Tổ chức hạch toán tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng Hồng Hà

LỜI NÓI ĐẦU 1

 

PHẦN I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VẤN ĐỀ QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 3

I. Những vấn đề cơ bản về TSCĐ trong doanh nghiệp. 3

1.1. Khái niệm TSCĐ 3

1.2. Đặc điểm TSCĐ 4

1.3. Phân loại TSCĐ 5

1.4. Đánh giá TSCĐ 7

1.5. Yêu cầu quản l‎ý TSCĐ trong doanh nghiệp 11

1.6. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ 12

II. Nội dung hạch toán TSCĐ 13

2.1. Hạch toán chi tiết TSCĐ 13

2.2. Hình thức tổ chức sổ kế toán 14

2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ 15

2.3.1. Phương pháp hạch toán tăng TSCĐ 16

2.3.2. Phương pháp hạch toán giảm TSCĐ 20

2.4. Kế toán TSCĐ thuê ngoài và cho thuê 21

2.4.1. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê 21

2.4.2. Kế toán tổng hợp TSCĐ thuê và cho thuê hoạt động 21

2.5. Kế toán khấu hao TSCĐ 23

2.5.1. Hao mòn và khấu hao TSCĐ 23

2.5.2. Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ 24

2.5.3. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ 26

2.6. Kế toán sửa chữa TSCĐ 27

2.6.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 27

2.6.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 27

III. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp 28

PHẦN II - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ 32

I. Đặc điểm chung về Công ty Xây dựng Hồng Hà 32

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Hồng Hà 32

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xây dựng Hồng Hà 33

1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Hồng Hà 33

1.4. Đặc điểm tổ chức quản l‎ý của Công ty Xây dựng Hồng Hà 34

1.5. Tổ chức công tác kế toán tài chính tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 37

1.5.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 37

1.5.2. Tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 39

II. Tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 40

2.1. Đặc điểm TSCĐ ở Công ty Xây dựng Hồng Hà 40

2.2. Phân loại TSCĐ trong Công ty Xây dựng Hồng Hà 41

2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 42

2.3.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ 42

2.3.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 44

2.3.3. Kế toán khấu hao TSCĐ 46

2.3.4. Kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ 48

2.3.5. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ 50

2.4. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 52

 

PHẦN III - HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ 54

I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ 54

II. Nhận xét về thực trạng công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 55

2.1. Những ưu điểm 56

2.2. Những vấn đề còn tồn tại 58

III. Phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà 60

 

KẾT LUẬN

 

doc82 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hạch toán tài sản cố định với việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
= Nguyên giá bình quân của TSCĐ Các chỉ tiêu này cho doanh nghiệp thấy rõ cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình SXKD thì tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng và lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tỏ việc quản l‏‎ý và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp là có hiệu quả. Nguyên giá bình quân TSCĐ Sức hao phí TSCĐ = Giá trị tổng sản lượng Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá trị tổng sản lượng được làm ra thì doanh nghiệp tiêu tốn bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ. Phân tích kỹ chỉ tiêu này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất kinh doanh. Trên đây là những l‏‎ý luận cơ bản về TSCĐ. Những lý luận đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của TSCĐ trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nếu thiếu TSCĐ thì doanh nghiệp không thể tiến hành các hoạt động của mình. Mặt khác, khi sản xuất kinh doanh được thuận lợi, doanh nghiệp mới có điều kiện để tăng cường đầu tư, đổi mới TSCĐ. Nhận thức được mối quan hệ tương hỗ giữa TSCĐ và các hoạt động trong doanh nghiệp, trong quá trình quản lý và sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp, yêu cầu phải hạch toán đầy đủ, chính xác về giá trị của TSCĐ, kiểm soát chặt chẽ về mặt hiện vật nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời phục vụ cho việc đề ra các quyết định của các nhà quản lý doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay, TSCĐ luôn luôn biến động không ngừng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì thế, càng hạch toán đầy đủ, chính xác và có phương pháp quản lý tốt bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến hạch toán thôi chưa đủ. Mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào các số liệu thực tế hiện có của TSCĐ, vận dụng các phương pháp để phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ nhằm đưa ra được phương án quản l‏‎ý tối ưu với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp. PHẦN II - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Hồng Hà. Công ty Xây dựng Hồng Hà là Doanh ngiệp Nhà nước có trụ sở chính tại Hà Nội. Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, Công ty Xây dựng Hồng Hà trở thành thành viên chính thức trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng số 1361/QĐ-BXD ngày 04/11/1999. Công ty Xây dựng Hồng Hà là doanh nghiệp hoạt động độc lập. Công ty được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 112683. - Tên doanh nghiệp : Công ty Xây dựng Hồng Hà. - Trụ sở giao dịch : Số 206A, đường Nguyễn Trãi, xã Trung Văn, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. - Mã số thuế : 0100109674 - 1 - Số điện thoại : 5540845 – 5541007. - Fax : 5540847. - Tên cơ quan sáng lập : Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng. - Quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 1361/QĐ-BXD ngày 04/11/1999 của Bộ Xây Dựng. Kể từ khi thành lập tới nay, Công ty Xây dựng Hồng Hà đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển của ngành Xây Dựng nói riêng và của đất nước nói chung. Doanh thu của Công ty ngày một cao, mức nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện. Công ty đã tập trung đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật tinh thông về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao. Đồng thời, Công ty cũng không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị có tính năng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng của các công trình. Quy mô và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sau : Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Mức Tỷ lệ Nguồn vốn kinh doanh 1000đ 30.858.343 31.526.650 668.307 2,2 Tổng doanh thu 1000đ 101.372.685 125.814.839 24.442.154 24,1 Lợi nhuận trước thuế 1000đ 1.433.600 1.761.400 327.800 22,8 Lợi nhuận sau thuế 1000đ 974.800 1.197.700 222.900 22,8 Nộp NSNN 1000đ 458.800 563.700 104.900 22,8 Tổng số CBCNV Người 125 125 0 0 Thu nhập bình quân đ/ng/tháng 935.800 1.114.500 178.700 19 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xây dựng Hồng Hà. Theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số 112683 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty Xây dựng Hồng Hà là Doanh nghiệp hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, chủ yếu kinh doanh ở các ngành nghề sau: - Xây dựng nhà ở; xây dựng công trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng và san lấp mặt bằng; trang trí nội thất; xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước. - Thi công đường bộ các cấp, cầu, cống, bến cảng, hệ thống kè; thi công lắp đặt đường dây và trạm biến thế điện tới 35 KV; gia công lắp đặt thiết bị trong ngành công nghiệp, thủy lợi, giao thông và dân dụng; thi công lắp đặt thiết bị chuyên ngành cấp thoát nước, hệ thống điện máy, điện lạnh. - Kinh doanh vật liệu xây dựng; dịch vụ đưa đón khách du lịch; kinh doanh nhà, tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty Xây dựng Hồng Hà còn có các chi nhánh tại tỉnh Hà Tây và thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Xây dựng Hồng Hà. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Xây dựng Hồng Hà là thi công xây mới, nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện và trang trí nội thất… các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình công cộng… trên phạm vi toàn quốc. Các sản phẩm xây dựng của công ty rất đa dạng, tuy nhiên lại cùng thuộc lĩnh vực xây lắp. Vì thế có thể khái quát những công việc chính trong quy trình sản xuất kinh doanh của công ty theo sơ đồ sau : Vì sản phẩm xây lắp có kết cấu, thời gian thi công và chi phí cho mỗi công trình khác nhau nên để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất, công ty thực hiện sản xuất kinh doanh theo cả hai phương thức là đấu thầu và chỉ định thầu. Sau khi trúng thầu, hợp đồng kinh tế được k‏‎ý kết với chủ đầu tư. Mỗi công trình được chỉ định bố trí các đội, tổ sản xuất cho phù hợp với tính chất, quy mô và địa bàn của công trình cũng như năng lực của từng đội, tổ. 1.4. Đặc điểm tổ chức quản l‏‎ý của Công ty Xây dựng Hồng Hà. Ta có thể thấy rõ đặc điểm tổ chức quản l‏‎ý của Công ty Xây dựng Hồng Hà qua sơ đồ sau : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản l‏‎ý của Công ty Xây dựng Hồng Hà. Giám Đốc Phó Giám đốc kĩ thuật Phó Giám đốc kinh tế Phòng Tổ chức cán bộ Các chi nhánh Phòng Tài vụ Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Kế hoạch-Kỹ thuật-Đầu tư Các đội xây dựng trực thuộc công ty Các tổ sản xuất thi công Các đội xây dựng trực thuộc chi nhánh Các tổ sản xuất thi công Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tương hỗ Để phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD, Công ty tổ chức quản l‏‎ý theo mô hình trực tuyến chức năng. Quản l‏‎ý chung là Giám đốc. Giúp việc là các Phó Giám đốc và các Phòng ban chức năng. Lực lượng sản xuất của Công ty được chia làm các đội xây dựng. Mỗi đội có các đội trưởng, các kỹ sư kỹ thuật và công nhân thi công, bao gồm nhiều tổ sản xuất như: tổ sắt, tổ nề, tổ mộc, tổ lao động... Mỗi tổ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Công ty áp dụng phương thức giao khoán, quản lý khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các đội xây dựng thông qua hợp đồng giao khoán. 1.4.1. Chức năng của Giám đốc : Tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, mọi hoạt động đều theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ một thủ trưởng trong mọi nhiệm vụ công tác. - Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. - Giám đốc là người phụ trách chung hoạt động SXKD trong Công ty. - Giám đốc chịu trách nhiệm tiếp nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để quản lý, sử dụng theo mục tiêu của Bộ Xây dựng và Tổng công ty Xây dựng Sông Hồng. 1.4.2. Chức năng của các Phó giám đốc : - Các Phó giám đốc do Giám đốc xét duyệt, có nhiệm vụ giúp việc và tham mưu cho Giám đốc trong công tác điều hành và tổ chức hoạt động SXKD của Công ty. - Chịu trách nhiệm trước giám đốc về những nhiệm vụ được phân công uỷ quyền, báo cáo để tìm biện pháp giải quyết. 1.4.3. Chức năng phòng Tổ chức cán bộ : - Quản l‏‎ý hồ sơ về nhân sự của Công ty. - Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức nhân sự. - Ra các quyết định về thưởng phạt và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động. 1.4.4. Chức năng phòng Hành chính tổng hợp : Là phòng có chức năng chủ yếu là phục vụ hành chính trong công ty như : - Phục vụ các công tác đối nội, đối ngoại. - Quản l‏‎ý các công trình công cộng của Công ty. - Lưu giữ bảo quản con dấu của Công ty. Tất cả hồ sơ, tài liệu… sau khi được ký đều phải thông qua phòng Hành chính tổng hợp để đóng dấu. 1.4.5. Chức năng phòng Tài vụ : Là phòng có chức năng giúp giám đốc Công ty về công tác hạch toán kế toán, quản l‏‎ý và sử dụng các loại vốn, quỹ, phân phối thu nhập theo chế độ quy định của công ty và phù hợp với điều kiện cụ thể. Đồng thời giúp giám đốc thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bằng tiền đối với mọi hoạt động trong Công ty, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tài chính, phân bổ các khoản tiền lương, tiền thưởng trong công ty…Cụ thể có nhiệm vụ chính là : - Xây dựng kế hoạch tài chính của công ty và giao kế hoạch tài chính cho các phòng, đội trong công ty. - Phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách về kế toán, tài chính, tín dụng. Tổ chức công tác kế toán phù hợp và theo đúng quy định của Nhà nước. - Có trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo dõi quản lý tài chính của Công ty. Chỉ đạo hệ thống tổ chức tài vụ của Công ty. - Tổng hợp phân tích tình hình hoạt động tài chính kế toán của Công ty, báo cáo lãnh đạo công ty, các ban ngành có liên quan để chỉ đạo kịp thời, đảm bảo sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt. 1.4.6. Chức năng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Đầu tư : - Trách nhiệm giúp giám đốc trong việc lập báo cáo kế hoạch, hợp đồng kinh tế, quản l‏‎ý kỹ thuật, vật tư. - Nắm bắt và cung cấp thông tin cho lãnh đạo về các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. 1.4.7. Các chi nhánh của công ty : Các chi nhánh của Công ty được coi như một công ty thu nhỏ, là đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không đầy đủ. Mỗi chi nhánh đều có các bộ phận đảm nhiệm các phần hành công việc tương tự như ở trụ sở chính của công ty. Do đó quyền hạn và trách nhiệm của các chi nhánh được quy định rõ ràng trong qui chế thành lập công ty. 1.4.8. Chức năng các tổ, đội thi công : - Chỉ đạo xây dựng thi công các hạng mục công trình, trực tiếp thi công các công trình, các phần việc được giao. - Đảm bảo tốt an toàn về lao động, tiến độ thi công và chất lượng công trình. - Phối hợp với các phòng, ban chức năng tổng hợp và báo cáo số liệu phát sinh có liên quan đến công trình đang thi công. 1.5. Tổ chức công tác kế toán tài chính tại Công ty Xây dựng Hồng Hà. 1.5.1. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Bộ máy kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản l‏‎ý của Công ty. Bộ máy kế toán ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tập hợp các số liệu kinh tế, xác định kết quả kinh doanh, tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế tài chính diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp. Bộ máy kế toán của Công ty Xây dựng Hồng Hà được tổ chức theo sơ đồ sau : Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Xây dựng Hồng Hà Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Kế toán vật tư, tài sản cố định Kế toán thanh toán Kế toán vốn bằng tiền Các bộ phận kế toán theo dõi chi nhánh Thủ quỹ Bộ phận kế toán đội Bộ phận kế toán đội Căn cứ vào đặc điểm riêng có của mình, công tác kế toán của Công ty Xây dựng Hồng Hà được tổ chức theo hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Theo đó, ở Công ty có phòng Tài Vụ. Tại các chi nhánh cũng có bộ phận kế toán riêng, thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo tài chính và gửi về phòng Tài vụ Công ty để tổng hợp thành báo cáo tài chính toàn công ty. Còn ở các tổ đội trực tiếp thi công, công ty chỉ bố trí một nhân viên làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu và định kỳ ngắn chuyển về phòng Kế toán của công ty để tiến hành hạch toán. * Kế toán trưởng ( kiêm trưởng phòng Tài vụ ) : Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng. Đây là người phụ trách và quản lý chung về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty. Được giám đốc ủy quyền giám sát mọi hoạt động của Công ty liên quan đến tài sản và nguồn vốn. Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực quản l‏‎ý tài chính, kiểm tra đối chiếu, lập báo cáo tổng hợp theo yêu cầu quản l‏‎ý nội bộ và theo quy định của Bộ tài chính. Kế toán trưởng còn thực hiện chỉ đạo, phân công tổ chức các phần hành kế toán và các nhân viên kế toán thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự điều hành của kế toán trưởng. * Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ( phó phòng Tài vụ ) : Là người có trách nhiệm giúp việc cho kế toán trưởng. Kế toán tổng hợp theo dõi xuyên suốt các hoạt động kinh tế phát sinh trong đơn vị. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn có nhiệm vụ tổng hợp chi phí và tính giá thành cho từng công trình, tính lãi, lỗ cho toàn bộ hoạt động SXKD trong doanh nghiệp. * Kế toán vật tư, TSCĐ : - Theo dõi và phản ánh số hiện có, tình hình biến động của từng loại nguyên vật liệu. Chấp hành đầy đủ thủ tục về nhập, xuất, bảo quản nguyên vật liệu. Nắm vững phương pháp tính giá nguyên vật liệu và phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng. Hàng tháng lập bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu đảm bảo đúng khớp với chi tiết và tổng hợp với thẻ kho. Cuối kỳ lập báo cáo kiểm kê. - Quản l‏‎ý chặt chẽ TSCĐ cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. Tính toán và phân bổ chi phí khấu hao một cách hợp l‏‎ý theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. * Kế toán thanh toán : Theo dõi tình hình thanh toán với mọi đối tượng. Giám sát và đôn đốc các khoản công nợ của từng khách hàng, từng nhà cung cấp. Tính toán chính xác và thanh toán kịp thời tiền lương, tiền thưởng và các khoản chi phí khác cho người lao động. Căn cứ vào bảng thanh toán, cuối kỳ lập báo cáo cân đối tài khoản sau khi đã đối chiếu khớp sổ liệu trên các sổ chi tiết với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. * Kế toán vốn bằng tiền : Hàng ngày phản ánh, ghi chép tình hình biến động quỹ tiền mặt, các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền vay…Thực hiện các giao dịch với Ngân hàng, theo dõi lãi vay và các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. * Thủ quỹ : Thanh toán các khoản chi tiêu đã được phê duyệt. Chịu trách nhiệm quản l‏‎ý và nhập xuất quỹ tiền mặt, ngân phiếu… * Bộ phận kế toán theo dõi chi nhánh : Bộ phận kế toán ở các chi nhánh bao gồm 2 người. Một người làm nhiệm vụ kế toán tổng hợp, chủ yếu là tổng hợp chi phí và tính giá thành các công trình do các tổ đội thuộc chi nhánh trực tiếp thi công, theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng vốn, định kỳ lập và gửi báo cáo tài chính về cho phòng Tài vụ Công ty. Người kia là thủ quỹ, đồng thời thực hiện thanh toán cho các đối tượng và theo dõi mọi nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. * Bộ phận kế toán đội : Mỗi đội xây dựng trong Công ty đều được bố trí một nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ ghi chép và thu thập chứng từ ban đầu, định kỳ gửi về Phòng tài vụ làm căn cứ để ghi sổ kế toán. 1.5.2. Tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty Xây dựng Hồng Hà. * Công ty Xây dựng Hồng Hà đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/TC/CĐKC ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ Kế toán Việt Nam. * Kỳ hạch toán : tháng. * Công ty đăng k‏‎ý nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ. * Công ty Xây dựng Hồng Hà thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Thực hiện tính trị giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước ( FIFO). * Công ty Xây dựng Hồng Hà sử dụng đầy đủ hệ thống chứng từ theo đúng chế độ kế toán Doanh nghiệp mà Nhà nước và Bộ Tài chính đã ban hành. * Căn cứ vào tình hình tổ chức công tác hạch toán kế toán thực tế tại đơn vị mình, Công ty Xây dựng Hồng Hà sử dụng hầu hết những tài khoản trong “Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp”, trừ một số tài khoản sau: TK 121, 129, 161, 221, 222, 229, 461, 611, 631, 641. * Công ty Xây dựng Hồng Hà thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính theo hình thức Nhật k‏‎ý chung. Các sổ sách kế toán được sử dụng là : Sổ Nhật k‏‎ý chung và Sổ Nhật k‏‎ý đặc biệt; Sổ Cái tài khoản; Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết. * Hàng qu‏‎ý, Công ty Xây dựng Hồng Hà lập các báo cáo tài chính sau : Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Quyết toán thuế gửi cho Chi cục thuế quận Thanh Xuân. Ngoài ra, Công ty còn lập các báo cáo quản trị nội bộ như : Báo cáo về lao động tiền lương; Báo cáo về giá trị sản lượng… II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG HỒNG HÀ. 2.1. Đặc điểm TSCĐ ở Công ty Xây dựng Hồng Hà. TSCĐ tồn tại trong doanh nghiệp với vai trò quan trọng là tư liệu lao động chủ yếu của quá trình SXKD. Vì thế, đặc điểm của TSCĐ trong doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm SXKD của từng doanh nghiệp. Tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, do tính chất đặc điểm hoạt động kinh doanh nên đa số TSCĐ của Công ty là các máy móc thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận tải phục vụ cho công tác thiết kế, xây dựng, lắp đặt. Đặc trưng của các loại TSCĐ này là chúng đều có khối lượng to lớn, đồ sộ, nguyên giá lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Vì thế, Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tính toán và xác định nguyên giá, lựa chọn phương pháp tính khấu hao và theo dõi quá trình trích khấu hao vào chi phí SXKD, cũng như việc bảo quản các TSCĐ loại này. Các sản phẩm của Công ty có quy mô lớn, cơ cấu phức tạp, sản phẩm đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài … Do đó, đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ về chủng loại cũng như quy mô các yếu tố đầu vào và bắt buộc phải có dự toán trước khi tiến hành thực hiện một công trình. Quá trình sản xuất, xây lắp phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo. Sản phẩm tiêu thụ theo giá dự toán ( giá thanh toán với bên chủ đầu tư ) hoặc giá thoả thuận với bên chủ đầu tư ( giá thoả thuận này cũng được xác định trên dự toán công trình ). Vì thế, yêu cầu dặt ra là phải tính toán trước những thông số kỹ thuật về TSCĐ, có phương hướng sử dụng TSCĐ sao cho giá thành thực tế xấp xỉ hoặc nhỏ hơn giá thỏa thuận càng nhiều càng tốt. Mặt khác, sản phẩm xây lắp phải cố định và chịu nhiều ảnh hưởng của địa phương nơi đặt sản phẩm ( địa hình, địa chất, thuỷ văn, thời tiết, khí hậu, thị trường, các yếu tố đầu vào ). Vì thế, TSCĐ phục vụ sản xuất cũng được chuyển theo địa diểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý và sử dụng, hạch toán TSCĐ thêm phức tạp vì vật tư tài sản của Công ty dễ mất mát hư hỏng. Vì những đặc điểm nêu trên, kể từ khi mới ra đời tới nay, Công ty Xây dựng Hồng Hà không ngừng đầu tư vào việc đầu tư, mua sắm,nâng cấp, cải tạo TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành công trình. Đồng thời, phòng Tài vụ Công ty luôn cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình tăng, giảm TSCĐ, quản lý chặt chẽ các vấn đề liên quan đến TSCĐ nhằm khắc phục mọi khó khăn, giúp Công ty ngày một phát triển. 2.2. Phân loại TSCĐ trong Công ty Xây dựng Hồng Hà. Tại Công ty Xây dựng Hồng Hà, căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mình, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản l‏‎ý TSCĐ, Công ty thực hiện phân loại TSCĐ theo ba (3) tiêu thức sau : * Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật : Cách phân loại này cho biết kết cấu TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật của Công ty, cho biết Công ty có những loại TSCĐ nào và tỷ trọng của từng loại trong tổng số là bao nhiêu. Theo đó, số TSCĐ là máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ta có biểu sau : ( Trích số liệu Công ty ngày 31/12/2004 ) STT Loại TSCĐ Nguyên giá (đ) Tỷ trọng (%) 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 1.280.462.640 8,0 2. Máy móc, thiết bị 11.460.140.630 71,6 3. Phương tiện vận tải 2.704.977.325 16,9 4. Thiết bị quản l‏‎ý 560.202.405 3,5 Tổng tài sản 16.005.783.000 100 * Phân loại theo nguồn hình thành : TSCĐ của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là TSCĐ do Công ty tự mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung. Cách phân loại này cho thấy mức độ độc lập kinh doanh của Công ty rất cao. Tuy nhiên, Công ty cũng cần quan tâm nhiều hơn để tận dụng tối đa những nguồn hình thành tài sản khác. ( Trích số liệu Công ty ngày 31/12/2004 ) STT Loại TSCĐ Nguyên giá (đ) Tỷ trọng (%) 1. Thuộc nguồn vốn ngân sách 2.977.075.638 18,6 2. Thuộc nguồn vốn tự bổ sung 11.027.984.490 68,9 3. Thuộc nguồn vốn vay 2.000.722.875 12,5 Tổng TS 16.005.783.000 100 * Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng : Cách phân loại này cho thấy hiệu quả huy động TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. ( Trích số liệu Công ty ngày 31/12/2004 ) STT Loại TSCĐ Nguyên giá (đ) Tỷ trọng (%) 1. TSCĐ đang dùng cho SXKD 15.525.609.510 97 2. TSCĐ hư hỏng, chờ thanh l‏‎ý 480.173.490 3 Tổng TS 16.005.783.000 100 2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty Xây dựng Hồng Hà. Trong qu‏‎ý IV năm 2004, tại Công ty Xây dựng Hồng Hà phát sinh những nghiệp vụ sau liên quan đến TSCĐ. 2.3.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ. TSCĐ của Công ty tăng chủ yếu do mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung. Căn cứ vào nhu cầu về đổi mới và bổ sung máy móc thiết bị của Công ty, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Đầu tư sẽ trình lên Giám đốc Công ty kế hoạch mua mới TSCĐ. Sau khi Giám đốc phê duyệt, sẽ tiến hành các thủ tục mua TSCĐ. Các hồ sơ pháp l‏‎ý, chứng từ ban đầu liên quan đến TSCĐ tăng do mua sắm là : Hợp đồng kinh tế; Hóa đơn GTGT; Biên bản bàn giao tài sản; Biên bản thanh l‏‎ý hợp đồng; Biên bản bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng …; Các chứng từ liên quan đến thanh toán như : Phiếu chi, Ủy nhiệm chi. Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan phản ánh về TSCĐ đã thu thập được, kế toán tiến hành hạch toán tăng TSCĐ và ghi vào các sổ kế toán có liên quan như : Sổ Nhật k‏‎ý chung, Sổ Cái và các Sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết … Cụ thể : Ngày 04 tháng 11 năm 2004, trích quỹ đầu tư XDCB của Công ty mua 01 xe ô tô TOYOTA cho Ban giám đốc sử dụng. Trong kỳ, kế toán thu thập được các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua TSCĐ này bao gồm : Ngoài ra, kế toán còn nhận được một số hồ sơ chứng từ khác. * Sau khi thu thập được đầy đủ chứng từ và đã kiểm tra tính chính xác của các chứng từ, kế toán ghi vào Sổ Nhật k‏‎ý chung, Sổ Cái, và các Sổ ( thẻ ) chi tiết. SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 11 năm 2004 Đơn vị tính : đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ Cái Số hiệu TK Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 … 04/11 61 04/11 Mua xe ôtô về công ty x TK 211 TK 133 TK 112 580.000.000 58.000.000 638.000.000 06/11 21 06/11 Ứng tiền trả lệ phí trước bạ x TK 141 TK 111 11.600.000 11.600.000 07/11 25 07/11 Hoàn ứng x TK 211 TK 141 11.600.000 11.600.000 07/11 26 07/11 Ghi chuyển nguồn vốn x TK 441 TK 411 591.600.000 591.600.000 … Cộng xx xx SỔ CÁI Số dư đầu năm : TK 211 - TSCĐ hữu hình Dư Nợ : …… Tháng 11 năm 2004 Dư Có : …… Đơn vị tính : đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Trang sổ NKC Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Số dư đầu kỳ xx 04/11 04/11 61 25 04/11 07/11 Phát sinh trong kỳ : … Mua ô tô về đến C.ty Lệ phí trước bạ … * * TK 112 TK 141 580.000.000 11.600.000 Cộng phát sinh …. Số dư cuối kỳ xx Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (k‏‎ý, họ tên) (k‏‎ý, họ tên) (k‏‎ý, họ tên) * Dựa vào các chứng từ gốc, kế toán lập thẻ TSCĐ và Sổ TSCĐ : THẺ CHI TIẾT TSCĐ Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 05 ngày 04 tháng 11 năm 2004. Tên, k‏‎ý mã hiệu, quy cách TSCĐ : Xe ôtô TOYOTA Số hiệu : C - 7 Nước sản xuất (xây dựng) : Việt Nam Nơi sản xuất : Công ty TOYOTA Bộ phận quản l‏‎ý, sử dụng : Ban giám đốc Năm đưa vào sử dụng : 2004 Công suất, diện tích thiết kế : Xe ô tô 4 chỗ ngồi Đình chỉ sử dụng TSCĐ : ngày ……...tháng …….. năm ……….. L‏‎ý do đình chỉ : ………………………………………………… Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 61 25 04/11/04 07/11/04 Mua xe Lệ phí trước bạ 580.000.000 11.600.000 2004 Ngày 07 tháng 11 năm 2004 Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) 2.3.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ. Giảm TSCĐ ở Công ty Xây dựng Hồng Hà chủ yếu là do nhượng bán thanh l‏‎ý cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu sử dụng. Những tài sản đó chủ yếu là những tài sản đã cũ, hư hỏng, không cần sử dụng hay là những tài sản đã lạc hậu về kỹ thuật không còn phù hợp với yêu cầu SXKD. Khi tiến hành thanh l‏‎ý tài sản, Công ty đã lập Hội đồng định giá và lập biên bản thanh l‏‎ý TSCĐ… mọi thủ tục đều được tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước. Theo đó, các hồ sơ liên quan gồm : Biên bản đề nghị thanh l‏‎ý; Quyết định thanh l‏‎ý TSCĐ; Biên bản hội nghị xét duyệt thanh l‏‎ý TSCĐ; Biên bản giám đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0758.doc
Tài liệu liên quan