước làm mát vách khu vực lân cận. Nạp lại các bình khí thở đã cạn. Chuẩn bi thiết bị nâng để chuyển người bị thương Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. Tuần tra khu vực xung quanh. Giúp chăm sóc người bị thương. Sơ tán nhân viên trên bờ. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định phụ trách những người trên. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý: Nói chậm rãi và rõ ràng vào VHF cầm tay. Chỉ dụng VHF cầm tay cho những thông tin quan trọng. Khi sử dụng VHF cầm tay, gọi tên Đội ứng phó và dùng từ “PHỤ TRÁCH” khi gọi sỹ quan phụ trách. Đội ứng phó sử dụng thiết bị thở phải có người ghi bảng kiểm soát thiết bị thở. Nhiệm vụ duy nhất của người này là ghi và kiểm tra các thông số trên bảng kiểm soát. Nếu có thể, người ghi phải có VHF cầm tay để liên lạc với đội trưởng đội ứng phó. Sử dụng vòi rồng ở gần nơi bị sự cố. Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố. Có thể khởi động bơm cứu hỏa và bơm cứu hỏa khẩn cấp từ buồng điều khiển chống cháy. 9. TÀU ĐÂM VA, MẮC CẠN, HƯ HỎNG KẾT CẤU, NƯỚC VÀO TÀU Hành động ứng phó Phát tín hiệu báo động/ tập hợp bằng chuông hoặc còi tàu. Phát vào lúc ............. giờ. Thông báo bằng hệ thống thông tin nội bộ về tình hình, điểm tập hợp thay thế, nếu cần thiết. Lưu ý, có thể phải bố trí một vị trí tập hợp trong khu phòng ở nếu tàu đâm va với tàu chở xô hàng lỏng. Khởi động bơm cứu hỏa nếu xảy ra cháy hoặc có khả năng phát cháy. Đóng thông gió khu sinh hoạt và buồng máy nếu có thể xảy ra cháy. Thuyền trưởng Dừng máy khi đâm va hay mắc cạn xảy ra, lưu ý rằng trong nhiều trường hợp cần duy trì vòng quay chân vịt về phía trước để tránh tàu khác bị chìm nếu tàu đâm sâu và tàu kia. Nếu hỏng kết cấu gây nguy hiểm đến an toàn của tàu, đổi hướng hoặc/ và tốc độ để giảm thiểu lắc tàu của tàu và ứng suất ở khu vực sự cố. Phát tín hiệu an toàn, khẩn cấp hoặc cấp cứu phù hợp. Phát đi lúc .............. giờ. Phối hợp với cứu nạn từ tàu khác hoặc từ phía bờ. Tiếp cơ quan truyền thông. Chỉ dẫn cơ quan truyền thông đến gặp Đội ứng cứu sự cố trên bờ. Thuyền phó hai Trên buồng lái giải quyết thông tin liên lạc và vận hành thiết bị trên buồng lái. Máy trưởng 1. Trực trong buồng điều khiển máy trừ khi sự cố khẩn cấp yêu cầu phải ở vị trí khác phù hợp. 2. Ngắt điện tới các khu vực bị ảnh hưởng do cháy. Thông báo việc này tới Đội chỉ huy trên buồng lái và NGƯỜI PHỤ TRÁCH tại hiện trường vào lúc .................. giờ. 3. Hướng dẫn kỹ thuật cho hoạt động chống cháy. Người phụ trách tại hiện trường Thuyền phó nhất hoặc Máy nhất sẽ nhận trách nhiệm phụ trách tùy thuộc vào nơi xảy ra sự cố. Dựa vào các thông số đo sâu, Thuyền phó nhất tính toán độ ổn định của tàu khi hư hỏng và thông báo cho Thuyền trưởng. Các thông số này được sử dụng để đánh giá tình trạng tàu sau khi làm nổi tàu nếu bị mắc cạn. Phải đánh giá sát thực khả năng nổi của tàu sau khi bị đâm va. Đội ứng phó Đội ứng phó 1 Đo độ sâu két dằn và các hầm. Báo cáo thông số tới Thuyền phó nhất và Thuyền trưởng. Đo sâu xung quanh tàu nếu tàu bị mắc cạn. Nếu có cháy nổ xảy ra hoặc có thể xảy ra cháy nổ, phải tiến hành chống cháy. Đội ứng phó 2 Đo sâu trong buồng máy và báo cáo với Máy trưởng và Thuyền trưởng. Chống cháy nếu cần thiết. Đội hỗ trợ Nhiệm vụ của Đội hỗ trợ: Hỗ trợ các hoạt động của đội ứng phó. Chuẩn bị hạ xuồng cứu sinh và tăng cường thêm thực phẩm, đồ y tế, chăn. Hạ xuồng xuống mặt boong. Chuẩn bị cáng và thiết bị cứu thương. Giúp chăm sóc người bị thương, đặt người bị thương càng gần xuồng cứu sinh càng tốt. Những người không có nhiệm vụ phải tập trung tại nơi đã định sẵn gần khu vực sự cố mà không bị nguy hiểm. Một người có VHF cầm tay được chỉ định phụ trách những người trên. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý: Sử dụng van cách ly của hệ thống cứu hỏa chính để hướng áp lực nước đến nơi cần thiết và tránh khu vực sự cố. Chỉ những người có nhiệm vụ được ra boong. Phải cố gắng hạn chế hoặc ngăn chặn tốc độ nước tràn vào tàu, đặc biệt là các khoang có mặt thoáng tự do lớn. Một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn nước tràn vào tàu ở các khu vực nằm dưới mớn nước là dùng khí nén. Để đạt được kết quả tốt, các lỗ thoát khí và thông gió phải được bịt kín, sau đó bơm khí nén vào. Sau khi đâm va, tàu sẽ không tránh khỏi bị nghiêng. Độ nghiêng có thể sẽ rất lớn và khi có chuông báo động sẽ gây hoảng loạn thuyền bộ tàu. Để tránh tình trạng này, khi tiến hành các cuộc thực tập phải thông báo cho thuyền viên biết là tàu có tính nổi dự trữ rất lớn, trong hầu hết các trường hợp, nghiêng tàu do đâm va không thôi sẽ không gây nguy hiểm trầm trọng. Nếu thấy có nguy cơ tàu sẽ gẫy hay chìm, phải tiến hành bỏ tàu kịp thời. Nếu tàu bị mắc cạn, đo sâu xung quanh tàu để xác định xem phần nào và độ rộng của đáy tàu nằm trên cạn Phải quan sát hoặc tính toán độ chênh lệch thủy triều và thời điểm khi thủy triều thấp nhất và cao nhất. Nếu tàu bị dạt vào bờ do thủy triều hoặc thời tiết, xem xét việc dằn tàu hoặc trải xích neo ra để hạn chế trôi dạt. Tiến hành mọi cố gắng để hạn chế rò rỉ dầu từ các két bị hư hỏng. Lượng dầu trong các két thủng phải được chuyển sang két lành hoặc két dằn. Trong trường hợp đâm va, chỉ hỗ trợ tàu khác khi đảm bảo rằng tàu ở tình trạng ổn định và an toàn. 10. QUY TRÌNH LÁI SỰ CỐ Hành động ứng phó Chuyển sang chế độ lái ở buồng máy lái Trên buồng lái: Chuyển công tắc trên máy lái từ vị trí lái tự động sang lái tay Chuyển công tắc nguồn trên máy lái từ vị trí I hoặc II sang vị trí OFF. Báo cho đội lái ở buồng máy lái khi đã thực hiện xong. Trong buồng máy lái: Bằng cách xoay tay lái, chuyển chốt hãm sang vị trí Sự cố Xoay tay lái thich hợp để điều khiển góc lái theo yêu cầu. Lưu ý: Trong trường hợp khẩn cấp phải chuyển la bàn lặp lại từ buồng lái tới buồng máy lái Chuyển sang chế độ lái ở buồng lái. Trong buồng máy lái: Điều khiển bánh lái tới vị trí giữa tàu. Chuyển chốt hãm từ vị trí Sự cố ở buồng máy lái sang vị trí cất giữ Thông báo cho buồng lái: “sẵn sàng lái từ buồng lái” Trên buồng lái : Chuyển công tắc nguồn trên máy lái từ vị trí OFF sang vị trí I hoặc II. Khi tàu đã giữ hướng ở gần đúng hướng đi đã định, chuyển công tắc trên máy lái từ vị trí Lái tay sang Tự động Lưu ý: Nếu la bàn phản ảnh được mang trở lại từ buồng máy lái thì nó phải được đồng bộ lại với la bàn chính. Hỏng hệ thống lái Treo đèn và dấu hiệu Tàu mất chủ động. Sử dụng âm hiệu thích hợp. Nếu cần thiết, dừng tàu Phát cảnh báo trên kênh 16 VHF cho các tàu lân cận 11 HỎNG MÁY CHÍNH, MẤT ĐIỆN Hành động ứng phó Sỹ quan boong trực ca Gọi Thuyền trưởng Treo đèn và dấu hiệu “Tàu mất chủ động”. Sử dụng âm hiệu thích hợp. Gọi Máy trưởng, điện trưởng và các sỹ quan máy Thuyền trưởng Đánh giá nguy cơ để xem xét việc thả neo hay yêu cầu lai dắt Phát cảnh báo trên kênh 16 VHF cho các tàu lân cận Thông báo cho Công ty Nếu máy chính hỏng, yêu cầu lai dắt Máy trưởng và sỹ quan máy Trực trong buồng điều khiển máy Xác định khu vực hư hỏng Kiểm tra áp tô mát bảo vệ công suất ngược Chuyển các bơm chạy tự động sang chế độ chạy bằng tay Kiểm tra máy theo đúng hướng dẫn của Nhà chế tạo Đóng lại cầu dao chính Chạy lại các bơm, các thiết bị phụ và đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường Chạy lại các quạt gió Chạy lại các hệ thống của Máy chính và đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt Khởi động lại Máy chính Chuyển các bơm sang chế độ tự động Thông báo cho Buồng lái 12. NGƯỜI BỊ THƯƠNG HOẶC ỐM NẶNG Hành động ứng phó Công việc sơ cứu Mọi thuyền viên trên tàu phải hiểu biết về các công việc sơ cứu lập tức khi phát hiện người bị thương, trong lúc chờ đội cấp cứu đến. Bao gồm: Ngăn chặn chảy máu nhiều. Đặt người bị thương bị bất tỉnh ngay tại vị trí bị nạn. Hô hấp nhân tạo bằng miệng theo phương pháp mũi / mồm. Những công việc ưu tiên thực hiện: Khi phát hiện người bị thương: Đảm bảo an toàn cho bản thân, loại trừ nguyên nhân gây ra tai nạn nếu nó đang tồn tại. Nếu có thể, cách li người bị thương khỏi nguyên nhân nguy hiểm. Điều trị lập tức cho người bất tỉnh hoặc chảy máu nhiều. Những người khác điều trị sau. Tìm người hỗ trợ. Nếu có hơn 1 người bất tỉnh hay bị thương chảy máu phải: Tìm người hỗ trợ. q Điều trị người bị thương nặng nhất theo thứ tự: q Chảy máu trầm trọng Ngừng thở / ngừng tim Bất tỉnh nhân sự. Chú ý: Nếu người bị thương đang ở trong khu vực kín: Không vào khu vực kín nếu không có thành viên tổ cấp cứu hành động theo chỉ dẫn Tìm người hỗ trợ và báo cho Thuyền trưởng. Nguyên tắc chung của sơ cứu trên tàu: Kiểm tra nhanh nạn nhân và mức độ bị thương. Kiểm tra thở, mạch tim và tìm nơi chảy máu trầm trọng: Cầm máu Nếu ngừng thở phải hô hấp nhân tạo. Nếu tim ngừng đập phải hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Di chuyển nạn nhân nhẹ nhàng và càng ít càng tốt để: Tránh làm tổn thương thêm, và Phòng sốc Đảm bảo nạn nhân trong tư thế thoải mái và quần áo được nới lỏng để dễ hô hấp. Không cởi quần áo quá mức cần thiết. Khi cởi quần áo phải nhẹ nhàng. Khi một chân bị thương, để thuận tiện cho công việc, tháo quần khỏi chân lành trước sau đó mới đến chân bị thương. Nếu cần thiết, cắt quần để làm hở vết thương. Khi tháo giầy: tháo dây buộc và nếu cần thiết thì cắt mũi giầy về phía ngón chân. Do sốc rất nguy hiểm tới tính mạng, vì vậy một trong các vấn đề chính của sơ cứu là phòng ngừa sốc. Nếu cần thiết phải nẹp chân lập tức. Không sử dụng cồn/ rượu dưới bất kỳ hình thức nào. Không dịch chuyển nạn nhân nếu không thật cần thiét. Phải cầm máu, cố định xương bị gãy, và điều trị sốc. Đảm bảo sẵn có người và phương tiện để chuyển người bị thương nhẹ nhàng và có hiệu quả. Một người chỉ được coi là chết khi hội đủ các điều sau: Không cảm thấy nhịp tim và không nghe thấy gì khi áp tai vào lồng ngực nạn nhân. Ngừng thở Mắt mở trừng trừng, mắt toàn lòng trắng. Cơ thể lạnh dần. Hỏi tư vấn y tế qua VTĐ. Đánh giá chung về tình huống: Khi đã xác định được là không có sự đe dọa tức thời đến tính mạng thì sẽ có thời gian để đánh giá tình huống sự quan tâm chăm sóc chắc chắn, nhanh chóng, có hiệu quả và tình người sẽ làm tình trạng nạn nhân tốt lên. Chú ý: Phải điều trị có hệ thống và bình tĩnh. Không đưa bất cứ thứ gì vào mồm người bị bất t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docto_chuc_cua_tau_trong_tinh_huong_khan_cap.doc