Tóm tắt Luận án Giải pháp giảm nghèo bền vững ở Hà Nội

Về khía cạnh kinh tế: Giảm bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm và các khu

vực, tạo việc làm và thu nhập ổn định đối với người nghèo đô thị, đặc biệt nhóm

nghèo từ di cư. Hỗ trợ học nghề. Hỗ trợ vay vốn và giảm một số loại thuế suất;

Tiếp cận được nhà ở xã hội có chất lượng; Quy hoạch đô thị cần dựa trên quy mô

người bản xứ; Nắm bắt và tận dụng lợi thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0;

Tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, phát triển nông nghiệp

bền vững

*Về khía cạnh xã hội, văn hóa. Tăng cường các cuộc điều tra thực tế, mở rộng

nhận diện rõ về các nhóm nghèo, đối tượng nghèo; Thực hiện tối ưu và linh hoạt các

công cụ đo lường; Hệ thống theo dõi, đánh giá cần mang tính thường xuyên; Duy trì và

bổ sung toàn diện cho hệ thống chính sách ASXH; Các chương trình trợ cấp tiền mặt

cần xây dựng cơ chế tư vấn, giám sát và cơ chế chi trả; Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ

cấp thẻ BHYT; Đối với các nhóm nhập cư, đặc biệt nhóm nghèo, nhóm yếu thế, có gia

cảnh đặc biệt, các chính sách tiếp tục chú trọng tới các công trình phúc lợi, hệ thống giáo

dục, y tế, an sinh xã hội,.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp giảm nghèo bền vững ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ (y tế, giáo dục,...) ; (iv) Tiếp cận xã hội: khó tiếp cận với các khu vực trung tâm và đường xá; giao thông đi lại khó khăn; (v) Đất đai: không được đảm bảo an toàn về đất đai và tài sản trên đất (tái định cư, thủ tục, giấy tờ về đất đai, nhà ở thiếu ổn định); (vi) Môi trường: các nguy cơ tác động từ môi trường: ô nhiễm, tiếng ồn, ùn tắc giao thông; (vii) An ninh xã hội: tội phạm, bạo lực, ma túy,Ngoài ra, còn là các vấn đề như: khó tiếp cận với các tổ chức xã hội, với các hoạt động mang tính cộng đồng do sự tự ti về năng lực bản thân, do nhu cầu cấp thiết của họ là cần kiếm tiền nên họ bị phụ thuộc lớn vào thị trường tiền mặt và dễ dàng bỏ qua, hoặc không quan tâm tới nhiều nhu cầu về xã hội cần thiết khác, thường sống co cụm lại với nhau dẫn đến dễ cam chịu với hoàn cảnh, dễ ỷ lại vào các chương trình hỗ trợ, ý thức về trách nhiệm với xã hội thấp và thiếu khát vọng vươn lên *Khung các yếu tố tác động tới GNBV đô thị 2.4.2. Giải pháp GNBV đô thị * Khái niệm giải pháp giảm nghèo bền vững: là quá trình xây dựng và triển khai thực hiện nhiều hoạt động cụ thể được căn cứ trên các văn bản chính sách giảm nghèo, trên các chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến giảm nghèo, từ các tình trạng nghèo trong thực tiễn, nhằm từng bước giải quyết được các vấn đề của nghèo một cách hiệu quả, giúp cho các bộ phận dân cư nghèo thoát khỏi các tình trạng nghèo mà không bị tái nghèo trở lại. Kết quả phản ánh Các yếu tố bên ngoài -Bối cảnh hội nhập (cơ hội; thách thức... ) - Biến động kinh tế (lạm phát, giá cả, ) - Biến đổi khí hậu, - Phát triển KHCN, TT - Bối cảnh phát triển của HN... - Bối cảnh phát triển của địa phương... GNBV ở đô thị - giảm NĐC - Về kinh tế: Thu nhập, việc làm, nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh, tài sản, - Về xã hội: giáo dục, y tế, tiếp nhận thông tin, vốn xã hội, môi trường sống,... Các yếu tố bên trong -Năng lực của người nghèo (trình độ học vấn, kỹ năng, nghề nghiệp, vốn tài sản, vốn xã hội ) -Nhận thức của người nghèo (trách nhiệm, văn hóa, ý thức) - Phương thức thoát nghèo bền vững Chính sách Của nhà nước Chính sách Của nhà nước Chính sách Của địa phương Chính sách Của địa phương 10 của giải pháp GNBV được kiểm định thông qua tỷ lệ nghèo giảm và khả năng tiếp cận được đầy đủ các nguồn lực cơ bản về kinh tế - xã hội của người nghèo để ổn định sinh kế và thoát nghèo bền vững. * Các nhóm giải pháp GNBV: (1) Nhóm giải pháp về kinh tế; (2) Nhóm giải pháp về xã hội; (3) Nhóm giải pháp đặc thù: * Khung giải pháp GNBV đô thị 2.5. Những kinh nghiệm của nước ngoài và trong nước về GNBV ở đô thị và bài học rút ra *Những kinh nghiệm của nước ngoài: (i) Các bài học kinh nghiệm và các hành động để đáp ứng thách thức nghèo đói ở đô thị nhằm giảm nghèo hiệu quả (được chú ý đối với các nước đang phát triển), (DFID (2001)); (ii) Chiến lược thích ứng cho việc thực hiện chính sách GN đô thị: Bài học từ Bolivia “Chương Giải pháp chính sách - Nhà nước: các chính sách, chương trình, nguồn lực hỗ trợ GNBV. - Địa phương: triển khai chương trình GN, nguồn lực địa phương, nguồn lực XHH. Chính sách Của nhà nước Giải pháp GNBV đô thị Giải pháp kinh tế - Nâng cao thu nhập và an ninh việc làm, - Nhà ở và điều kiện sống - Hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng (đường, điện, nước sạch, xử lí rác thải,..); - Dịch vụ đô thị; - Hỗ trợ vốn, hiệu quả sử dụng vốn; - Hỗ trợ tín dụng; - Các mô hình phát triển kinh tế, phương thức SXKD hiệu quả; - Giảm thuế suất; - Hỗ trợ tiền mặt; - Hỗ trợ đặc thù, Giải pháp vốn con người - Hỗ trợ nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng, nghề nghiệp và vốn xã hội, - Hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp và kết nối việc làm ổn định; - Nhận thức của người nghèo về GNBV (trách nhiệm với xã hội và môi trường, văn hóa, ý thức) - Phương thức thoát nghèo bền vững - Hỗ trợ đặc thù Giải pháp xã hội - Hỗ trợ tiếp cận hệ thống giáo dục, y tế có chất lượng, chăm sóc sức khỏe; - Hỗ trợ hành lang hòa nhập hoạt động cộng đồng; tham gia đóng góp tiếng nói; - Truyền thông pháp luật và hỗ trợ pháp lý, an ninh con người và gia đình, tội phạm, bạo lực, - Hỗ trợ tiếp cận hệ thống dịch vụ viễn thông, CNTT, công nghệ mới,.. - Hỗ trợ đoàn hội, thúc đẩy nguồn lực hỗ trợ xã hội hóa (hội, đoàn, các tổ chức dân sự xã hội,), - Nâng cao năng lực cán bộ, - Hỗ trợ đặc thù 11 trình chống suy dinh dưỡng”, (Lesli Hoey, 2011); (iii) GNBV đô thị từ việc áp dụng khuôn khổ An ninh con người, cùng với hoạt động Tín dụng vi mô ở đô thị cho các nước đang phát triển, (Morris, 2011). *Những kinh nghiệm của một số thành phố trong nước: (i) Giải pháp GNBV của Thành Phố Hồ Chí Minh; (ii) Giải pháp GNBV của thành phố Đà Nẵng *Một số bài học rút ra: (i) Các vấn đề điển hình về nghèo ở đô thị như: thu nhập, việc làm, giáo dục, y tế, sức khỏe, môi trường, vốn con người và xã hội, quyền và tiếng nói trong cộng đồng, tính tổn thương và an ninh con người,(ii) Thiết kế chính sách nghèo cần bắt kịp với diễn biến nghèo. Trên cơ sở những chính sách chung đặt ra, thiết kế các chính sách riêng ở đô thị rất cần đảm bảo được tính đặc trưng và bao phủ rộng tới các tình trạng nghèo của các hộ nghèo và các nhóm nghèo đặc thù; (iii) Vận dụng các giải pháp GN đô thị của một số nước đối với Việt Nam trên các khía cạnh như: chống suy dinh dưỡng, lồng ghép khung khổ an ninh con người cùng với cho vay tín dụng vi mô cho người nghèo, hay quyền và tiếng nói được tham gia vào quyết định hưởng lợi từ quá trình phát triển của người nghèo, Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GNBV Ở ĐÔ THỊ HÀ NỘI (Nghiên cứu tập trung khu vực thành thị) 3.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội thời gian qua Hà Nội tiếp tục đạt tăng trưởng khá và đóng góp tích cực trong tăng trưởng của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP Hà Nội luôn tăng ở mức trung bình cao gấp 1 - 1,5 lần so với cả nước. Cụ thể, giai đoạn (2006 -2010) tăng 10,86%; giai đoạn (2011 - 2015) tăng 9,23%. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 3 năm (2016 – 2018) tăng 7,19%, cao hơn trung bình giai đoạn 2011 - 2015 (6,74%). GRDP năm 2018 (giá hiện hành) đạt 920.272 tỷ đồng; GRDP/người đạt 117,2 triệu đồng, tương đương 5.134 USD. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 7,39%, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (6,93%); GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD, tăng 1,5 lần so với năm 2015, gấp 1,8 lần bình quân cả nước.Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2018 đạt 927,88 nghìn tỷ đồng bằng khoảng 37% GRDP. Cùng với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, đời sống văn hóa của người dân Hà Nội cũng được nâng cao. Khoa học - công nghệ được xác định giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Giáo dục và đào tạo của Hà Nội có nhiều đổi mới và phát triển, đạt nhiều thành tích cao. Nhiều CSXH được thực hiện hiệu quả, đảm bảo an sinh xã hội. Các chính sách, giải pháp GN theo hướng tiếp cận đa chiều đang được triển khai đồng bộ theo Chương trình mục tiêu quốc gia về GNBV, chú trọng GN tại vùng đồng bào dân tộc và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo. Rà soát, cấp thẻ BHYT cho người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe người dân có nhiều chuyển biến tích cực... 12 3.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững ở đô thị Hà Nội thời gian qua 3.2.1. Diễn biến giảm tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập và nghèo đa chiều của đô thị Hà Nội giai đoạn (2006 – 2019) Kết quả GN của Hà Nội cho thấy đã đạt thành quả đáng ghi nhận trong quá trình thực hiện GN về thu nhập giai đoạn từ 2006 - 2015. Kết quả GN đa chiều của Hà Nội cũng cho thấy một tỷ lệ GN nhanh, rất đáng kể qua mỗi năm. Mặc dù xếp hạng về tỷ lệ GN đa chiều của Hà Nội đứng ở tốp cao trên cả nước, năm 2017 Hà Nội đứng xếp hạng thứ 42 về tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm nhanh và Hà Nội xếp hạng thứ 43 về tỷ lệ nghèo, tuy nhiên, Hà Nội vẫn đứng xếp hạng xa về giảm tỷ lệ hộ nghèo so với với một số tỉnh lớn như: Đà Nẵng (2017 xếp hạng thứ 58; 2018 xếp hạng thứ 60); Hồ Chí Minh (62; 62); Bình Dương (63; 63), Cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội chỉ còn 0.59%, có 10/12 quận có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% và Hà Nội không còn xã, thôn thuộc diện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mặc dù vậy so với Hồ Chí Minh và Bình Dương tỷ lệ hộ NĐC 2018 của hai địa phương hiện nay còn 0%. (Báo cáo bộ lao động thương binh & xã hội, 2019). Đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội tiếp tục giảm nhanh chỉ còn 0,42% và có thêm 4 quận không còn hộ nghèo gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm và Hà Đông, trong đó quận Hai Bà trưng không còn cả hộ cận nghèo. 3.2.2. Đánh giá chung về tình trạng thu nhập, chi tiêu, hoạt động tín dụng của nhóm dân cư nghèo khu vực thành thị và nông thôn Hà Nội chia theo Ngũ phân vị. Kết quả phân tích, đánh giá cho thấy người nghèo của Hà Nội cả 2 khu vực nông thôn và thành thị còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định, thiếu năng lực để thúc đẩy phát triển kinh tế, chất lượng sống còn thấp, sinh kế không ổn định. Bất bình đẳng về thu nhập giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm thu nhập cao và nhóm người nghèo không có lợi thế, thiếu cơ hội để vươn lên phát triển kinh tế. 3.2.3. Đánh giá về tình trạng tiếp cận các DVXHCB theo tiêu chuẩn đo lường NĐC của Hà Nội. Có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ nghèo, giữa các khu vực, về các tình trạng thiếu hụt giữa các hộ nghèo. Những thiếu hụt lớn nhất đối với các hộ nghèo ở nông thôn và thành thị chủ yếu là: BHYT (nông thôn 41.58%, thành thị 29.32%), tiếp đó là nhà ở có chất lượng (nông thôn 24.49%, thành thị 22.13%), có hố xí và nhà tiêu hợp vệ sinh (nông thôn 21.04%, thành thị 4.68%), sử dụng dịch vụ viễn thông (nông thôn 20.17%, thành thị 15.79%), diện tích nhà ở (nông thôn 16.30%, thành thị 24.58%), các tình trạng thiếu hụt còn lại thì ở mức thấp hơn. Xu hướng thiếu hụt của các hộ cận nghèo cũng khá giống với những thiếu hụt của các hộ nghèo. Số hộ còn bị thiếu hụt tiếp cận 10 chỉ báo DVXHCB của năm 2018, 2019 so với năm 2016 hầu hết đã giảm thấp nhất khoảng từ 50 % đến gần 60% số hộ. Mặc dù vậy, đánh giá mức độ thiếu hụt từ cao nhất cho đến thấp nhất của năm 2018, 2019 so với năm 2016 vẫn tương đồng nhau, chẳng hạn như thiếu hụt cao nhất vẫn là BHYT và thấp nhất là tình trạng đi học của trẻ em,... Với kết quả này của năm 2018 và 2019 cho thấy GNBV của đô thị hà Nội đã có nhiều thành quả tích cực, nhưng để giải quyết tốt độ sâu của nghèo và để GNBV hiệu quả Hà Nội cần tiếp tục tập trung các giải pháp hữu hiệu giảm sự thiếu hụt về 13 tỷ lệ thấp nhất có thể, chẳng hạn 100% các hộ nghèo, cận nghèo có BHYT, tiếp cận dich vụ y tế (tỷ lệ thiếu hụt bằng 0) và tiếp tục giảm nhanh những chỉ báo còn lại. 3.2.4. Phân tích tình trạng NĐC khu vực thành thị HN thông qua đánh giá thiếu hụt các nguồn lực theo tiếp cận khung sinh kế của DFID (thực hiện điều tra NĐC 4 phường: Đội Cấn, Văn Chương, Phương Canh, Đại Mỗ cuối năm 2018). Đánh giá lại tình trạng thiếu hụt các DVXHCB cho thấy cuộc sống của các hộ nghèo ở 4 phường thuộc thành thị Hà Nội còn đang gặp rất nhiều khó khăn, chất lượng sống của các hộ nghèo chưa được đảm bảo. Với các thiếu hụt chủ yếu về: thu nhập và việc làm, BHYT, diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh, tiếp cận thông tin. * Về chiều cạnh kinh tế: (1) Các chỉ báo về “vốn tài chính”. năng lực về vốn tài chính của người nghèo còn rất hạn hẹp và gặp nhiều khó khăn. Người nghèo khó tiếp cận được các nguồn vốn ổn định, có khả năng giúp người nghèo bứt phá được khỏi tình trạng túng thiếu, luẩn quẩn vì vừa không có việc làm ổn định, vừa không có khả năng về tài chính để phát triển các họat động kinh doanh buôn bán, dịch vụ giúp cải thiện nguồn thu nhập và chất lượng sống cho người nghèo; (2) Các chỉ báo về “vốn vật chất”. Chất lượng nhà phần lớn đảm bảo, tuy nhiên còn nhiều người nghèo có diện tích nhà ở chật chội không đảm bảo yêu cầu. Nguồn nước chưa hoàn toàn đảm bảo nước sạch do còn bị đục, mùi hóa chất. *Về chiều cạnh xã hội: (1) Các chỉ báo về “vốn con người“. Quy mô nhân khẩu đông khả năng thoát nghèo thấp, do số nhân khẩu không có thu nhập ăn theo đông. Tình trạng việc làm và thu nhập hầu hết đều khó khăn, không ổn định. Đào tạo nghề chưa hiệu quả để giúp người nghèo tìm kiếm được việc làm phù hợp, thu nhập ổn định. Nhiều người nghèo mắc bệnh nặng, nan y ảnh hưởng mạnh đến nguồn tài chính gia đình. (2) Các chỉ báo về “vốn xã hội”. Người nghèo được tiếp cận khá đầy đủ các thông tin về chăm sóc sức khỏe, về GN và phát triển kinh tế - xã hội dưới nhiều hình thức truyền thông, các tổ chức hội, đoàn thể cũng có vai trò tích cực hỗ trợ người nghèo trên nhiều phương thức, tuy nhiên, do phụ thuộc mạnh vào việc tìm kiếm thu nhập để lo cuộc sống hàng ngày nên những tác động của các nguồn thông tin đến người nghèo chưa hiệu quả đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Vai trò của các hội, tổ chức đoàn thể cũng còn bị hạn chế về nguồn lực, năng lực hỗ trợ GNBV. * Mô hình kinh tế lượng hồi quy Probit: đánh giá xác suất tác động của các yếu tố tới nghèo và thoát nghèo. Kết quả mô hình định lượng đã chỉ ra các yếu tố chủ yếu có xác suất cao tác động đến diện nghèo và thoát nghèo dựa trên kết quả mẫu điều tra của 4 phường bao gồm: (1) Tuổi chủ hộ/thành viên trụ cột của hộ, có ảnh hưởng mạnh đến việc tìm kiếm việc làm và thu nhập, phát triển kinh tế , (2) Quy mô hộ (số nhân khẩu), ảnh hưởng mạnh đến khả năng thoát nghèo, nếu hộ có số nhân khẩu ăn theo đông thì khả năng thoát nghèo rất thấp, (3) Tiếp cận vốn cho sản xuất/ kinh doanh buôn bán, giúp hộ nghèo có thêm cơ hội phát triển SXKD, buôn bán gia tăng thu nhập khả năng thoát nghèo cao (4) Hỗ trợ giảm một 14 số thuế suất, giúp người nghèo có hoạt động SXKD, buôn bán giảm bớt được chi phí, giảm bớt được khó khăn. 3.2.5. Đánh giá chung về thực trạng nghèo đô thị Hà Nội thời gian qua Đánh giá chung về tình trạng thu nhập, chi tiêu và hoạt động tín dụng theo ngũ phân vị có thể thấy rõ khoảng cách lớn về phân hóa giàu nghèo. Nhóm người nghèo có chất lượng sống thấp, cơ hội, khả năng phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, sinh kế không ổn định do các nguyên nhân: không có việc làm và không tạo được nguồn thu nhập khá giả bởi công việc không ổn định có mức tiền công, tiền lương thấp, thiếu các mô hình phát triển kinh tế phù hợp và hiệu quả; vốn tài chính thấp do đó không có khả năng đầu tư cho các hoạt động SXKD và dịch vụ để thúc đẩy phát sinh kế và vì vậy khả năng hoạt động tín dụng của nhóm nghèo cũng thể hiện rất hạn chế; GN về thu nhập của Hà Nội là một thành công lớn trong công tác GN của Hà Nộị. Đánh giá về NĐC đã chỉ ra những thiếu hụt, thậm chí là những thiếu hụt trầm trọng của các hộ nghèo về: việc làm, thu nhập và chi tiêu, nhà ở, điều kiện sống và sức khỏe, trình độ giáo dục và chuyên môn, tiếp cận giáo dục và y tế, tiếp cận an sinh xã hội, tham gia các hoạt động xã hội và an toàn xã hội...;Tình trạng NĐC cho thấy diễn biến nghèo ở đô thị Hà Nội khá phức tạp do có nhiều nhóm đối tượng nghèo liên quan đến quá trình đô thị hóa nhanh, di cư lớn, lao động trẻ em, nhiều người già đơn thân, phụ nữ dễ bị tổn thương, bấp bênh về việc làm, nhiều nhóm lao động nhập cư, bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư trong tiếp cận các nguồn lực đầu vào của xã hội, trong thu nhập và phân phối lợi ích xã hội, tiếp cận các dịch vụ công (y tế, giáo dục,...), an ninh con người, quyền và tiếng nói trong cộng đồng,...; Các vấn đề của nhóm người nghèo nhập cư với nhiều chiều thiếu hụt trầm trọng nhưng chưa được xem xét nhiều trong công tác rà soát nghèo; Các chiều thiếu hụt trầm trọng nhất đối với với các hộ thuộc khu vực thành thị và nông thôn bao gồm: tiếp cận BHYT, nhà ỏ có chất lượng và diện tích ở phù hợp, nhà vê sinh hợp vệ sinh, tiếp cận dịch vụ viễn thông; Nguyên nhân và bản chất của các tình trạng nghèo ở đô thị Hà Nội về căn bản đã được xác định khá rõ; Công tác thống kê rà soát, hỗ trợ GN cần thực hiện vẫn còn thiếu sự chặt chẽ, khách quan và khoa học; Người nghèo khu vực thành thị còn gặp rất nhiều khó khăn về việc làm, thu nhập, không chỉ thiếu vốn con người, nhóm nghèo cũng thiếu vốn tài chính nên không có mô hình SXKD và dịch vụ phù hợp để phát triển kinh tế và kéo theo những thiếu thốn về vốn tài sản (nhà ở chật chội, không có tài sản có giá trị...) và vốn xã hội (quan hệ cộng đồng yếu, thiếu an ninh),... Ngoài ra, là các vấn đề như: tuổi của thành viên trụ cột gia đình, đông nhân khẩu ăn theo, bệnh tật/tai nạn, người già neo đơn, vốn vay và hỗ trợ thuế suất,..... 3.3. Giải pháp thực hiện giảm nghèo của Hà Nội thời gian qua 3.3.1. Giải pháp thực hiện giảm nghèo về thu nhập giai đoạn 2010 - 2015 Luôn ưu tiên giải pháp về nguồn lực cho công tác đảm bảo an ninh xã hội và thực hiện các giải pháp GN; Các giải pháp về mặt kinh tế (hỗ trợ vốn, cây con giống, nguyên liệu, vật tư, trợ cấp hàng tháng, phổ biến một số kiến thức; Các gải pháp về mặt xã hội (miễn giảmvà hỗ trợ học phí, tuyên truyền chính sách, mô 15 hình GN, trợ giúp pháp lý GN, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác GN, theo dõi và giám sát các chương trình GN); Các giải pháp hỗ trợ đặc thù như: nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ BHYT, đường dây điện, tặng quà tết nguyên đán, trợ cấp cho người già yếu, bệnh hiểm nghèo, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo người dân tộc thiểu số thuộc mua nguyên vật liệu vật tư, phục vụ đời sống, sản xuất, hỗ trợ đất; Thúc đẩy thông tin, tuyên truyền và phổ biến chính sách, pháp luật; Trợ giúp pháp lý miễn phí; Ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình GN cấp quận huyện, xã, phường, 3.3.2. Các nhóm giải pháp thực hiện giảm NĐC giai đoạn từ 2016 đến nay (*) Giải pháp chính sách về nguồn lực hỗ trợ GN; (**) Giải pháp về kinh tế: Nhà ở, Nước sạch và vệ sinh, Tín dụng, Mô hình phát triển kinh tế, phương thức SXKD, Hỗ trợ tiền mặt, Đối với các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; (***) Giải pháp về vốn con người: Đào tạo nghề giải quyết việc làm; Hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng; (****) Giải pháp về xã hội: Y tế, chăm sóc sức khỏe; Thông tin, tuyên truyền; Phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động các nguồn lực tổng hợp; Đối với các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác GN các cấp; Giải pháp đặc thù. 3.3.3. Một số đánh giá về kết quả GN và các giải pháp thực hiện GNBV đã đạt được của Hà Nội thời gian qua. 3.3.3.1. Những ưu điểm của kết quả GN và các giải pháp thực hiện GNBV * Những ưu điểm về kết quả giảm nghèo: (1) Giai đoạn GN bằng tiêu chuẩn thu nhập (2011-2015) toàn Hà Nội giảm được 129.092/84.700 hộ nghèo, đạt 152, 4% vượt kế hoạch đặt ra. (2) Giai đoạn thực hiện giảm NĐC, Hà Nội đã nhanh chóng vận dụng chuẩn NĐC của Chính phủ ban hành và xây dựng bộ chuẩn NĐC riêng cho Hà Nội chính thức áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Số hộ nghèo rà soát đầu năm 2016 là 65.377 hộ (tỷ lệ hộ nghèo 3, 64%). Đến đầu năm 2018, thành phố Hà Nội còn 32.619 hộ nghèo với 95.570 nhân khẩu, chiếm 1, 69% tổng số hộ chung. Trong đó, khu vực nông thôn chiếm 2, 57% và thành thị chiếm 0, 42%; hộ nghèo dân tộc thiểu số là 1.096 hộ (chiếm 3, 36% so với số hộ dân ở 14 xã dân tộc miền núi) tập trung chủ yếu ở các huyện Ba Vì (644 hộ) và Mỹ Đức (254 hộ). Cuối năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo của Hà Nội chỉ còn 0.59%, có 10/12 quận có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%. Và đến nay, Hà Nội không còn xã, thôn thuộc diện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135. Đến đầu năm 2020, Hà Nội còn 8.692 hộ nghèo, chiếm 0,42% và có 41.937 hộ cận nghèo, chiếm 2,01% tổng số hộ dân cư. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn của Hà Nội giảm từ 3,64% xuống còn 0,42% (giảm 52.212 hộ) và có thêm 4 quận không còn hộ nghèo gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm và Hà Đông, trong đó quận Hai Bà trưng không còn cả hộ cận nghèo. Thực hiện chỉ tiêu phấn đấu xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà dột nát, năm 2018 tập trung trợ giúp 4.046 ngôi nhà dột nát. Đến cuối tháng 6/2018, số nhà đã khởi công và hoàn thành là hơn 3.300 hộ, đạt 76, 4%, trong đó có các 16 huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn cơ bản hoàn thành chỉ tiêu. Năm 2018, Hà Nội đã ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố trên 2000 tỷ đồng. * Những ưu điểm về thực hiện giải pháp GN Giai đoạn giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng chuẩn thu nhập (2011 – 2015), Hà Nội tập trung và thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp quan trọng: Thúc đẩy mạnh các chương trình tín dụng ưu đãi bằng việc cho vay vốn, vay xuất khẩu lao động; tăng cường các dự án khuyến công, khuyến nông; gia tăng việc làm cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng; Tập trung triển khai hiệu quả các CSXH (đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; tiếp tục cấp thẻ BHYT miễn phí nhằm đạt mục tiêu cho 100% hộ nghèo; hỗ trợ miễn, giảm học phí và cho vay vốn trang trải chi phí học tập, sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ hộ nghèo tìm kiếm việc làm); Tiếp tục ban hành và triển khai một số chính sách hỗ trợ đặc thù như: hỗ trợ hộ nghèo vay vốn với phí 0,3%/tháng; hỗ trợ kinh phí phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo bị tim bẩm sinh; miễn, giảm chi phí cai nghiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm cho 100% hộ nghèo,; Nâng cao nhận thức về pháp luật cho người nghèo; Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT tại các đơn vị y tế cơ sở; Mở thêm các đợt bình ổn giá, tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn;Tiếp tục phát huy các nguồn lực tổng hợp; Vận động người dân thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc); Vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” ở các cấp; Chú trọng việc hỗ trợ tới các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã miền núi, xã giữa sông, xã, thôn đặc biệt khó khăn 3.3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế * Những tồn tại, hạn chế chủ yếu. Kết quả GN tại một số địa bàn chưa thực sự bền vững, vẫn còn phát sinh hộ nghèo, chênh lệch giàu nghèo. Công tác phối hợp các chương trình, chính sách GN liên quan giữa các cơ quan, đơn vị chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả đạt chưa cao; Các vấn đề nghèo diễn ra cũng phức tạp hơn về quy mô và thể hiện trên nhiều chiều; Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm và chưa tương xứng với sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Người nghèo, hộ nghèo của Hà Nội tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn nhưng khả năng tạo việc làm mới, tạo động lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH nhanh ở khu vực này đang và sẽ còn gặp nhiều khó khăn; Việc kiểm tra, giám sát thực hiện công tác GN, rà soát hộ nghèo tại một số địa phương chưa thường xuyên, chưa bám sát và phản ánh hết tình trạng thực tế của nghèo; Công tác tuyên truyền thực hiện chế độ, chính sách đến các hộ nghèo tại một số đơn vị chưa thực sự sâu rộng; Người nghèo Hà nội còn gặp khó khăn về thu nhập và có việc làm ổn định, điều kiện sống còn thấp, thiếu tiếp cận được các nguồn lực sinh kế để thoát nghèo bền vững, còn thiếu các giải pháp về các phương thức làm kinh tế, các mô hình SXKD, dịch vụ có hiệu quả và khả năng nhân rộng; Còn tồn tại tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự trợ cấp; Thiếu an ninh cuộc sống, với các tình trạng như tệ nạn, tội phạm, dịch bệnh, môi trường sống không đảm bảo, 17 * Nguyên nhân của những hạn chế. Vẫn còn thiếu sự quan tâm sâu sắc từ một số Cấp ủy, chính quyền địa phương; Quá trình đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện chưa thực sự được bám sát thực tiễn và chưa thực hiện thường xuyên; Công tác tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng; Các địa phương chưa xây dựng và phát triển được các mô hình, các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làm nghề phù hợp với các nhóm đối tượng nghèo, khu vực nghèo có tính nhân rộng; Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp với năng lực của người nghèo chưa hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động; Cán bộ làm công tác chuyên trách về GN và hỗ trợ GN còn hạn chế về năng lực chuyên môn trong công tác GN và kinh nghiệm triển khai chính sách; Sự có hạn về nguồn lực hỗ trợ của Chính phủ và của địa phương; Các cán bộ thuộc các tổ chức, đoàn hội của địa phương làm công tác hỗ trợ GN còn hạn chế về năng lực và kinh nghiệm GN; Khó khăn trong việc tiếp cận, huy động các nguồn lực XHH; Các hộ nghèo trình độ giáo dục thấp, thiếu năng lực, kỹ năng, để tìm kiếm được việc làm và nguồn thu nhập ổn định, vốn xã hội thấp, thiểu hiểu biết pháp lý trên nhiều khía cạnh và tiếng nói trong cộng đồng của họ rất hạn chế. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu vẫn là giải pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_giai_phap_giam_ngheo_ben_vung_o_ha_noi.pdf
Tài liệu liên quan