Tóm tắt Luận án Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - Từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ

Thống kê miêu tả ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ

3.2.1. Thống kê định lượng ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối

Dựa vào nghĩa xuất hiện thành trường (miền) và đích tác động đến người thực hiện (Sp2), chúng tôi chia ra 9 nhóm: khiến, cầu, rủ, vay mượn, xin, mệnh lệnh, nhắc nhở, mời, khuyên. Cùng với 9 nhóm thuộc hành động cầu khiến là các nhóm từ chối tương ứng.

3.2.2. Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại cầu khiến - từ chối

3.2.2.1. Hành động khiến và từ chối đặt trong sự tương tác

a. Điều kiện để xếp vào hành động khiến là:

1) Vào thời điểm nói, Sp1 sai khiến Sp2 phải thực hiện hành động nào đó ngay. Nếu không thực hiện thì Sp2 sẽ nhận tổn thất về phía mình (bị trách móc, bị chê, bị phê bình, ).

2) Vị thế xã hội, gia tộc, tuổi tác của Sp1 cao hơn Sp2.

b. Biểu hiện ngữ nghĩa cùa hành động khiến

- Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 phải dừng một hoạt động cụ thể nào đó nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến người khác.

- Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 thực hiện một hành động theo chỉ dẫn của Sp1.

- Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 trả lại cho Sp1 môt đồ vật nào đó thuộc quyền sở hữu của Sp1.

- Hành động khiến có nội dung buộc Sp2 phải rời khỏi địa điểm hiện tại khi Sp1 cảm thấy mình bị làm phiền.

- Hành động khiến sai khiến Sp2 thực hiện một hành động nào đó có lợi cho Sp1.

c. Ngữ nghĩa từ chối của nhóm hành động khiến đặt trong sự tương tác

- Ngữ nghĩa của nhóm từ chối trực tiếp bao gồm năm tiểu nhóm: 1) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập; 2) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + nêu lí do; 3) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Trì hoãn; 4) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu khiến ngược lại; 5) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu khiến ngược lại + Nêu lí do.

- Ngữ nghĩa của nhóm từ chối gián tiếp gồm tám tiểu nhóm: 1) Nêu lí do; 2) Trì hoãn; 3) Cầu khiến ngược lại; 4) Cầu khiến ngược lại + Nêu lí do; 5) Nêu lí do + Cầu khiến ngược lại; 6) Nêu lí do + Trì hoãn; 7) Trì hoãn + nêu lí do; 8)Nêu lí do + đẩy trách nhiệm sáng Sp3.

 

doc27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - Từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tham thoại có đủ 4 thành tố, chúng tôi xếp vào nhóm tham thoại có cấu tạo đầy đủ. Ở dạng này chúng tôi thống kê được 1069 tham thoại, chiếm 44,54%. b. Mô hình dạng tỉnh lược Tham thoại tỉnh lược là những tham thoại trên bề mặt cấu tạo ẩn ít nhất 1 trong 4 thành tố nòng cốt trong tham thoại đầy đủ. Ở mô hình tỉnh lược, chúng tôi bắt gặp các dạng cấu tạo sau: Tỉnh lược vai trao (Sp2); Tỉnh lược vai nhận (Sp2); Tỉnh lược TTTT cuối cấu tạo; Tỉnh lược cả vai trao Sp1 và vai nhận Sp2; Tỉnh lược cả vai nhận Sp2 và TTTT; Tỉnh lược vai trao Sp1 và Đg 2.2.1.3. Mô hình cấu tạo tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối đặt trong sự tương tác với tham thoại trao chứa hành động cầu khiến. Mô hình cấu tạo của tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối chỉ xuất hiện khi có hành động trao lời (hành động cầu khiến) và nó bị chi phối bởi hành động trao. Đặt trong sự tương tác với hành động trao, chúng tôi thấy tham thoại đáp có ba nhóm cấu tạo: tham thoại cấu tạo một thành tố; tham thoại cấu tạo hai thành tố; tham thoại cấu tạo ba thành tố. 2.2.2. Miêu tả các thành tố cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 2.2.2.1. Các thành tố tham gia cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến a. Từ xưng hô chỉ chủ thể cầu khiến Sp1 và đối thể tiếp nhận Sp2 Khảo sát 2400 tham thoại trao chứa hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi bắt gặp 41 từ và 18 tổ hợp từ, xuất hiện 4090 lần, thuộc trường nghĩa xưng hô chỉ chủ thể cầu khiến (Sp1) và đối thể tiếp nhận (Sp2). a1. Nhóm danh từ Tiểu nhóm danh từ thân tộc xuất hiện trong các tham thoại trao chứa hành động cầu khiến của người Nam Bộ, có 19 từ thuộc tiếng Việt toàn dân và 8 từ thuộc phương ngữ Nam Bộ. a2. Nhóm đại từ xưng hô Có 14 đại từ, chia làm hai tiểu nhóm: tiểu nhóm đại từ trong tiếng Việt toàn dân có 4 từ, xuất hiện 554 lần, chiếm 64,12%; tiểu nhóm đại từ thuộc phương ngữ Nam có 8 từ, xuất hiện 310 lần, chiếm 35,88%.. a3. Nhóm tổ hợp từ xưng hô Có 18 tổ hợp từ, xuất hiện 511 lần, chiếm 15,75 là những tổ hợp từ mang đặc trưng riêng của phương ngữ Nam Bộ. b. Từ ngữ chỉ hành động, trạng thái mà Sp1 muốn Sp2 thực hiện b1. Các động từ, tính từ chỉ hành động, trạng thái do Sp2 thực hiện đứng độc lập (Cao Xuân Hạo gọi chúng là vị từ) Động từ chỉ hoạt động do Sp2 thực hiện mà người Nam Bộ sử dụng gồm có: đi, ra, chỉ, de, ở lại, nói. Tính từ chỉ tính chất, trạng thái chuyển hoá thành động từ mà Sp2 có thể làm thay đổi, điều chỉnh được như: im lặng, nhanh, chậm, lẹ lên, b2. Các ngữ động từ chỉ hành động do Sp2 thực hiện Các ngữ động từ Sp2 thực hiện có phụ từ đứng trước: hãy, đừng, chớ Các ngữ động từ do Sp2 thực hiện có trợ động từ đứng sau: giùm, giúp, cho Các ngữ động từ do Sp2 thực hiện có thực từ đứng sau danh từ, cụm danh từ c. Tiểu từ tình thái thể hiện sắc thái cầu khiến cuối phát ngôn Chúng tôi bắt gặp 19 TTTT, xuất hiện cuối 1429 phát ngôn; trong đó, có 8 tiểu từ tình thái thuộc tiếng Việt toàn dân, 11 tiểu từ thuộc phương ngữ. 2.2.2.2. Miêu tả các thành tố trong mô hình cấu tạo tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối của người Nam Bộ Cấu tạo tham thoại trao chứa hành động từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ có 6 thành tố, bao gồm: Từ, cụm từ phủ định đứng đầu phát ngôn; Kết cấu C - V chứa nòng cốt phủ định; Kết cấu C - V nêu lí do; Kết cấu C - V cầu khiến ngược lại; Kết cấu C - V nhằm hướng đẩy lùi thời gian thực hiện; Kết cấu C - V đẩy vai thực hiện hành động cầu khiến sang người khác. Các thành tố đứng độc lập hoặc kết hợp với nhau tạo thành các tham thoại từ chối rra dạng. 2.4. Tiểu kết chương 2 Từ những vấn đề trình bày trên, chúng tôi rút ra một số kết luận cơ bản sau: Cấu tạo của tham thoại trao chứa hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ đều ở dạng cầu khiến nguyên cấp, nghĩa là, không có sự xuất hiện của động từ ngữ vi mang ý nghĩa cầu khiến. Mô hình cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến có hai dạng cơ bản: dạng đầy đủ và dạng tỉnh lược; trong đó, dạng mô hình có cấu tạo tỉnh lược chiếm tỷ lệ cao hơn dạng đầy đủ. Điều này phù hợp với thói quen giao tiếp ngắn gọn, bộc trực, không vòng vo, kể cả khi thực hiện hành động cầu khiến - hành động đe doạ cao tới thể diện vai giao tiếp. Cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến có 4 thành tố: từ, tổ hợp từ xưng hô chỉ Sp1; từ, tổ hợp từ xưng hô chỉ Sp2; thành tố chỉ hành động trạng thái do Sp2 thực hiện và tiểu từ tình thái cuối phát ngôn. Trong đó, từ xưng hô là thành tố thể hiện rõ nhất về nét riêng của vùng đất và con người Nam Bộ là cách sử dụng thứ bậc để xưng hô như: chị hai, anh ba, tư, năm..., sử dụng các từ vay mượn từ người Hoa Triều Châu để làm từ xưng hô như: tía, hia, chế... Bên cạnh đó, có rất nhiều tiểu từ tình thái được sử dụng cuối các phát ngôn cầu khiến chỉ được sử dụng trong phương ngữ Nam Bộ như: nghe, nghen, hen, heng... Đó là các thành tố góp phần tạo nên dấu ấn, nét riêng của vùng đất và con người Nam Bộ. Ở tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối, có ba dạng cấu tạo cơ bản: dạng một thành tố (là một kết cấu C - V); dạng hai thành tố (là dạng có sự kết hợp giữa hai kết cấu C - V); và dạng đầy đủ ba thành tố (là dạng có sự kết hợp giữa ba kết cấu C - V). Trong đó, dạng có cấu tạo một thành tố (một kết cấu C - V) chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Tham gia cấu tạo tham thoại từ chối có hai thành tố, gồm: từ, cụm từ phủ định đứng đầu phát ngôn; thành tố là một kết cấu C – V. Trong đó, thành tố là kết cấu C - V chiếm tỉ lệ nhiều hơn. Các thành tố có thể đứng độc lập hoặc kết hợp với nhau để thực hiện hành động từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp (những tham thoại có sự tham gia của từ, cụm từ phủ định hoặc kết cấu C - V chứa nòng cốt phủ định sẽ là tham thoại từ chối trực tiếp). Chương 3 NGỮ NGHĨA CỦA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ 3.1. Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ 3.1.1. Ý kiến của các tác giả đi trước Nghiên cứu về nghĩa trong ngôn ngữ, đến nay đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến, như: John Lyons (2006), Dik Geeraerts (2010), H. Paul, Nguyễn Như Ý, Lê Quang Thiêm, 3.1.2. Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa Nghĩa là cái trừu tượng tồn tại trong mọi cấp độ của ngôn ngữ. Ý nghĩa là mặt nội dung của từ được biểu thị qua vỏ vật chất của từ. Còn ngữ nghĩa là toàn bộ nội dung của ngôn ngữ mà người nói hướng tới người nghe, gắn với các tầng chức năng. 3.2. Thống kê miêu tả ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 3.2.1. Thống kê định lượng ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối Dựa vào nghĩa xuất hiện thành trường (miền) và đích tác động đến người thực hiện (Sp2), chúng tôi chia ra 9 nhóm: khiến, cầu, rủ, vay mượn, xin, mệnh lệnh, nhắc nhở, mời, khuyên. Cùng với 9 nhóm thuộc hành động cầu khiến là các nhóm từ chối tương ứng. 3.2.2. Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại cầu khiến - từ chối 3.2.2.1. Hành động khiến và từ chối đặt trong sự tương tác Điều kiện để xếp vào hành động khiến là: Vào thời điểm nói, Sp1 sai khiến Sp2 phải thực hiện hành động nào đó ngay. Nếu không thực hiện thì Sp2 sẽ nhận tổn thất về phía mình (bị trách móc, bị chê, bị phê bình, ). Vị thế xã hội, gia tộc, tuổi tác của Sp1 cao hơn Sp2. Biểu hiện ngữ nghĩa cùa hành động khiến - Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 phải dừng một hoạt động cụ thể nào đó nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến người khác. - Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 thực hiện một hành động theo chỉ dẫn của Sp1. - Hành động khiến với nội dung buộc Sp2 trả lại cho Sp1 môt đồ vật nào đó thuộc quyền sở hữu của Sp1. - Hành động khiến có nội dung buộc Sp2 phải rời khỏi địa điểm hiện tại khi Sp1 cảm thấy mình bị làm phiền. - Hành động khiến sai khiến Sp2 thực hiện một hành động nào đó có lợi cho Sp1. Ngữ nghĩa từ chối của nhóm hành động khiến đặt trong sự tương tác - Ngữ nghĩa của nhóm từ chối trực tiếp bao gồm năm tiểu nhóm: 1) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập; 2) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + nêu lí do; 3) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Trì hoãn; 4) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu khiến ngược lại; 5) Từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định + Cầu khiến ngược lại + Nêu lí do. - Ngữ nghĩa của nhóm từ chối gián tiếp gồm tám tiểu nhóm: 1) Nêu lí do; 2) Trì hoãn; 3) Cầu khiến ngược lại; 4) Cầu khiến ngược lại + Nêu lí do; 5) Nêu lí do + Cầu khiến ngược lại; 6) Nêu lí do + Trì hoãn; 7) Trì hoãn + nêu lí do; 8)Nêu lí do + đẩy trách nhiệm sáng Sp3. 3.2.2.2. Hành động cầu và từ chối đặt trong sự tương tác a. Điều kiện để xếp một cặp thoại vào nhóm có ngữ nghĩa cầu là: Vào thời điểm nói, Sp1 mong muốn Sp2 thực hiện một hành động nào đó ngay mang lại lợi ích cho Sp1. Sp1 tin rằng Sp2 có khản năng thực hiện hành động đó. Vị thế phát ngôn của Sp1 thường thấp hơn Sp2 hoặc yếu thế hơn ở một phương diện nào đó. b. Biểu hiện ngữ nghĩa của nhóm hành động cầu + Hành động cầu nhờ vả Sp2 làm một việc gì đó mà Sp1 không có khản năng thực hiện. + Hành động cầu nhờ vả Sp2 thực hiện một hành động nào đó có lợi cho Sp1. Chẳng hạn: c. Ngữ nghĩa từ chối của hành động cầu đặt trong sự tương tác. - Nhóm ngữ nghĩa từ chối trực tiếp có hai tiểu nhóm: 1) Từ chối trực tiếp kết hợp nêu lí do; 2) Từ chối trực tiếp kèm theo hành động cầu khiến ngược và nêu lí do. - Nhóm ngữ nghĩa từ chối gián tiếp có bốn tiểu nhóm: 1) Từ chối gián tiếp bằng cách nêu lí do; 2) Từ chối gián tiếp bằng cách nêu lí do kết hợp với hành động hứa hẹn; 3) Từ chối gián tiếp bằng cách nêu lí do kết hợp hành động cầu khiến ngược lại; 4) Từ chối bằng hành động trì hoàn kết hợp nêu lí do. 3.2.2.3. Hành động rủ và từ chối đặt trong sự tương tác Điều kiện để xếp một hành động vào nhóm hành động rủ là: Vào thời điểm nói, Sp1 chân thành nghĩ rằng Sp2 mong muốn cùng Sp1 thực hiện hành động Sp1 đưa ra. Sp1 nhận thấy Sp2 có khản năng thực hiện hành động Sp1 đưa ra. Tuy nhiên, Sp2 có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Vị thế giữa Sp1 và Sp2 là không có sự phân biệt. c. Ngữ nghĩa hành động từ chối của nhóm hành động rủ đặt trong sự tương Nhóm từ chối trực tiếp có hai tiểm nhóm: 1) Từ chối trực tiếp bằng các từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định kết hợp với nêu lí do; 2) Từ chối trực tiếp bằng các từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập. 3.2.2.4. Hành động vay mượn và từ chối đặt trong sự tương tác Điều kiện để xếp vào hành động vay mượn là: Vào thời điểm nói, Sp1 nghĩ rằng Sp2 đang sử dụng những vật chất mà Sp1 cần. Sp1 nhận thấy Sp2 có khả năng đáp ứng yêu cầu của Sp1 đưa ra. Tuy nhiên, Sp2 có thể đáp ứng hoặc không đáp ứng. Vị thế của Sp2 thường cao hơn Sp1 về một phương diện nào đó. Biểu hiện ngữ nghĩa của nhóm hành động vay mượn Vay mượn tiền bạc Mượn các đồ vật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Ngữ nghĩa hành động từ chối của hành động vay mượn trong sự tương tác với hành động cầu khiến vay mượn. - Nhóm từ chối trực tiếp chỉ có một tiểu nhóm là: Từ chối trực tiếp bằng từ, cụm từ phủ định kết hợp nêu lí do hoặc ngược lại. - Nhóm từ chối gián tiếp có hai tiểu nhóm là: 1) Từ chối bằng cách nêu lí do đứng độc lập; 2) Từ chối bằng cách nêu lí do kết hợp cầu khiến ngược lại. 3.2.2.5. Hành động xin và từ chối đặt trong sự tương tác Điều kiện để xếp vào hành động xin là: Vào thời điểm nói, Sp1 nghĩ rằng Sp2 đang sở hữu những vật chất hoặc có khả năng quyết định một hành động nào đó mà Sp1 cần. Sp2 có vị thế cao hơn Sp1 ở một phương diện nào đó. Biểu hiện ngữ nghĩa của nhóm hành động xin Xin quá giang (đi nhờ xe). Xin được làm hoặc cùng làm việc gì đó. - Xin tiền bạc hoặc xin một vật gì đó. c. Ngữ nghĩa hành động từ chối của nhóm hành động xin, đặt trong sự tương tác - Nhóm từ chối trực tiếp có hai tiểu nhóm, gồm: 1) Từ chối trực tiếp kết hợp nêu lí do; 2 Từ chối trực tiếp bằng các từ, cụm từ phủ định đứng độc lập. - Nhóm từ chối gián tiếp chỉ có tiểu nhóm: Từ chối bằng cách nêu lí do. 3.2.2.6. Hành động mệnh lệnh và từ chối đặt trong sự tương tác Điều kiện để xếp vào hành động mệnh lệnh là: Ngay khi đưa ra hành động mệnh lệnh, Sp1 hướng đến Sp2 buộc Sp2 phải thực hiện một hành động nào đó nhanh mà trước khi tiếp nhận mệnh lệnh của Sp1 thì Sp2 ở một trạng thái khác. Vị thế xã hội, quyền uy của Sp1 (vào thời điểm nói) cao hơn Sp2. Biểu hiện ngữ nghĩa của nhóm hành động mệnh lệnh - Hành động mệnh lệnh thể hiện nội dung ra lệnh, sai khiến. - Hành động mệnh lệnh thể hiện nội dung cấm đoán, ngăn cản không cho Sp2 thực hiện một hành động cụ thể nào đó. - Hành động mệnh lệnh bắt buộc người nghe thực hiện một hành động cụ thể nào đó. - Hành động mệnh lệnh thể hiện thái độ tức giận của Sp1 đối với Sp2. - Hành động mệnh lệnh Sp2 rời khỏi một vị trí cụ thể nào đó tại thời điểm nói. Ngữ nghĩa các tiểu nhóm từ chối của nhóm mệnh lệnh đặt trong sự tương tác - Nhóm ngữ nghĩa hành động từ chối trực tiếp có hai tiểu nhóm: 1) Từ chối trực tiếp kèm theo lời biện minh làm giảm mức độ căng thẳng; 2) Từ chối trực tiếp kết hợp chất vấn với nội dung thách thức tác động mạnh tới thể diện của nhân vật giao tiếp. - Nhóm ngữ nghĩa hành động từ chối gián tiếp có bảy tiểu nhóm: 1) Nêu một lí do bất kì không liên quan nội dung lời trao để gián tiếp không thực hiện mệnh lệnh; 2) Đưa ra một hành động xin để gián tiếp từ chối thực hiện mệnh lệnh; 3) Đưa ra một lời biện minh để gián tiếp từ chối hành động mệnh lệnh; 4) Đưa ra một lí do kèm theo lời hứa để gián tiếp từ chối hành động mệnh lệnh; 5) Hành động từ chối là một hành động trì hoãn; 6) Hành động từ chối là một mệnh lệnh ngược lại để tước bỏ mệnh lệnh của Sp1; 7) Hành động từ chối là một hành động thách thức. 3.2.2.7. Hành động nhắc nhở và từ chối đặt trong sự tương tác Điều kiện để xếp vào hành động nhắc nhở là: Sp1 cho rằng Sp2 có thể thực hiện một hành động nào đó do Sp1 nói ra, nếu Sp1 không nói thì Sp2 sẽ không thực hiện hoặc quên. Việc Sp2 thực hiện hành động cụ thể đó sẽ có lợi cho Sp1 hoặc để xác lập mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2. Vị thế của Sp1 có thể cao hơn, thấp hơn hoặc ngang bằng. Biểu hiện ngữ nghĩa của nhóm hành động nhắc nhở Từ các cặp thoại có nội dung nhắc nhở mà chúng tôi bắt gặp trong quá trình điều tra điền dã, ngữ nghĩa thuộc nhóm hành động nhắc nhở có bốn tiểu nhóm: nhắc nhở Sp2 khắc sâu tình cảm với bạn bè, người thân trong tương lai; nhắc nhở Sp2 phải xem trọng nguyên tắc nói năng; nhắc nhở Sp2 thực hiện một sự việc nào đó trong tương lai; nhắc nhở thể hiện sự quan tâm của Sp1 dành cho Sp2. Ngữ nghĩa nhóm hành động từ chối của hành động nhắc nhở đặt trong sự tương tác. - Nhóm từ chối trực tiếp có hai tiểu nhóm: 1) Từ chối bằng cách sử dụng từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định kết hợp nêu lí do; 2) Từ chối bằng cách sử dụng từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định kêt hợp với trì hoãn. - Nhóm từ chối gián tiếp có bốn tiểu nhóm: 1) Từ chối bằng cách nêu lí do; 2) Từ chối bằng cách đưa ra nhận định chưa chắc chắn về điều mình sẽ làm kết hợp nêu lí do; 3) Từ chối bằng một hành động hứa; 4) Từ chối bằng cách nếu lí do kết hợp với hành động hứa. 3.2.2.8. Hành động mời và từ chối đặt trong sự tương tác. Điều kiện để xếp một cặp thoại vào nhóm hành động mời Người nói (Sp1) ở vào thế chủ động, có khả năng quyết định về một sự việc gì đó. Người nói (Sp1) đưa ra nội dung của lời là mời mọc, đưa người nghe (Sp2) vào tình huống thực hiện hành động yêu cầu đó. Tuy nhiên, người nghe (Sp2) có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Thái độ và sự phản ứng của người nghe: Người nghe cảm thấy vui lòng. Biểu hiện ngữ nghĩa của hành động mời Khảo sát hành động mời trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi chỉ bắt gặp 93 cặp thoại chứa hành động mời, chiếm 3,88%, gồm: mời trong hoạt động mua bán giữa chợ diễn ra giữa người mua và người bán; mời đến nhà chơi để tạo mối quan hệ gắn kết; mời sử dụng đồ ắn thức uống. Hành động từ chối của hành động mời đặt trong sự tương tác - Ngữ nghĩa của nhóm từ chối trực tiếp bao gồm hai tiểu nhóm: 1) Từ chối bằng từ, cụm từ mang ý nghĩa phủ định đứng độc lập; 2) Từ chối bằng từ, cụm từ phủ định kết hợp thành phần nghĩa nêu lí do. - Ngữ nghĩa của nhóm từ chối gián tiếp gồm hai tiểu nhóm: 1) Từ chối bằng cách nêu lí do; 2) Từ chối bằng cách trì hoãn kết hợp với nêu lí do. 3.2.2.9. Hành động khuyên và từ chối đặt trong sự tương tác Điều kiện để xếp vào hành động khuyên là: Vào thời điểm nói, Sp1 chân thành nghĩ rằng nếu Sp2 thực hiện một hành động nào đó (được Sp1 nói ra) thì có lợi (tốt) cho Sp2. Tuy nhiên, Sp2 có thể thực hiện hoặc không thể thực hiện. Vị thế Sp1 thường cao hơn Sp2 nhưng cũng có thể ngang bằng hoặc thấp hơn. Biểu hiện ngữ nghĩa của nhóm hành động khuyên Qua khảo sát, chúng tôi thấy ngữ nghĩa thuộc nhóm hành động khuyên có năm tiểu nhóm, gồm: 1) Thể hiện sự trấn an của người nói đối với người nghe; 2) Thể hiện sự động viên an ủi; 3) Mong muốn Sp2 ngừng thực hiện một hành động nào đó mà Sp1 cho là không cần thiết; 4) Hướng đến ngăn cản Sp2 thực hiện một hành động nào đó không có lợi cho Sp2; 5) Thể hiện sự quan tâm, ân cần của người nói đối với người nghe. Biểu hiện ngữ nghĩa hành động từ chối của hành động khuyên đặt trong sự tương tác. Đặt trong mối quan hệ tương tác với hành động khuyên, chúng tôi thấy ngữ nghĩa từ chối của hành động khuyên trong giao tiếp của người Nam Bộ có ba tiểu nhóm: 1) Đưa ra lí do để giải thích cho việc không thực hiện hành động khuyên; 2) Đưa ra lời biện minh để bác bỏ nội dung của hành động khuyên; 3) Lặp lại một phần nội dung của lời khuyên để trực tiếp phủ nhận việc thực hiện hành động khuyên. 3.2.3. Đặc thù ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến của người Nam Bộ Qua 9 nhóm hành động nêu trên, chúng tôi thấy ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ có những nét riêng so với cầu khiến - từ chối trong tiếng Việt toàn dân và các vùng miền khác. 3.3. Sự tương tác ngữ nghĩa vai giao tiếp thể hiện quan hệ liên nhân giữa người cầu khiến và người từ chối 3.3.1. Quan hệ liên nhân theo vị thế giữa người cầu khiến và người từ chối Chúng tôi đã tìm hiểu 2400 cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ trên hai trục quan hệ này. Trục ngang, chúng tôi xem xét trong mối quan hệ thân - sơ. Còn trục dọc, chúng tôi tìm hiểu ở những người có vị thế khác nhau về tuổi tác, vị thế xã hội, vị thế gia tộc. 3.3.2. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cặp từ xưng hô Căn cứ vào sự xuất hiện của các ngôi giao tiếp trong mối quan hệ liên cá nhân này, chúng tôi thấy cặp thoại cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ có bốn kiểu: Kiểu 1, có sự xuất hiện cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2; Kiểu 2, khuyết ngôi thứ nhất; Kiểu 3, khuyết ngôi thứ 2; Kiểu 4, khuyết cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2. 3.3.3. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cách sử dụng hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp Xem xét trên vị thế của vai giao tiếp, chúng tôi thu được kết quả như sau: Nhóm trên - dưới (Sp1 > Sp2) có tỷ lệ sử dụng hành động từ chối trực tiếp là 15.65%, từ chối gián tiếp là 84.35%; nhóm dưới - trên (Sp1 < Sp2) có tỷ lệ sử dụng hành động từ chối trực tiếp là 34.78%, từ chối gián tiêp là 65.22%; nhóm ngang hàng (Sp1 = Sp2) tỷ lệ sự dụng hành động từ chối trực tiếp 33.93%, từ chối gián tiếp 66.07%. 3.4. Tiểu kết chương 3 Từ những vấn đề đã trình bày, chúng tôi rút ra một số tiểu kết như sau: a. Ngữ nghĩa cặp thoại trao chứa hành động cầu khiến rất đa dạng, bao gồm những nội dung trong sinh hoạt gia đình, mua bán ngoài chợ, các hoạt động trong giáo dục nhà trường và đặc biệt là các hoạt động trên sông nước. Những nội dung này được thể hiện qua chín nhóm ngữ nghĩa cầu khiến, chúng tôi sắp xếp theo tỉ lệ từ cao xuống thấp bao gồm: khiến, cầu, rủ rê, vay mượn, xin, mệnh lệnh, nhắc nhở, mời, khuyên. Trong chín nhóm ngữ nghĩa nêu trên, nhóm ngữ nghĩa khiến chiếm tỉ lệ cao nhất. b. Về ngữ nghĩa của hành động từ chối đặt trong sự tương tác với hành động cầu khiến (tham thoại trao), và dựa vào cách thức từ chối, chúng tôi thấy hành động từ chối của người Nam Bộ gồm hai tiểu nhóm: từ chối trực tiếp và từ chối gián tiếp. Trong đó người Nam Bộ chủ yếu sử dụng cách thức từ chối gián tiếp. Ở nhóm từ chối gián tiếp, tiểu nhóm từ chối bằng cách nêu lí do hoặc nêu lí do kết hợp trì hoãn, hứa,... được người Nam Bộ sử dụng nhiều hơn cả. Điều này có lí do để giảm sự đe dọa thể diện. c. Điểm khác biệt về mặt ngữ nghĩa trong hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ là không có sự xuất hiện các động từ ngữ vi khi thực hiện hành động này. Mặt khác, trong hành động cầu khiến, người Nam Bộ có thói quen sử dụng trợ động từ giùm, giúp đứng sau một động từ khác làm cho tính áp đặt trong hành động cầu khiến của người Nam Bộ được giảm nhẹ, làm giảm sự đe dọa thể diện của vai giao tiếp. d. Sự tương tác cặp thoại hành động cầu khiến - từ chối được xem xét dựa trên sự tương tác liên nhân thể hiện qua cặp từ xưng hô. Lấy vị thế và tuổi tác làm tiêu chí, chúng tôi xác lập thành ba nhóm: nhóm trên - dưới (người cầu khiến có vị thế cao hơn người từ chối), nhóm dưới - trên (người cầu khiến có vị thế thấp hơn người từ chối) và nhóm ngang hàng (người cầu khiến và người từ chối có vị thế ngang bằng nhau). Qua kết quả thống kê, chúng tôi thấy việc sử dụng từ xưng hô của các nhóm khác nhau, ở nhóm vai trao có vị thế cao hơn. Cũng dựa vào mối quan hệ liên nhân này, chúng tôi thấy, ở người Nam Bộ, điều khác biệt so với cầu khiến - từ chối trong tiếng Việt toàn dân là vai nhận có vị thế thấp hơn lại sử dụng hành động từ chối trực tiếp cao hơn nhóm ngược lại. Chương 4 CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI 4.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự Cho đến nay, nghiên cứu lịch sự trong trong ngôn ngữ nói chung và lịch sự trong hành động cầu khiến - từ chối nói riêng đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. 4.1.1. Ở nước ngoài Nghiên cứu về lịch sự ở nước ngoài phải kể đến các tác giả như: R. Lakoff (1973), G. Leech (1983) P. Brown (1978) & Levinson (1987), 4.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về lịch sự trong ngôn ngữ nói chung, lịch sự trong hành động cầu khiến - từ chối nói riêng mới được bắt đầu nghiên cứu vào những năm 90, gồm: Đức Dân (1998) Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Văn Độ,Vũ Thị Thanh Hương, 4.2. Lịch sự trong hội thoại Trong hội thoại, cầu khiến và từ chối luôn gắn bó chặt chẽ với yếu tố lịch sự. Khi chúng ta mong muốn ai đó làm một việc gì và ngược lại, khi ta từ chối một đề nghị hay lời mời, lời khuyên của ai đó, chúng ta đang vi phạm đến thể diện của họ, lúc đó yếu tố lịch sự sẽ đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì cuộc thoại. 4.3. Vấn đề chiến lược lịch sự trong giao tiếp 4.3.1. Khái niệm chiến lược Có thể hiểu chiến lược giao tiếp là cách thức, là phương châm sử dụng phương tiện ngôn ngữ để đạt hiệu quả giao tiếp nhất định. 4.3.2. Chiến lược lịch sự Chiến lược lịch sự dương tính Chiến lược lịch sự dương tính (positive politeness strategy) hướng vào thể diện dương tính của người nghe, là hành động làm tăng một trong hai thể diện của người nghe. Chiến lược lịch sự âm tính Chiến lược lịch sự âm tính (negative politeness strategy) hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của người tiếp nhận. 4.3.3. Chiến lược lịch sự trong quan hệ với giảm lịch sự Tuỳ vào tình huống và mục đích giao tiếp, các bên tham gia hội thoại sẽ sử dụng chiến lược lịch sự hay giảm lịch sự. Cũng như lịch sự, giảm lịch sự phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong và ngoài ngôn ngữ. 4.3.4. Những nhân tố chi phối chiến lược lịch sự 4.3.4.1. Văn hóa dân tộc Lịch sự là một khái niệm có liên quan mật thiết với yêu tố văn hóa. Một hành động, cử chỉ, lời nói được cho là hành động lịch sự ở nền văn hóa này lại có thể được coi là bất lịch sự, thậm chí là “phỉ báng” ở một nền văn hóa khác. 4.3.4.2. Vai giao tiếp Vai giao tiếp là thuật ngữ dùng để biểu hiện vị thế xã hội của những người tham gia hội thoại. Có thể nói rằng tính lịch sự phụ thuộc rất nhiều vào vị thế xã hội (tuổi, giới tính, cương vị xã hội) của người nói và người nghe. Tình huống giao tiếp Tình huống giao tiếp là một trong nhiều yếu tố chi phối đến tính lịch sự hoặc bất lịch sự của hành động cầu khiến và từ chối trong giáo tiếp. Là cơ sở để đánh giá tính lịch sự - bất lịch sự của một hành động ngôn ngữ, đặc biệt những hành động có tính áp đặt cao như hành động cầu khiến - từ chối. Nội dung của lời Nội dung giao tiếp đã chi phối mức độ lịch sự của một phát ngôn, đặc biệt là phát ngôn cầu khiến. Vì vậy, để hành động cầu khiến có tính lịch sự, không đe dọa đến thể diện của vai gia tiếp đòi hỏi phải có những chiến lược phù hợp với nội dung và đối tượng cầu khiến. 4.3.5. Vai giao tiếp và cách sử dụng phương tiện lịch sự Từ xưng hô trong tiếng Việt không đơn thuần là hệ thống từ vựng, nó còn là phương tiện thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp. Trong xưng hô, người Việt thường lựa chọn từ xưng hô theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. 4.4. Biểu hiện chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ qua cặp thoại cầu khiến - từ chối 4.4.1. Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động cầu khiến của người Nam Bộ Để giữ gìn tính chất hài hoà trong quan hệ liên cá nhân, tránh đe doạ tới thể diện cho đối tác khi thực hiện hành động có tính đe doạ cao tới thể diện như cầu k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_an_cap_thoai_chua_hanh_dong_cau_khien_tu_choi_t.doc
Tài liệu liên quan