Tóm tắt Luận án Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án nhân dân tối cao

Hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng bảo lãnh

tiền vay tại tổ chức tín dụng:

- Thứ nhất, về việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh: xuất phát từ

quan điểm nghĩa vụ trả nợ trước hết thuộc về bên có nghĩa vụ chính. Do

vậy, tác giả cho rằng các quy định về bảo lãnh cũng nên quy định theo

hướng nghĩa vụ trả nợ TCTD trước tiên thuộc về bên vay, chỉ khi nào bên

vay không còn khả năng trả nợ thì bên bảo lãnh mới phải thực hiện nghĩa

vụ trả nợ thay trong phạm vi cam kết.

- Thứ hai, cần quy định về người nhận bảo đảm ngay tình: Đối với

Hội đồng Thẩm phán TANDTC, trước mắt cần có quan điểm chính thức về

việc bảo vệ TCTD nhận bảo đảm ngay tình (có thể ban hành dưới dạng Án

lệ). Về lâu dài phải nghiên cứu, sửa đổi khoản 2 Điều 133 BLDS.

- Thứ ba, cần quy định rõ thêm về trường hợp bảo đảm nghĩa vụ

bảo lãnh:

Tác giả kiến nghị, lần sửa đổi BLDS tiếp theo cần bổ sung thêm

quy định về hậu quả của việc cầm cố, thế chấp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh,

theo hướng, người bảo lãnh dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp cho

người nhận bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tức là tài sản

cầm cố, thế chấp không trực tiếp bảo đảm cho nghĩa vụ của người được bảo

lãnh mà để đảm bảo cho nghĩa vụ của người bảo lãnh.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng từ thực tiễn xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của tòa án nhân dân tối cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thẩm Các tác giả dẫn lại các quy định của pháp luật, quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự để phân tích thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, chỉ ra một số điểm khác nhau trong quy định của các văn bản tố tụng. 1.3.7.Về thủ tục tái thẩm Tác giả Ngô Anh Dũng, Đào Xuân Tiến phân tích luật thực định về các căn cứ kháng nghị tái thẩm, bao gồm: mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án; kết luận giám định hoặc lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật; Thẩm phán, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật; Bản án hoặc quyết định có hiệu lực mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy. 1.3.8.Về thời hạn kháng nghị tái thẩm Các văn bản tố tụng đều quy định là một năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm phát hiện được những tình tiết là căn cứ tái thẩm; Pháp lệnh có quy định thêm là việc kháng nghị không gây thiệt hại cho đương sự nào thì không giới hạn về thời gian. 1.3.9. Về kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ giải pháp hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu ở phần trên, hầu hết đều có những kiến nghị về sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. 2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của Luận án: Có thể nói, tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước về chế định bảo lãnh là rất sôi động, bằng chứng là có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh thông qua hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân tối cao 3. Những kết quả của các công trình nghiên cứu mà tác giả sẽ kế thừa: 8 Tác giả kế thừa quan điểm, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân, nhưng trong quá trình phát triển nhiều hệ thống đã chấp nhận bảo lãnh đối vật; hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập không phải là hợp đồng phụ của hợp đồng tín dụng. Về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tác giả kế thừa quan điểm cho rằng cần giao lại thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện cho Chánh án TAND cấp tỉnh; cần phải rút ngắn thời hạn kháng nghị và không quy định các trường hợp được kéo dài đến 05 năm; phải thu phí đối với yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm. 4. Những vấn đề mà Luận án tiếp tục nghiên cứu: Cần phải nghiên cứu để làm thế nào bảo lãnh vẫn giữ bản chất đối nhân, đồng thời vẫn có sức hấp dẫn đối với các TCTD; chỉ ra những bất cập trong giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC. Kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC. 5. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu: 5.1. Lý thuyết nghiên cứu của đề tài: - Lý thuyết về hợp đồng nói chung và lý thuyết về hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại các TCTD nói riêng; lý thuyết về bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại các TCTD; Lý thuyết về phòng ngừa rủi ro trong bảo lãnh tín dụng ngân hàng; Lý thuyết về quyền tự định đoạt của các đương sự, về bảo vệ quyền lợi chính đáng của các đương sự trong vụ án; Lý thuyết về Tòa án xét xử đảm bảo công lý, công bằng; Lý thuyết về đảm bảo độc lập xét xử của Tòa án. 5.2.Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu của đề tài Câu hỏi thứ nhất, thực trạng hệ thống pháp luật về bảo lãnh tiền vay tại TCTD đã hoàn chỉnh chưa, những vấn đề gì còn thiếu quy định của pháp luật? Quy định nào không hợp lý? Với giả thuyết, cơ sở lý luận của pháp luật bảo lãnh tiền vay tại các TCTD ở Việt Nam chưa đầy đủ, toàn diện; Các quy định của pháp luật về hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại các TCTD còn bất cập, thiếu sót, tản mạn, chưa có tính hệ thống; Câu hỏi thứ hai, những vấn đề thường xảy ra tranh chấp trong hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD? Nguyên nhân của những tranh chấp này? 9 Giả thuyết, các nội dung thường xảy ra tranh chấp liên quan đến phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh; biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh; thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Nguyên nhân do chưa có đầy đủ các quy định của pháp luật; chưa thỏa thuận rõ trong quá trình giao kết hợp đồng. Câu hỏi thứ ba, thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đã hoàn thiện chưa, còn có điểm gì bất cập? Giả thuyết, pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thẩm, tái thẩm còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là về thời hạn giám đốc thẩm, tái thẩm, về thẩm quyền kháng nghị và về căn cứ để xem xét kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Câu hỏi thứ tư, thực tiễn quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC đã phù hợp chưa, cần khắc phục những hạn chế nào? Giả thuyết, thủ tục tiếp nhận, thụ lý đơn đề nghị còn chưa hợp lý; các bước tiến hành nghiên cứu, báo cáo vụ án chưa thật sự khoa học. 5.3. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu: Hướng tiếp cận nghiên cứu của Luận án này được thực hiện từ các quan điểm của pháp luật Tố tụng dân sự về giám đốc thẩm, tái thẩm và pháp luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp bảo lãnh. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương này, tác giả tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu trên các sách, báo, Tạp chí, Đề tài khoa học cấp Bộ, các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ, Giáo trình, sách tham khảo, các Hội thảo khoa học, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, kết luận sơ bộ sau: Đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, nhưng số lượng công trình nghiên cứu riêng biệt về biện pháp bảo đảm này là chưa nhiều. Chỉ có hai công trình nghiên cứu chuyên sâu là Luận văn Thạc sĩ của chính tác giả và Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Văn Đàm. Những công trình nghiên cứu về giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự đều bám sát các quy định của luật thực định. Quá trình sửa đổi luật thực định, các quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm ít nhiều có thay đổi. Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm tại TANDTC. 10 Chƣơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM 2.1. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng Có thể hiểu bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD là người thứ ba có thể là cá nhân, tổ chức (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với TCTD cho vay tiền (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho cá nhân, tổ chức vay tiền (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến hạn trả nợ bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trả tiền. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Bên bảo lãnh cũng có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay cho bên được bảo lãnh. Đặc điểm của bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: Thứ nhất, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay cho người khác, nếu người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Thứ hai, Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân: Theo cách phân chia của pháp luật thời La Mã cổ đại, hiện nay pháp luật dân sự ở một số quốc gia phân chia quyền tài sản thành hai loại cơ bản: Một là, quyền cho phép chủ thể chi phối trực tiếp đối với vật mà không cần thông qua hành vi của người khác (vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật); hai là quyền yêu cầu chủ thể khác thực hiện một công việc (trái quyền hay còn gọi là quyền đối nhân). Thứ ba, quan hệ bảo lãnh tồn tại dưới dạng hợp đồng: Đại đa số các nhà khoa học và hệ thống luật thực định cơ bản đã thống nhất được luận điểm, bảo lãnh tồn tại dưới dạng hợp đồng. Thứ tư, hợp đồng bảo lãnh có tính độc lập tương đối: Mặc dù đối tượng của hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD chính là nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh không phải là hợp đồng phụ mà độc lập với hợp đồng tín dụng. 11 Các đặc điểm của bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng: Ngoài những đặc điểm chung của biện pháp bảo lãnh như nêu trên, bảo lãnh tiền vay tại TCTD còn có một số đặc điểm riêng biệt sau: - Thứ nhất, bên nhận bảo lãnh luôn là tổ chức tín dụng: trong mối quan hệ làm phát sinh nghĩa vụ (khoản tiền) được bảo đảm, bên cho vay tiền là TCTD, nên TCTD sẽ đồng thời là bên nhận bảo đảm và đối với quan hệ bảo lãnh thì tổ chức này sẽ là bên nhận bảo lãnh. - Thứ hai, nghĩa vụ được bảo lãnh là khoản tiền vay trên cơ sở hợp đồng tín dụng: Nghĩa vụ cần bảo lãnh trong mối quan hệ này là khoản tiền vay của các cá nhân, tổ chức tại TCTD thông qua hợp đồng tín dụng. - Thứ ba, bên bảo lãnh là tổ chức, cá nhân không chuyên trong hoạt động bảo lãnh: Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả không xem xét đối với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Do vậy, bên bảo lãnh là tổ chức, cá nhân không chuyên nghiệp. 2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể khái niệm tranh chấp hợp đồng bảo lãnh như sau, “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD là những mâu thuẫn, bất đồng giữa bên bảo lãnh với TCTD, phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này”. - Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: - Về chủ thể trong quan hệ tranh chấp hợp đồng này: tranh chấp hợp đồng bảo lãnh chỉ là tranh chấp giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh; đối với hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD, điểm đặc biệt là bên nhận bảo lãnh luôn là TCTD (bên cho vay). - Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng phát sinh sau khi phát sinh vụ trả nợ của ngƣời đƣợc bảo lãnh: chỉ khi xảy ra một trong các điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh thì nghĩa vụ bảo lãnh mới phát sinh, khi đó mới xảy ra tranh chấp. - Về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Căn cứ để người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm loại tranh chấp này đều có nguyên nhân từ những sai phạm về nội dung mà không phải là vi phạm tố tụng. 12 - Chƣa có vụ án nào liên quan đến hợp đồng bảo lãnh đƣợc giải quyết theo thủ tục rút gọn: Tính đến hết năm 2019 hệ thống Tòa án chưa thụ lý, giải quyết bất kỳ vụ án tranh chấp nào loại này theo thủ tục rút gọn. 2.2. Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng. “Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD là hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa TCTD nhận bảo lãnh và cá nhân, tổ chức (bảo lãnh) để tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh”. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: - Tùy theo điều kiện chủ thể và mục đích của các bên tham gia hợp đồng bảo lãnh mà tranh chấp này có thể được xác định là quan hệ dân sự hoặc kinh doanh, thương mại. - Chứng cứ trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng được cung cấp đầy đủ, nội dung rõ ràng: Do đặc thù của quan hệ này, bên nhận bảo lãnh luôn là TCTD, nên chứng cứ được chuẩn bị đầy đủ, rõ ràng. - Được giải quyết đồng thời với tranh chấp hợp đồng tín dụng: Hợp đồng bảo lãnh được giải quyết chung trong vụ án yêu cầu thực hiện hợp đồng tín dụng, khi đó bên bảo lãnh tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án. 2.2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung của giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 2.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Từ các góc độ tiếp cận, có nhiều quan điểm khác nhau về giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự nói chung và đối với các tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD nói riêng. Tuy nhiên, để nhận diện đầy đủ bản chất của giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD, cần làm rõ về đặc điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm trong tố tụng dân sự. 13 Đặc điểm của giám đốc thẩm, tái thẩm Đặc điểm thứ nhất, đối tượng của giám đốc thẩm, tái thẩm là những bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật: Các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật đó có thể là: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm của Tòa án nhân dân các cấp; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa án nhân dân cấp cao. Đặc điểm thứ hai, Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm xác định những sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong bản án; đánh giá những căn cứ có chứa đựng tình tiết mới làm thay đổi căn bản nội dung quyết định của Tòa án Những sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực có thể là những sai lầm về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng. Đặc điểm thứ ba, việc xét lại bản án, quyết định phải dựa trên kháng nghị của người có thẩm quyền. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự được tiến hành trên cơ sở có kháng nghị của người có thẩm quyền trong thời hạn pháp luật quy định đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng có sai lầm nghiêm trọng. 2.2.2.2. Nội dung của giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng: - Về quyền đề nghị giám đốc thẩm: (1) Cơ chế thứ nhất là trong hệ thống Tòa án phải tự phát hiện những sai sót để kịp thời giải quyết lại. (2) Cơ chế thứ, ngoài việc tự phát hiện của hệ thống Tòa án, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cũng có quyền phát hiện, kiến nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. - Về các căn cứ giám đốc thẩm, tái thẩm: Căn cứ giám đốc thẩm, tái thẩm là những căn cứ làm cơ sở xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Tùy theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia trong việc có phân chia thành giám đốc thẩm và tái thẩm hay gộp chung trong một thủ tục mà những căn cứ này có khác nhau. - Về thời hạn yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định: Thời hạn yêu cầu xem xét lại bản án quyết định có hiệu lực pháp luật là khoảng thời gian người có quyền yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm có quyền làm đơn yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. - Về thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: 14 Thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm là quyền hạn xem xét, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm về vụ án có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. - Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: Luật tố tụng của Việt Nam đang quy định theo hướng Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có các quyền: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án; Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Những vấn đề đặc thù trong giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm so với các thủ tục khác: - Không cần phải xác minh, thu thập thêm chứng cứ mà có thể đánh giá, quyết định luôn tại Hội đồng xét xử giám đốc thẩm (có thể sửa án, không cần hủy để giải quyết lại). - Do đặc thù của hoạt động kinh doanh tiền của TCTD, các bên sẵn sàng hòa giải để nhanh chóng kết thúc vụ án. - Công tác nghiên cứu, thẩm định hồ sơ của TTV, Lãnh đạo Vụ giám đốc kiểm tra và những người có thẩm quyền tiếp theo không mất nhiều thời gian. - Rất nhiều hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay có liên quan đến tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Khái niệm bảo lãnh cơ bản được thống nhất ở các điểm chính như bản chất của bảo lãnh, hình thức tồn tại. Tuy nhiên, vẫn còn có những điểm khác biệt, như nghĩa vụ bảo lãnh là liên đới theo luật hay ngược lại. Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại TCTD là một dạng tranh chấp đặc biệt và rất quan trọng, thậm chí còn quan trong hơn việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục đặc biệt, nhằm phát hiện sửa chữa những sai sót của bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm trong việc áp dụng pháp luật, cũng như những tình tiết 15 mới được phát hiện mà trong quá trình giải quyết các cơ quan tiến hành tố tụng không thể biết. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM ĐỐI VỚI TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH TIỀN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG TỪ THỰC TIỄN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO 3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam: Bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD đều dựa trên các quy định về bảo lãnh trong các BLDS 1995, 2005, 2015 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006. 3.1.1. Về hình thức của hợp đồng bảo lãnh: Đối với TCTD, cam kết bảo lãnh luôn phải được lập thành văn bản, có thể được lập riêng hoặc lập chung trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh (khoản 1 Điều 10). Các nội dung thường có xảy ra tranh chấp là, hợp đồng không được lập đúng với bản chất của quan hệ bảo đảm (quan hệ bảo đảm là bảo lãnh, nhưng các bên lại lập hợp đồng thế chấp tài sản của người thứ ba); cam kết bảo lãnh không được lập dưới dạng hợp đồng; hợp đồng bảo lãnh có điều khoản thỏa thuận biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh bằng tài sản cụ thể, nhưng hợp đồng này không được công chứng, chứng thực, không đăng ký, đăng ký giao dịch bảo đảm.... 3.1.2. Về phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh: Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thoả thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại. 3.1.2.1. Tranh chấp trong trường hợp phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh xác định về số lượng: Mặc dù trong hợp đồng bảo lãnh các bên thỏa thuận rõ phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh là một số tiền cụ thể, nhưng lại không nói rõ số tiền này là tổng số nghĩa vụ được bảo lãnh hay chỉ là số tiền gốc được bảo lãnh. 3.1.2.2. Đối với các trường hợp phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh không xác định về số lượng: 16 Hết thời hạn giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh, Ngân hàng và bên vay ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời hạn vay thêm 01 năm để nhận thêm số tiền vay, nhưng không được sự đồng ý của người bảo lãnh, nên số tiền phát sinh trong khoảng thời gian của phụ lục hợp đồng không nằm trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh. Dạng tranh chấp khác là mặc dù trong hợp đồng bảo lãnh các bên đã giới hạn thời gian làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng đồng thời có thỏa thuận thêm, “các điều kiện chi tiết về việc vay và cho vay số tiền nêu trên (con số cụ thể) sẽ được ghi cụ thể trong giấy tờ về nghiệp vụ Ngân hàng mà bên vay, bên bảo lãnh và Ngân hàng sẽ ký tại trụ sở Ngân hàng”. 3.1.2.3. Về vấn đề lãi suất: Về lãi chồng lãi: lãi chồng lãi được hiểu là tính lãi trên khoản tiền lãi chưa trả. Trong giai đoạn BLDS 2005 có hiệu lực, rất nhiều Tòa án khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng chấp nhận yêu cầu của TCTD để tính lãi hoặc phạt đối với số tiền lãi trong hạn mà khách hàng chưa trả. Về trách nhiệm phải chia sẻ lãi suất nợ quá hạn do có lỗi trong việc không thực hiện nghĩa vụ phát mại tài sản để thu hồi nợ của Ngân hàng: bên vay yêu cầu TCTD phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đối với tài sản bảo đảm bị hư hỏng, thiệt hại và khoản tiền lãi suất nợ quá hạn do bên nhận bảo lãnh không xử lý tài sản để thu hồi nợ, khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh. 3.1.3. Các vấn đề pháp lý của tài sản thế chấp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh: Có nhiều dạng tranh chấp khác nhau liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng bản chất là người bảo lãnh dùng tài sản chung để thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của mình mà không được sự đồng ý của đồng sở hữu hoặc tài sản bảo đảm không còn thuộc quyền sở hữu của người bảo lãnh; tài sản là nhà và quyền sử dụng đất mà người bảo lãnh được hưởng theo quyết định của bản án đã có hiệu lực pháp luật, chưa đứng tên đối với tài sản đó nhưng lại dùng để thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình, nhưng khi thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh không được sự đồng ý của toàn bộ thành viên trong Hộ gia đình. Tài sản chung của vợ chồng, nhưng chỉ một bên ký hợp đồng thế chấp toàn bộ tài sản bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. 3.1.3.1. Tranh chấp liên quan đến quan hệ vay thêm : Nội dung cơ bản của quan hệ này là người chủ sở hữu tài sản có nhu cầu vay tiền, nên nhờ cá nhân, tổ chức khác vay giúp, đồng thời dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay đó. Người được nhờ vay số tiền lớn hơn so với số tiền người chủ sở hữu tài sản cần vay và giữ lại số tiền chênh lệch. 17 3.1.4. Các tranh chấp khác: - Ngân hàng thẩm định nhầm tài sản để thế chấp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh: tài sản các bên thỏa thuận dùng để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh là khối tài sản A, nhưng khi tiến hành định giá các bên lại định giá nhầm khối tài sản B. - Bảo lãnh cho nghĩa vụ hình thành trong tương lai: - Bảo lãnh có điều kiện: Trong một vụ án cụ thể, bên bảo lãnh thế chấp tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh đối với khoản vay tại Ngân hàng, với điều kiện cho phép người vay vay bổ sung sau khi tất toán khoản vay trước. 3.2. Thực trạng pháp luật về xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm tranh chấp hợp đồng bảo lãnh tiền vay tại tổ chức tín dụng - Về việc phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: Theo số liệu thống kê của Vụ Giám đốc kiểm tra II Tòa án nhân dân tối cao từ 2015-2019, 100% các vụ án tranh chấp hợp đồng bảo lãnh bảo đảm tiền vay tại TCTD bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đều do đương sự có yêu cầu (có thể gửi đơn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức, cá nhân khác). - Các quy định về người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm So với BLTTDS 2004 sửa đổi năm 2011, BTTDS 2015 có một số điểm mới sau: Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh không còn thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định có hiệu lực của TAND cấp huyện; thay vào đó là thẩm quyền thuộc Chánh án TAND cấp cao và Viện trưởng VKSND cấp cao theo lãnh thổ có quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh trong phạm vi lãnh thổ. - Về các căn cứ giám đốc thẩm: Một là, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Hai là, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Ba là, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp 18 của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích của người thứ ba. Về thời hạn yêu cầu xem xét lại bản án, quyết định: Theo số liệu thống kê thể hiện, các vụ án do Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị thường có thời hạn kháng nghị ngắn hơn so với Chánh án TANDTC. Đại đa số các vụ án do Chánh án TANDTC kháng nghị đều có thời hạn trên 02 năm (chiếm 89,4%), và phần nhiều là gần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_giai_quyet_tranh_chap_hop_dong_bao_lanh_tien.pdf
Tài liệu liên quan