Tóm tắt Luận án Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên

* Hạng và loại cảnh quan

Căn cứ đặc điểm địa mạo, xét chỉ tiêu cấp hạng, lãnh thổ Điện Biên bao gồm

15 hạng CQ, phân hóa thành 113 loại CQ khác nhau.

1. Hạng CQ dãy núi bóc mòn - kiến tạo dạng địa lũy trên núi trung bình cấu tạo

bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình sườn thống trị, trượt lở,di đẩy.

2. Hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn thạch học trên núi trung bình, cấu tạo

chủ yếu bởi đá macma axit, bị chia cắt mạnh, sườn dốc với quá trình sườn thống trị:

trượt lở, đổ vỡ.

3. Hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn - cấu trúc khối tảng trên núi trung bình,

cấu tạo chủ yếu bằng đá trầm tích lục nguyên, sườn dốc, có quá trình bóc mòn tổng

hợp và rửa trôi.

4. Hạng khối núi bóc mòn - rửa lũy trên núi trung bình, cấu trúc khối tảng, cấu

tạo bởi đá vôi, bị chia cắt mạnh, sườn dốc đứng với quá trình sườn thống trị: đổ lở,rửa lũy.

5. Hạng CQ dãy núi bóc mòn - kiến tạo dạng địa lũy trên núi trung bình thấp

cấu tạo bởi đá biến chất bị chia cắt mạnh, sườn dốc với quá trình sườn thống trị, trượtlở, di đẩy.

6. Khối núi bóc mòn thạch học trên núi thấp, cấu tạo chủ yếu bởi đá macma

xâm nhập, bị chia cắt trung bình, sườn dốc đến thoải, quá trình sườn thống trị: trượtlở, đổ lở.

7. Hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn - cấu trúc khối tảng trên núi thấp, cấu tạo

chủ yếu bằng đá trầm tích, sườn dốc thoải, có quá trình bóc mòn tổng hợp và rửa trôi.

8. Hạng khối núi bóc mòn - rửa lũy trên cấu trúc khối tảng, cấu tạo bởi đá vôi,

bị chia cắt mạnh, sườn dốc đứng với quá trình sườn thống trị: đổ lở, rửa lũy.

9. Hạng thung lũng xâm thực có bề mặt phân bậc, cấu tạo chủ yếu trên đá trầm

tích, quá trình ngoại sinh thống trị: xâm thực, xói lở, có 5 nhóm loại CQ, 10 loại CQ.

10. Hạng CQ trũng kiến tạo có quá trình tích tụ là chủ yếu với 3 nhóm CQ

cùng 6 loại CQ khác nhau.

pdf29 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển bền vững nông, lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chắc của địa hình. Những hoạt động này đóng vai trò chủ đạo trong những đơn vị địa hình lớn, những khối núi cao và đồ sộ thành tạo trên cấu trúc địa lũy khối tảng. Hoạt động địa chất quy định sự phân bố, thành phần cấu tạo và đặc điểm hình thái của lớp và phụ lớp CQ tỉnh Điện Biên. 2.1.2. Địa hình, địa mạo Địa hình Điện Biên chia cắt, các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam hoặc gần bắc - nam, xen kẽ giữa những dãy núi cao là các thung lũng hẹp. Đặc điểm địa hình dẫn đến sự phân bố năng lượng không đều trong CQ. Các dãy núi hướng á kinh tuyến tạo thành hướng chắn gió mùa đông bắc về mùa đông, đồng thời 9 chắn hướng gió mùa tây nam gây ra sự hoạt động của gió tây khô nóng ở những thung lũng phía dưới của các sườn ít mưa. Sự phân hóa địa hình là cơ sở phân chia các lớp, phụ lớp, các hạng trong hệ thống phân loại CQ tỉnh Điện Biên. Nhìn chung Điện Biên là tỉnh có địa hình phức tạp, đồi núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên. Đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác của tỉnh, thể hiện trước hết và rõ nét nhất là sự phân hoá cảnh quan theo quy luật phi địa đới. Địa hình góp phần phân hóa lại vật chất và năng lượng trong CQ. 2.1.3. Khí hậu, sinh khí hậu Đặc điểm phân hóa của khí hậu - sự phong phú về các loại SKH là tiền đề tạo nên tính đa dạng trong TTV (từ nhiệt đới điển hình ở vùng thấp đến á nhiệt đới khu vực núi trung bình, núi cao) cũng như tính đa dạng của CQ lãnh thổ nghiên cứu. Đây chính là những điều kiện để Điện Biên có thể phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính địa phương độc đáo. Chế độ khí hậu phân hóa theo mùa kéo theo sự phân hóa của dòng chảy trong các sông suối (mùa lũ và mùa kiệt), sự xuất hiện của những hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, gió lốc) đã tạo nên những biến cố trong chu trình vật chất của CQ. Khí hậu quyết định “màu sắc” bên ngoài và tạo nên cấu trúc động lực bên trong CQ. 2.1.4. Thủy văn Điện Biên Đặc điểm thủy văn Điện Biên có vai trò khá quan trọng trong thành tạo CQ, phân bố mạng lưới thủy văn có tác dụng điều hoà khí hậu địa phương, khi trắc diện của một dòng sông thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi diện mạo CQ của khu vực xung quanh đó. Các dòng sông đóng vai trò hàng đầu trong đời sống tự nhiên và con người nơi đây, chế độ thủy văn góp phần tạo nên tính nhịp điệu trong CQ Điện Biên. 2.1.5. Thổ nhưỡng Thổ nhưỡng Điện Biên là kết quả tác động tổng hợp của nhiều thành phần tự nhiên khác nhau, quá trình phát sinh, phát triển của một loại đất ở đây thể hiện diễn thế tự nhiên và sức sống nội tại của lãnh thổ nơi nó phân bố. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa, các tài liệu của địa phương cùng quá trình khảo sát thực địa cho thấy, Điện Biên có 12 loại đất, phân hóa theo đai cao, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng trên đá sét. Tính chất đa dạng, phong phú trong cấp loại CQ Điện Biên là do quá trình kết hợp của nhiều loại đất với lớp phủ thực vật. Các nhân tố hình thành đất bao gồm tổng hợp các thành phần tự nhiên như nền đá mẹ, địa hình, khí hậu và sinh vật. Tương tác giữa các thành phần ở mức độ khác nhau tạo nên sự đa dạng các loại đất, một số loại đất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoạt động nhân tác. Thổ nhưỡng khác với lớp vỏ phong hóa bởi độ phì, bởi khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho thực vật và tạo nên những kênh liên lạc trong CQ. 10 2.1.6. Thảm thực vật Thảm thực vật Điện Biên có vai trò giữ đất, giữ nước dưới nhiều hình thức khác nhau trong CQ. Lớp phủ thực vật tốt làm tăng lượng nước trong đất, tăng mực nước ngầm, hạn chế xói mòn và quá trình feralit hóa. Thảm thực vật ảnh hưởng rất lớn đến độ đục của dòng chảy, hạn chế dòng chảy cát bùn. Thành phần sinh vật của các thể tổng hợp địa lí tự nhiên có vai trò tiên phong trong quá trình hình thành đất. Với diện mạo CQ, cấu trúc hình thái của thực vật phản ánh sự “giàu có” hay “đơn điệu” của một số thành phần tự nhiên; sự phân hóa của thảm thực vật một lãnh thổ cũng chính là chỉ tiêu phân chia cấp kiểu và cấp loại CQ, quy định chức năng tự nhiên, chức năng kinh tế cũng như chức năng môi trường của CQ Điện Biên. 2.1.7. Nhân tố con người trong quá trình thành tạo CQ Điện Biên Con người đã xây dựng các công trình công cộng, trường học, nhà ở, các công trình thủy điện, thủy lợi, các tuyến đường giao thông, làm biến đổi mạnh mẽ số lượng và chất lượng nhiều thành phần trong CQ, hình thành nên những CQ nhân tạo. Bất kì hoạt động nào của con người cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực, hạn chế những tiêu cực để PTBV là mục tiêu chung, hướng tới lợi ích lâu dài không chỉ của Điện Biên mà của nhiều địa phương khác trong cả nước nói chung. 2.2. Hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp, du lịch và thực trạng môi trƣờng tỉnh Điện Biên Bước đầu nền kinh tế Điện Biên đã có những chuyển biển tích cực. Tuy nhiên, quy mô kinh tế còn nhỏ, chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm. Vì lẽ đó, nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, phát triển, mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp một cách có hiệu quả càng trở nên cần thiết đối với địa phương; xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế là những nội dung quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với tỉnh Điện Biên hiện nay. Các kết quả nghiên cứu về địa chất cho thấy Điện Biên là tỉnh có nguy cơ động đất thuộc loại cao nhất vùng Tây Bắc. Hiện tượng trượt lở đất ở Điện Biên tập trung chủ yếu theo các tuyến đường giao thông, các đứt gãy địa chất, đặc biệt vào thời kì mùa mưa. Ở Điện Biên hoạt động Tân kiến tạo đã làm phong phú các kiểu địa hình núi cao, vực sâu, đây là tiền đề cho phát sinh, phát triển lũ bùn đá. Hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên là cơ sở quan trọng cho việc định hướng sử dụng hợp lí tài nguyên ở tỉnh Điện Biên. 2.3. Phân loại cảnh quan tỉnh Điện Biên 2.3.1. Hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan * Hệ và phụ hệ cảnh quan: Điện Biên thuộc hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh khô. 11 * Lớp và phụ lớp cảnh quan: CQ tỉnh Điện Biên gồm 3 phụ lớp: Phụ lớp CQ núi trung bình ở độ cao trên 1200 m; phụ lớp núi thấp từ 700 - 1200 m; phụ lớp CQ đồi cao. * Kiểu cảnh quan: Kiểu CQ rừng kín thường xanh á nhiệt đới hơi lạnh thuộc phụ lớp núi trung bình; Kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới ấm ẩm thuộc phụ lớp núi thấp; Kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới nóng ẩm thuộc phụ lớp CQ đồi cao; Kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới nóng ẩm thuộc phụ lớp thung lũng. * Hạng và loại cảnh quan Căn cứ đặc điểm địa mạo, xét chỉ tiêu cấp hạng, lãnh thổ Điện Biên bao gồm 15 hạng CQ, phân hóa thành 113 loại CQ khác nhau. 1. Hạng CQ dãy núi bóc mòn - kiến tạo dạng địa lũy trên núi trung bình cấu tạo bởi đá biến chất bị chia cắt trung bình, sườn dốc với quá trình sườn thống trị, trượt lở, di đẩy. 2. Hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn thạch học trên núi trung bình, cấu tạo chủ yếu bởi đá macma axit, bị chia cắt mạnh, sườn dốc với quá trình sườn thống trị: trượt lở, đổ vỡ. 3. Hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn - cấu trúc khối tảng trên núi trung bình, cấu tạo chủ yếu bằng đá trầm tích lục nguyên, sườn dốc, có quá trình bóc mòn tổng hợp và rửa trôi. 4. Hạng khối núi bóc mòn - rửa lũy trên núi trung bình, cấu trúc khối tảng, cấu tạo bởi đá vôi, bị chia cắt mạnh, sườn dốc đứng với quá trình sườn thống trị: đổ lở, rửa lũy. 5. Hạng CQ dãy núi bóc mòn - kiến tạo dạng địa lũy trên núi trung bình thấp cấu tạo bởi đá biến chất bị chia cắt mạnh, sườn dốc với quá trình sườn thống trị, trượt lở, di đẩy. 6. Khối núi bóc mòn thạch học trên núi thấp, cấu tạo chủ yếu bởi đá macma xâm nhập, bị chia cắt trung bình, sườn dốc đến thoải, quá trình sườn thống trị: trượt lở, đổ lở. 7. Hạng CQ dãy và khối núi bóc mòn - cấu trúc khối tảng trên núi thấp, cấu tạo chủ yếu bằng đá trầm tích, sườn dốc thoải, có quá trình bóc mòn tổng hợp và rửa trôi. 8. Hạng khối núi bóc mòn - rửa lũy trên cấu trúc khối tảng, cấu tạo bởi đá vôi, bị chia cắt mạnh, sườn dốc đứng với quá trình sườn thống trị: đổ lở, rửa lũy. 9. Hạng thung lũng xâm thực có bề mặt phân bậc, cấu tạo chủ yếu trên đá trầm tích, quá trình ngoại sinh thống trị: xâm thực, xói lở, có 5 nhóm loại CQ, 10 loại CQ. 10. Hạng CQ trũng kiến tạo có quá trình tích tụ là chủ yếu với 3 nhóm CQ cùng 6 loại CQ khác nhau. 12 11. Hạng CQ đồi trên núi, xâm thực - bóc mòn, sườn thoải, cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi với 3 loại CQ. 12. Hạng CQ đồi bóc mòn dạng dãy với sườn thoải, cấu tạo bởi đá biến chất bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi, xói mòn, gồm một nhóm loại CQ và 5 loại CQ. 13. Hạng CQ đồi núi thấp, cấu tạo chủ yếu bởi đá phun trào axit: gồm 10 loại CQ khác nhau 14. Hạng CQ đồi xâm thực - bóc mòn dạng dãy với sườn thoải, cấu tạo bởi đá trầm tích, bị biến đổi mạnh bởi quá trình rửa trôi, có 4 nhóm loại CQ, 14 loại CQ. 15. Hạng CQ gò đồi thoải, phát triển trên đá trầm tích có 7 loại CQ Loại CQ là đơn vị phân loại thấp nhất trong hệ thống phân loại cho CQ lãnh thổ nghiên cứu trên bản đồ tỷ lệ 1: 100.000. Tỉnh Điện Biên có 113 loại CQ, trong đó có một số loại CQ tiêu biểu như: Loại CQ số 44 là CQ đơn vị có diện tích rộng nhất (64.153,95 ha), phân bố nhiều nơi trong tỉnh, song tập trung lớn nhất ở huyện Mường Nhé. Loại CQ số 83 chiếm diện tích nhỏ nhất 151 ha, nhiều loại CQ có 1 khoanh vi. CQ số 44 có nhiều khoanh vi nhất, gồm 21 khoanh vi. * Đặc điểm CQ thông qua các chỉ số cấu trúc Cấu trúc CQ Điện Biên không chỉ thể hiện thông qua hình thái mô tả mà bao gồm cả hình thái trắc lượng. Luận án phân tích chọn lọc một số chỉ số mang tính khái quát phản ánh diện tích, chu vi có ý nghĩa trong phân tích cấu trúc CQ. Thông thường các khoanh vi CQ thuộc phụ lớp núi có diện tích trung bình lớn hơn các CQ thuộc phụ lớp đồi và thung lũng, do lớp CQ núi chủ yếu đồng nhất về kiểu thảm thực vật, nền địa hình và thổ nhưỡng, lại ít chịu sự tác động của con người nên không bị chia cắt theo nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Tuy nhiên một số CQ thuộc thũng lũng Điện Biên cũng có diện tích trung bình lớn, vì thung lũng rộng, kéo dài, điều này ít gặp ở các địa phương khác trong vùng Tây Bắc. * Lát cắt cảnh quan tỉnh Điện Biên Theo chiều lát cắt, CQ Điện Biên phân hóa phức tạp và thể hiện rõ sự chia cắt, các thung lũng sâu phân chia lãnh thổ thành từng ô lưới mà ở đó các quá trình địa mạo ngược hướng với nhau (bóc mòn ở miền núi, bồi tụ ở thung lũng). Các thung lũng như những “túi” chứa không khí khác biệt so với các vùng xung quanh. Quá trình khai thác sử dụng CQ của con người cũng phân hóa theo địa hình, thung lũng là CQ nhân tạo, nhiều vùng núi thấp rộng lớn là trảng cỏ, cây bụi, còn miền núi trung bình là rừng thứ sinh. Điều này chứng minh sự phân hóa CQ Điện Biên không chỉ là tác động của các thành phần tự nhiên mà còn là tác động của con người 2.3.2. Động lực và chức năng cảnh quan tỉnh Điện Biên * Động lực mùa trong cấu trúc cảnh quan tỉnh Điện Biên 13 Ở Điện Biên, sự thay đổi của hai cơ chế gió mùa đã tạo nên sự phân hóa khá sâu sắc của lượng nhiệt và ẩm, mỗi thành phần của CQ đều thể hiện tính phân mùa rõ rệt. Cấu trúc động lực của CQ còn thể hiện trong mối quan hệ giữa các hoàn lưu địa phương, gió núi, gió thung lũng là những nét rất đặc trưng của địa tổng thể nơi đây. Nhịp điệu mùa chi phối tốc độ tăng trưởng, hình thái và năng suất sinh học của các loài thực vật trong năm ở Điện Biên. Người sản xuất nắm rõ quy luật nhịp điệu mùa trong CQ, có thể khắc phục những thuận lợi và khó khăn do mùa vụ đem lại và xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, bền vững. * Động lực CQ tỉnh Điện Biên thể hiện trong quá trình xói mòn đất Xói mòn đất là hiện tượng phá hủy lớp đất đá do tác động của các dòng chảy, nước lũ và của gió. Xói mòn thể hiện cấu trúc động lực trong CQ. Vai trò quan trọng của quá trình này là vận chuyển vật chất và năng lượng từ vùng núi xuống vùng đồi và tích tụ lại ở thung lũng. Chu trình vật chất và năng lượng trong xói mòn đất là một chu trình không khép kín. Các khoanh vi có năng lượng địa hình lớn với sự thuận lợi của các tác nhân như mưa, gió và lớp phủ thực vật mỏng sẽ dễ dàng xảy ra các tai biến làm biến đổi diện mạo CQ theo những chiều hướng tiêu cực. Quá trình xói mòn tạo nên những khe rãnh, mang đi các chất dinh dưỡng, làm đất bạc màu, từ đó giảm đi năng suất sinh học và độ che phủ rừng ở Điện Biên. Địa hình Điện Biên phần lớn là đồi núi dốc, lượng đất di chuyển trên mặt tỉ lệ thuận với độ dốc, độ dốc càng lớn lực giữ vật chất ổn định trên sườn càng giảm, tốc độ xói mòn càng cao. Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến khả năng trao đổi năng lượng trong CQ, thúc đẩy sự phát triển, tạo nên xu thế biến đổi trong CQ. * Chức năng cảnh quan Trên địa bàn tỉnh Điện Biên, những CQ có chức năng BVMT, phòng hộ đầu nguồn tập trung trên thượng nguồn lưu vực các sông lớn như sông Đà, sông Mê Kông, sông Mã và khu vực vùng núi biên giới. Những CQ có chức năng kinh tế - xã hội gồm: chức năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp, dịch vụ và chức năng cư trú - quần cư. Đối với một địa phương nông thôn, miền núi còn nghèo, nhiều khó khăn trong phát triển KT - XH như tỉnh Điện Biên, chức năng phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng, đặc biệt hơn nữa hoạt động sản xuất ở đây phải được gắn kết chặt chẽ, song hành với bảo vệ môi trường. 2.3.3. Sự phân hóa cảnh quan * Sự phân hóa theo đai cao Cũng như nhiều địa phương miền núi khác trong cả nước, CQ Điện Biên phân hóa theo đai cao, tạo nên sự phân hóa tự nhiên theo các vành đai “nhiệt đới gió mùa” và “á nhiệt đới gió mùa” trên núi. Vành đai nhiệt đới gió mùa có các CQ phân bố ở 14 vùng thấp có độ cao dưới 700m, thuộc các lớp CQ thung lũng/trũng giữa núi, CQ đồi; Vành đai á nhiệt đới có các loại CQ phân bố ở độ cao khoảng 700 - 1200 m trở lên thuộc lớp CQ núi thấp và núi trung bình. * Tính trội trong phân hóa cảnh quan tỉnh Điện Biên Điện Biên là nơi giao thoa của hai hướng cấu trúc địa chất, hướng tây bắc - đông nam và hướng á kinh tuyến. Dọc theo đường tiếp xúc là các đứt gãy, thường xảy ra các tai biến địa chất, từ đó ảnh hưởng đến các thành phần tự nhiên khác trong cấu trúc CQ lãnh thổ nghiên cứu. Mặt khác, ở Điện Biên, tác dụng của dãy Hoàng Liên Sơn khá rõ rệt, không khí cực đới di chuyển dọc theo thung lũng sông Đà bị biến tính, từ đó hình thành nên một chế độ khô hanh khắc nghiệt. Cấu trúc địa hình đã che khuất hai luồng gió mùa chính, luồng gió nào khi thổi đến Điện Biên cũng đều có hiệu ứng phơn, vì vậy duy trì độ ẩm thấp hơn so với các tỉnh cùng vĩ độ. Ý nghĩa thực tế: Việc nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng, quy luật phát sinh, phát triển của một lãnh thổ tự nhiên là nhiệm vụ quan trọng, nhằm xây dựng những giải pháp sử dụng lãnh thổ một cách hợp lí hơn, bảo vệ được nguồn TNTN và môi trường sống. Các đơn vị CQ đều có sự đồng nhất tương đối về nguồn gốc thành tạo, cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài của chúng. Tính “trội” trong phân hóa CQ không nằm ngoài các quy luật chung, nó quyết định đến khả năng sử dụng các dạng tài nguyên, mang tính chất địa phương, đó cũng là cơ sở để phân vùng CQ Điện Biên 2.3.4. Trạng thái biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên Phân loại mức độ biến đổi cảnh quan tỉnh Điện Biên thông qua tác động của con người là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng những định hướng sử dụng tài nguyên phù hợp đối với từng nhóm loại CQ. Sự biến đổi CQ diễn ra mạnh mẽ ở khu vực đồi và thung lũng. Trừ CQ trồng lúa, các CQ có lớp phủ cây trồng hàng năm, lâu năm, trảng cỏ và cậy bụi ở Điện Biên đều có sự chuyển đổi cơ cấu khác nhau theo từng giai đoạn, phụ thuộc vào các chính sách KT - XH của con người. 2.4. Phân vùng cảnh quan tỉnh Điện Biên 2.4.1. Nguyên tắc, tiêu chí phân vùng Vùng CQ là đơn vị mang tính toàn vẹn về mặt lãnh thổ, có sự thống nhất trong nội tại giữa các thành phần cấu tạo và có mối quan hệ tương tác với hệ thống bên ngoài hay những hệ thống lớn hơn. Nguyên tắc thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được coi là nguyên tắc quan trọng nhất trong phân vùng CQ. Nguyên tắc này thể hiện trong việc phân chia những địa tổng thể khác biệt có ranh giới khép kín và không lặp lại trong không gian. 2.4.2. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan Phân chia các TVCQ là cơ sở khoa học để đánh giá các ĐKTN và định hướng không gian sản xuất hợp lí. Đặc điểm các TVCQ ở Điện Biên như sau: 15 Nét đặc thù của các tiểu vùng CQ thể hiện qua mức độ phân bố các khoanh vi và độ đa dạng CQ trong các tiểu vùng. Để so sánh các chỉ tiêu này, chúng tôi sử dụng một số chỉ số như: Chỉ số Shannon - Claramunt (Hs), chỉ số đa dạng tối đa (Hmax), độ thuần nhất cảnh quan (D), độ phong phú cảnh quan (R). Chỉ số Shannon - Claramunt phản ánh rõ mức phân tán của các loại CQ trong lãnh thổ nghiên cứu. Kết quả tính toán cho thấy, tiểu vùng CQ Mường Nhé có chỉ số Hs cao nhất (chiếm tỉ lệ 62,89% so với độ đa dạng tối đa). Ở tiểu vùng này do số khoanh vi nhiều, khoảng cách giữa các khoanh vi cùng loại xa nhau nên mức đa dạng lớn. Đa dạng CQ theo Shannon - Claramun, ngoài tính đến số khoanh vi và diện tích còn tính đến khoảng cách giữa các khoanh vi trong tiểu vùng nên phản ánh chính xác hơn độ đa dạng của tiểu vùng. 2.5. Đặc điểm cảnh quan huyện Điện Biên Trên bản đồ CQ huyện Điện Biên (tỉ lệ 1: 50.000) có 46 loại CQ (phù hợp với các loại CQ trên bản đồ CQ tỉnh Điện Biên, tỉ lệ 1: 100.000) và được phân hóa thành 68 dạng CQ khác nhau. Ở huyện Điện Biên, lớp CQ núi có 2 phụ lớp: Phụ lớp CQ núi trung bình có 6 loại CQ, số 1, 2, 10, 14, 15, 16 và được phân hóa thành 11 dạng CQ. Phần lớn các dạng CQ thuộc phụ lớp này có nhiệt độ trung bình năm dưới 18oC, thảm thực vật là rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, những nơi khuất gió xuất hiện trảng cỏ, trảng cây bụi. Phụ lớp CQ núi thấp có 12 loại CQ, phân hóa thành 22 dạng CQ. Lớp cảnh quan đồi có một số dạng CQ tiêu biểu như: Các dạng CQ hình thành trên gò đồi thoải, đá trầm tích thuộc kiểu CQ rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa. Các dạng CQ số 61, 62, 63 có độ dốc nhỏ và tầng dày khá, hiện đang phát triển cây hàng năm, hoa màu. Gò đồi là nơi thuận lợi cho phát triển giống lúa cạn, đảm bảo an ninh lương thực, tuy nhiên khu vực này còn tiềm ẩn những tai biến thiên nhiên. Phụ lớp CQ thung lũng vùng đồi: có 4 dạng CQ, hình thành trên đất feralit đỏ vàng và đất phù sa, độ dốc nhỏ, tầng dày khá lớn. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 1. Lãnh thổ nghiên cứu phân hóa thành 18 kiểu địa hình (theo nguồn gốc hình thái), 11 loại SKH và 12 nhóm đất. Vị trí địa lí quyết định dấu ấn thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở Điện Biên. Do vậy, sự phân hóa không gian của các quá trình đều mang những đặc tính chung - nhiệt đới ẩm gió mùa. Các nhân tố thành tạo CQ thể hiện tính thống nhất hoàn chỉnh theo cấu trúc đứng và cấu trúc ngang. Sự phân hóa các thành phần tự nhiên theo đai cao, theo hướng sườn góp phần tạo nên tính đặc thù của CQ miền núi. Thiên nhiên nơi đây đã trải qua quá trình biến đổi lâu dài từ CQ rừng nguyên sinh đến nay chủ yếu là rừng thứ sinh, trảng cỏ cây bụi và các hệ sinh thái nhân tạo. Hoạt động nhân sinh làm phong phú thêm mức độ đa dạng trong hình thái CQ và gia tăng những tai biến thiên nhiên ở lãnh thổ nghiên cứu. 16 2. Để nghiên cứu quy luật phân hóa của ĐKTN tỉnh Điện Biên trên toàn tỉnh cũng như ở một khu vực cụ thể, luận án đã xây dựng bản đồ CQ tỉnh Điện Biên tỷ lệ 1: 100.000 và bản đồ CQ huyện Điện Biên tỷ lệ 1: 50.000. Kết quả đã xác định rõ: Lãnh thổ tỉnh Điện Biên thuộc phụ hệ thống CQ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hóa thành 2 lớp CQ, 4 phụ lớp, 4 kiểu CQ, 15 hạng CQ và 113 loại CQ; Lãnh thổ huyện Điện Biên cũng thuộc 2 phụ lớp CQ, gồm 46 loại CQ và phân hóa thành 68 dạng CQ. Qua phân tích đặc điểm CQ, các lát cắt cảnh quan, bức tranh phân hoá đa dạng và có quy luật của tự nhiên, các chức năng cơ bản của CQ tỉnh Điện Biên đã được làm sáng tỏ. 3. Cấu trúc CQ Điện Biên thể hiện rõ thông qua đặc điểm các cấp phân loại CQ khác nhau và các chỉ số định lượng hình thái. Quy luật nhịp điệu mùa CQ quyết định tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất, chi phối phương thức khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở bản đồ CQ đã xây dựng, áp dụng các nguyên tắc phân vùng, luận án đã tiến hành phân vùng CQ Điện Biên thành 3 vùng CQ và 6 tiểu vùng CQ với những đặc điểm tự nhiên nổi bật, tài nguyên thiên nhiên khác nhau. Hiện trạng sử dụng CQ ở các tiểu vùng mang màu sắc đặc trưng của một tỉnh miền núi với phát triển nông - lâm nghiệp là thế mạnh chính, công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Những phân tích đánh giá về nguồn gốc, quá trình phát sinh, phát triển của các đơn vị CQ cũng như kết quả phân vùng CQ lãnh thổ là cơ sở cho đánh giá CQ, xây dựng cơ sở khoa học cho các định hướng quy hoạch, SDHL tài nguyên tỉnh Điện Biên. Chƣơng 3 ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Lựa chọn đơn vị đánh giá, nguyên tắc và trọng số đánh giá Đối với đánh giá CQ cho phát triển cây hàng năm, cây lâu năm, phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng sản xuất kinh doanh, đơn vị cơ sở được lựa chọn cho đánh giá là cấp loại CQ. Loại CQ là một đại diện CQ thu nhỏ với các ĐKTN, TNTN và tổng hòa mối quan hệ hình thành nên CQ (ở đây là cấp loại) lãnh thổ nghiên cứu. Ở trường hợp đánh giá CQ cho cây lúa “Tám đặc sản Điện Biên” với tỉ lệ bản đồ đánh giá chi tiết hơn (1: 50.000), luận án lựa chọn dạng CQ làm đơn vị cơ sở kết hợp với bổ sung các chỉ tiêu về độ dốc địa hình, tầng dày thổ nhưỡng để kết quả đánh giá có ý nghĩa ứng dụng thiết thực hơn. Trọng số của các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá được xác định dựa trên trên mức độ ảnh hưởng của chúng đối với loại hình sản xuất theo phương pháp AHP, chạy trong môi trường phần mềm Expert Choice 11. Thang trọng số phụ thuộc rất lớn vào ý kiến chuyên gia, tổng trọng số cho một mục đích đánh giá bằng 1. 17 3.2. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển nông nghiệp 3.2.1. Phát triển cây hàng năm Thích hợp cao (S1) có 22 loại CQ (chiếm 11,94% DTTN) chủ yếu là các CQ phân bố ở vùng trũng giữa núi, đồi thấp dọc theo thung lũng sông Nậm Mức ở H. Tủa Chùa, trũng kiến tạo Mường Thanh và dọc các sông suối nhỏ các huyện Nậm Pồ, Mường Nhé. Thích hợp trung bình (S2) có 20 loại CQ (chiếm 28,40% DTTN). Các CQ này bị hạn chế chủ yếu bởi loại đất và khả năng tưới tiêu. Các CQ này chiếm phần lớn H. Mường Ẳng, thung lũng sông Mã, phía tây nam H. Nậm Pồ. Kém thích hợp (S3) với cây hàng năm có 11 loại CQ (chiếm 20,31% DTTN). Các CQ này chủ yếu bị hạn chế bởi địa hình ít thuận lợi, có độ dốc lớn, và một số khu vực đất xấu (bạc màu do bị xói mòn, tầng mỏng có lẫn nhiều sỏi đá, khô). 3.2.2. Phát triển cây lâu năm * Đánh giá cảnh quan cho phát triển cây chè - Thích hợp cao: Có 9 loại CQ với DT là 140800 ha (chiếm 14,72% DTTN), tập trung phần lớn ở H. Tủa Chùa, khu vực đồi núi thấp phía nam Nậm Pồ và Phình Giàng của Điện Biên Đông. - Thích hợp trung bình: Có 27 loại CQ (chiếm 22,2% DTTN của tỉnh). Các CQ này phân bố hầu khắp vùng gò, đồi núi thấp của Mường Ẳng, Tuần Giáo, Điện Biên. - Kém thích hợp: Ở mức này có 137648,6 ha của 11 loại CQ. Các vùng này có độ dốc lớn, tầng đất mỏng, phân bố ở vùng biên giới, vùng núi trung tâm tỉnh và một số xã phía bắc giáp với tỉnh Lai Châu. * Phát triển nhóm cây ăn quả nguồn gốc ôn đới - Thích hợp cao: Bao gồm 7 loại CQ có nền nhiệt mát, địa hình thoát nước tốt, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Diện tích CQ thích hợp cao chiếm 9,85% DTTN toàn tỉnh. - Thích hợp trung bình: Nhóm CQ thích hợp trung bình có 28 loại CQ với tổng diện tích là 299503 ha chiếm 31,31% DTTN toàn tỉnh. - Kém thích hợp: Có 13 loại CQ, chiếm 11,95% DTTN toàn tỉnh, chủ yếu là các loại CQ có địa hình núi cao hiểm trở. 3.2.3. Phát triển giống lúa “Tám đặc sản Điện Biên” ở huyện Điện Biên - Thích hợp cao: Có 8 dạng CQ với 22.430 ha (chiếm 13,68% DTTN của huyện) phân bố dọc hai bên bờ sông Nậm Lúa. Đây đều là những nơi có độ dốc dưới 15 o , đất phù sa, tương đối tốt. - Thích hợp trung bình: Có 14 dạng CQ với 33.690 ha (chiếm 20,55%). Đây là các dạng CQ phân bố hai bên bờ sông Mã, Nậm Khẩu Hú, Nậm Pồn. 18 - Kém thích hợp: Có khoảng 26.310,1 ha (chiếm 16,04%) phân bố rải rác ở khu vực đồi, núi thấp, độ dốc lớn, thiếu nước vào mùa khô. 3.3. Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp * Mục đích phòng hộ đầu nguồn Ưu tiên cao: Gồm 18 loại CQ với diện tích 349.184 ha, chiếm khoảng 36,5% tổng DTTN. Tập trung chủ yếu vùng biên giới Việt - Lào, phía đông nam H. Mường Chà, vùng núi cao Pu Huổi Long. Ưu tiên trung bình: Gồm 25 loại CQ, chiếm 25,5% DTTN tỉnh. Phân bố ở phụ lớp đồi núi thấp, tập trung chủ yếu ở các xã Tỏa Tình của Tuần Giáo, Phình Giàng (H. Điện Biên Đông) và Mư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_danh_gia_tong_hop_dieu_kien_tu_nhien_tai_nguyen_thien_nhien_phuc_vu_phat_trien_ben_vung_nong_lam.pdf
Tài liệu liên quan